Tình hình Việt Nam, Trung Quốc sau Luật Biển của Việt Nam - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
16 tháng 8, 2012

Tình hình Việt Nam, Trung Quốc sau Luật Biển của Việt Nam

Nguyễn Nghĩa 650 (Dlb) - Ngày 21/6/2012 đánh dấu 1 mốc quan trọng trong lịch sử bang giao Việt-Trung. Ngày Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển VN. Ngày chấm dứt giai đoạn "hồn bướm mơ tiên" của ĐCS VN. Chấm dứt giai đoạn vùi đầu vào cát, lừa dối mình, lừa dối dân tộc VN về tình hữu nghị TQ-VN, kể từ hội nghị Thành Đô 1990 tới nay.

Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền theo đúng Công ước Luật Biển LHQ năm 1982.

Có 2 điều quan trọng của Luật Biển VN /http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/77381/toan-van-luat-bien-viet-nam.html

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh



Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.



Điều 2. Áp dụng pháp luật


1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này.

2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó."


Luật Biển Việt Nam đã được bắt đầu thảo luận từ năm 1998 và trải qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII.

Chỉ riêng thời gian để 3 nhiệm kỳ Quốc hội VN bàn về nội dung và thông qua Luật Biển VN, đã nói lên sự khó khăn của việc có được đồng thuận trong Quốc hội VN về Luật Biển VN.

Kỳ họp lần này của Quốc hội VN cũng không ngoại lệ. Có thông tin cho biết: Trung Quốc đã gây áp lực khi đưa ra đề nghị để Quốc hội VN hoãn thông qua luật Biển VN đến cuối năm nay, khi Trung Quốc đã họp xong đại hội đảng của họ.

Như vậy Luật Biển VN cũng là 1 đề tài chính trong đấu tranh quyền lực của Trung Quốc. Căn cứ vào vị trí của Tập Cận Bình hôm nay, ta phỏng đoán rằng: Chính Tập Cận Bình cũng chưa muốn đối đầu với vấn đề Biển Đông trước khi chính thức được bầu làm TBT ĐCS TQ.



1. Phản ứng của Trung Quốc sau Luật Biển VN.


Quan sát các phản ứng của TQ đối với VN, ta thấy ngay bản chất phong kiến, nước lớn ăn hiếp nước nhỏ của lãnh đạo ĐCS TQ.

Ngay ngày 21/6/2012, TQ chính thức thông qua tại quốc hội việc thành lập thành phố huyện Tam Sa, thủ phủ hành chính của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN.

Trên thực tế, kể từ khi cưỡng chiếm Hoàng Sa của VN năm 1974, và 9 đảo của VN trên Trường Sa 1988, 1992, TQ đã mặc nhiên coi HS, TS là thuộc chủ quyền của TQ. Họ vẽ đường lưỡi bò 9 đoạn đệ lên LHQ năm 2009. Họ đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá tại Hoàng Sa, Trường Sa. Họ bắt giữ các thuyền đánh cá VN trong các hải phận này... Tuy vậy, những việc này như trong bóng tối, thế giới dường như không để ý đến chuyện tranh chấp của 2 quốc gia cộng sản. Nhà nước cộng sản VN hầu như im lặng. TBT ĐCS VN là lãnh tụ với quan điểm: Biển Đông không có gì mới, Biển Đông rộng mênh mông, nơi có tranh chấp chỉ là phần nhỏ của Biển Đông. TQ là bạn,...

Chính thức thông qua quốc hội TQ thành lập huyện Tam Sa, chính thức bầu hội đồng nhân dân huyện này, sau đó chính thức thành lập bộ tư lệnh cảnh bị của thành phố Tam Sa và đặt quân đồn trú trên đảo Phú Lâm,.. là TQ cố tình đưa sự việc xâm lược biển đảo HS, TS của VN ra công luận thế giới 1 cách công khai.

Đây là hành động của đế quốc phong kiến TQ xâm lược Biển, Đảo của VN, đặt Hoàng Sa, Trường Sa của VN làm quận huyện của TQ.

Đây là sự nối tiếp chính trị của nhà Hán, của Mã Viện đặt Việt Nam thành các huyện Giao Chỉ Nhật Nam, Cửu Chân... Là sự liên tục của chính sách xâm lược Đại Hán trong hàng nghìn năm qua đối với VN, Đông Nam Á...

Hôm nay dùng vị trí của nước lớn về kinh tế, quân sự, lãnh thổ, dân số... TQ đang xâm lược VN một cách công khai. Đây là việc làm phi nghĩa, trái với luật pháp quốc tế văn minh, coi thường luật lệ quốc tế.

TQ còn cho phép tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam .

Từ cuối tháng 7/2012, TQ huy động 23000 thuyền dánh cá tràn xuống Biển Đông.

Về phương diện kinh tế, TQ đang hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ VN, cố tình gây nhập siêu, có lợi cho TQ.

Sau những hành động hùng hổ liên tiếp như đã kể trên đối với VN; Sau phá hoại đoàn kết của Asean, để hội nghị tháng Bảy tại Phnom Penh lần đầu tiên trong lịch sử không đưa ra tuyên bố chung, TQ lại tiếp tục chính sách Trương Nghi nhà Tần, phá hoại hợp tung của Asean bằng chuyến thăm Indonesia, Brunei và Malaysia, từ mùng 9 đến 13/8) của Bộ trưởng ngoại giao TQ Dương Khiết Trì.

Hôm nay, TQ lại khoác áo con cừu yêu hòa bình : "Chúng tôi tin rằng hòa bình, ổn định và phát triển tại Đông Á là mong muốn chung của chúng ta."/ BBC "TQ cam kết duy trì ổn định vùng" ngày 14/8/2012/.

TQ đang dùng ngón bài "chia để trị", dùng thảo luận song phương để nhử lợi riêng đối với từng nước Asea không có tranh chấp hoặc tranh chấp không căng thẳng với TQ tại Biển Đông.

Với các nước như VN, Philippines, họ dùng chính sách thịt đè người, ỉ mạnh hiếp yếu... để dọa nạt.

Tiếp theo sau các dọa nạt sẽ là các hành động ngoại giao, kinh tế, quân sự... mạnh mẽ nhằm bẻ từng chiếc đũa VN, Philippines,...

2. Phản ứng của Hoa Kỳ.

Kể từ 1974, khi Hoa Kỳ dường như ngầm ủng hộ TQ trong việc TQ xâm lược Hoàng Sa của VN, Hoa Kỳ luôn tuyên bố và giữ lập trường: đứng ngoài các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông.

Việc TQ chính thức thành lập thành phố Tam Sa gồm HS, TS vừa cướp được của VN, đã đặt Hoa Kỳ trước 1 tình huống mới : im lặng để đồng lõa với sự xâm lược trắng trợn của TQ đối với các nước nhỏ, hay phản đối hành vi phi nghĩa này.

Im lặng là tạo tiền lệ cho TQ lấn tới, là tạo tiền lệ cho TQ tiếp tục chính sách pháp hạm. ., chính sách “lấy thịt cướp biển đảo” trên Biển Đông.

Hoa Kỳ đã phản ứng mạnh mẽ, trước hành vi xâm lược của TQ đối với VN và Philippines...

Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết S.Res 524 tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với bản tuyên bố DOC về vấn đề Biển Đông giữa các quốc gia thuộc khối ASEAN và Trung Quốc được ký kết năm 2002.

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố: "Mỹ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông và đang theo dõi sát sao tình hình tại khu vực này. Những diễn biến gần đây bao gồm sử dụng lời lẽ căng thẳng, các hành động kinh tế cưỡng bức, và các sự việc xảy ra xung quanh bãi cạn Scarborough, đặc biệt việc Trung Quốc nâng cấp mức quản lý hành chính với “thành phố Tam Sa” và đặt đồn trú quân sự tại đây để quản lý khu vực Biển Đông đang tranh chấp, hành động này đã đi ngược lại với những nỗ lực ngoại giao mang tính hợp tác để giải quyết những bất đồng, đồng thời làm cho căng thẳng trong khu vực Biển Đông ngày càng gia tăng".

Bình luận trước việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông, Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman ngày 28-6 cho rằng đây là tuyên bố vô căn cứ.

Ngày 14/8/2012, BNG Mỹ lại lên tiếng về Biển Đông. Tại cuộc họp báo ở Washington, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ bà Victoria Nuland nói: “Điều chúng tôi lo ngại lúc này là căng thẳng đang gia tăng giữa các nước liên quan, vì thế chúng tôi muốn thấy cam kết cho một thỏa thuận đáp ứng nhu cầu của tất cả.”

Về phía TQ, truyền thông ồn áo kêu gọi Mỹ "im mồm" trong các vấn đề Biển Đông.

Có thể nói, Mỹ đã sẵn sàng đứng về phía Việt Nam, Phlippines... để ngăn chặn bành trướng của TQ tại Biển Đông.

Đây là 1 cục diện rất thuận lợi cho các nước có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.

3. Phản ứng của VN trước hung hăng TQ.

Sau khi Quốc hội VN thông qua luật Biển, tính lá mặt,lá trái của ĐCS VN trong đấu tranh đòi lại HS, TS là rất rõ trước những phản ứng điên cuồng của TQ

Một mặt, CT nước Trương Tấn Sang thăm các đơn vị hải quân và động viên tinh thần chiến đấu, bảo vệ biên giới, hải đảo VN.

Từ 26-30/7/2012, ông Trương Tấn Sang thăm Nga.

Kết quả cụ thể là khoản tín dụng 10 tỷ đô la với lãi suất nhẹ cấp cho Việt Nam, để sử dụng cho đề án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận mà hai lò phản ứng đầu tiên được Việt Nam giao cho Nga xây dựng. Bên cạnh đó, các hợp tác trong lãnh vực dầu khí cũng được quan tâm. Vấn đề vũ khí được đề cập đến.

Đây là những phản ứng tích cực.

Bên cạnh đó, ngày 28/7/2012, tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội TQ. Chủ trì buổi lễ là Đại tướng Phùng Quang Thanh, BT BQP VN và Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội đồng thời là ủy viên trung Đảng.

“Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam,” Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại buổi họp mặt cũng có sự tham dự của đại biện lâm thời Trung Quốc Khương Tái Đông và tùy viên quân sự của nước này.

Thay mặt quân đội Việt Nam, ông Thanh gửi tới Quân ủy Trung ương và toàn bộ Giải phóng quân Trung Quốc ‘lời chúc mừng tốt đẹp nhất’ nhân ngày thành lập.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ ‘các thế lực thù địch’ là thách thức chung của Đảng, chính quyền và quân đội hai nước Trung – Việt.

Theo ông thì các thế lực này ‘vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động diễn biến hòa bình; lợi dụng các hoạt động dân chủ, nhân quyền, tôn giáo nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt – Trung’.

Do đó, ông kêu gọi quân đội hai nước ‘tăng cường tình đoàn kết, hợp tác chặt chẽ và bảo vệ thành quả cách mạng của mỗi nước’.

Về phần quân đội Việt Nam, ông khẳng định ‘đặc biệt coi trọng’ quan hệ với Giải phóng quân Trung Quốc – coi đây là ‘chủ trương nhất quán’ và là ‘ưu tiên hàng đầu’.

Đây chính là quị lụy với giặc xâm lược và ra sức phản bác, qui tội nhũng người yêu nước chân chính.

Đây chính là vết xe đổ mất nước của Nhà Nguyễn, đàn áp nhân dân yêu nước khi Pháp manh nha xâm lược, trái với truyền thống Diên Hồng trước ngoại xâm TQ của VN.

Nếu những ai quan tâm đến thế giới động vật trên kênh National Geographic thì hẳn biết: đây là động tác vẫy đuôi thần phục của 1 con chó yếu đuối trong đàn chó trước con cho đầu đàn hung dữ.

Đây không phải những gì người dân VN muốn thấy ở chính phủ của mình, ở quân đội của mình.

Trước sự kiện trọng đại: lãnh hải, lãnh thổ VN bị TQ xâm lược, đặt làm quận huyện, ĐCS VN không có 1 phản ứng chính thức nào trừ phản ứng chiếu lệ của Người phát ngôn BNG VN.

Cả BCT ĐCS VN rủ nhau đi họp phê và tự phê.

Phê và tự phê của ĐCS VN là 1 việc làm vô bổ, không nảy sinh bất cứ 1 lợi ích gì cho dân tộc VN.

ĐCS VN vẫn sử dụng phê và tự phê để hòng làm trong sạch đảng trong suốt những năm qua.

Kết quả là ta có 1 chính đảng, 1 nhà nước tham nhũng bậc nhất thế giới, hèn kém nhất lịch sử VN trước TQ, không bảo vệ nổi tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ, lãnh hải VN trước TQ.

Một nhà nước bất lực trước các hành động bao vây VN của TQ qua Lào, Cămpuchia, Thái Lan... Một chính phủ bất lực trước các thiên la địa võng mà TQ dăng trên chính nước mình: trên Tây Nguyên, trên các cánh rừng biên giới, tại các công trình kinh tế do TQ thắng thầu...

Đem 1 việc làm vô bổ đối trọi với sự xâm lược thật, đảng CS VN có ý định gì?

Đây chính là cố tình đánh lạc hướng dư luận sang đề tài chính trị khác. Đây chính là sự tri ân, giúp TQ được yên ổn, của ĐCS VN đối với TQ, trong khi BCT ĐCS TQ đang họp kín, quan trọng về nhân sự tại Bắc Đới Hà.

Giả sử VN phản ứng gắt gao, kêu gọi thế giới ủng hộ VN, lên án các hành động phi nghĩa của TQ, đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông thành vấn đề quốc tế: Nước lớn bất chấp luật lệ văn minh hiện nay là đàm phám, đơn phương thành lập quận huyện trên biển đảo của nước nhỏ hơn.

Khi đó, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được truyền tải, với sự ủng hộ đáng có cho VN.

Đây là vấn đề có tính toàn cầu, có tính thời sự.

Những tín hiệu tích cực từ phía Hoa Kỳ cho 1 tiên đoán rằng: chính trị VN nếu đi theo hướng này sẽ cho những thắng lợi cần thiết trước xâm lựơc của TQ.

Nhưng đáng tiếc là ĐCS VN đã chọn hướng khác : hướng khấu đầu thần phục trước những hung hăng của TQ để đảm bảo sự độc quyền lãnh đạo của mình.

Họ đàn áp tiếng nói của nhân dân bằng việc bắt bớ các Bloggers có tiếng nói dân chủ, bằng việc đàn áp các cuộc biểu tình yêu nước như cuộc biểu tình 5/8/2012 tại Hà Nội, Sài Gòn..., bằng kỷ niệm, tri ân TQ trên truyền hình, truyền thông trung ương...

Để duy trì quyền lợi của một nhóm quí tộc phong kiến cộng sản, ĐCS VN đang đi vào vết xe đổ mất nước của triều Nguyễn.

Đây là thời điểm trọng đại sống còn của dân tộc Việt Nam.

Huy động lực lượng toàn dân bảo vệ tổ quốc lúc này là bài học của Nhà Nguyễn để lại khi Thực dân Pháp mới bắt đầu xâm lược VN, với vài nghìn quân lính và vài ba chiếc pháo hạm.

Khi quân xâm lược còn yếu thế, lực lượng còn mỏng manh, thậm chí chúng chưa biết được thua ra sao, mà VN không quyết tâm phản ứng mạnh, thì sau này, khi chúng dã có nanh vuốt, khi chúng đã có việt gian làm tay sai, chiếu Cần Vương không có hiệu quả nữa, dù rằng nhân dân VN vẫn không tiếc sinh mạng cho độc lập của tổ quốc.

ĐCS VN đã chứng tỏ không còn khả năng lãnh đạo dân tộc VN trước hiểm họa xâm lăng TQ.

Tiếp theo, chúng ta sẽ khai thác thêm 1 khía cạnh khác của sự "bất phản đối", sự im lặng khó hiểu của lãnh đạo VN trước phản ứng điên cuồng mà ta thấy từ phía TQ.

Chúng ta muốn nhắc đến hội nghị Bắc Đới Hà/ 3-13/8/2012/.

3.1 Bắc Đới Hà

Cuộc họp kín tại Bắc Đới Hà được cho là nơi diễn ra những thương lượng cuối cùng cho cuộc chuyển giao quyền hành tại Trung Quốc.

Thời điểm chuyển giao quyền lực chính là thời điểm lột xác của con rắn quyền lực TQ.

Lúc này những đấu tranh phe phái, những vấn đề nổi cộm sẽ bầy ra, nổi lên. Đây là lúc lãnh đạo cũ đang mất dần quyền lực, lãnh đạo mới chưa chính thức nắm quyền lực. Lúc này TQ rất cần 1 sự yên tĩnh cần có để giải quyết nhũng nội vụ quan trọng của họ.

Danh sách nhân sự BCT ĐCS TQ , danh sách thường vụ BCT, chức vụ TBT của Tập Cận Bình... sẽ được khẳng định tại đây. Cách xử lý với Bạc Hy Lai sẽ được giải quyết tại đây...

3.2 Sự im lặng mờ ám của ĐCS VN trong thời gian vừa qua là 1 ủng hộ với ĐCS TQ

Phản ứng bành trướng xâm lược điên cuồng của TQ sau khi Quốc hội VN thông qua luật Biển là chính sách của tập đoàn lãnh đạo TQ đứng đầu là Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình.

Việc BCT ĐCS VN khấu đầu thần phục, việc quân đội VN tri ân TQ, việc CT Hà Nội, truyền thông VN lên án các biểu tình chống TQ của nhân dân VN... là những hành động nhằm đảm bảo sự ủng hộ của ĐCS VN đối với chính sách của Tập Cận Bình, lãnh đạo tương lai của TQ.

Đây chính là đảm bảo của VN cho sự yên ổn của Bắc Đới Hà, cho việc chuyển giao quyền lực tại TQ được tiến hành xuôn xẻ.

Đây là chính sách tập hợp lực lượng của những kẻ rắp tâm bán nước VN.

Đây là sự phản bội dân tộc VN của ĐCS VN.

3.3 Nhân dân và trí thức VN có tiếng nói bảo vệ tổ quốc mạnh mẽ.

Nếu như ĐCS VN cố tình bám lấy độc đảng, bám lấy TQ để bảo vệ quyền lợi kinh tế của 1 nhóm chóp bu cộng sản, của 1 tầng lớp quí tộc cộng sản phong kiến, thì nhân dân VN đã hiểu quá rõ bộ mặt xâm lược của TQ, đã biết làm thế nào để chống lại dã tâm xâm lược của TQ.

Các Bloggers đã lên tiếng với những lời hịch sục sôi:

"Trước họa nước, bao hiểm địa cũng thành Vạn kiếp, Chi Lăng,
Trước nạn dân, mọi trường giang đều hóa Bạch Đằng, Như Nguyệt!...

... Sức mạnh ta là Hội Nghị Diên Hồng,
Khí thế ta là cánh tay sát thát!"

Kha Tiệm Ly

Các trí thức VN đã tập trung trong các cảnh báo như "Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990"/Nguyễn Trung/. 71 trí thức hàng đầu của văn hóa VN đã lên tiếng về hiểm họa TQ...

Vận mệnh VN sẽ xoay sang chiều nào: thần phục TQ mọi giá, hay hiên ngang gìn giữ biển đảo VN?

Câu trả lời nằm ở mỗi người VN ta.

Tại sao trong những năm 90, các ĐCS Đông Âu tan rã?

Đó là do sự tồi tệ, sự phá sản lý thuyết Mác LêNin, của kinh tế XHCN mà nhân dân các nước Đông Âu đã gây áp lực lên các ĐCS của họ.

Hôm nay, trước sự tồi tệ của kinh tế VN, trước sự tồi tệ của tham nhũng cộng sản, cộng thêm hiểm họa xâm lăng TQ, nhân dân VN có đồng loạt gây áp lực lên ĐCSVN không?

4. Kết luận.

Hội nghị Bắc Đới Hà vừa họp xong, TQ đã đã tiếp tục ngay chính sách đánh phá Asean "chia để trị" bằng cuộc thăm 3 nước Indonesia, Malaysia và Bruney của BT Dương Khiết Trì.

Bành trướng không khoan nhượng toàn bộ Biển Đông là quốc sách của TQ hiện nay và tương lai.

Hôm nay đã rõ ràng: cuộc tiểu chiến chiếm Hoàng Sa của VN năm 1974 do chính Mao thông qua và chỉ định Đặng Tiểu Bình chỉ huy trận đánh.

Kẻ thù đã quyết tâm rất cao để cướp Biển Đảo của VN.

Bành trướng Biển Đông tiếp tục là quốc sách của tập đoàn Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình.

Làm thất bại chính sách này là nhu cầu của tồn tại hay không tồn tại của VN.

Không có con đường thứ 3.

Cuộc đấu tranh sinh tồn của dân tộc VN đang được quyết định trong khoảnh khắc này.

Dựa vào sức mạnh Diên Hồng của toàn dân, lịch sử VN đã cho bài học trước xâm lược TQ.

Hòa nhập với cộng đồng thế giới, phát triển xã hội văn minh, dân chủ, thịnh vượng là bài học của mất nước, của thất bại Nhà Nguyễn.

Đồng minh chiến lược với các nước dân chủ, với Hoa Kỳ là đảm bảo duy nhất cho sự bất khả xâm phạm của VN, cho sự chiến thắng cần thiết nếu TQ dám liều lĩnh xâm lăng.

Không phải "chỉnh đảng" sẽ cứu vãn được uy tín của ĐCS VN.

Lý thuyết cộng sản đã bị bác bỏ trên phạm vi toàn thế giới.

Với độc quyền lãnh đạo của ĐCS VN, tham nhũng sẽ vĩnh viễn là bạn đồng hành của họ. Cùng với lợi ích kinh tế của tầng lớp quí tộc phong kiến cộng sản, là sự đầu hàng nhục nhã của ĐCS VN trước TQ.

Trong tình hình ĐCS VN vẫn độc chiếm quyền lực, phương án chuyển 3 bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Nội vụ vào quyền hạn của CT nước là 1 phương án có ưu điểm. Nó giảm bớt quyền hành vô hạn hiện nay của Thủ tướng, hạn chế tham nhũng của Thủ tướng, giúp VN phản ứng linh hoạt, có kết quả hơn trước những hung hăng bành trướng của TQ.

Thực ra hóa giải việc tràn 23 ngàn thuyền cá TQ trên Biển Đông là không khó.

Nếu những thuyền này chỉ đánh cá trên hải phận quốc tế thì đó là quyền của họ.

Nếu họ tràn vào hải phận VN thì chỉ cần thông báo bắn đạn thật, tập trận giả... là xua hết những thuyền đánh cá trá hình này.


Tình hình Việt Nam, Trung Quốc sau Luật Biển của Việt Nam Reviewed by Admin on 8/16/2012 Rating: 5 Nguyễn Nghĩa 650 (Dlb) - Ngày 21/6/2012 đánh dấu 1 mốc quan trọng trong lịch sử bang giao Việt-Trung. Ngày Quốc hội Việt Nam thông qua L...

Không có nhận xét nào: