Một chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc chở đầy các con hào đánh bắt được ở Biển Đông (hình do Hải quân Philippines cung cấp ngày 10/4/2012) |
VOA - Một chiếc tàu hải quân của Philippines, 2 chiếc tàu của Trung Quốc và ít nhất 8 chiếc tàu đánh cá đang lâm vào một vụ giằng co gần một bãi đá ngầm trong vùng Biển Ðông mà Philippines nói nằm sâu trong lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, Trung Quốc lại nói các ngư dân của họ đang ở trong lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Một chiếc tàu hải quân của Philippines, 2 chiếc tàu của Trung Quốc và ít nhất 8 chiếc tàu đánh cá đang lâm vào một vụ giằng co gần một bãi đá ngầm trong vùng Biển Ðông mà Philippines nói nằm sâu trong lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, Trung Quốc lại nói các ngư dân của họ đang ở trong lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Hải quân Philippines nói trong mấy ngày vừa qua, tàu tuần duyên của họ đã phát hiện các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong lãnh hải của họ ngoài khơi vũng Scarborough, cách tỉnh Zambales của Philippines 230 kilomét về phía tây.
Philippines lập luận rằng khu vực này nằm ngay trong phạm vi đặc khu kinh tế 370 kilomet của họ do luật quốc tế ấn định. Người đứng đầu hải quân nói các sĩ quan đã lên 8 chiếc tàu và tìm thấy san hô, những con hào lớn, và cá mập sống được Philippines liệt kê vào các con vật có nguy cơ tuyệt chủng. Ông nói họ đã không bắt được các ngư dân này bởi vì 2 chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc đã đến nơi và đậu giữa các tàu đánh cá và chiếc tàu tuần của Philippines.
Một bể chứa cá mập và các con hào lớn trên tàu đánh cá của Trung Quốc (ảnh do hải quân Philippines cung cấp).
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã triệu tập đại sứ Trung Quốc và nói ông đã nhắc lại Quy ước về Luật biển của Liên Hiệp quốc, khẳng định rằng một quốc gia có chủ quyền đối với vùng biển nằm cách bờ biển của mình 370 kilomet. Ông nói vòng đàm phán đầu tiên đã bị bế tắc.
Ngoại trưởng Philippines nói: “Tôi đã nói rằng nếu bị thách thức, Philippines sẵn sàng bảo vệ chủ quyền.”
Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Ðông, dựa trên một bản đồ đã có từ nhiều thế kỷ. Ngoài Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi chủ quyền một phần hay toàn bô vùng biển này, là khu vực có trữ lượng lớn về dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên, và cũng là một trong những tuyến hàng hải nhiều tàu bè qua lại nhất.
Trong năm vừa qua, Philippines đã than phiền về nhiều vụ đụng độ với Trung Quốc trong vùng Biển Ðông. Trung Quốc vẫn giữ nguyên tuyên bố đòi chủ quyền.
Trong một cuộc họp báo hôm nay, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ông Lưu Vị Dân nói rằng Trung Quốc đã “mở các cuộc trình bày nghiêm túc”với Philippines về sự việc xảy ra trên bãi đá ngầm được dân địa phương gọi là Hoàng Nham.
Hai tàu hải giám của Trung Quốc ở Biển Ðông (ảnh do hải quân Philippines cung cấp)
Người phát ngôn này nói mưu toan của Philippines thực hiện điều được gọi là các hoạt động thực thi công lực trong vùng nước ngoài khơi đảo Hoàng Nham vi phạm chủ quyền của Trung Quốc cũng như thỏa thuận giữa hai nước là duy trì hòa bình và ổn định trong vùng Biển Ðông.
Trong một thông cáo, văn phòng đại sứ Trung Quốc kêu gọi Philippines đình chỉ điều họ gọi là các hoạt động phi pháp của hải quân và đòi tàu của Philippines rời khỏi khu vực. Chiếc tàu Gregorio Del Pilar do Hoa Kỳ chế tạo, được đặt ở cửa vịnh, tiếp tục chận hai chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc và các tàu đánh cá. Hải quân Philippines nói chưa có gì được đưa ra khỏi những chiếc tàu này.
Trong khi đó, Lực lượng Tuần duyên Philippines cho hay sẽ bố trí một tàu tuần để canh chừng chiếc tàu hải quân, là tàu chiến duy nhất của Philippines.
Ngoại trưởng del Rosario tỏ ý tin tưởng rằng tình hình sẽ không leo thang thành một vụ xung đột có vũ trang. Ông nêu ra quan hệ đối tác kinh tế vững chắc giữa Philippines và Trung Quốc và sự cam kết của hai nước muốn xây dựng bang giao thân thiện.
Cách đây 3 tuần, Philippines đã khai trương một cuộc trao đổi văn hóa trong 2 năm với Trung Quốc nhám củng cố bang giao thân thiện giữa hai nước. Phần khai trượng của phía Bắc Kinh là vào ngày hôm nay.
Không có nhận xét nào: