Quyền lực và tự trọng - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
25 tháng 2, 2012

Quyền lực và tự trọng

TNCG - Người ta thường nói “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn luôn đúng cho đến thời điểm hiện tại, anh ta được như vậy là vì anh ta có người chú là công an, nhờ vào sự quen biết và tiền bạc người chú này đã khéo léo đưa được cháu của mình vào làm chung ngành. Cũng có thể gọi là chạy chức chạy quyền ở cấp độ thấp nhưng nếu nhìn rộng ra thì đây là một tệ nạn trong xã hội hiện nay khi đồng tiền làm nên quyền lực. 

Vừa rồi tôi có tình cờ gặp lại một người bạn cũ đang là công an huyện ở quê nhà. Tôi và anh ta là bạn học thời phổ thông nên cũng khá là thân thiết. Ít hôm trước tôi có về quê lo công việc và tranh thủ đi thăm gia đình và một số người bạn cũ anh ta là một trong số đó. 

Lâu ngày không gặp cả hai tỏ ra cũng khá thân thiết ngồi hỏi han nhau về gia đình và cuộc sống. Khi được biết anh ta đang làm trong ngành an ninh tôi cũng không khỏi tò mò và có hỏi về công việc của bạn và biết được một số chuyện đáng buồn về những người “chiến sĩ cảnh sát nhân dân” này. 

Cả hai cùng ngồi nói chuyện và bắt đầu bằng lí do tại sao anh ta lại vào được ngành này khi chỉ vừa học xong THPT, thực thì nguyên nhân cũng không làm tôi bất ngờ lắm vì đã lờ mờ đoán được là anh ta đã có người thân làm trong ngành này rồi mà. 
Người ta thường nói “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn luôn đúng cho đến thời điểm hiện tại, anh ta được như vậy là vì anh ta có người chú là công an, nhờ vào sự quen biết và tiền bạc người chú này đã khéo léo đưa được cháu của mình vào làm chung ngành. Cũng có thể gọi là chạy chức chạy quyền ở cấp độ thấp nhưng nếu nhìn rộng ra thì đây là một tệ nạn trong xã hội hiện nay khi đồng tiền làm nên quyền lực. 

Thoạt đầu tôi cũng không chú ý lắm nhưng anh ta kể say sưa quá nên tôi mới bắt đầu quan tâm và biết được nhiều điều đáng xấu hổ từ suy nghĩ cho đến cuộc sống hằng ngày của những người làm trong ngành này. 

Tôi bắt đầu quan tâm và đặt câu hỏi với người bạn này về nghề nghiệp của mình 



Tôi có hỏi: “Vậy trong đó có nhiều người chạy như mày không”; chạy ở đây là lo lót để vào ngành. Tôi với anh ta xưng là mày tao vì là bạn bè cũng là thói quen, câu trả lời cũng thật thú vị: “có chứ nhiều là đằng khác, toàn con ông cháu cha, đứa nào cũng có quyền có thế chống lưng, vậy nên chẳng thằng nào sợ thằng nào, ganh ghét nhau từng chút một, chỉ tiêu thì có hạn nhưng người muốn vào thì đông nên cái gì cũng phải tranh giành mới được”. 



Mới nghe tôi cũng hơi bất ngờ vì hằng ngày thấy chúng đi cướp của người ta thì đi cả bầy nhưng không ngờ chúng lại không ưa nhau, không hiểu sao thoáng thấy cũng vui vui. Từ đó tôi bắt đầu đi sâu vào những vấn đề mà tôi bắt đầu cảm thấy quan tâm này, tưởng sẽ gặp phải sự e dè của anh bạn nhưng không tôi đã được anh ta cởi mở ngồi kể lại những việc làm hằng ngày của mình và những điều chướng tai gai mắt ngay tại cơ quan làm việc. 

Những câu hỏi bắt đầu xuất hiện nhiều hơn với anh ta: 

- Thế bình thường mày làm gì trong đó ? được nghỉ nhiều không ? 

Câu trả lời cũng khá hồn nhiên: 

- Bình thường hả? tao chỉ trực chính 3 tiếng còn lại là trực chiến 

- Trực chính là sao, còn trực chiến là sao? 

- À trực chính là bắt buộc mỗi người phải trực 3 tiếng mỗi ngày như tiếp dân, quản trại giam, canh cổng luôn … còn trực chiến thì không làm gì cả cứ nằm ỳ ra đó cũng được, chẳng ai nói gì. 

- Vậy cũng chán nhỉ, không lẽ nằm ỳ ra đó cả ngày ? 

- Không chỉ có mình tao là chơi game thôi còn tụi nó thì ăn nhậu, đánh bài suốt ngày, đồ nhậu thì không thiếu, thích thì cứ xuống lấy của bọn tù khỏi phải mua. Lấy bao nhiêu cũng được. 

Tôi cười rồi nói “Mày ốm vậy sao không nhậu cho mập ra” 

Một phần đùa giỡn một phần chán ngán: 

“Tao bị dị ứng, uống không được, uống được là uống rồi với lại tụi nó nhậu xong quậy phá, đánh lộn nữa mắc công bị kỉ luật, bọn nó giàu không sao. Bị đuổi thì về nhà cũng chẳng sao, nhà tao thì không có điều kiện như tụi nó. Cha mẹ tao có nhiêu lo cho tao vào đây hết, bị đuổi một cái là không dám nhìn mặt cha mẹ luôn” 

Tôi cũng hơi chạnh lòng khi nghe hắn nói như vậy, đúng ra là một người công an phải được người dân yêu quý và tôn trọng chứ không phải là những hình ảnh của sự đôn đồ và dối trá. Nhưng cũng thật tiếc là những người như vậy còn lại quá ít, tất cả đã bị biến tướng chạy theo đồng tiền và địa vị để rồi tự đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình, thật đáng tiếc. 

Câu chuyện được tiếp tục xoay quanh những vấn đề liên quan đến tình hình đất nước hiện nay trước những hành động xâm lấn và phá hoại từ phía Trung Quốc như việc các lái buôn TQ ào ạt mua một số lượng lớn với giá cao các sản phẩm từ Việt Nam rồi đột ngột ngưng lại thu mua như tắc kè, chân trâu, đỉa, cây gỗ … Nói chung rất nhiều mà không biết được mục đích thực sự của bọn chúng là gì ? Đã làm cho người dân Việt phải chịu nhiều hậu quả khó lường sau này … Hệ sinh thái bị xáo trộn, còn nền nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tôi có hỏi anh ta về nguyên nhân thực sự của những hành động như vậy thì được biết đây là một cách đánh phá lâu dài của tàu cộng nhắm vào nền kinh tế và môi sinh của Việt Nam. 

Anh ta tiếp tục: “Bọn chúng ác lắm, dân nó nó còn không thương lấy đâu thương dân mình, tao nhớ không rõ lắm lúc trước ở bên đó mấy đứa sinh viên biểu tình nghĩ sao nó cho xe tăng cán rồi lấy nước xịt coi như không có gì”. 

Tôi có lờ mờ đoán chắc có lẽ là cuộc biểu tình của sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 quả thật rất tàn ác, tôi cũng không ngờ con người và con người với nhau mà vì quyền lợi cá nhân đã tàn sát một cách không thương tiếc phải chăng đây là bản chất chung của cộng sản trên thế giới. Tiếp đến khi nói về những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc đã khiến tôi phải suy nghĩ và nhìn nhận khác về những người lính cộng sản hiện nay. Xin được trích đoạn ngắn như sau : 

“Nếu mà xảy ra chiến tranh giữa VN và TQ thì VN thua chắc vì vậy mà lãnh đạo lúc nào cũng nhượng bộ tụi nó để cho chúng trèo lên đầu lên cổ, Hoàng Sa – Trường Sa bây giờ đâu phải của mình nữa, tụi nó chiếm gần hết rồi nhưng do vấn đề nhạy cảm nên người dân không được biết vậy thôi, dân biển mà đi xa bờ là thế nào cũng bị tàu TQ bắt rồi đòi tiền chuộc, nghĩ cũng ức” 

Khi nghe như vậy tôi mới đặt thêm câu hỏi “ủa hải quân VN đâu mà để bọn chúng lộng hành vậy, tao thấy chỉ có dân VN là bị thế thôi chứ dân Nhật và Philippines và những nước khác đâu có bị thế, tàu TQ mà vô lãnh thổ nó bắt hết mà ?”. 

Câu trả lời cũng khá ngượng ngùng từ anh ta: “Hải quân VN thì có nhưng không dám làm gì cả sợ chết, với lại cấp trên không cho phép dùng các biện pháp quân sự, mấy lần trước cũng vậy khi tàu TQ cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh và tàu viking Hải quân chỉ đứng nhìn mà không dám làm gì, còn nhà nước thì chỉ nói TQ xâm phạm lãnh thổ VN thôi rồi cũng chẳng làm gì chính phủ không dám làm gì thì binh lính dám làm gì. Mọi việc coi như chìm xuồng.” 

Có lẽ do quan điểm khác nhau nên khi nghe đến đây tôi đã cảm thấy khó chịu trong người trước hành động bất lực của quân đội VN trước ngoại bang còn đối với người dân trong nước thì lại tiếp tay đàn áp những người bất đồng chính kiến với tầng lớp lãnh đạo CSVN. Đây quả thật là một điều đáng nhục nhã của người lính và còn thể hiện cho sự hèn yếu của của tầng giới lãnh đạo khi phải răn đe những người cầm súng bảo vệ tổ quốc rằng không được nổ súng, không được nổ súng để bảo vệ địa vị và mạng sống trước bá quyền TQ. 

Thà mất Nước còn hơn mất Đảng đây là suy nghĩ chung của CSVN trước tình hình thế giới hiện nay, một sự thật không thể chối cãi những hành động bán nước cầu vinh của những tên độc tài này sẽ được sử sách khi lại sau này sẽ là bài học cho con cháu chúng ta sau này, người dân VN cần công lý cần tự do chứ không phải là sự lừa dối, xảo trá, những tên bán dân hại nước sớm muộn cũng sẽ bị công lý trừng trị thích đáng. 

Quyền lực và tự trọng Reviewed by Hoài An on 2/25/2012 Rating: 5 TNCG -   Người ta thường nói  “một người làm quan cả họ được nhờ”  vẫn luôn đúng cho đến thời điểm hiện tại, anh ta được như vậy là vì...

Không có nhận xét nào: