ĐGH Benedicto XVI: Vai Trò của Mục Tử Khuyến Khích Giáo Dân Tích Cực Tham Gia Chính Trị và Xã Hội - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
27 tháng 11, 2011

ĐGH Benedicto XVI: Vai Trò của Mục Tử Khuyến Khích Giáo Dân Tích Cực Tham Gia Chính Trị và Xã Hội

TNCG -  ĐGH Biển Đức XVI:“Bí quyết” loan truyền Đức Tin

ĐGH Biển Đức XVI phát biểu trước Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân

Rôma, 25/11/2011 (ZENIT.org) - Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mong muốn các tín hữu thể hiện một Đức Tin cá nhân vững vàng : làm chứng về cuộc gặp gỡ Thiên Chúa của cá nhân mình chính là “bí quyết” để truyền bá Đức Tin.

Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại vào ngày 25/11:2011 vừa qua với những thành viên của Đại Hội lần thứ 25 toàn Hội Đồng Giáo Hoàng về Tín Hữu Giáo Dân. Qua những lời phát biểu của ngài, người ta có thể thấy được có mối liên hệ với Năm Đức Tin sắp tới (2012-2013).


Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa trở lại “vấn đề Thiên Chúa -chủ đề của Đại Hội- không chỉ ở trong xã hội mà cả ở trong Giáo Hội. Ngài đã nhắc đến tình trạng của các tín hữu ở Châu Á, là thiểu số và thường hay bị đương đầu với bách hại. Ngài thông báo là Thánh Bộ sẽ tổ chức trong năm 2012 một Hội Nghị Tín Hữu Giáo Dân Phi Châu dự trù diễn ra tại Cameroun.
Đức Giáo Hoàng giải thích, “Bí quyết” Đức Tin, có nghĩa là, “để gặp gỡ Thiên Chúa thì phải gặp được người đã từng gặp Ngài”.

Và trách nhiệm nặng nề của các tín hữu giáo dân là chuẩn bị điều kiện cho cuộc gặp gỡ này mà những hậu quả xã hội cũng rất quan trọng.

Chính trong bối cảnh này mà ĐGH đã muốn nói đến những tín hữu Á Châu nơi mà “sự truyền giáo mới chỉ đạt tới một thiểu số dân chúng lại đang thường phải sống Đức Tin của mình trong một bối cảnh khó khăn, đôi khi còn bị bách hại nữa”.

“Những người anh em này, ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh, đã làm chứng một cách đáng khâm phục cho sự gắn kết của họ với Đức Kitô, và cho thấy, tại Châu Á, nhờ vào Đúc Tin của họ, những vùng phúc âm hóa rộng lớn đã được mở ra như thế nào cho Giáo Hội của Thiên Kỷ thứ 3 này”
.

Bởi vì “vấn đề Thiên Chúa” có những hậu quả trong đời sống công cộng. Và cuộc khủng hoảng hiện nay đã bị gây ra, trước hết, không phải do những vấn đề kinh tế hay tài chánh, nhưng do sự chối bỏ “tất cả những chuẩn mực hướng thượng”. Đây trước tiên là một cuộc khủng hoảng “định hướng”“giá trị”.

Con người mà chỉ tìm cách sống theo chủ nghĩa “thực chứng”, trong những gì có thể “cân, đo, đong,đếm”, rốt cuộc sẽ bị “chết ngạt”, ĐGH Biển Đức XVI giải thích. Trong bối cảnh đó, vấn đề Thiên Chúa cũng chỉ là một “vấn đề của những vấn đề” : “Nó sẽ dẫn ngược trở lại những vấn đề căn bản về con người ; những khát vọng chân lý, hạnh phúc, tự do nằm ở trung tâm của nó và đang tìm cách thể hiện ra bên ngoài”.

Và đây là nguồn cội của Hy Vọng : “Con người đánh thức trong mình vấn đề Thiên Chúa sẽ mở lòng ra với hy vọng, với một niềm hy vọng khả tín, xứng đáng để ta chấp nhận xông pha trên con đường vất vả hiện tại”.
Nhưng làm sao kích động sự thức dậy này ? “Vấn đề về Thiên Chúa được khơi dậy nhờ sự gặp gỡ với người được ban Ơn Đức Tin, được sống hiệp thông với Chúa. Chúa được nhận biết nhở các nam nữ tín hữu biết rõ về Ngài : con đường dẫn tới Ngài, cụ thể mà nói, phải đi ngang người đã gặp gỡ Ngài. Ở đây, vai trò tín hữu giáo dân của các con rất là quan trọng”
, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng nhấn mạnh “vấn đề Thiên Chúa” trong môi trường giáo sĩ khi ngài phán rằng : “Đôi khi, chúng ta cố gắng để làm sao cho sự hiện diện của giáo dân trong các lãnh vực xã hội, chính trị hay kinh tế được sâu sắc hơn, và có lẽ chúng ta đã không nỗ lực như thế trong việc chú ý đến sự vững vàng về Đức Tin của họ, y như đó là chuyện đương nhiên, một lần là đủ”.

ĐGH cũng nhắc nhở rằng các tín hữu không phải là được miễn nhiễm những “căn bệnh” của thế giới, mà họ cùng chia sẻ những “xáo trộn”, sự “mất định hướng”, và những “khó khăn” của thời đại. Vì vậy ngài chỉ rõ “sự khẩn cấp phải đặt lại vấn đề Thiên Chúa ngay cả trong môi trường giáo sĩ”.

Ngài cảnh báo “Bao nhiêu lần, dù khi người ta tự nhận là người tín hữu, mà thực ra Thiên Chúa không còn là chuẩn mức trung tâm của cách suy nghĩ và hành động, trong những lựa chọn căn bản của cuộc đời ! Đáp án tiên khởi của những thách đố to lớn của thời đại chúng ta nằm ở chỗ con người phải trở lại tự sâu trong đáy lòng mình” .

ASB

Mai Khôi phỏng dịch

Le « secret » de la transmission de la foi
Benoît XVI s'adresse au Conseil pontifical pour les Laïcs

ROME, vendredi 25 novembre 2011 (ZENIT.org) – Benoît XVI souhaite que les baptisés manifestent une foi personnelle solide : le témoignage personnel de la rencontre de Dieu est en effet le « secret » qui permet la transmission de la foi.

Le pape l’a redit ce vendredi matin, 25 novembre, aux participants de la 25e assemblée plénière du Conseil pontifical pour les Laïcs. On perçoit dans les propos du pape un lien avec l’Année de la Foi (2012-2013).
Benoît XVI invite à ramener « la question de Dieu » - thème de l’assemblée - non seulement dans la société mais à l’intérieur même de l’Eglise. Le pape évoque la situation des chrétiens d’Asie, minoritaires, et souvent confrontés à la persécution. Il annonce que le dicastère organise en 2012 un congrès des laïcs pour l’Afrique : il se tiendra au Cameroun.

Le « secret » de la foi, consiste en ceci, indique le pape, que « pour rencontrer Dieu, il faut rencontrer quelqu’un qui l’ait rencontré ».

Et la grande responsabilité des fidèles laïcs, c’est de préparer les conditions de cette rencontre, dont les conséquences sociales aussi sont importantes.
C’est dans ce contexte que le pape avait voulu mentionner les chrétiens d’Asie où « l’annonce chrétienne n’a encore atteint qu’une petite minorité qui vit souvent sa foi dans un contexte difficile, parfois même de vraie persécution ».

« Ces frères, a souligné Benoît XVI, témoignent d’une façon admirable de leur adhésion au Christ, en laissant entrevoir comment, en Asie, grâce à leur foi, de vastes espaces d’évangélisation s’ouvrent pour l’Eglise du IIIe millénaire ».

Car la « question de Dieu » a des conséquences dans la vie publique. Et la crise actuelle est provoquée, en premier, non par des questions économiques et financières, mais le rejet de « toute référence à la transcendance » car c’est d’abord une crise du « sens » et des « valeurs ».

L’homme qui cherche à n’exister que de façon « positiviste », dans ce qui peut "se calculer et se mesurer", finit par être "étouffé", a expliqué Benoît XVI. Dans ce contexte, la question de Dieu est, dans un certain sens, « la question des questions »: "Elle renvoie à des questions de fond sur l’homme, aux aspirations à la vérité, au bonheur, à la liberté placées dans son cœur, et qui cherchent à se réaliser".

Et c’est une source d’espérance : « L’homme qui réveille en lui-même la question de Dieu s’ouvre à l’espérance, à une espérance fiable, pour laquelle cela vaut la peine d’affronter la fatigue de la route présente ».
Mais comment provoquer ce réveil ? « La question sur Dieu est réveillée par la rencontre avec quelqu’un qui a le don de la foi, qui a une relation vitale avec le Seigneur. Dieu est connu grâce à des hommes et des femmes qui le connaissent : la route vers lui passe, de façon concrète, par qui l’a rencontré. Ici, votre rôle de fidèles laïcs est particulièrement important », a insisté le pape.

Mais Benoît XVI a aussi insisté sur « la question de Dieu » en milieu ecclésial en disant : « Parfois, on a travaillé pour que la présence des chrétiens dans le social, dans la politique ou dans l’économie soit plus incisive, et peut-être ne s’est-on pas autant préoccupé de la solidité de leur foi, comme si c’était une donnée acquise une fois pour toutes ».

Le pape a fait observer que les chrétiens ne sont pas indemnes des « maladies » du monde, mais qu’ils partagent les « bouleversements », la « désorientation », les « difficultés » de leur époque. C’est pourquoi il indique « l’urgence de re-proposer la question de Dieu aussi à l’intérieur du tissu ecclésial »,

« Combien de fois, a-t-il fait remarquer, même lorsque l’on se définit comme chrétiens, Dieu n’est plus, de fait, la référence centrale de la façon de penser et d’agir, dans les choix fondamentaux de la vie ! La première réponse aux grands défis de notre temps réside alors dans une profonde conversion de notre cœur ».

ASB
ĐGH Benedicto XVI: Vai Trò của Mục Tử Khuyến Khích Giáo Dân Tích Cực Tham Gia Chính Trị và Xã Hội Reviewed by Admin on 11/27/2011 Rating: 5 TNCG -  ĐGH Biển Đức XVI: “Bí quyết” loan truyền Đức Tin ĐGH Biển Đức XVI phát biểu trước Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân Rôma,...

Không có nhận xét nào: