Bài giáo lý ngày thứ tư (8A 34): Năm đức tin - phần giới thiệu - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
20 tháng 10, 2012

Bài giáo lý ngày thứ tư (8A 34): Năm đức tin - phần giới thiệu

Nguyễn Học Tập (TNCG) phỏng dich - BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ (8A 34) 

Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 17.10.2012. 

NĂM ĐỨC TIN - PHẦN GIỚI THIỆU. 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI 

Anh Chị Em thân mến, 

hôm nay tôi xin được giới thiệu một chu kỳ mới về các bài giáo lý, sẽ được khai triển suốt Năm Đức Tin vừa mới bắt đầu và gián đoạn - trong thời gian nầy - chu kỳ dành cho học đường dạy cầu nguyện. 

Với Tông Thư Porta Fidei tôi đã dành năm nay là Năm Đặc Biệt , chính vì để Giáo Hội nhiệt tình canh tân đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhứt của thế giới, để Giáo Hội hồi sinh lại niềm vui cuộc hành trình đã được chỉ dẫn cho chúng ta, và nhân chứng một cách thiết thực sức mạnh chuyển đổi của đức tin. 

1 - Lễ kỷ niệm năm mươi năm ngày khai mạc Công Đồng Vaticanô II là cơ hội quan trọng 

- để trở về với Chúa, để đào sâu và sống đức tin của mình với lòng can đảm hơn, 

- để tăng cường trạng thái mình là thành phần thuộc về Giáo Hội, "Vị Thầy của nhân loại", mà bằng 

* công bố Lời Chúa, 

*cử hành các Bí Tích 

* và các công tác bác ái, 

Giáo Hội dẫn dắt chúng ta gặp được và biết được Chúa Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật. 

Đây không phải là một cuộc gặp gỡ bằng tư tưởng hay với với một đồ án của cuộc sống, nhưng là gặp gỡ với một Ngôi Thiên Chúa sống, Đấng thay đổi sâu đậm chính chúng ta, bằng cách mạc khải căn tính đích thực con cái Thiên Chúa của chúng ta. 

Gặp gỡ với Chúa Kitô , chúng ta đổi mới các quan hệ con ngưòi của chúng ta, bằng cách định hướng, ngày qua ngày, càng liên đới hỗ tương hơn và huynh đệ hơn, trong tính cách hợp lý của tình yêu thương. 

Có đức tin vào Chúa 

- không phải là một cách gì đó mà chỉ ảnh hưởng đến lý trí của chúng ta, 

- nhưng là một sự thay đổi có liên quan đến cuộc sống, đến tất cả con ngưòi chúng ta: tình cảm, con tim, trí khôn ngoan, ý chí, cơ thể, cảm xúc, các mối quan hệ. 

Thực sự, đức tin, chúng ta thay đổi tất cả trong chúng ta và cho chúng ta, và tiết độ rõ ràng số phận tương lai của chúng ta, sự thật về ơn gọi của chúng ta trong lịch sử, ý nghĩa của cuộc sống, niềm thú vị là người hành hương hướng về Cha trên trời. 

Nhưng chúng ta tự hỏi, thực sự đức tin là sức mạnh chuyển đổi trong cuộc sống chúng ta, trong cuộc sống của tôi ? 

Hay đức tin chỉ là một trong các yếu tố trong cuộc sống, chớ không phải là yếu tố quyêt định có liên quan đến toàn thể cuộc sống? 

Với các bài giáo lý của Năm Đức Tin này, chúng ta muốn được thực hiện một cuộc hành trình để tăng cường hay tìm gặp lại được niềm vui của đức tin, bằng cách hiểu biết rằng 

- đức tin không phải là một cái gì đó xa lạ, cách biệt với đời sống thực tế, 

- nhưng mà chính là linh hồn của cuộc sống, 

Đức tin vào một Thiên Chúa là tình yêu, và Người đã làm cho mình gần gũi với con người bằng cách nhập thể mình và bằng cách hiến tặng chính mình trên thập giá 

- để giải thoát chúng và mở lại cửa Trời cho chúng ta, 

- chỉ cho biết một cách sáng tỏ rằng sự trọn hảo của con người chỉ được thể hiện trong tình yêu. 

Ngày nay, điều đó cần phải được lập lại một cách rõ ràng, trong khi các cuộc thay đổi văn hoá đang xảy ra thường cho thấy bao nhiều hình thức man rợ, đang xảy ra dưới dấu hiệu của "các cuộc chinh phục của nền văn minh" . 

Đức tin khẳng định rằng 

- không có nhân loại đích thực trong đó con người không được thúc đẩy bằng động tác, trong thời gian và trong các cách thức, trong đó con người được thúc đẩy bởi tình yêu thoát xuất từ Thiên Chúa, 

- được thể hiện như một món quà, hiện thực trong mối quan hệ đầy yêu thương, cảm thông, chú tâm và phục vụ vị tha đối với người khác. 

Ở đâu có thống trị, chiếm hữu, biến người khác thành vật dịch vụ cho ích kỷ của chính mình, ở đâu có lòng kiêu ngạo của bản ngã đóng kín vào chính mình, con người trở thành cạn kiệt, suy thoái, biến dạng. 

Đức tin Kitô giáo, hoạt động trong bác ái và mạnh mẽ trong hy vọng, không hạn hẹp, mà nhân loại hoá cuộc sống, hay đúng hơn làm cho cuộc sống hoàn hảo nhân bản hóa. 

Đức tin là đón nhận sứ điệp chuyển đổi nầy trong cuộc sống chúng ta, đón nhận mạc khải của Thiên Chúa, Đấng 

- làm cho chúng ta biết Người là ai, 

- Người tác động như thế nào, 

- Người có những đồ án nào dành cho chúng ta. 

Dĩ nhiên, mầu nhiệm Thiên Chúa vẫn luôn luôn vượt lên trên khái niệm của chúng ta và lý trí của chúng ta, các nghi lễ và lời cầu nguyẹn của chúng ta. 

Tuy nhiên, bằng mạc khải, Thiên Chúa thông ban chính Người cho chúng ta, hàn huyên với chúng ta, làm cho chúng ta có thể biết được Người. 

Và chúng ta được làm cho có khả năng lắng nghe được Lời Người và lãnh nhận được chân lý của Người. 

Đó là điều kỳ diệu của đức tin: Thiên Chúa, trong tình yêu của Người, dựng nên nơi chúng ta - qua động tác của Chúa Thánh Thần - các điều kiện thích ứng, để chúng ta có thể biết được Lời của Người. 

Chính Thiên Chúa trong thánh ý Người tỏ hiện mình, để có được liên lạc với chúng ta, làm cho mình hiện diện trong lịch sử chúng ta, làm cho chúng ta có khả năng lắng nghe được Người và đón nhận được Người. Thánh Phaolồ diễn tả ra điều đó với niềm vui và lòng biết ơn như sau: 

- "Về phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tạ ơn Chúa, vì khi chúng tôi nói cho anh em Lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như Lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu" (1 Ts 2, 13). 

2 - Thiên Chúa đã tỏ mình ra bằng lời nói và bằng động tác trong suốt một dòng lịch sử lâu dài của tình bạn bè đối với con người, đến thượng đỉnh trong cuộc Nhập Thể của Con Thiên Chúa và trong Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Người. 

Thiên Chúa đã 

- không chỉ tỏ mình ra trong lịch sử của một dân tộc, không những chỉ nói qua các Tiên Tri, 

- mà còn đã vượt qua các từng Trời của Người để hội nhập như là một con người vào đất đai của con người, để chúng ta có thể gặp được Người và lắng nghe được Người. 

Và từ Giêrusalem Phúc Âm cứu rổi được loan báo lan rộng đến tận cùng trái đất. 

Giáo Hội được sinh ra từ cạnh sườn Chúa Kitô, đã trở thành chủ thể mang niềm hy vọng vững chắc mới : Chúa Giêsu Nazareth, chịu đóng đinh và phục sinh, là Đấng Cứu Độ thế giới, Đấng đang ngự bên phải Chúa Cha và là Vị Thẩm Phán kẻ sống và kẻ chết. Đây là kerigma, lời loan báo tâm điểm và đột phá của đức tin. 

Nhưng ngay từ lúc đầu, có vấn đề được đặt ra về " lề luật của đức tin ", hay đúng hơn là lòng trung thành của các tín hữu đối với chân lý Phúc Âm, trong đó vẫn vững chắc đối với chân lý cứu độ của Chúa và chân lý về con người cần phải được gìn giữ và loan báo. Thánh Phaolồ viết: 

- "Nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi đã loan báo, bằng không thì anh em có tin cũng vô ích" (1 Cor 15, 2). 

Nhưng ở đâu chúng ta tìm ra được công thức thiết yếu của đức tin? 

Ở đâu chúng ta tìm thấy được các chân lý mà chúng ta được trung thực truyền đạt đến và là ánh sáng cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta? 

Câu trả lời rất đơn giản: trong Kinh Tin Kính, trong Tuyên Xưng Đức Tin hay trong Biểu Tượng của đức tin. 

Chúng ta liên kết lại với biến cố ban đầu Con Người và Lịch Sử Chúa Kitô Nazareth , làm cho thể hiện thiết thực điều mà Vị Tông Đồ dân ngoại đã nói với các Kitô hữu thành Corinto: 

- "Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Thánh Kinh, rồi Người đã được mai táng và ngày thú ba đã trỗi dậy" (1 Cor 15, 3). 

Ngày hôm nay cũng vậy, chúng ta cần Kinh Tin Kính phải được biết rõ hơn, hiểu rõ hơn và cầu nguyện nhiều hơn. 

Điều quan trọng nhứt là Kinh Tin Kính, có thể nói như vậy, "được nhìn nhận". 

Biết, trên thực tế, có thể chỉ là một động tác trí thức, trong khi "nhìn nhận" (hay nhận biết) có nghĩa là 

- cần phải khám phá ra mối liên hệ sâu đậm giữa các chân lý mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính và trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, 

- để cho các chân lý đó thực sự và có hiệu quả - như lúc nào các chân lý đó vẫn là -, ánh sáng cho các bước đi trong cuộc sống chúng ta, nước tưới lên những cuộc nóng thiêu đốt trên bước đường của chúng ta, sự sống vượt thắng những sa mạc trong cuộc sống hiện đại. 

Kinh Tin Kính phải được tháp ghép vào đời sống luân lý của người tín hữu Chúa Kitô,bởi lẽ trong đó người tín hữu gặp được nền tảng và lý chứng của cuộc sống luân lý đó. 

3 - Không phải ngẩu nhiên mà Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã muốn cho Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, chuẩn định vững chắc lời huấn dạy đức tin và nguồn mạch vững chắc để dạy giáo lý, lại đưọc đặt nền tảng trên Kinh Tin Kính. 

Đó chính là điều xác nhận và bảo vệ cốt lõi của chân lý đức tin , làm cho chân lý đó trở thành ngôn từ dễ hiểu hơn cho con người trong thời đại chúng ta. 

Giáo Hội có nhiệm vụ truyền bá đức tin , truyền bá Tin Mừng, để cho chân lý Kitô giáo là ánh sáng trong các văn hoá mới, và các Kitô hữu có khả năng là làm cho niềm hy vọng mà mình mang nơi mình có lý chứng (1 Pt 3, 14). 

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội thay đổi sâu xa, ngay cả so với những năm gần đây, và đang tiếp tục chuyển động. 

Các tiến trình thế tục hoá và tâm lý phồ biên chủ thuyết hư vô, trong đó mọi việc điều được tương đối hóa, có một tác động quan trọng với tâm lý chung. Bởi đó cuộc sống thường được sống một cách nhẹ dạ, không có lý tưởng rõ ràng và hy vọng vững chắc, mối liên hệ lỏng lẻo, tạm thời trong các mối liên hệ xã hội và gia đình. 

Nhứt là các thế hệ trẻ không được giáo dục để tìm kiếm chân lý và ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống, vượt lên trên sự ổn định tình cảm, tin tưởng. 

Trái lại, thái độ đó dẫn đến không có điểm cố định, nghi ngờ và sống theo ước muốn phá vở đi các mối liên hệ nhân loại, trong khi đó thì đời sống được sống trong các kinh nghiệm chóng qua, và vô trách nhiệm. 

Nếư cá nhân chủ nghĩa và tương đối chủ nghĩa dường như đang chiếm đoạt tâm hồn của nhiều người đương thời, không ai có thể nói rằng các tín hữu được hoàn toàn miễn nhiễm khởi các nguy cơ nầy. Đó là những vấn đề chúng ta đang đương đầu trong vệc truyền bá đức tin. 

Các cuộc điều tra được đưa ra trên tất cả các lục địa, để cử hành phiên nhóm họp Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hoá đã làm nổi bậc một vài điều: 

- một đức tin sống một cách thụ động và riêng tư, 

- việc khưóc từ đức tin được giáo dục, 

- việc gãy đổ giữa cuộc sống và đức tin. 

Người tín hữu Chúa Kitô, thường khi, không biết cả nhân cội đức tin công giáo của chính mình, Kinh Tin Kính, như vậy anh em đó để chỗ trống cho hỗn tạp chủ nghĩa và tương đối tôn giáo chủ nghĩa, không có hiểu biết rõ ràng về những chân lý phải tin và về sự độc đáo cứu độ của Kitô giáo. 

Như vậy chúng ta không còn xa cách bao nhiêu khỏi mối nguy hiểm cho việc thành lập một tôn giáo "tự biến chế lấy" (fai da te, do - it-yourseft). 

Trong khi đó, trái lại, chúng ta nên trở về với Chúa, với Chúa của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải khám phá ra lại sứ điệp của Phúc Âm, đưa sứ điệp đó vào trong tâm trí của chúng ta và trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. 

Trong những bài giáo lý Năm Đức Tin nầy, tôi muốn được đem đến một trợ lực để thực hiện cuộc hành trình nầy, để lấy lại và tìm hiểu sâu đậm hơn các chân lý trung tâm điểm của đức tin về Chúa, về con người, về Giáo Hội, về tất cả các thực tại và vũ trụ, bằng cách suy niệm và suy nghĩ về những xác quyết của Kinh Tin Kính. 

Và tôi ao ước các nội dung hoặc các chân lý nầy của đức tin (fides quae) trở nên sáng tỏ, sẽ được trực tiếp nối kết với cách sống của chúng ta; các điều đó đòi buộc một cuộc sám hối của đời sống, làm phát sinh ra một phương thức mới tin vào Thiên Chúa (fides qua). 

Biết được Chúa, gặp được Người, hiểu biết sâu đâm khám phá ra các tính năng của khuôn diện Người có liên hệ với đời sống chúng ta, bởi vì Người đi vào các động năng sâu thẩm của con người. 

Ước gì đi ngang qua cuộc hành trình mà chúng ta sẽ thực hiện trong năm nay sẽ làm cho tất cả chúng ta được lớn lên trong đức tin và trong tình yêu Chúa Kitô, bởi vì chúng ta có thể học được cách sống, trong các việc lựa chọn và hoạt động hằng ngày, của đời sống tốt lành và tươi đẹp của Phúc Âm, 

Cám ơn Anh Chị Em. 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập (TNCG). 

(Thông tấn www.vatican.va, 17.10.2012).
Bài giáo lý ngày thứ tư (8A 34): Năm đức tin - phần giới thiệu Reviewed by Admin on 10/20/2012 Rating: 5 Nguyễn Học Tập (TNCG) phỏng dich - BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ (8A 34)  Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 17.10.2012.  ...

Không có nhận xét nào: