Lê Nguyên Hồng - Trong vụ Tiên Lãng – Hải Phòng, ban đầu người ta chỉ thấy sai phạm từ chính quyền của UBND Tiên lãng. Dần dà, những vị trí to hơn, cao hơn cũng xuất hiện và phơi bày sai phạm theo những cách bất ngờ đến khôi hài. Một trong những nguyên nhân lộ mặt thật của các quan chức cấp cao là từ văn hóa đổ tội.
Đầu tiên phải kể đến là sự ra mặt của Lê Văn Hiền - nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng - đổ lỗi cho gia đình anh Vươn là chống đối chính quyền và việc cơ quan chức năng phá nhà anh Vươn là “do những kẻ nổ súng ẩn nấp trong ngôi nhà đó”…
Thứ hai tiếp đến phát biểu của Đỗ Hữu Ca – giám đốc công an thành phố Hải Phòng – đổ tội cho dân đập phá nhà anh Vươn: “Chính những người dân xung quanh người ta vào đạp đổ, phá đổ”…
Thứ ba, Đỗ Trung Thoại – phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng - đổ tội cho dân phá nhà anh Đoàn Văn Vươn: “Dân bất bình nên phá nhà anh Vươn”.
Thứ tư, phát biểu của Nguyễn Văn Thành – bí thư thành ủy Hải Phòng - đổ tội cho tất cả: Báo chí, gia đình anh Vươn, các cán bộ lão thành (chắc có tên ông Lê Đức Anh) và công luận: "Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch - trốn nợ thuế - không có tý công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn...”.
Tất nhiên cơ quan cấp trên: Chính phủ, bộ công an, tòa án tối cao, trung ương Đảng, không tội gì nhận lỗi về cho mình. Họ sẽ phải định tội cho cấp dưới, mà đúng là do cấp dưới của họ trực tiếp làm trái, trực tiếp vi phạm pháp luật thật. Nhưng họ cũng quên mất rằng, để cấp dưới làm sai, chính bản thân họ cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Có lẽ trong vụ Tiên Lãng, sự phô bày “văn hóa đổ tội” của cán bộ công quyền đang ở mức lộ liễu nhất, cốt sao cho bản thân thể hiện rằng mình trong sạch, vì dân phục vụ, nhằm bảo vệ vững chắc chiếc ghế quyền lực béo bở của mình.
Nhưng việc đổ tội cho người khác của cán bộ nhà nước đã lộ ra một điều: Chế độ chính trị hiện nay quả thật là thối nát và bất công. Bí thư thành ủy Hải Phòng -Nguyễn Văn Thành là ai? Là ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, tức là chỉ dưới quyền tổng bí thư. Chủ tịch Dương Anh Điền là ai? Là trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng khóa 12. Về mặt hành pháp, ông Thành chỉ dưới quyền thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Thành cũng lại chính là người ký quyết định đồng ý với quyết định cưỡng chế khu đầm của gia đình anh Vươn do UBND Tiên Lãng đề xuất.
Chuyên đổ tội cho người khác vốn chỉ xảy ra ở lứa tuổi nhi đồng - lứa tuổi chưa định hình ý thức. Một khi người lớn mắc vào hành vi ấy, dĩ nhiên là họ có vấn đề về lòng trung thực và nhân cách. Sự việc đã trở nên vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến xã hội, một khi những con người đó đang đại diện cho dân (đại biểu quốc hội), và quản lý nhân dân về mặt hành chính (chính quyền), lãnh đạo xã hội và nhà nước (đảng viên ĐCSVN). Bằng hành động của mình, chính những người như Lê Văn Hiền, Đỗ Hữu Ca, Phạm Văn Thành, Dương Anh Điền, Đỗ Trung Thoại vv.., chính là những kẻ chống nhà nước và gián tiếp lật đổ chính quyền!
Gán ghép tội trạng, đổ tội cho dân lành, không còn là hiện tượng, mà vấn đề đã trở thành bản chất trong xã hội Việt Nam hôm nay. Hàng trăm trường hợp người dân vô tội vì yêu nước hay vì đòi quyền tự do, hoặc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến, mà bị chế độ quy kết vào những tội trạng mập mờ như “tuyên truyền chống nhà nước” hay “âm mưu lật đổ chính quyền”. Họ bị bắt bị cầm tù vô tội vạ, hết sức tùy tiện. Đó cũng là những hành vi đổ tội cho người vô tội.
Những ngày gần đây báo chí và những người đấu tranh đang bị hút rất nhiều sức vào vụ Tiên Lãng. Điều đó có thể phanh phui một phần sự thật về những thối nát của chế độ, và có thể giúp ích cho cá nhân gia đình anh Vươn, hoặc rộng hơn một chút là cho những hộ nông dân lấn biển ở huyện Tiên lãng. Nhưng nó không giải quyết gì cho hàng trăm ngàn vụ việc bất công đang diễn ra hàng ngày trên toàn cõi Việt nam.
Sự lên tiếng mạnh mẽ của báo chí và các trang mạng Internet dường như đang bị phân tâm vào điểm đánh nhằm bênh vực cho những người đã dám làm những việc dũng cảm để bảo vệ quyền lợi cho cá nhân họ. Nhưng xã hội không phải chỉ là một vài cá nhân như anh Vươn. Hiện nay đang có hàng trăm những người đấu tranh nổi tiếng như Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Điếu Cày, Nguyễn Văn Lý, Anh Ba Sài Gòn, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Hồ Thị Bích Khương, Bùi Thị Minh Hằng vv.., đang bị cầm tù.
Những gì những con người kể trên thể hiện, cho thấy họ không vì lợi ích cá nhân, mà họ đấu tranh cho lợi ích toàn dân. Trên một nghĩa nào đó, họ quan trọng hơn gia đình anh Vươn. Họ đang là những nạn nhân điển hình của “văn hóa đổ tội”. Gía như họ cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ như đối với trường hợp anh nông dân Đoàn Văn Vươn, thì có lẽ sẽ ít nhiều giảm được sự bất công dành cho họ. Muốn xóa sổ văn hóa đổ tội thì hiện nay chỉ còn trông chờ vào cộng đồng những người tôn trọng lẽ phải như trong vụ Tiên Lãng mà thôi…
Lê Nguyên Hồng
Đầu tiên phải kể đến là sự ra mặt của Lê Văn Hiền - nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng - đổ lỗi cho gia đình anh Vươn là chống đối chính quyền và việc cơ quan chức năng phá nhà anh Vươn là “do những kẻ nổ súng ẩn nấp trong ngôi nhà đó”…
Thứ hai tiếp đến phát biểu của Đỗ Hữu Ca – giám đốc công an thành phố Hải Phòng – đổ tội cho dân đập phá nhà anh Vươn: “Chính những người dân xung quanh người ta vào đạp đổ, phá đổ”…
Thứ ba, Đỗ Trung Thoại – phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng - đổ tội cho dân phá nhà anh Đoàn Văn Vươn: “Dân bất bình nên phá nhà anh Vươn”.
Thứ tư, phát biểu của Nguyễn Văn Thành – bí thư thành ủy Hải Phòng - đổ tội cho tất cả: Báo chí, gia đình anh Vươn, các cán bộ lão thành (chắc có tên ông Lê Đức Anh) và công luận: "Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch - trốn nợ thuế - không có tý công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn...”.
Tất nhiên cơ quan cấp trên: Chính phủ, bộ công an, tòa án tối cao, trung ương Đảng, không tội gì nhận lỗi về cho mình. Họ sẽ phải định tội cho cấp dưới, mà đúng là do cấp dưới của họ trực tiếp làm trái, trực tiếp vi phạm pháp luật thật. Nhưng họ cũng quên mất rằng, để cấp dưới làm sai, chính bản thân họ cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Có lẽ trong vụ Tiên Lãng, sự phô bày “văn hóa đổ tội” của cán bộ công quyền đang ở mức lộ liễu nhất, cốt sao cho bản thân thể hiện rằng mình trong sạch, vì dân phục vụ, nhằm bảo vệ vững chắc chiếc ghế quyền lực béo bở của mình.
Chân dung điển hình cho "văn hóa đổ tội" |
Chuyên đổ tội cho người khác vốn chỉ xảy ra ở lứa tuổi nhi đồng - lứa tuổi chưa định hình ý thức. Một khi người lớn mắc vào hành vi ấy, dĩ nhiên là họ có vấn đề về lòng trung thực và nhân cách. Sự việc đã trở nên vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến xã hội, một khi những con người đó đang đại diện cho dân (đại biểu quốc hội), và quản lý nhân dân về mặt hành chính (chính quyền), lãnh đạo xã hội và nhà nước (đảng viên ĐCSVN). Bằng hành động của mình, chính những người như Lê Văn Hiền, Đỗ Hữu Ca, Phạm Văn Thành, Dương Anh Điền, Đỗ Trung Thoại vv.., chính là những kẻ chống nhà nước và gián tiếp lật đổ chính quyền!
Gán ghép tội trạng, đổ tội cho dân lành, không còn là hiện tượng, mà vấn đề đã trở thành bản chất trong xã hội Việt Nam hôm nay. Hàng trăm trường hợp người dân vô tội vì yêu nước hay vì đòi quyền tự do, hoặc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến, mà bị chế độ quy kết vào những tội trạng mập mờ như “tuyên truyền chống nhà nước” hay “âm mưu lật đổ chính quyền”. Họ bị bắt bị cầm tù vô tội vạ, hết sức tùy tiện. Đó cũng là những hành vi đổ tội cho người vô tội.
Những ngày gần đây báo chí và những người đấu tranh đang bị hút rất nhiều sức vào vụ Tiên Lãng. Điều đó có thể phanh phui một phần sự thật về những thối nát của chế độ, và có thể giúp ích cho cá nhân gia đình anh Vươn, hoặc rộng hơn một chút là cho những hộ nông dân lấn biển ở huyện Tiên lãng. Nhưng nó không giải quyết gì cho hàng trăm ngàn vụ việc bất công đang diễn ra hàng ngày trên toàn cõi Việt nam.
Sự lên tiếng mạnh mẽ của báo chí và các trang mạng Internet dường như đang bị phân tâm vào điểm đánh nhằm bênh vực cho những người đã dám làm những việc dũng cảm để bảo vệ quyền lợi cho cá nhân họ. Nhưng xã hội không phải chỉ là một vài cá nhân như anh Vươn. Hiện nay đang có hàng trăm những người đấu tranh nổi tiếng như Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Điếu Cày, Nguyễn Văn Lý, Anh Ba Sài Gòn, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Hồ Thị Bích Khương, Bùi Thị Minh Hằng vv.., đang bị cầm tù.
Những gì những con người kể trên thể hiện, cho thấy họ không vì lợi ích cá nhân, mà họ đấu tranh cho lợi ích toàn dân. Trên một nghĩa nào đó, họ quan trọng hơn gia đình anh Vươn. Họ đang là những nạn nhân điển hình của “văn hóa đổ tội”. Gía như họ cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ như đối với trường hợp anh nông dân Đoàn Văn Vươn, thì có lẽ sẽ ít nhiều giảm được sự bất công dành cho họ. Muốn xóa sổ văn hóa đổ tội thì hiện nay chỉ còn trông chờ vào cộng đồng những người tôn trọng lẽ phải như trong vụ Tiên Lãng mà thôi…
Lê Nguyên Hồng
Không có nhận xét nào: