VRNs (02.01.2011)
– Tính từ cuối tháng 7/2011 cho đến nay có 17 thanh niên Công giáo và
Tin lành đã bị bắt cóc trái pháp luật. Kết luận những người này có tội
hay vô tội là công việc sẽ xảy ra tại tòa án. Điều đã xảy ra và ai cũng
phải thừa nhận đó là những người này đang bị tạm giữ hoặc tạm giam. Vấn
đề cần làm rõ là việc bắt giữ của cơ quan an ninh đúng hay sai pháp luật
hiện hành? Những tranh luận xem các thanh niên này có phạm tội hay
không trở nên không cần thiết.
Hiện nay, chỉ có thân nhân của 17 thanh
niên này mới được làm người đại diện của họ. Vì thế, bài viết dưới đây
cũng cung cấp cho mọi công dân Việt Nam, cách riêng thân nhân của 17
thanh niên này những qui định của pháp luật về quyền mà họ có.
——————
Với sự việc nhiều thanh niên Công Giáo
và Tin lành bị bắt – không để lại thông tin, chứng từ pháp lý – và cả
những người như Bloger Điều Cày, Tạ Phong Tần… chúng tôi trình bày một
số quy định pháp luật liên quan đến quyền của thân nhân những người bị
bắt, bị tạm giữ, bị tạm giam…
1. Bắt, tạm giữ, tạm giam: là
một trong những biện pháp ngăn chặn do cơ quan tiến hành tố tụng hoặc
người có thẩm quyền áp dụng trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình.
1.1 Chỉ được bắt bị can, bị cáo để tạm
giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang
hoặc đang bị truy nã.
1.2. Đối với trường hợp cụ thể nêu trong
bài này là những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội
quả tang thì sau khi bị bắt, cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và
trong thời hạn 24 giờ phải trả tự do cho người bị bắt hoặc ra Quyết định
tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ – trong mọi trường hợp – không được quá 9 ngày kể từ ngày cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
1.3. Nếu người bị tạm giữ bị khởi tố về hình sự thì bị xem là bị can và bị tạm giam nếu thuộc các trường hợp:
a) Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (tức
tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đến trên 15 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình); phạm tội rất nghiêm trọng (tức tội phạm có mức
cao nhất của khung hình phạt đến 15 năm tù).
b) Phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít
nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có
căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy
tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Một ví dụ: tội “hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân” có mức tù từ mười hai năm đến hai mươi năm,
tù chung thân hoặc tử hình (khung 1) tức đây là tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
1.4. Thời gian tạm giam để điều tra là không quá 4 tháng
đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn này có thể được gia hạn: Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có
thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng, lần
thứ 2 không quá 2 tháng. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 3 lần, mỗi lần không quá 4 tháng.
Riêng trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia
thì Viện trưởng VKS nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa
không quá 4 tháng.
2. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp: phải có lệnh bắt có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt
và người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người
chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc
không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
3. Quyền của gia đình/thân nhân:
3.1. Người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt.
Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn
nữa, người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông
báo ngay.
3.2. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam biết.
3.3. Một tháng không quá 3 lần, gia đình,
thân nhân có quyền gởi quà và đồ dùng sinh hoạt cho người bị tạm giữ,
tạm giam, lượng quà không được vượt quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường
mà nhà nước quy định cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam (tiêu chuẩn
trong một tháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được tính theo định
lượng 17kg gạo thường, 0,7kg thịt và 0,8 kg cá, 1 kg muối, 0,5kg đường
loại trung bình, 0,75 lít nước mắm, 0,1kg bột ngọt, 15kg rau xanh và
15kg củi hoặc 17kg than).
3.4. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định.
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình
sự thì “trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an
ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện Kiểm sát quyết định để người bào
chữa tham gia tố tụng khi kết thúc điều tra”.
Khi tham gia tố tụng, người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và được gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
cảm ơn bài viết trên, chúc mọi người thấm nhuần được điều đó
Trả lờiXóa