Trịnh Viên Phương (danlambao) - Cuối cùng thì người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng kết luận vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng- Hải Phòng. Tất cả đã được phơi bày nhưng có nhiều vài điều cần suy nghĩ từ kết luận của ông Thủ tướng chính phủ.
1. Vẫn là cách làm việc theo cách "chỉ đạo". Ở cấp cao thì Thủ tướng chỉ đạo cho Tòa án tối cao. Ở địa phương thì tỉnh ủy chỉ đạo cho tòa án tỉnh, huyện ủy chỉ đạo cho tòa án huyện. Khi cần thì Thủ tướng thò tay xuống chỉ đạo luôn cho Tòa án làng xã. Như vậy thì tòa án từ trên xuống dưới, từ nhỏ đến to làm việc không theo nguyên tắc độc lập trong xét xử mà phải làm theo sự chỉ đạo. Trong kết luận của thủ tướng, thêm một nữa xác định pháp luật hiện hành đã bị khống chế bởi đảng cầm quyền từ trung ương đến địa phương: "Chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này."
2. Cơ quan bảo vệ pháp luật: Viện kiểm sát, công an, tòa án cũng bị khống chế trong sự chỉ đạo đảng. Xưa nay các vụ án về chính trị được đưa ra xét xử "công khai" thì người ta luôn biết có sự chỉ đạo của đảng nhưng tìm bằng chứng thì không được. Qua kết luận này thì Thủ tướng chính phủ đã công khai và chính thức chứng minh cho nhân dân biết là các cơ quan được gọi là "bảo vệ pháp luật" nhưng chính là làm theo chỉ đạo. Cần nhắc lại Tòa án Hải Phòng được chính phủ chỉ đạo kỳ này cũng là nơi từng xét xử "vụ án" Phạm Thanh Nghiên, "vụ án " nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
3. Đối phó với các cơ quan truyền thông báo chí thì Thủ tướng một mặt nhờ ông Bộ trưởng Vũ Đức Đam ra khen vuốt mặt báo chí nhưng buổi làm việc chiều ngày 10.2.2012 thì hầu hết phải ngồi chờ từ sáng đến chiều tối sau đó thì ông Bộ trưởng ra "họp báo" đọc kết luận được soạn từ trước và trả lời sơ sài, chung chung các câu hỏi của báo chí. Chỉ một ít phóng viên của báo "lề đảng" được cấp thẻ vào dự phiên họp báo này. Nội dung và hình ảnh cho các báo thì chỉ được vào trang web của chính phủ lấy về và loan tin. Ngay cả các cơ quan truyền thông là công cụ của chính phủ mà họ họ còn sợ và e dè thì các phóng viên của các hãng thông tấn thù địch như VOA, BBC, AFP, AP, RFI, RFA... hay các blogger khác thì còn khuya mới mon men được đến cổng của các cuộc họp báo này. Cách trả lời chất vấn trong cuộc họp báo dù là "người trong nhà" với nhau nhưng ông Vũ Đức Đam cũng trả lời theo kiểu qua loa, mang tính chất đối phó.
4. Kết luận của thủ tướng chính phủ cho thấy các quan chức ở địa phương từ tỉnh đến huyện đều là "vi phạm pháp luật". Nhưng chính thủ tướng thừa nhận là Luật đất đai đã ban hành và sửa đổi 5 lần trong thời gian ngắn. Nghĩa là Quốc hội bù nhìn đã không làm tốt khâu "làm luật". Luật mới ban hành chưa khô dấu mực thì đã sửa đổi và ban hành cái mới. Không chỉ Luật đất đai mà nhiều Bộ luật khác đầy kẻ hở và kẻ lợi dụng các kẻ hở này chính là các quan chức. Ngay bản thân chính phủ và cá nhân Thủ tướng cũng vi phạm luật pháp rành rành thì làm sao mà chỉ đạo cho nghiêm khắc.
Sẽ còn nhiều điều khác nữa nhưng chỉ điểm sơ qua vài nội dung trong kết luận của Thủ tướng cũng như cách trình bày trong họp báo cho thấy kỳ này đảng cầm quyền ra tay vụ Tiên Lãng như là cách chữa cháy, xoa dịu dư luận. Sẽ không có một quan chức cường hào nào bị xử lý thỏa đáng như mong đợi của người dân. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn còn đi nhiều chặng đường gập ghềnh khác để lấy lại một phần quyền lợi chính đáng bị mất của mình. Và hàng triệu dân oan trong 70 % vụ khiếu kiện đất đai hiện nay chỉ thấy rằng việc hái sao trên trời dễ dàng hơn là tin vào các quan chức từ trung ương đến địa phương trả lại tài sản đất đai bị các quan chức của đảng cấu kết nhau từ trung ương đến địa phương cướp đi.
Trịnh Viên Phương
1. Vẫn là cách làm việc theo cách "chỉ đạo". Ở cấp cao thì Thủ tướng chỉ đạo cho Tòa án tối cao. Ở địa phương thì tỉnh ủy chỉ đạo cho tòa án tỉnh, huyện ủy chỉ đạo cho tòa án huyện. Khi cần thì Thủ tướng thò tay xuống chỉ đạo luôn cho Tòa án làng xã. Như vậy thì tòa án từ trên xuống dưới, từ nhỏ đến to làm việc không theo nguyên tắc độc lập trong xét xử mà phải làm theo sự chỉ đạo. Trong kết luận của thủ tướng, thêm một nữa xác định pháp luật hiện hành đã bị khống chế bởi đảng cầm quyền từ trung ương đến địa phương: "Chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này."
2. Cơ quan bảo vệ pháp luật: Viện kiểm sát, công an, tòa án cũng bị khống chế trong sự chỉ đạo đảng. Xưa nay các vụ án về chính trị được đưa ra xét xử "công khai" thì người ta luôn biết có sự chỉ đạo của đảng nhưng tìm bằng chứng thì không được. Qua kết luận này thì Thủ tướng chính phủ đã công khai và chính thức chứng minh cho nhân dân biết là các cơ quan được gọi là "bảo vệ pháp luật" nhưng chính là làm theo chỉ đạo. Cần nhắc lại Tòa án Hải Phòng được chính phủ chỉ đạo kỳ này cũng là nơi từng xét xử "vụ án" Phạm Thanh Nghiên, "vụ án " nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
3. Đối phó với các cơ quan truyền thông báo chí thì Thủ tướng một mặt nhờ ông Bộ trưởng Vũ Đức Đam ra khen vuốt mặt báo chí nhưng buổi làm việc chiều ngày 10.2.2012 thì hầu hết phải ngồi chờ từ sáng đến chiều tối sau đó thì ông Bộ trưởng ra "họp báo" đọc kết luận được soạn từ trước và trả lời sơ sài, chung chung các câu hỏi của báo chí. Chỉ một ít phóng viên của báo "lề đảng" được cấp thẻ vào dự phiên họp báo này. Nội dung và hình ảnh cho các báo thì chỉ được vào trang web của chính phủ lấy về và loan tin. Ngay cả các cơ quan truyền thông là công cụ của chính phủ mà họ họ còn sợ và e dè thì các phóng viên của các hãng thông tấn thù địch như VOA, BBC, AFP, AP, RFI, RFA... hay các blogger khác thì còn khuya mới mon men được đến cổng của các cuộc họp báo này. Cách trả lời chất vấn trong cuộc họp báo dù là "người trong nhà" với nhau nhưng ông Vũ Đức Đam cũng trả lời theo kiểu qua loa, mang tính chất đối phó.
4. Kết luận của thủ tướng chính phủ cho thấy các quan chức ở địa phương từ tỉnh đến huyện đều là "vi phạm pháp luật". Nhưng chính thủ tướng thừa nhận là Luật đất đai đã ban hành và sửa đổi 5 lần trong thời gian ngắn. Nghĩa là Quốc hội bù nhìn đã không làm tốt khâu "làm luật". Luật mới ban hành chưa khô dấu mực thì đã sửa đổi và ban hành cái mới. Không chỉ Luật đất đai mà nhiều Bộ luật khác đầy kẻ hở và kẻ lợi dụng các kẻ hở này chính là các quan chức. Ngay bản thân chính phủ và cá nhân Thủ tướng cũng vi phạm luật pháp rành rành thì làm sao mà chỉ đạo cho nghiêm khắc.
Sẽ còn nhiều điều khác nữa nhưng chỉ điểm sơ qua vài nội dung trong kết luận của Thủ tướng cũng như cách trình bày trong họp báo cho thấy kỳ này đảng cầm quyền ra tay vụ Tiên Lãng như là cách chữa cháy, xoa dịu dư luận. Sẽ không có một quan chức cường hào nào bị xử lý thỏa đáng như mong đợi của người dân. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn còn đi nhiều chặng đường gập ghềnh khác để lấy lại một phần quyền lợi chính đáng bị mất của mình. Và hàng triệu dân oan trong 70 % vụ khiếu kiện đất đai hiện nay chỉ thấy rằng việc hái sao trên trời dễ dàng hơn là tin vào các quan chức từ trung ương đến địa phương trả lại tài sản đất đai bị các quan chức của đảng cấu kết nhau từ trung ương đến địa phương cướp đi.
Trịnh Viên Phương
Không có nhận xét nào: