Bản chất tội lỗi của chế độ độc tài - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
20 tháng 2, 2012

Bản chất tội lỗi của chế độ độc tài

zung.zetamu - Các chế độ dân chủ hiện tại chưa phải là hoàn thiện, nhưng tốt hơn rất nhiều so với các chế độ độc tài đã và đang có trên thế giới. Chế độ độc tài thường đi liền với những tội lỗi lớn về mặt bản chất.



Bản chất cướp của và bóc lột.


 Bộ máy quyền lực tuyệt đối và công cụ khủng bố đàn áp khiến cho chế độ độc tài dễ dàng cướp của và bóc lột nhân dân, qua những sự cưỡng chế, những sự biến hóa tài sản chung của dân tộc thành tài sản của băng đảng độc tài, những “lao động công ích” bắt buộc, v.v. Của cải cướp được, bóc lột được đó vào tay giới độc tài và thân cận, khiến cho nhóm đó chiếm sở hữu đa phần nền kinh tế. Quyền lực kinh tế củng cố cho quyền lực chính trị của nhóm độc tài. Giới độc tài chở thành các “ông chủ” giàu có còn nhân dân thì biến thành nô lệ cho chúng. Nền kinh tế có thể phát triển dưới một chế độ độc tài, nhưng việc phân bố tài sản không được bình đẳng: khoảng cách giàu nghèo tăng lên, phần lớn tài sản rơi vào tay giới độc tài.

Bản chất ngu dân.

 Phương pháp “mềm” mà chế độ độc tài dùng để củng cố quyền lực của mình, là tô vẽ cho mình đẹp lên, qua mọi hình thức tuyên truyền rửa não dân chúng, làm cho nhiều người tin là đấy là chế độ tốt, và sống trong lo sợ: lo sợ ở đây không phải là sợ bản thân chế độ độc tài, mà là sợ sự thay đổi, sợ các “thế lực phản động” bên trong và bên ngoài, v.v. Nhân dân trở thành con tin bị hội chứng Stockholm (hội chứng con tin trở nên yêu quí kẻ bắt cóc và hành hạ mình).

Bản chất hung bạo.

 đàn áp, mất tự do. Sự độc tài thường dựa trên đàn áp hung bạo và chiến tranh. Hung hăng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Đàn áp mọi biểu hiện bất đồng quan điểm, mọi biểu hiệu không qui phục chế độ. Sẵn sàng đe dọa, bỏ tù, tra tấn, thủ tiêu, v.v. mọi mầm mống chống đối, nhằm duy trì chế độ độc tài. Tất nhiên, dưới chế độ đọc tài thì không có tự do báo chí hay tự do ngôn luận, vì điều đó đi ngược lại sự tuyên truyền ngu dân. Các quyền tự do khác của con người cũng bị trà đạp dưới danh nghĩa “bảo vệ sự ổn định của chế độ”, hay là dựa trên những nguyên tắc đạo đức giả khác.

Bản chất tha hóa xã hội.

 Đạo đức giả của chế độ độc tài làm cho xã hội bị tham nhũng hóa và tha hóa. Những ai hiểu biết, nhận ra chân tướng đạo đức giả, hoặc sẽ bị mua chuộc để rồi há miệng mắc quai theo chế độ, hoặc bị chế độ đào thải (thủ tiêu hoặc vô hiệu hóa). Trong chế độ độc tài, những kẻ cơ hội chủ nghĩa và khôn lỏi là những kẻ dễ thành công nhất, và những kẻ đó trở thành các “tấm gương” để cho xã hội tha hóa theo.

Bản chất phản động.

 Nói tóm lại, chế độ độc tài là phản động, đi ngược lại thời đại, hại cho nhân dân, và ngăn cản sự phát triển của xã hội.

Các chế độ độc tài thường sinh ra trong các hoàn cảnh bạo lực, và lấy bạo lực làm cốt, và bởi vậy chúng cũng dễ có sức mạnh phá hoại ghê gớm. Trước sau thì một chế độ độc tài cũng sẽ bị hủy diệt, vì tính phản động của nó đến một lúc nào đó sẽ làm cho xã hội kiệt quệ hoặc/và nhân dân kinh tởm nó đến mức vùng lên lật đổ nó bất chấp sự đàn áp dã man của nó. Nhưng tai hại mà nó gây ra cho xã hội, từ lúc nó sinh ra đến lúc bị hủy diệt, là rất lớn, có thể coi là làm cho nơi nào phải gánh chịu nó bị thụt lùi mấy thập kỷ hay thậm chí cả mấy thế kỷ trong sự phát triển.

Trong thế kỷ 20, có 2 loại chế độ độc tài ghê gớm nhất, là độc tài phát xít (như trục Đức-Ý-Nhật) và độc tài CS. Cả hai đều đem đến những hủy hoại ghê gớm cho thế giới, và tuy tên gọi khác nhau nhưng hai loại này có rất nhiều điểm giống nhau. Thế kỷ 21, trên thế giới chỉ còn một số nơi là độc tài. Tiêu biểu như Bắc Triều Tiên nơi nhân dân chết đói.XXX cũng thỏa mãn các tính chất tội lỗi của một chế độ độc tài. Trung Quốc là một nước sẽ làm cho cả thế giới lo sợ trong thế kỷ 21 nếu không có sự dân chủ hóa, vì quyền lực quá lớn tập trung vào một nhóm nhỏ bao giờ cũng là một mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn cho nhân loại.

Nguồn: zung.zetamu.net
Bản chất tội lỗi của chế độ độc tài Reviewed by Hoài An on 2/20/2012 Rating: 5 zung.zetamu - Các chế độ dân chủ hiện tại chưa phải là hoàn thiện, nhưng tốt hơn rất nhiều so với các chế độ độc tài đã và đang có trên ...

Không có nhận xét nào: