Biểu tình ở Nga |
BBC - Chỉ còn một tuần nữa là cuộc bầu cử tổng thống Nga với 5 ứng cử viên sẽ được tổ chức trong toàn quốc. Đài BBC đã tiếp xúc với một số cử tri để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ.
Vladimir Kornyelyuk, doanh nhân:
Tôi bắt đầu có ý muốn biểu tình phản đối [chính quyền] là do những năm gần đây báo chí chính thống càng ngày càng một chiều.
Hồi xưa, khi đọc báo, nghe đài hay xem vô tuyến, người ta còn thấy có những chương trình đáng để xem, những ý kiến gây tranh luận... nhưng dần dần báo chí đã ngày càng trở nên một giọng điệu vì chính phủ kiểm duyệt, và cuối cùng là chẳng còn gì đáng để theo dõi nữa.
Thế là tôi lên mạng internet để trao đổi, tìm kiếm thông tin, ở đó dù sao vẫn là tự do hơn cả. Rồi tôi thấy có tin về các cuộc biểu tình phản đối, dù lúc đầu nhỏ thôi, nhưng cũng là cơ hội để nói lên quan điểm của mình.
Tôi cũng gọi điện liên lạc với những người tổ chức, không chỉ là để nói tiếng nói của mình đâu, mà còn là để tìm cách thức nào đó giúp cho đất nước của chúng tôi nữa.
Tôi đăng ký làm quan sát viên tình nguyện vì tin rằng là có thể tham gia theo dõi, giúp quá trình bầu cử trở nên minh bạch, rõ ràng, trung thực hơn. Chứ như kỳ bầu cử [Duma] trước thì không thể gọi là bầu cử được.
Ksenia Vasilyeva, sinh viên:
Tôi là sinh viên. Trước kia tôi không hề tham gia bất cứ cuộc bầu bán hay hoạt động chính trị nào cả. Tôi bắt đầu xuống đường là hồi tháng 12 năm ngoái, bầu cử Quốc hội.
Đầu tiên là bởi vì tôi rất bức xúc trước các thông số mà người ta đưa ra, tôi không thể tin được đó là sự thật. Tôi bắt đầu tìm cách kiểm tra, kiểm chứng. Để tìm hiểu sự thật là như thế nào mà thôi.
Hiện giờ tôi vẫn chưa cho mình là thuộc tổ chức đảng phái nào cả. Tôi tham dự nhiều cuộc họp mặt của nhiều nhóm khác nhau để tìm điều gì đó cho mình.
Tôi khá thất vọng là cái gọi là phe đối lập giờ đây đã tỏ ra yếu giọng hơn trong bày tỏ quan điểm của mình trong khi đáng ra đây là thời gian họ phải mạnhmẽ hơn mới phải.
Lyudmila Saburova, nhà xã hội học:
Tôi khẳng định là tôi không làm chính trị, tôi có tham gia một số cuộc biều tình phản đối chính phủ, nhưng không phải do bản thân tôi muốn đi mà chủ yếu do những người quen biết, thân thiết của tôi họ huy động tôi đi.
Tôi cho rằng đấu tranh chính trị là điều tốt vì nếu không có đấu tranh, chỉ có một đảng phái thì sẽ thành độc tài. Còn về chương trình tranh cử, thì nói thật là tôi thấy có mỗi một ứng viên có chương trình tranh cử rõ ràng hơn cả, các vị khác thì mờ nhạt lắm
Tôi quyết định xin tham gia làm quan sát viên, thứ nhất là vì tôi muốn tìm hiểu quá trình bầu cử diễn ra thế nào, luật lệ ra sao. Thứ hai tôi cho rằng cần thiết phải theo dõi để ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra. Nói một cách khác là vì lợi ích của đất nước chúng tôi.
Và điều này cũng là lý do nhiều người muốn theo dõi bầu cử, chứ chẳng phải riêng mình tôi.
Sergei Petrushko, công nhân hưu trí:
Tôi hoàn toàn ủng hộ Volodya (Vladimir Putin). Ông ấy là người hiểu biết, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, lại hết lòng quan tâm đến người dân. Hãy thử xem ông ấy đã vực nước Nga dậy từ vũng bùn như thế nào.
Quan trọng nhất hiện nay là sự ổn định, để nước Nga có thể vươn mình đứng đúng tầm vóc của nó. Để người khác cầm quyền thì lại xảy ra cảnh lộn xộn ngay.
Tôi nghĩ nhiều người khác cũng nghĩ như tôi.
Vladimir Kornyelyuk, doanh nhân:
Tôi bắt đầu có ý muốn biểu tình phản đối [chính quyền] là do những năm gần đây báo chí chính thống càng ngày càng một chiều.
Hồi xưa, khi đọc báo, nghe đài hay xem vô tuyến, người ta còn thấy có những chương trình đáng để xem, những ý kiến gây tranh luận... nhưng dần dần báo chí đã ngày càng trở nên một giọng điệu vì chính phủ kiểm duyệt, và cuối cùng là chẳng còn gì đáng để theo dõi nữa.
Thế là tôi lên mạng internet để trao đổi, tìm kiếm thông tin, ở đó dù sao vẫn là tự do hơn cả. Rồi tôi thấy có tin về các cuộc biểu tình phản đối, dù lúc đầu nhỏ thôi, nhưng cũng là cơ hội để nói lên quan điểm của mình.
Tôi cũng gọi điện liên lạc với những người tổ chức, không chỉ là để nói tiếng nói của mình đâu, mà còn là để tìm cách thức nào đó giúp cho đất nước của chúng tôi nữa.
Tôi đăng ký làm quan sát viên tình nguyện vì tin rằng là có thể tham gia theo dõi, giúp quá trình bầu cử trở nên minh bạch, rõ ràng, trung thực hơn. Chứ như kỳ bầu cử [Duma] trước thì không thể gọi là bầu cử được.
Ksenia Vasilyeva, sinh viên:
Ông Vladimir Kornyelyuk đã quyết định trở thành quan sát viên tự nguyện. |
Đầu tiên là bởi vì tôi rất bức xúc trước các thông số mà người ta đưa ra, tôi không thể tin được đó là sự thật. Tôi bắt đầu tìm cách kiểm tra, kiểm chứng. Để tìm hiểu sự thật là như thế nào mà thôi.
Hiện giờ tôi vẫn chưa cho mình là thuộc tổ chức đảng phái nào cả. Tôi tham dự nhiều cuộc họp mặt của nhiều nhóm khác nhau để tìm điều gì đó cho mình.
Tôi khá thất vọng là cái gọi là phe đối lập giờ đây đã tỏ ra yếu giọng hơn trong bày tỏ quan điểm của mình trong khi đáng ra đây là thời gian họ phải mạnhmẽ hơn mới phải.
"Tôi cho rằng đấu tranh chính trị là điều tốt vì nếu không có đấu tranh, chỉ có một đảng phái thì sẽ thành độc tài."
Bà Lyudmila Saburova, nhà xã hội học
Lyudmila Saburova, nhà xã hội học:
Tôi khẳng định là tôi không làm chính trị, tôi có tham gia một số cuộc biều tình phản đối chính phủ, nhưng không phải do bản thân tôi muốn đi mà chủ yếu do những người quen biết, thân thiết của tôi họ huy động tôi đi.
Tôi cho rằng đấu tranh chính trị là điều tốt vì nếu không có đấu tranh, chỉ có một đảng phái thì sẽ thành độc tài. Còn về chương trình tranh cử, thì nói thật là tôi thấy có mỗi một ứng viên có chương trình tranh cử rõ ràng hơn cả, các vị khác thì mờ nhạt lắm
Tôi quyết định xin tham gia làm quan sát viên, thứ nhất là vì tôi muốn tìm hiểu quá trình bầu cử diễn ra thế nào, luật lệ ra sao. Thứ hai tôi cho rằng cần thiết phải theo dõi để ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra. Nói một cách khác là vì lợi ích của đất nước chúng tôi.
Và điều này cũng là lý do nhiều người muốn theo dõi bầu cử, chứ chẳng phải riêng mình tôi.
Sergei Petrushko, công nhân hưu trí:
Tôi hoàn toàn ủng hộ Volodya (Vladimir Putin). Ông ấy là người hiểu biết, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, lại hết lòng quan tâm đến người dân. Hãy thử xem ông ấy đã vực nước Nga dậy từ vũng bùn như thế nào.
Quan trọng nhất hiện nay là sự ổn định, để nước Nga có thể vươn mình đứng đúng tầm vóc của nó. Để người khác cầm quyền thì lại xảy ra cảnh lộn xộn ngay.
Tôi nghĩ nhiều người khác cũng nghĩ như tôi.
Không có nhận xét nào: