Trọng Nghĩa(RFI) - Đúng như dự kiến, tổng thống Mỹ, vào hôm qua, 13/03/2012, đã nhanh chóng ký ban hành đạo luật cho phép bộ Thương mại Hoa Kỳ áp đặt thuế chống các mặt hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế phi thị trường, bị xét là đã được chính quyền sở tại trợ cấp. Như vậy, luật này sẽ có hiệu lực đối với một loạt sản phẩm, trong đó có 23 mặt hàng nhập từ Trung Quốc và một mặt hàng đến từ Việt Nam là túi nylon.
Tiến trình hình thành đạo luật này, từ lúc được soạn thảo cho đến lúc được ban hành, rất ngắn ngủi. Vào tháng 12 năm ngoái, sau khi bị một tòa án cấm không cho áp loại thuế này đối với hơn hai chục sản phẩm chủ yếu nhập từ Trung Quốc như thép, nhôm, giấy, dược phẩm… và cho rằng hành động đánh thuế này chưa được Quốc hội Hoa Kỳ cho phép, chính quyền Mỹ đã nhanh chóng phản ứng, đề nghị Quốc hội tiến hành thủ tục hợp pháp hóa các sắc thuế này.
Đề nghị của hành pháp đã được ngành lập pháp nhanh chóng đáp ứng, và ngày 05/03 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã cấp tốc thông qua văn bản luật. Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau, đến lượt Hạ viện bỏ phiếu tán đồng và chuyển qua cho tổng thống Obama ký ban hành.
Trong một bản thông cáo, Nhà Trắng khẳng định là đạo luật mới ban hành đã "nêu rõ là các loại thuế chống trợ cấp có thể được áp dụng đối với hàng hoá được trợ cấp Nhà nước đến từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường".
Cũng theo Nhà Trắng, đạo luật này cho phép bộ Thương mại "điều hòa mức thuế chống bán phá giá đánh trên các mặt hàng hóa nhập từ các nước có nền kinh tế phi thị trường khi thuế chống trợ cấp đồng thời được áp dụng".
Về mặt chính thức, đạo luật này nhắm vào hàng nhập đến từ tất cả các nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế, đối tượng chính của biện pháp áp thuế này là hàng nhập từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Mỹ. Washington luôn tố cáo các khoản trợ cấp khổng lồ mà Nhà nước Trung Quốc dành cho các công ty nội địa khiến cho các doanh nghiệp Mỹ phải gánh chịu bất lợi. Vào năm 2011 chẳng hạn, Hoa Kỳ đã nhập gần 400 tỉ đô la hàng hóa từ Trung Quốc.
Bắc Kinh, lẽ dĩ nhiên, đã phủ nhận việc họ tài trợ cho các công ty xuất khẩu, và tố cáo ngược lại là chính Hoa Kỳ đã làm việc đó, khi tung ra các gói cứu trợ giúp hai tập đoàn chế tạo xe hơi Mỹ Chrysler và General Motors. Mới đây, vào thượng tuần tháng Ba, bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đã cho là văn bản luật về thuế chống trợ giá đã đi "chệch đường" so với luật lệ Hoa Kỳ và quốc tế.
Tiến trình hình thành đạo luật này, từ lúc được soạn thảo cho đến lúc được ban hành, rất ngắn ngủi. Vào tháng 12 năm ngoái, sau khi bị một tòa án cấm không cho áp loại thuế này đối với hơn hai chục sản phẩm chủ yếu nhập từ Trung Quốc như thép, nhôm, giấy, dược phẩm… và cho rằng hành động đánh thuế này chưa được Quốc hội Hoa Kỳ cho phép, chính quyền Mỹ đã nhanh chóng phản ứng, đề nghị Quốc hội tiến hành thủ tục hợp pháp hóa các sắc thuế này.
Đề nghị của hành pháp đã được ngành lập pháp nhanh chóng đáp ứng, và ngày 05/03 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã cấp tốc thông qua văn bản luật. Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau, đến lượt Hạ viện bỏ phiếu tán đồng và chuyển qua cho tổng thống Obama ký ban hành.
Trong một bản thông cáo, Nhà Trắng khẳng định là đạo luật mới ban hành đã "nêu rõ là các loại thuế chống trợ cấp có thể được áp dụng đối với hàng hoá được trợ cấp Nhà nước đến từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường".
Cũng theo Nhà Trắng, đạo luật này cho phép bộ Thương mại "điều hòa mức thuế chống bán phá giá đánh trên các mặt hàng hóa nhập từ các nước có nền kinh tế phi thị trường khi thuế chống trợ cấp đồng thời được áp dụng".
Về mặt chính thức, đạo luật này nhắm vào hàng nhập đến từ tất cả các nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế, đối tượng chính của biện pháp áp thuế này là hàng nhập từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Mỹ. Washington luôn tố cáo các khoản trợ cấp khổng lồ mà Nhà nước Trung Quốc dành cho các công ty nội địa khiến cho các doanh nghiệp Mỹ phải gánh chịu bất lợi. Vào năm 2011 chẳng hạn, Hoa Kỳ đã nhập gần 400 tỉ đô la hàng hóa từ Trung Quốc.
Bắc Kinh, lẽ dĩ nhiên, đã phủ nhận việc họ tài trợ cho các công ty xuất khẩu, và tố cáo ngược lại là chính Hoa Kỳ đã làm việc đó, khi tung ra các gói cứu trợ giúp hai tập đoàn chế tạo xe hơi Mỹ Chrysler và General Motors. Mới đây, vào thượng tuần tháng Ba, bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đã cho là văn bản luật về thuế chống trợ giá đã đi "chệch đường" so với luật lệ Hoa Kỳ và quốc tế.
Không có nhận xét nào: