Ghxhcg.com - Sứ điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Bênêdicto XVI, có đoạn :
Anh chị em
Một lần nữa Mùa Chay cống hiến cho chúng ta cơ hội suy nghĩ về cốt lõi của đời sống Kitô hữu. Đó là lòng bác ái. Thật vậy, đây là thời kỳ thuận tiện để, nhờ sự trợ giúp của Lời Chúa và các Bí Tích, chúng ta đổi mới cuộc hành trình đức tin của mình, trên bình diện cá nhân cũng như cộng đồng. Hành trình này được đánh dấu bởi kinh nguyện và chia sẻ, thinh lặng và chay tịnh, đang khi mong đợi sống niềm vui phục sinh.
Năm nay, tôi ước muốn đề nghị một vài suy nghĩ dưới ánh sáng một đoạn Kinh Thánh ngắn từ Thư gởi Tín Hữu Do Thái: “Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau, để khích lệ nhau trong bác ái và trong việc lành” (10, 24).
Điểm nhấn của câu Kinh Thánh trên là: Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau.
Thưa quý anh chị, trong đời sống gia đình câu này có liên quan gì đến chúng ta không ? Còn đối với những người cộng sự, đồng nghiệp thì chúng ta có cần phải thực hành câu này không ?
Tôi để mỗi anh chị tự trả lời câu đó trong những ngày còn lại của Mùa Chay.
1. Cách đây gần 20 năm tôi được giao trách nhiệm giúp cho một gia đình ngoại giáo tìm hiểu giáo lý để trở về Công Giáo. Họ là một gia đình người Bắc gồm hai vợ chồng có ba người con, họ vào lập nghiệp ở miền Tây và cách đây hơn hai chục năm họ về sống tại giáo xứ An Nhơn.
Ở miền Tây họ sống gần một gia đình Công Giáo, chính nhờ sự quan tâm của gia đình này mà họ có ý định theo Đạo Công Giáo. Họ dọn nhà về ở giáo xứ An Nhơn theo cùng với gia đình người Công Giáo từng sống ở miền Tây.
Sau mỗi lần đến giúp họ tìm hiểu và khám phá về một Thiên Chúa yêu thương thì chúng tôi trao đổi với nhau về những toa thuốc nam bí truyền. Trong đó có toa thuốc chữa trị bệnh Thiên đầu thống, căn bệnh đã làm cho không biết bao nhiêu người ở miền Bắc lâm cảnh mù lòa. Lúc bấy giờ tôi cũng chưa hình dung căn bệnh Thiên Đầu Thống là như thế nào, chỉ biết qua lời kể của anh chị Thái Nguyệt : người bị bệnh này thì nhức nửa bên đầu, mắt thì nóng do tròng đen căng lên và không gặp thuốc thì bị nổ mắt và mù. Chúng tôi trao cho nhau những toa thuốc mà mình đã tìm hiểu, nhằm mục đích phổ biến giúp người khác. (Có ý quan tâm đến sức khỏe người khác)
Vài năm sau, chính bà xã tôi rơi vào tình trạng bệnh Cao nhãn áp cấp. Một chứng bệnh mà suốt gần nhiều thập niên qua chúng tôi chưa hề biết hay nghe ai nói đến. Bà xã tôi phải nhập viện Saint Paul, nơi chuyên về mắt. Sau một buổi chiều đi thử nghiệm, chụp phim để chuẩn bị ngày hôm sau mổ, thì bà xã tôi thắc mắc về căn bệnh, bỗng dưng bác sĩ nói : chị bị bệnh Thiên Đầu Thống. Ra khỏi phòng khám bà xã ghé tai tôi nói nhỏ: “Em bị bệnh Thiên đầu thống, anh về làm thuốc cho em đi”. Tôi vừa tạ ơn Chúa vừa vội vàng ra về lo làm thuốc để kịp đến giúp cho vợ tôi.
Tôi trở lại bệnh viện Saint Paul thì trời đã nhá nhem tối. Tôi liền áp bọc thuốc vào mắt vợ tôi và vừa cầu nguyện xin Chúa chữa lành. Sau vài phút thì vợ tôi reo lên : “Anh ơi, kỳ diệu quá, sức nóng trong mắt của em đã rút qua bọc thuốc rồi. nhưng con mắt còn lại đang bốc nóng, anh đắp cho em thêm con mắt bên kia nữa đi.” Tôi tiếp tục đắp con mắt còn lại và sau khoảng mươi lăm phút, bà xã tôi hoàn toàn trở lại bình thường và đòi ăn cháo vì sau hơn một ngày không thể ăn được gì. Chúng tôi cùng tạ ơn Chúa.
Ngày hôm sau bác sĩ khám và tỏ vẻ ngạc nhiên, vợ tôi im lặng, bác sĩ đề nghị về nhà nghỉ và sau một tuần lên bắn tia Lade. Về nhà, vợ tôi cảm thấy còn hơi cộm một chút trong mắt, tôi đưa vợ tôi đến Thầy Dũng Dòng Thánh Thể (Thầy vừa là thầy thuốc nam, vừa là thầy tu). Sau khi bắt mạch Thầy nói: “chị được Chúa thương chứ trong ngũ tạng chị nóng thế này thì chị dễ bị đứt một mạch máu não dẫn tới tình trạng liệt nửa người”. Sau đó thầy cho toa thuốc nam, đi mua uống 10 thang thì bình phục hoàn toàn. Chúng tôi cũng đã giúp toa thuốc này cho nhiều người. Thậm chí cách đây 2 năm tôi sang Mỹ và có một bà Soeur bị căn bệnh tương tự tôi đã làm thuốc giúp.
Qua biến cố chữa lành bệnh cho vợ tôi, tôi ngộ rằng : chính khi mình dấn thân phục vụ cho tha nhân là mình đang phục vụ cho chính mình.
2. Sau biến cố 1975 đời sống của nghề giáo gặp nhiều khó khăn nhưng đồng thời cũng là môi trường thuận tiện để làm việc tông đồ. Chúa đã ban cho tôi lòng nhiệt thành phục vụ công việc của Chúa trong giai đoạn này.
Lúc bấy giờ tôi đang dạy học tại Gia Kiệm, do làm nghề giáo cho nên có nhiều phụ huynh yêu mến. Khởi đầu tôi quy tụ một số huynh trưởng thiếu nhi, hằng tuần lên cầu nguyện tại nhà thờ, dần dần số người tham gia ngày càng đông. Ngoài việc chầu Thánh Thể chúng tôi tổ chức làm việc bác ái, chung tay góp gạo giúp người khó khăn hoặc ngày thứ bảy cùng giúp công góp của sửa chữa những mái nhà tranh dột nát. Chúng tôi cũng quy tụ con cái của chúng tôi những dịp mừng lễ Noel, giúp chúng cầu nguyện, làm bó hoa thiêng. Sau này đã có những người con làm linh mục. Sau một thời gian, nhóm chúng tôi được Cha Xứ và cha Phó quan tâm, các ngài dành thời gian huấn luyện Kinh Thánh hằng tuần cho nhóm chúng tôi. Lần lượt anh em trong nhóm cộng tác vào các vai trò mục vụ của giáo xứ.
Câu chuyện gia đình tôi xảy ra vào dịp lễ kính Thánh Giuse 19/3. Tôi còn nhớ rõ vào tối thứ sáu 19/3. Đứa con gái chúng tôi lúc bấy giờ độ 5,6 tuổi bị sốt trái rạ, ngay từ ngày thứ hai tôi nhờ trạm trưởng Y tế đến chích thuốc chữa trị, liên tục ông trưởng trạm y tế đến nhà tôi chích thuốc mỗi ngày, nhưng ngày thứ sáu ông bận không đến, đứa con tôi sốt trở lại. Trước khi tôi đến sinh hoạt với anh em ngày kính thánh Giuse, tôi đến trạm xá nhắc ông trưởng trạm y tế đến chích thuốc cho con tôi. Ông nhận lời và tôi yên tâm đi sinh hoạt. Khoảng hơn 9 giờ tối, một người anh em đến nhắn tôi về nhà gấp vì đứa con trở bệnh nặng. Tôi về đến nhà thấy vợ tôi đang ẳm đứa con gái, đứa con tôi thở mệt nhọc, ông trưởng trạm y tế ngồi bên cạnh. Tôi vào phòng cầu nguyện, lát ra nhìn đứa con thở khó nhọc mặt đang tím dần sau mũi thuốc chích, tôi thốt lên: “Xin anh tìm cái gì mà thông cho con tôi thở.” Ông trưởng trạm y tế giật mình và nhờ một người chạy qua trạm xá để lấy ống chuyền nước biển để thông. Còn tôi vội vàng đi thuê xe để đưa con tôi xuống Bệnh viện Thống Nhất Biên Hòa. Vừa đi thuê xe, tôi còn bình tỉnh thân thưa với Chúa: “ Chúa biết con đang gặp khó khăn tài chính. Nếu Chúa muốn cho con của con sống thì khi con thuê xe về đến nhà thì con gái con thở được để đi cấp cứu. Còn nếu không, thì khi con về đến nhà thì xin Chúa cất con của con đi, con sẵn sàng vâng theo ý Chúa”. Tôi về đến nhà thì con tôi thở lại được nhờ ông trưởng trạm y tế dùng dây chuyền nước biển để thông. Hai vợ chồng tôi cùng đưa con đi bệnh viện. Ngồi trên xe tôi định tâm xét mình xem: “ Tôi có mãi mê lo hoạt động tông đồ mà quên bổn phận trong việc lo chăm sóc con cái không?” Sau khi xét mình, tôi tạ ơn Chúa vì tôi đã làm tròn trách nhiệm khi con tôi đau yếu, tình trạng cấp cứu này là do lỗi ông trưởng trạm y tế chủ quan, và bỏ sót một lần chích. Sau đó tôi nói với bà xã tôi: “em yên tâm chúng ta đã làm tròn trách nhiệm với con, xuống bệnh viện có bác sĩ lo nhưng ngày mai em chịu khó ở với con trong bệnh viện, anh phải về đưa cha xứ đi giúp tĩnh tâm mùa Chay” Lúc đầu bà xã muốn níu kéo tôi cùng ở lại bệnh viện, nhưng sau khi tôi giải thích thì bà chấp nhận ở một mình.
Đến bệnh viện, bác sĩ trách ông trưởng trạm y tế đã giữ con bệnh cho đến giờ phút này, nếu chậm 30 phút nửa thì không thế cứu chữa được. Chúng tôi tạ ơn Chúa.
Đáng lẽ bệnh tình con tôi phải nhập viện 3 tuần lễ, nhưng Chúa thương chỉ sau một tuần là xuất viện nên không cản trở việc tôi đưa cha xứ đi giúp tĩnh tâm mùa Chay khoảng vào năm 1981, 1982.
Chi phí chữa bệnh con tôi là 1200 đồng, cha xứ giúp 500đ, anh em giúp 700đ.
Thật là những điều lạ lùng. Lo phục vụ công việc của Chúa, thì Chúa lo cho mọi sự. Chúa còn bù đắp những khiếm khuyết của kẻ khác, dù khiếm khuyết đó dẫn đến mất mạng sống. Chúng con tạ ơn Chúa muôn muôn ngàn lần.
3. …
Fx Trần Anh Dũng
Anh chị em
Một lần nữa Mùa Chay cống hiến cho chúng ta cơ hội suy nghĩ về cốt lõi của đời sống Kitô hữu. Đó là lòng bác ái. Thật vậy, đây là thời kỳ thuận tiện để, nhờ sự trợ giúp của Lời Chúa và các Bí Tích, chúng ta đổi mới cuộc hành trình đức tin của mình, trên bình diện cá nhân cũng như cộng đồng. Hành trình này được đánh dấu bởi kinh nguyện và chia sẻ, thinh lặng và chay tịnh, đang khi mong đợi sống niềm vui phục sinh.
Năm nay, tôi ước muốn đề nghị một vài suy nghĩ dưới ánh sáng một đoạn Kinh Thánh ngắn từ Thư gởi Tín Hữu Do Thái: “Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau, để khích lệ nhau trong bác ái và trong việc lành” (10, 24).
Điểm nhấn của câu Kinh Thánh trên là: Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau.
Thưa quý anh chị, trong đời sống gia đình câu này có liên quan gì đến chúng ta không ? Còn đối với những người cộng sự, đồng nghiệp thì chúng ta có cần phải thực hành câu này không ?
Tôi để mỗi anh chị tự trả lời câu đó trong những ngày còn lại của Mùa Chay.
1. Cách đây gần 20 năm tôi được giao trách nhiệm giúp cho một gia đình ngoại giáo tìm hiểu giáo lý để trở về Công Giáo. Họ là một gia đình người Bắc gồm hai vợ chồng có ba người con, họ vào lập nghiệp ở miền Tây và cách đây hơn hai chục năm họ về sống tại giáo xứ An Nhơn.
Ở miền Tây họ sống gần một gia đình Công Giáo, chính nhờ sự quan tâm của gia đình này mà họ có ý định theo Đạo Công Giáo. Họ dọn nhà về ở giáo xứ An Nhơn theo cùng với gia đình người Công Giáo từng sống ở miền Tây.
Sau mỗi lần đến giúp họ tìm hiểu và khám phá về một Thiên Chúa yêu thương thì chúng tôi trao đổi với nhau về những toa thuốc nam bí truyền. Trong đó có toa thuốc chữa trị bệnh Thiên đầu thống, căn bệnh đã làm cho không biết bao nhiêu người ở miền Bắc lâm cảnh mù lòa. Lúc bấy giờ tôi cũng chưa hình dung căn bệnh Thiên Đầu Thống là như thế nào, chỉ biết qua lời kể của anh chị Thái Nguyệt : người bị bệnh này thì nhức nửa bên đầu, mắt thì nóng do tròng đen căng lên và không gặp thuốc thì bị nổ mắt và mù. Chúng tôi trao cho nhau những toa thuốc mà mình đã tìm hiểu, nhằm mục đích phổ biến giúp người khác. (Có ý quan tâm đến sức khỏe người khác)
Vài năm sau, chính bà xã tôi rơi vào tình trạng bệnh Cao nhãn áp cấp. Một chứng bệnh mà suốt gần nhiều thập niên qua chúng tôi chưa hề biết hay nghe ai nói đến. Bà xã tôi phải nhập viện Saint Paul, nơi chuyên về mắt. Sau một buổi chiều đi thử nghiệm, chụp phim để chuẩn bị ngày hôm sau mổ, thì bà xã tôi thắc mắc về căn bệnh, bỗng dưng bác sĩ nói : chị bị bệnh Thiên Đầu Thống. Ra khỏi phòng khám bà xã ghé tai tôi nói nhỏ: “Em bị bệnh Thiên đầu thống, anh về làm thuốc cho em đi”. Tôi vừa tạ ơn Chúa vừa vội vàng ra về lo làm thuốc để kịp đến giúp cho vợ tôi.
Tôi trở lại bệnh viện Saint Paul thì trời đã nhá nhem tối. Tôi liền áp bọc thuốc vào mắt vợ tôi và vừa cầu nguyện xin Chúa chữa lành. Sau vài phút thì vợ tôi reo lên : “Anh ơi, kỳ diệu quá, sức nóng trong mắt của em đã rút qua bọc thuốc rồi. nhưng con mắt còn lại đang bốc nóng, anh đắp cho em thêm con mắt bên kia nữa đi.” Tôi tiếp tục đắp con mắt còn lại và sau khoảng mươi lăm phút, bà xã tôi hoàn toàn trở lại bình thường và đòi ăn cháo vì sau hơn một ngày không thể ăn được gì. Chúng tôi cùng tạ ơn Chúa.
Ngày hôm sau bác sĩ khám và tỏ vẻ ngạc nhiên, vợ tôi im lặng, bác sĩ đề nghị về nhà nghỉ và sau một tuần lên bắn tia Lade. Về nhà, vợ tôi cảm thấy còn hơi cộm một chút trong mắt, tôi đưa vợ tôi đến Thầy Dũng Dòng Thánh Thể (Thầy vừa là thầy thuốc nam, vừa là thầy tu). Sau khi bắt mạch Thầy nói: “chị được Chúa thương chứ trong ngũ tạng chị nóng thế này thì chị dễ bị đứt một mạch máu não dẫn tới tình trạng liệt nửa người”. Sau đó thầy cho toa thuốc nam, đi mua uống 10 thang thì bình phục hoàn toàn. Chúng tôi cũng đã giúp toa thuốc này cho nhiều người. Thậm chí cách đây 2 năm tôi sang Mỹ và có một bà Soeur bị căn bệnh tương tự tôi đã làm thuốc giúp.
Qua biến cố chữa lành bệnh cho vợ tôi, tôi ngộ rằng : chính khi mình dấn thân phục vụ cho tha nhân là mình đang phục vụ cho chính mình.
2. Sau biến cố 1975 đời sống của nghề giáo gặp nhiều khó khăn nhưng đồng thời cũng là môi trường thuận tiện để làm việc tông đồ. Chúa đã ban cho tôi lòng nhiệt thành phục vụ công việc của Chúa trong giai đoạn này.
Lúc bấy giờ tôi đang dạy học tại Gia Kiệm, do làm nghề giáo cho nên có nhiều phụ huynh yêu mến. Khởi đầu tôi quy tụ một số huynh trưởng thiếu nhi, hằng tuần lên cầu nguyện tại nhà thờ, dần dần số người tham gia ngày càng đông. Ngoài việc chầu Thánh Thể chúng tôi tổ chức làm việc bác ái, chung tay góp gạo giúp người khó khăn hoặc ngày thứ bảy cùng giúp công góp của sửa chữa những mái nhà tranh dột nát. Chúng tôi cũng quy tụ con cái của chúng tôi những dịp mừng lễ Noel, giúp chúng cầu nguyện, làm bó hoa thiêng. Sau này đã có những người con làm linh mục. Sau một thời gian, nhóm chúng tôi được Cha Xứ và cha Phó quan tâm, các ngài dành thời gian huấn luyện Kinh Thánh hằng tuần cho nhóm chúng tôi. Lần lượt anh em trong nhóm cộng tác vào các vai trò mục vụ của giáo xứ.
Câu chuyện gia đình tôi xảy ra vào dịp lễ kính Thánh Giuse 19/3. Tôi còn nhớ rõ vào tối thứ sáu 19/3. Đứa con gái chúng tôi lúc bấy giờ độ 5,6 tuổi bị sốt trái rạ, ngay từ ngày thứ hai tôi nhờ trạm trưởng Y tế đến chích thuốc chữa trị, liên tục ông trưởng trạm y tế đến nhà tôi chích thuốc mỗi ngày, nhưng ngày thứ sáu ông bận không đến, đứa con tôi sốt trở lại. Trước khi tôi đến sinh hoạt với anh em ngày kính thánh Giuse, tôi đến trạm xá nhắc ông trưởng trạm y tế đến chích thuốc cho con tôi. Ông nhận lời và tôi yên tâm đi sinh hoạt. Khoảng hơn 9 giờ tối, một người anh em đến nhắn tôi về nhà gấp vì đứa con trở bệnh nặng. Tôi về đến nhà thấy vợ tôi đang ẳm đứa con gái, đứa con tôi thở mệt nhọc, ông trưởng trạm y tế ngồi bên cạnh. Tôi vào phòng cầu nguyện, lát ra nhìn đứa con thở khó nhọc mặt đang tím dần sau mũi thuốc chích, tôi thốt lên: “Xin anh tìm cái gì mà thông cho con tôi thở.” Ông trưởng trạm y tế giật mình và nhờ một người chạy qua trạm xá để lấy ống chuyền nước biển để thông. Còn tôi vội vàng đi thuê xe để đưa con tôi xuống Bệnh viện Thống Nhất Biên Hòa. Vừa đi thuê xe, tôi còn bình tỉnh thân thưa với Chúa: “ Chúa biết con đang gặp khó khăn tài chính. Nếu Chúa muốn cho con của con sống thì khi con thuê xe về đến nhà thì con gái con thở được để đi cấp cứu. Còn nếu không, thì khi con về đến nhà thì xin Chúa cất con của con đi, con sẵn sàng vâng theo ý Chúa”. Tôi về đến nhà thì con tôi thở lại được nhờ ông trưởng trạm y tế dùng dây chuyền nước biển để thông. Hai vợ chồng tôi cùng đưa con đi bệnh viện. Ngồi trên xe tôi định tâm xét mình xem: “ Tôi có mãi mê lo hoạt động tông đồ mà quên bổn phận trong việc lo chăm sóc con cái không?” Sau khi xét mình, tôi tạ ơn Chúa vì tôi đã làm tròn trách nhiệm khi con tôi đau yếu, tình trạng cấp cứu này là do lỗi ông trưởng trạm y tế chủ quan, và bỏ sót một lần chích. Sau đó tôi nói với bà xã tôi: “em yên tâm chúng ta đã làm tròn trách nhiệm với con, xuống bệnh viện có bác sĩ lo nhưng ngày mai em chịu khó ở với con trong bệnh viện, anh phải về đưa cha xứ đi giúp tĩnh tâm mùa Chay” Lúc đầu bà xã muốn níu kéo tôi cùng ở lại bệnh viện, nhưng sau khi tôi giải thích thì bà chấp nhận ở một mình.
Đến bệnh viện, bác sĩ trách ông trưởng trạm y tế đã giữ con bệnh cho đến giờ phút này, nếu chậm 30 phút nửa thì không thế cứu chữa được. Chúng tôi tạ ơn Chúa.
Đáng lẽ bệnh tình con tôi phải nhập viện 3 tuần lễ, nhưng Chúa thương chỉ sau một tuần là xuất viện nên không cản trở việc tôi đưa cha xứ đi giúp tĩnh tâm mùa Chay khoảng vào năm 1981, 1982.
Chi phí chữa bệnh con tôi là 1200 đồng, cha xứ giúp 500đ, anh em giúp 700đ.
Thật là những điều lạ lùng. Lo phục vụ công việc của Chúa, thì Chúa lo cho mọi sự. Chúa còn bù đắp những khiếm khuyết của kẻ khác, dù khiếm khuyết đó dẫn đến mất mạng sống. Chúng con tạ ơn Chúa muôn muôn ngàn lần.
3. …
Fx Trần Anh Dũng
17/03/2012.
Không có nhận xét nào: