Các tôn giáo góp sức phục hồi lương tâm - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
28 tháng 11, 2011

Các tôn giáo góp sức phục hồi lương tâm

VRNs (28.11.2011) – Paltalk – Trong buổi cầu nguyện và chia sẻ online, từ 21:30, ngày 27.11.2011 trên diễn đàn Paltalk do cha Agustino Phạm Sơn Hà, từ Đức Quốc, đã có sáng kiến tổ chức. Tham dự trên diễn đàn, có mặt các vị: Cụ Lê Quang Liêm – Việt Nam, của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Túy, Hoà Thượng Thích Không Tánh – Việt Nam, của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hiền Tài Nguyễn Thanh Liêm – Mỹ, của Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh, Giáo sĩ Huỳnh Quốc Bình – Mỹ, Hội Thánh Tin Lành, và Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR – Việt Nam của Giáo Hội Công Giáo.

Sau phần cầu nguyện là phần hội luận với ý của linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh và giáo sĩ Huỳnh Quốc Bình với hai đề tài rất gần với nhau: Góp sức phục hồi lương tâm và Lẽ thật và sự dối trá.

VRNs xin trân trọng giới thiệu phần gọi ý của linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh.



—————–

Kính thưa Cha trưởng ban tổ chức, kính thưa Quý vị lãnh đạo các tôn giáo đang còn tiếp tục trao đổi trên diễn đàn, kính thưa quý ông bà anh chị em đang cùng online với chúng tôi, cầu nguyện cho quê hướng Việt Nam, cho Thái Hà.

Hơn 87 triệu dân trong nước đang kỳ vọng vào sự hiệp thông của các tôn giáo để phục hồi lại giá trị Việt Nam, nhân cách người Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.

Kỳ vọng này xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của những người đang phải sống ở một nơi, mà tình trạng đạo đức xã hội càng ngày càng suy thoái. Mọi giá trị bị đánh đổi. Bạo lực, danh vọng và tiền tài lên ngôi thống trị.

Anh Vũ Văn Quang, 38 tuổi, ở Thanh Hoá, vì giận vợ, đã tẩm xăng đốt con ruột chưa đầy ba tuổi của mình là cháu Vũ Quốc Linh. Làm cho 10 đốt ngón tay của chàu Linh bị cháy rụi, khuôn mặt cháu Linh bị biến dạng khủng khiếp. Cán bộ công an Nguyễn Văn Ninh đánh ông Trịnh Xuân Tùng đến mức chết trong bệnh viện, vì không đội mũ an toàn lúc đi đường. Ông dân phòng ngang nhiên vào nhà thờ gây rối lúc đang lễ thiếu nhi tại nhà thờ Thái Hà, xúc phạm nặng nề đến tâm thức tôn giáo của người Việt Nam và gây ra gương xấu cho các thiếu niên nhi đồng.

Chúng tôi chỉ đơn cử một vài thực tế gần nay để quý vị thấy tình trạng suy sụp đạo đức nghiêm trọng từ ngay trong gia đình đến ngoài xã hội. Từ người công dân bình thường đến người hưởng lương từ thuế của dân, để thi hành trách nhiệm bảo vệ xã hội đều đã có những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật nghiêm trọng. Điều nay cho thấy ở Việt Nam, mọi chuẩn mực đạo đức và pháp lý đang bị phá vỡ.

Nguyên nhân chính đẩy đến bị thảm này là do chính sách loại trừ tôn giáo, loại trừ môi trường huấn luyện lương tâm con người ra khỏi xã hội Việt Nam.

Trước đây họ công khai xem tôn giáo là thuốc phiện, còn bây giờ thì có thay đổi chút ít về lý thuyết khi cho rằng tôn giáo là một thực thể tồn tại lâu dài và là nhu câu không thể tách rời của một bộ phận dân chúng. Nhưng trong thực hành thì tôn giáo vẫn bị đàn áp, như bốn nhà nguyện Tin Lành ở Kontum đã bị dẹp bỏ, thánh giá bị cưa ném xuống đất trong một tuần giữa tháng 11 vừa qua. Các chức sách tôn giáo bị ngăn trở hoạt động như cha Giám tỉnh DCCT không được phép xuất cảnh để tham dự Hội nghị truyền giáo Đông Nam Á.

Nguy hiểm hơn, những thực hành bất chấp lương tâm để tuyên truyền dối trá như mượn không trả, cướp lại coi là thành tích, đã làm cho giới trẻ không còn phân biệt rõ được đâu là lẽ công bằng, đâu là sự thật.

Đây là hậu quả của thái độ du di, dĩ hoà vi quý, không dứt khoát với sự thật của nhiều người Việt Nam. Biết người cầm quyền hành xử sai, nhưng vẫn cứ giả như không thấy để không phải chịu trách nhiệm lương tâm, là thái độ thờ ơ vô cảm, không dám lên tiếng cho sự thật. và trên hết là vì sợ sự đe doạ của cộng sản cho mình và cho gia đình mình.

Cám ơn Đức Chúa Trời đã thực hiện điều Người đã nói với con người qua ngôn sứ Isaia: Lời của ta đã phán ra sẽ không trở về với Ta khi chưa sinh hoa kết quả. Lời của Người đang khơi lên trong lòng chúng ta, bất chấp sự thật, sự thiện hảo vẫn bị mọi thế lực của thế gian này muốn vùi lấp và huỷ diệt.

Việc mỗi người chúng ta thắp lên ngọn nến tối nay cầu nguyện cho Thái Hà và quê hương Việt Nam, góp một lời cầu nguyện để xin Chúa Yêsu cứu dân Việt chúng ta khỏi đời khốn đốn này. Ngọn nến sáng hướng về Thái Hà, nhưng không chỉ cho Thái Hà, mà cho lương tâm từng người Việt Nam được chữa lành, được phục hồi để trở lại lương tâm ngay chính. Một lời nguyện cầu của từng người chúng ta đang hướng về quê Việt, nhưng không chỉ cho một quê Việt chung chung nào đó, mà cho nơi cha mẹ, anh chị em, con cháu, vợ chồng chúng ta đang đặt chân trên đó, trên con đường gập gềnh có nhiều đe doạ sự sống của họ.

Quê hướng chúng ta không chỉ bị nhìn như là một đất nước quanh năm đi xin viện trợ, mà là một đất nước có quá nhiều gian dối. Bị các nước, dù rất nhỏ, xem thường, khinh miệt. Đầu năm nay, khi chúng tôi đi từ Lào sang Thái Lan với những người bạn Lào, thì những người bạn đó, tuy không có passport, mà chỉ có giấy thông hành đi trong ngày, thế mà họ cứ qua cửa khẩu tự nhiên không có ai làm khó gì, còn những người Việt Nam chúng ta thì bị tách ra vào phòng riêng, mỗi người phải để an ninh chụp Thái Lan chụp hình rồi mới được nhập cảnh. Thực tế đó cho thấy uy tín của nước Lào nhỏ bé lại lớn hơn uy tín của nước Việt Nam CHXHCN hiện nay. Nhục hay không tuỳ vào cảm xúc của mọi người, nhưng chúng tôi thấy mình có lỗi với quê hương, mình có thể làm cho đất nước mình không còn gian dối, mà mình lại sợ chết, sợ không được an toàn nên đã câm miệng không lên tiếng.

Nay trong ơn Chúa, sự sợ hãi đang xa dần chúng ta, trong cũng như ngoài nước, chúng ta đã dám công khai cầu nguyện cho nhau, và đây đó đã có những người dám đứng lên làm chứng về sự thật, sẳn sang chấp nhận tù tội, vu khống và nhục mạ. Những người này càng ngày càng nhiều và càng trẻ hơn. Họ đã đón nhận được sức mạnh thần thiêng của song núi, sự chuyển cầu thần thế của tô tiên Việt Nam.

Đây là lúc các tôn giáo phải tự giành lại quyền huấn luyện lương tâm cho con cái Việt Nam mình, vì đó là lý do tôn giáo tồn tại trên dãi đất hình cữ S này.

Hiện nay, những người xấu vẫn không ngừng dung các thủ đoạn để chia rẻ các tôn giao cả trong lẫn ngoài nước. Họ tang bốc tôn giáo này để hạ thấp tôn giáo kia. Họ ca ngợi một vị lãnh đạo tôn giáo này để bôi nhọ những vị lãnh đạo tôn giáo khác. Chúng ta phải thực sự tĩnh táo trong quyền năng của Đức Chúa Trời để nhớ rõ lời sứ đồ Phaolô đã nói trong thư Ephêsô: “Chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quản thần, với những quyền thần, với những hạng thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác trên cõi trời” (Ep 6, 12).

Hiện nay các tôn giáo vẫn còn nhiều hiểu lầm, nghi kỵ lẫn nhau, nhất là sợ tôn giáo này dụ tín đồ mình cản đạo sang tôn giáo khác. Đây là nguyên nhân làm cho tôn giáo không đóng góp hết sức mình cho Việt Nam. Theo thống kê Việt Nam năm 2009 thì cả Việt Nam chỉ có 15 triệu 7 trăm ngàn người Việt Nam theo một tôn giáo nào đó (Phật giáo: hơn 6,8 triệu, Công giáo: 5,7 triệu, …), tức là số người có tôn giáo chỉ chiếm 1/5 dân số. Số người chưa có một tôn giáo đông đến hơn 72 triệu dân. Đa số những người này vẫn đang khát khao được giải thoát khỏi đau khổ của hiện tại này. Các tôn giáo hãy đem giá trị của mình đến cho những chưa có tôn giáo, nhờ vậy, mà dân Việt mình có cơ hội được đào luyện lương tâm.

An Thanh, CSsR
Các tôn giáo góp sức phục hồi lương tâm Reviewed by Admin on 11/28/2011 Rating: 5 VRNs (28.11.2011) – Paltalk – Trong buổi cầu nguyện và chia sẻ online, từ 21:30, ngày 27.11.2011 trên diễn đàn Paltalk do cha Agustino P...

Không có nhận xét nào: