Đức Tâm(RFI) - Trả lời báo Ý La Stampa, số ra ngày 23/02/2012, lãnh đạo đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, tuyên bố chống lại «công lý trả thù». Bà khẳng định không ủng hộ việc đưa các cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự ra trước vành móng ngựa. Trong khuôn khổ chiến dịch vận động tranh cử này, bà Aung San Suu Kyi tới Myikiyian, thủ phủ bang Kachin, ở cực bắc Miến Điện, để ủng hộ các ứng cử viên của Liên đoàn tại đây.
Trả lời câu hỏi về khả năng trong tương lai có một tòa án xét xử những tội ác của các cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự, bà Aung San Suu Kyi nói: «Tôi không muốn kiểu công lý trả thù, nhưng mong muốn công lý được tái lập. Trước hết, đất nước chúng tôi cần tái lập một Nhà nước pháp quyền».
Vào lúc Liên Hiệp Châu Âu đang xem xét bãi bỏ cấm vận đối Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi nhận định là việc này chỉ có thể diễn ra sau cuộc bầu cử bán phần, sẽ được tổ chức ngày 01/04/2012. Theo lãnh đạo đối lập Miến Điện, « quyết định của Liên Hiệp Châu Âu liên quan đến các trừng phạt gắn liền với diễn tiến cuộc bầu cử sắp tới. Sau cuộc bầu cử thì châu Âu mới quyết định điều cần phải làm. Vào thời điểm hiện nay, châu Âu thảo luận cách thức bắt đầu xóa bỏ cấm vận, theo một tiến trình tương xứng, và tôi đồng ý với cách tiếp cận vấn đề đó ».
Giải Nobel Hòa bình nhấn mạnh: «Các biện pháp trừng phạt đã mang lại hiệu quả, tạo thuận lợi cho sự thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến trong những ngày này. Thậm chí rất có hiệu quả. Tôi nói như vậy vì một lẽ đơn giản : chính phủ rất muốn là các biện pháp trừng phạt được xóa bỏ. Tại sao chính phủ lại mong muốn như vậy, nếu các trừng phạt không có ảnh hưởng gì?».
Tháng 3/2011 chính quyền độc tài quân sự tự giải thể và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ « dân sự » mà tuyệt đại đa số thành viên, kể cả tổng thống, là các cựu tướng lãnh. Tân chính quyền đã thực hiện nhiều cải cách ngoạn mục, cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, lực lượng đối lập chính, được phép hoạt động trở lại. Lãnh đạo của Liên đoàn, bà Aung San Suu Kyi, còn được ra tranh cử trong cuộc bầu cử bán phần vào đầu tháng Tư.
Trong khuôn khổ chiến dịch vận động tranh cử này, ngày 23/02/2012, bà Aung San Suu Kyi đã tới Myikiyian, thủ phủ bang Kachin, ở cực bắc Miến Điện, để ủng hộ các ứng cử viên của Liên đoàn tại đây.
Từ nhiều thập niên qua, bang Kachin là nơi diễn ra các cuộc xung đột quân sự giữa quân đội của chính phủ và lực lượng nổi dậy sắc tộc Kachin.
Trong những tháng vừa qua, chính quyền Miến Điện đã đàm phán và ký kết các thỏa thuận ngừng bắn với nhiều nhóm vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số khác nhau tại Miến Điện. Theo giới quan sát, việc giải quyết các cuộc xung đột với các sắc dân thiểu số đóng vai trò quyết định đối với sự ổn định và phát triển của Miến Điện trong tương lai.
Vẫn liên quan đến Miến Điện, ngày 22/02/2012, tại Bangkok, Thái Lan, đại diện tổ chức phi chính phủ Bác sĩ không Biên giới – Médecins sans frontières – MSF, lên tiếng báo động là hai phần ba bệnh nhân bị SIDA tại Miến Điện không được chăm sóc và tình hình càng trở nên nghiêm trọng nếu như các nhà tài trợ, hảo tâm không ra tay cứu giúp. Theo MSF, mỗi năm, tại Miến Điện, có từ 15 đến 20 000 người chết vì SIDA.
Trả lời câu hỏi về khả năng trong tương lai có một tòa án xét xử những tội ác của các cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự, bà Aung San Suu Kyi nói: «Tôi không muốn kiểu công lý trả thù, nhưng mong muốn công lý được tái lập. Trước hết, đất nước chúng tôi cần tái lập một Nhà nước pháp quyền».
Vào lúc Liên Hiệp Châu Âu đang xem xét bãi bỏ cấm vận đối Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi nhận định là việc này chỉ có thể diễn ra sau cuộc bầu cử bán phần, sẽ được tổ chức ngày 01/04/2012. Theo lãnh đạo đối lập Miến Điện, « quyết định của Liên Hiệp Châu Âu liên quan đến các trừng phạt gắn liền với diễn tiến cuộc bầu cử sắp tới. Sau cuộc bầu cử thì châu Âu mới quyết định điều cần phải làm. Vào thời điểm hiện nay, châu Âu thảo luận cách thức bắt đầu xóa bỏ cấm vận, theo một tiến trình tương xứng, và tôi đồng ý với cách tiếp cận vấn đề đó ».
Giải Nobel Hòa bình nhấn mạnh: «Các biện pháp trừng phạt đã mang lại hiệu quả, tạo thuận lợi cho sự thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến trong những ngày này. Thậm chí rất có hiệu quả. Tôi nói như vậy vì một lẽ đơn giản : chính phủ rất muốn là các biện pháp trừng phạt được xóa bỏ. Tại sao chính phủ lại mong muốn như vậy, nếu các trừng phạt không có ảnh hưởng gì?».
Tháng 3/2011 chính quyền độc tài quân sự tự giải thể và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ « dân sự » mà tuyệt đại đa số thành viên, kể cả tổng thống, là các cựu tướng lãnh. Tân chính quyền đã thực hiện nhiều cải cách ngoạn mục, cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, lực lượng đối lập chính, được phép hoạt động trở lại. Lãnh đạo của Liên đoàn, bà Aung San Suu Kyi, còn được ra tranh cử trong cuộc bầu cử bán phần vào đầu tháng Tư.
Trong khuôn khổ chiến dịch vận động tranh cử này, ngày 23/02/2012, bà Aung San Suu Kyi đã tới Myikiyian, thủ phủ bang Kachin, ở cực bắc Miến Điện, để ủng hộ các ứng cử viên của Liên đoàn tại đây.
Từ nhiều thập niên qua, bang Kachin là nơi diễn ra các cuộc xung đột quân sự giữa quân đội của chính phủ và lực lượng nổi dậy sắc tộc Kachin.
Trong những tháng vừa qua, chính quyền Miến Điện đã đàm phán và ký kết các thỏa thuận ngừng bắn với nhiều nhóm vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số khác nhau tại Miến Điện. Theo giới quan sát, việc giải quyết các cuộc xung đột với các sắc dân thiểu số đóng vai trò quyết định đối với sự ổn định và phát triển của Miến Điện trong tương lai.
Vẫn liên quan đến Miến Điện, ngày 22/02/2012, tại Bangkok, Thái Lan, đại diện tổ chức phi chính phủ Bác sĩ không Biên giới – Médecins sans frontières – MSF, lên tiếng báo động là hai phần ba bệnh nhân bị SIDA tại Miến Điện không được chăm sóc và tình hình càng trở nên nghiêm trọng nếu như các nhà tài trợ, hảo tâm không ra tay cứu giúp. Theo MSF, mỗi năm, tại Miến Điện, có từ 15 đến 20 000 người chết vì SIDA.
Không có nhận xét nào: