“Kẻ độc tài nghi ngờ tất cả - kể cả các tôn giáo vì sợ quyền lực độc tôn của chúng bị lung lay”
Nhà nước cộng sản có một chính sách tôn giáo hẳn hoi, vì họ luôn dè chừng và lo sợ các tôn giáo phản đối sự vi phạm nhân quyền của nhà nước. Đây thực chất là một quá trình xóa bỏ tính độc lập và đích thực của tôn giáo, đặt họ vào vòng kiềm toả và sai khiến của nhà cầm quyền. Hay nói cách khác là bắt Chúa Jesu và Đức phật…phải ở dưới Các Mác và phải phục tùng học thuyết của vị này. Thay thế các giám mục của giáo hội, sư trụ trì bằng người của nhà nước, các vị này vì thế mà nói theo những gì mà nhà nước sai khiến thay vì rao giảng đạo pháp của tôn giáo mình.
Chính quyền thực thi một chính sách tôn giáo cực kỳ phản động và độc ác trong suốt thời kỳ từ các năm 1954 – 1975 tại miền bắc, đặc biệt là với đạo Thiên chúa. Trong thời gian này họ bắt giam hoặc đưa đi đày những giáo sĩ vốn trung thành với nhà thờ chính thống, không chịu tin theo học thuyết cộng sản. Vô số các giáo sĩ đã chết trong lao tù, mà tiêu biểu trong số đó là nhà tù cổng trời khét tiếng.
Uỷ ban tôn giáo
Tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều có một cái gọi là “Uỷ ban tôn giáo” để thực thi chính sách kiềm toả tôn giáo ở khu vực và địa phương mình. Các uỷ ban tôn giáo này tiến hành các hoạt động chia rẽ Lương (là những người không có đạo) Giáo (Những người theo đạo công giáo), chia rẽ nội bộ cộng đồng những người theo đạo. Tham mưu cho chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp và kịp thời trong việc kiềm toả sự ảnh hưởng của nhà thờ trong dân chúng. Họ lôi kéo các giáo sĩ đứng về phía mình, gây chia rẽ và hoang mang cho cộng đồng người Thiên Chúa Giáo.
Về mặt hình thức thì hiến pháp của nhà nước có ghi: “Tất cả các công dân đều có quyền theo hay không theo một tôn giáo nào”. Mới nghe qua thì chúng ta lầm tưởng là tự do tôn giáo có ở Việt nam, quyền tự do hành đạo được thực thi. Nhưng sự thực thì ngược lại, các tôn giáo bị kiểm soát và cản trở. Nếu không thì tồn tại cái “uỷ ban tôn giáo” để làm gì, thưa quý vị?! Đạo phật cũng không ngoài tình trạng đó, cũng phải được đặt trong sự kiềm toả của chính quyền. Đã xuất hiện một tầng lớp nhà sư mới có thể ăn thịt chó thoải mái hay phóng xe máy ở tốc độ cao trong khi mặt đỏ phừng vì bia rượu. Giờ đây các nhà sư không nói đến giáo lý nhà phật nữa, mà nói tương tự những điều các quan chức chính quyền thường nói để tuyên truyền cho nhà nước mỗi khi lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Công an tôn giáo
Chính quyền có hẳn một lực lượng công an tôn giáo trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước độc tài toàn trị của mình. Lực lượng này được đào tạo để đối phó với các hoạt động tôn giáo, theo dõi và giám sát các cơ sở tôn giáo không phải là quốc doanh. Những kẻ đồ tể này chuyên bắt bớ và hành hung các tín đồ phật tử, giáo dân theo lệnh của chính quyền. Luôn bị chính quyền theo dõi và giám sát, các xứ đạo luôn cảm thấy tín ngưỡng thiêng liêng của mình bị cấm cản và xúc phạm nên thường xuyên xảy ra những cuộc phản đối nhà nước. Và mỗi khi các giáo dân lên tiếng phản đối những bất công của chính quyền đối với tự do tín ngưỡng và người dân thì lực lượng công an tôn giáo này góp phần đắc lực trong việc theo dõi bắt bớ và đàn áp họ.
Kiềm toả, đàn áp và bắt bớ
Chính vì nhà nước độc tài bắt người dân phải phục tùng và tôn thờ họ như một thứ tôn giáo nên các tôn giáo khác đều bị coi là đối thủ của họ. Với vẻ mặt đầy thú tính, nhà cầm quyền tỏ ra thích thú khi thấy những ánh mắt sợ hãi của dân chúng, ở các giáo sĩ và nhà sư trước sức mạnh của bạo quyền.
- Quốc doanh hoá tôn giáo:
Với mục đích thâu tóm toàn bộ giới Phật giáo, nhà cầm quyền lập ra “Hội đồng trị sự Phật giáo trung ương” với người đứng đầu hội đồng trị sự cùng các chức sắc tôn giáo khác là người của nhà nước. Tại các địa phương, các vị sư trụ trì quốc doanh được ở trong những ngôi chùa do nhà nước mới xây, to đẹp và lộng lẫy. Những ngôi chùa này được xây với tiến độ rất nhanh vì bê tông hoá. Nhà cầm quyền giới thiệu với giới phật tử hay du khách thập phương rằng đó là phật giáo việt nam. Để chứng tỏ với thế giới rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo, họ đăng cai đại hội phật giáo thế giới với sự đầu tư và chuẩn bị của nhà nước. Điều mà mọi người ấn tượng nhất là hình ảnh một chức sắc cao cấp quốc doanh mình mặc áo cà sa đón tiếp các quan khách quốc tế. Trước ống kính truyền hình, nhà sư này xăm xăm bước đi như là một vận động viên điền kinh vậy, đôi mắt loé lên những tia sáng đầy dục vọng của vật chất và quyền lực. Đến nước này thì hẳn ai cũng nghĩ đến câu: “Áo cà sa không làm nên nhà sư”.
- Đàn áp và bắt bớ:
Để chống lại tiến trình quốc doanh hoá tôn giáo, nhiều giáo sĩ và hoà thượng chân chính đã dấn thân đấu tranh cho đạo pháp, cho công lý và hoà bình. Hẳn những người có lương tri trên thế giới không thể quên được hình ảnh người tù nhân lương tâm nổi tiếng là linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trong phiên toà xét xử chính ông. Vị linh mục can trường này đã bị chính quyền bỏ tù vì đã đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền của người dân Việt nam.
Trong những vụ tranh chấp đất đai với chính quyền (phần đất đai và cơ sở tôn giáo bị nhà nước trưng dụng) các giáo dân đã bị đàn áp, bắt bớ và nhiều người trong số họ phải ngồi tù. Với tấm lòng từ bi quảng đại của sứ đồ đức phật, hoà thượng Thích Quảng Độ đã dấn thân cho đạo pháp, cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh là nạn nhân của chế độ độc tài. Không thể ngồi yên nhìn thấy chúng sinh lâm nạn, ngài đã ra tay cứu giúp những người dân oan vốn là nạn nhân của những nổi bất công do chính quyền gây ra. Không thể đòi được chân lý, họ còn bị chính quyền đàn áp và đối xử tàn tệ. Và trong con mắt họ, hoà thượng Thích Quảng Độ là hiện thân của đức Phật từ bi giáng thế để cứu giúp họ qua cơn khổ nạn. Vì những hành động nhân ái trên mà ngài đã bị chính quyền độc tài bắt bớ, sách nhiễu và cuối cùng bị quản thúc trong chính ngôi chùa mà ngài đang trụ trì. Ngài cũng đang hết lòng tranh đấu cho một “Giáo hội Việt Nam thống nhất” được thành lập, để có ngày giới phật tử được về bên toà sen của đức Phật thay vì chịu sự sai khiến của quỷ dữ. Biết bao những người khác nữa vì dấn thân bảo vệ chính đạo mà bị những kẻ bá đạo ra tay đàn áp như: Hoà thượng Thích Không Tánh, mục sư Dương Kim Khải, các vị giáo sĩ hội thánh chuồng bò (Vì bị chính quyền tịch thu cơ sở tín ngưỡng mà phải dùng một nơi mà trước kia là chuồng bò để làm nơi sinh hoạt tôn giáo), hay các tín đồ của phật giáo Hoà Hảo…;
Tương lai nào cho kẻ đàn áp tôn giáo?
Tự do tư tưởng và tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người. Đàn áp và chà đạp lên tín ngưỡng của người dân là hành vi thô bạo của một chế độ độc tài và những tên bạo chúa. Thực là phi lý và bỉ ổi khi một nhà nước mà luôn nhìn các tôn giáo với con mắt hằn học và thù địch, coi họ như là đối thủ và trở ngại của chính quyền. Chỉ có một chế độ độc tài thì mới hành xử như vậy, coi tôn giáo là vật cản trên con đường lừa dối và cai trị người dân, coi tôn giáo là kẻ đã làm ảnh hưởng đến quyền lực độc tôn của mình. Những người theo đuổi các tín ngưỡng của mình chỉ mong muốn được tự do hành đạo, sống cuộc sống của một người tu hành hay được bình an thờ phượng chúa. Những ý muốn cao quý và chính đáng đó đã gặp một vật cản xấu xa và tàn ác trên con đường đến với đức tin, đó là chế độ độc tài. Đức tin bị dối lừa, con đường tìm đến với sự bình an tâm hồn của người dân Việt còn lắm chông gai. Sự nghi kị và phân biệt đã làm cho đức tin bị xói mòn, những tín đồ sùng đạo bị hành hạ cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nhân danh những đức tin và lý tưởng tốt đẹp bị xúc phạm và cấm đoán, chúng ta lớn tiếng khẳng định rằng: - Một chế độ xã hội tồn tại dựa trên sự phân biệt ý thức hệ, ắt dẫn đến diệt vong!
(Minh Văn – TNCG )
Nhà nước cộng sản có một chính sách tôn giáo hẳn hoi, vì họ luôn dè chừng và lo sợ các tôn giáo phản đối sự vi phạm nhân quyền của nhà nước. Đây thực chất là một quá trình xóa bỏ tính độc lập và đích thực của tôn giáo, đặt họ vào vòng kiềm toả và sai khiến của nhà cầm quyền. Hay nói cách khác là bắt Chúa Jesu và Đức phật…phải ở dưới Các Mác và phải phục tùng học thuyết của vị này. Thay thế các giám mục của giáo hội, sư trụ trì bằng người của nhà nước, các vị này vì thế mà nói theo những gì mà nhà nước sai khiến thay vì rao giảng đạo pháp của tôn giáo mình.
Chính quyền thực thi một chính sách tôn giáo cực kỳ phản động và độc ác trong suốt thời kỳ từ các năm 1954 – 1975 tại miền bắc, đặc biệt là với đạo Thiên chúa. Trong thời gian này họ bắt giam hoặc đưa đi đày những giáo sĩ vốn trung thành với nhà thờ chính thống, không chịu tin theo học thuyết cộng sản. Vô số các giáo sĩ đã chết trong lao tù, mà tiêu biểu trong số đó là nhà tù cổng trời khét tiếng.
Uỷ ban tôn giáo
Tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều có một cái gọi là “Uỷ ban tôn giáo” để thực thi chính sách kiềm toả tôn giáo ở khu vực và địa phương mình. Các uỷ ban tôn giáo này tiến hành các hoạt động chia rẽ Lương (là những người không có đạo) Giáo (Những người theo đạo công giáo), chia rẽ nội bộ cộng đồng những người theo đạo. Tham mưu cho chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp và kịp thời trong việc kiềm toả sự ảnh hưởng của nhà thờ trong dân chúng. Họ lôi kéo các giáo sĩ đứng về phía mình, gây chia rẽ và hoang mang cho cộng đồng người Thiên Chúa Giáo.
Về mặt hình thức thì hiến pháp của nhà nước có ghi: “Tất cả các công dân đều có quyền theo hay không theo một tôn giáo nào”. Mới nghe qua thì chúng ta lầm tưởng là tự do tôn giáo có ở Việt nam, quyền tự do hành đạo được thực thi. Nhưng sự thực thì ngược lại, các tôn giáo bị kiểm soát và cản trở. Nếu không thì tồn tại cái “uỷ ban tôn giáo” để làm gì, thưa quý vị?! Đạo phật cũng không ngoài tình trạng đó, cũng phải được đặt trong sự kiềm toả của chính quyền. Đã xuất hiện một tầng lớp nhà sư mới có thể ăn thịt chó thoải mái hay phóng xe máy ở tốc độ cao trong khi mặt đỏ phừng vì bia rượu. Giờ đây các nhà sư không nói đến giáo lý nhà phật nữa, mà nói tương tự những điều các quan chức chính quyền thường nói để tuyên truyền cho nhà nước mỗi khi lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Công an tôn giáo
Chính quyền có hẳn một lực lượng công an tôn giáo trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước độc tài toàn trị của mình. Lực lượng này được đào tạo để đối phó với các hoạt động tôn giáo, theo dõi và giám sát các cơ sở tôn giáo không phải là quốc doanh. Những kẻ đồ tể này chuyên bắt bớ và hành hung các tín đồ phật tử, giáo dân theo lệnh của chính quyền. Luôn bị chính quyền theo dõi và giám sát, các xứ đạo luôn cảm thấy tín ngưỡng thiêng liêng của mình bị cấm cản và xúc phạm nên thường xuyên xảy ra những cuộc phản đối nhà nước. Và mỗi khi các giáo dân lên tiếng phản đối những bất công của chính quyền đối với tự do tín ngưỡng và người dân thì lực lượng công an tôn giáo này góp phần đắc lực trong việc theo dõi bắt bớ và đàn áp họ.
Kiềm toả, đàn áp và bắt bớ
Chính vì nhà nước độc tài bắt người dân phải phục tùng và tôn thờ họ như một thứ tôn giáo nên các tôn giáo khác đều bị coi là đối thủ của họ. Với vẻ mặt đầy thú tính, nhà cầm quyền tỏ ra thích thú khi thấy những ánh mắt sợ hãi của dân chúng, ở các giáo sĩ và nhà sư trước sức mạnh của bạo quyền.
- Quốc doanh hoá tôn giáo:
Với mục đích thâu tóm toàn bộ giới Phật giáo, nhà cầm quyền lập ra “Hội đồng trị sự Phật giáo trung ương” với người đứng đầu hội đồng trị sự cùng các chức sắc tôn giáo khác là người của nhà nước. Tại các địa phương, các vị sư trụ trì quốc doanh được ở trong những ngôi chùa do nhà nước mới xây, to đẹp và lộng lẫy. Những ngôi chùa này được xây với tiến độ rất nhanh vì bê tông hoá. Nhà cầm quyền giới thiệu với giới phật tử hay du khách thập phương rằng đó là phật giáo việt nam. Để chứng tỏ với thế giới rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo, họ đăng cai đại hội phật giáo thế giới với sự đầu tư và chuẩn bị của nhà nước. Điều mà mọi người ấn tượng nhất là hình ảnh một chức sắc cao cấp quốc doanh mình mặc áo cà sa đón tiếp các quan khách quốc tế. Trước ống kính truyền hình, nhà sư này xăm xăm bước đi như là một vận động viên điền kinh vậy, đôi mắt loé lên những tia sáng đầy dục vọng của vật chất và quyền lực. Đến nước này thì hẳn ai cũng nghĩ đến câu: “Áo cà sa không làm nên nhà sư”.
- Đàn áp và bắt bớ:
Để chống lại tiến trình quốc doanh hoá tôn giáo, nhiều giáo sĩ và hoà thượng chân chính đã dấn thân đấu tranh cho đạo pháp, cho công lý và hoà bình. Hẳn những người có lương tri trên thế giới không thể quên được hình ảnh người tù nhân lương tâm nổi tiếng là linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trong phiên toà xét xử chính ông. Vị linh mục can trường này đã bị chính quyền bỏ tù vì đã đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền của người dân Việt nam.
Trong những vụ tranh chấp đất đai với chính quyền (phần đất đai và cơ sở tôn giáo bị nhà nước trưng dụng) các giáo dân đã bị đàn áp, bắt bớ và nhiều người trong số họ phải ngồi tù. Với tấm lòng từ bi quảng đại của sứ đồ đức phật, hoà thượng Thích Quảng Độ đã dấn thân cho đạo pháp, cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh là nạn nhân của chế độ độc tài. Không thể ngồi yên nhìn thấy chúng sinh lâm nạn, ngài đã ra tay cứu giúp những người dân oan vốn là nạn nhân của những nổi bất công do chính quyền gây ra. Không thể đòi được chân lý, họ còn bị chính quyền đàn áp và đối xử tàn tệ. Và trong con mắt họ, hoà thượng Thích Quảng Độ là hiện thân của đức Phật từ bi giáng thế để cứu giúp họ qua cơn khổ nạn. Vì những hành động nhân ái trên mà ngài đã bị chính quyền độc tài bắt bớ, sách nhiễu và cuối cùng bị quản thúc trong chính ngôi chùa mà ngài đang trụ trì. Ngài cũng đang hết lòng tranh đấu cho một “Giáo hội Việt Nam thống nhất” được thành lập, để có ngày giới phật tử được về bên toà sen của đức Phật thay vì chịu sự sai khiến của quỷ dữ. Biết bao những người khác nữa vì dấn thân bảo vệ chính đạo mà bị những kẻ bá đạo ra tay đàn áp như: Hoà thượng Thích Không Tánh, mục sư Dương Kim Khải, các vị giáo sĩ hội thánh chuồng bò (Vì bị chính quyền tịch thu cơ sở tín ngưỡng mà phải dùng một nơi mà trước kia là chuồng bò để làm nơi sinh hoạt tôn giáo), hay các tín đồ của phật giáo Hoà Hảo…;
Tương lai nào cho kẻ đàn áp tôn giáo?
Tự do tư tưởng và tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người. Đàn áp và chà đạp lên tín ngưỡng của người dân là hành vi thô bạo của một chế độ độc tài và những tên bạo chúa. Thực là phi lý và bỉ ổi khi một nhà nước mà luôn nhìn các tôn giáo với con mắt hằn học và thù địch, coi họ như là đối thủ và trở ngại của chính quyền. Chỉ có một chế độ độc tài thì mới hành xử như vậy, coi tôn giáo là vật cản trên con đường lừa dối và cai trị người dân, coi tôn giáo là kẻ đã làm ảnh hưởng đến quyền lực độc tôn của mình. Những người theo đuổi các tín ngưỡng của mình chỉ mong muốn được tự do hành đạo, sống cuộc sống của một người tu hành hay được bình an thờ phượng chúa. Những ý muốn cao quý và chính đáng đó đã gặp một vật cản xấu xa và tàn ác trên con đường đến với đức tin, đó là chế độ độc tài. Đức tin bị dối lừa, con đường tìm đến với sự bình an tâm hồn của người dân Việt còn lắm chông gai. Sự nghi kị và phân biệt đã làm cho đức tin bị xói mòn, những tín đồ sùng đạo bị hành hạ cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nhân danh những đức tin và lý tưởng tốt đẹp bị xúc phạm và cấm đoán, chúng ta lớn tiếng khẳng định rằng: - Một chế độ xã hội tồn tại dựa trên sự phân biệt ý thức hệ, ắt dẫn đến diệt vong!
Không có nhận xét nào: