Trao tiếng nói cho giáo dân ở những "nơi Chúa khóc" - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
21 tháng 5, 2012

Trao tiếng nói cho giáo dân ở những "nơi Chúa khóc"

Mark Riedemann, người điều khiển chương trình 



Rôma, 04.05.2012 (Zenit.org) - Người ta ước lượng có 59% dân số thế giới đang sống trong những hoàn cảnh hạn chế tự do tôn giáo một cách trầm trọng hoặc rất trầm trọng, ông Mark Riedemann than phiền. 

Quả vậy, từ năm 2003 đến năm 2010, ở châu Á, châu Phi và Trung-Đông, những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào người tín hữu Kitô -nạn nhân của 70% những bạo hành tôn giáo diễn ra trên toàn thế giới- đã gia tăng 309%. 

Nhưng kể ra như thế nào qua truyền thông về sự bách hạch Giáo Hội đây ? "Bằng cách để cho những người trong cuộc phát biểu", đó là câu trả lời của ông Mark Riedemann, giám đốc hệ thống truyền thanh, truyền hình Công Giáo (Catholic Radio and Televusion Network, CRTN) và là người trách nhiệm quốc tế về truyền thông của tổ chức Trợ Giúp Giáo Hội Lâm Nguy (AED). 


Từ năm 2005, Giáo Hội và CRTN đã thực hiện một tờ tuần san mang tên là "Nơi mà Chúa Khóc" (Where God Weeps). Sở dĩ có cái tên này là vì linh mục Werenfried van Straaten, người sáng lập AED đã ấn định nhiệm vụ cho tổ chức của ông là "Hãy lau khô nước mắt của Chúa ở bất cứ nơi nào Ngài khóc". 

Chương trình này, được phát tuyến trên internet (www.wheregodweeps.org) và nhiều đài phát thanh, truyền hình Công Giáo nói tiếng Anh, đã tường thuật và qua các cuộc trao đổi, những hình ảnh bách hại mà Giáo Hội phải hứng chịu, và nhiều cuộc phỏng vấn đã được Zenit phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ. 

Ông Mark Riedemann cho biết : "Chúng tôi thực hiện quay và ghi hình nhờ các đoàn quay địa phương, hoặc là chúng tôi trao máy vi âm cho những khách mời của Trụ Sở quốc tế của AED". 

Bộ chỉ huy của tổ chức này đặt tại Köngstein, Cộng Hòa Liên Bang Đức, tiếp đón thường xuyên quan khách đến từ khắp nơi trên thế giới để nhờ sự yểm trợ, nhưng "trợ giúp tài chính không phải là trợ giúp duy nhất mà các giáo dân bị bách hại cần có" : "Rất nhiều người cảm thấy cô đơn, vì không có ai biết đến những đau khổ của họ". 

Đó là lý do tại sao, trong suốt 7 năm trời nay, các giám mục, linh mục thừa sai, tu sĩ nam nữ, và giáo dân chức sắc đã biểu lộ lòng biết ơn sâu xa đối với chương trình "Nơi Mà Chúa Khóc" : "chúng tôi không giới hạn cung cấp cho họ một kênh phát tuyến để họ nói về những đau khổ của họ, -người trách nhiệm truyền thông của AED nói- nhưng nếu điều này không thực hiện được, vì sợ hãi hoặc trong trường hợp tình trạng tự do tôn giáo bị giới hạn nặng nề, thì chúng tôi sẽ làm thay họ". 

Hiện nay, ở ít nhất 22 nước trên thế giới, người giáo dân đang bị bách hại nghiêm trọng. Họ là nạn nhân của nạn Hồi Giáo cực đoan như ở Irak, Pakistan, Ả-rập Sê-út; của nạn quốc gia cực đoan như ở Ấn Độ, Inđônêxia; hay bị Nhà Nước săn đuổi như ở Trung Quốc, Erythrée, Bắc Triều Tiên, Cuba vv... Ông Mark Riedemann nói tiếp : "Và nếu ơn gọi của giáo dân là vẫn phải tiếp tục sống trên những vùng đất đó, thì ơn gọi của chúng tôi là phải khiến cho thế giới biết rõ câu chuyện của họ". 

Tổ chức CRTN là một mạng truyền thông Công Giáo –được AED hỗ trợ- chuyên về sản xuất và phân phối các phim ảnh tài liệu và các chương trình truyền hình, ra đời năm 1987 nhằm hỗ trợ canh tân các phương tiện truyền thông Công Giáo và cổ vũ một sự tái sinh của nền giáo dục tôn giáo ở Đông Âu. 

"Tôi đã gia nhập CRTN năm 1001, ông nhớ lại, lúc đó chúng tôi thực hiện "Radio Blagovest. Lời kêu gọi cầu nguyện" : một chương trình truyền thanh nhắm vào người Công Giáo và Chính Thống Giáo của Liên Xô cũ". 

Từ đó, truyền thông tôn giáo đã thay đổi rất nhiều. Nhất là sau năm 1996, khi thế giới số học đã mở ra cho Giáo Hội những cánh cửa của thị trường thông tin. Các nhà sản xuất Công Giáo không còn phải cạnh tranh với những nhà sản xuất tư nhân để có được những không gian nhỏ bé trên các kênh quốc gia, và các đài phát thanh Công Giáo đã bắt đầu "mọc lên như nấm gặp mưa". Ngày nay có đến hàng trăm đài và thật cũng khó mà đưa ra được một con số chính xác. 

Hệ thống phát thanh tôn giáo, với nhiệm vụ hỗ trợ sứ mạng "tân phúc âm hóa" của Giáo Hội, đang có những vận hội mới và những thách thức mới, nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với sự cạnh tranh của các phương tiện truyền thông, phải tìm được những phương tiện và tài năng cao cấp : "Một bài toán mà đáp án không đơn giản.Và hiện có nhiều đài phát thanh Công Giáo đang chật vật để tồn tại", ông Mark Riedemann kết luận. 

Océane Le Gall & Mai Khôi TNCG phỏng dịch 



Trao tiếng nói cho giáo dân ở những "nơi Chúa khóc" Reviewed by Hoài An on 5/21/2012 Rating: 5 Mark Riedemann, người điều khiển chương trình  Rôma, 04.05.2012 (Zenit.org) - Người ta ước lượng có 59% dân số thế giới đang sống...

Không có nhận xét nào: