Phép lạ Cuối cùng - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
29 tháng 6, 2012

Phép lạ Cuối cùng

Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - "Được chứ," Đức Đạt Lai Lạt Ma nghiêng đầu sang bên nói, "Được chứ, có lẽ trong đạo Phật có điều này có thể giúp chị. Trong đạo Phật chúng tôi tin Đức Phật hiện hữu trong lòng mọi chúng sinh, luôn luôn hiện hữu, dù ta có thể thấy Ngài ở trong lòng mình hay không. Cho nên ta có thể nhìn vào đôi mắt của kẻ tra tấn mình, ngay cả khi họ đang tra tấn ta, và thấy Đức Phật. Tương tự như thế, cho dù ta cảm thấy mình xấu xa thế nào chăng nữa, hay đã làm điều gì chăng nữa, Đức Phật vẫn luôn luôn bên ta- ta có thể thấy Ngài, thấy Ngài lại, bất kỳ lúc nào ta muốn".

Dịp ấy đến khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc diễn văn vào năm 1984 ở New York trước một nhóm luật sư về nhân quyền. Tôi ao ước thấy ông và một người bạn trong ủy ban tổ chức đã cho tôi vào dự mà khỏi phải trả lệ phí 500 đô la. Đấy là phép lạ thứ nhất.

Rồi khi tôi ngồi đấy lắng nghe ông- khi quanh ông là những nhà sư, người bảo vệ, lãnh đạo các công ty, và người nổi tiếng, tôi nghe ông nói rất bình dị và chân thành về tâm từ bi.

Tâm từ bi, ông nói khi trả lời một câu hỏi, là điều quan trọng nhất trên đời - và là phẩm chất quan trọng nhất mà gia đình người Mỹ nên trau dồi. Đấy là phép lạ thứ hai.

Vì lúc ấy lòng tôi rất bất an - quanh tôi là những kẻ đầy quyết tâm, nhưng thật sự thường hèn hạ, và là những người không sống và làm ăn một cách tôi nghĩ là chân chính. Họ không có tâm từ bi - nhưng vì để bảo vệ mình, tôi cảm thấy mình cũng đang trở thành giống như họ.

Cho nên, khi tôi lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma, một câu hỏi chợt chín muồi trong đầu: "Những ai đã mất đi tâm từ bi, hay ban đầu chưa bao giờ có tâm từ bi ấy, thì liệu họ có thể có lại được không và nếu được thì bằng cách nào?". Rõ ràng, một câu hỏi hiện sinh nhưng là một câu hỏi tưởng chừng hết sức cấp bách và thiết thực.

Tôi cần, cần vô cùng được Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời câu hỏi ấy. Cho nên, tôi đứng lên xếp hàng để hỏi ông, nhưng không thành vì ngay khi sắp đến phiên tôi họ không còn nhận các câu hỏi từ thính giả nữa.

Tôi định quyết không ngồi xuống... nhưng trong hoàn cảnh như thế làm vậy có vẻ không đúng, vì thế tôi đành ngồi xuống, nhưng câu hỏi chưa được hỏi tưởng chừng cháy bóng trên môi. Sau đấy là tiệc đãi khách, và tuy Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ được đưa đi dùng cơm tối tại nơi rất riêng tư, nhưng trong lúc chờ ông chắc đang đói. (Từ xa tôi nhìn thấy ông đang ăn tạm có lẽ mấy miếng chíp Doritos. Ông rất rõ ràng là người thánh thiện, nhưng cũng thật tự nhiên bình dị.)

Rồi trong lúc tôi đứng ở đấy, lòng còn buồn bực về câu hỏi chưa được trả lời, thì phép lạ thứ ba xuất hiện.

Tôi chợt nhìn lên và thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma đang đi thẳng đến tôi. Tưởng chừng như thể biển thật sự rẽ ra trước mặt ông, và ông đi thẳng đến chỗ tôi, nắm lấy hai tay tôi khi tôi chắp tay chào, rồi ông nghiêng đầu và nói, "Sao? Sao?"

Lúc chúng tôi đứng đấy, ông cầm tay tôi, tôi buột miệng hỏi rồi khóc nức nở trước tất cả vinh hạnh này: "Những ai đã mất đi tâm từ bi, hay ban đầu chưa bao giờ có tâm từ bi ấy, thì liệu họ có thể tìm thấy hay có lại được không và nếu được thì bằng cách nào?". Ông gật đầu quả quyết và nói, "Được chứ, được chứ."

Và khi ông nhìn chăm chú thật sâu vào mắt tôi trong khoảnh khắc tưởng chừng vô tận, ông trả lời: Đức Phật luôn luôn ở trong lòng mỗi người chúng ta, luôn luôn hiện diện sẵn sàng để cho ta tìm lại Ngài, về lại với Ngài, thấy Ngài sáng ngời trở lại trong lòng ta vào bất kỳ lúc nào ta sẵn sàng.

Cho nên tất nhiên, nếu ta tìm thấy Đức Phật hay tìm lại Đức Phật, ta tìm thấy tâm từ bi. Phép lạ thứ tư.

Tất nhiên, tôi hỏi về sự giải thoát. Đức Đạt Lai Lạt Ma bảo tôi giải thoát là điều ta có thể đạt được. Rồi từ đấy cuộc đời tôi vĩnh viễn thay đổi.

Tôi đã thoát ra khỏi những hoàn cảnh khó khăn nhất, sau đấy lập công ty riêng để làm việc với khách hàng và những nhân viên ở các cấp cao nhất và theo những cách có thể tăng giá trị không chỉ cho họ và tổ chức của họ, mà còn cho thế giới. Những giá trị được chia sẻ chung trên cơ sở toàn cầu.

Hôm nay Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng giải thưởng Templeton ở Luân Đôn tại nhà thờ Thánh Phao lô. Và tôi hân hạnh nói rằng tôi là thành viên của nhóm rất nhỏ đã đề cử trao giải thưởng cho ông! Tôi chia sẻ câu chuyện này với Ủy ban, và câu chuyện khẳng định sự thật rằng con người thánh thiện này đã ảnh hưởng đến rất nhiều người. Thông điệp của ông bắt đầu từ cung điện Potala ở Tây Tạng đã tỏa sáng ra khắp nơi trên thế giới để ảnh hưởng đến rất nhiều người trong chúng ta, để thay đổi cuộc đời chúng ta, và thế giới, theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Thông điệp của ông là thông điệp rất mạnh mẽ. Và gần như hai triệu đô la nhận từ giải thưởng ấy sẽ được xử dụng vào những mục đích tốt.. nhằm cứu người, và truyền bá xa hơn nữa thông điệp vốn đã rất phổ biến.

Cách đây 18 năm ở thành phố New York tôi đã thấy rằng các phép lạ quả thực có thể xảy ra.

Và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bảo tôi thế.

Vì tâm từ bi cho người khác và cho mình là phương thuốc chống lại sự tuyệt vọng, căng thẳng, tàn nhẫn và độc ác. Dù tôn giáo, niềm tin, và quan điểm của ta thế nào chăng nữa thì đấy vẫn sự thật rất cao quý.

Và sự thật ấy chính là phép lạ cuối cùng.

Davia Temin - Nguồn: Huffington Post 14/5/2012
Phép lạ Cuối cùng Reviewed by Em Binh on 6/29/2012 Rating: 5 Davia Temin (HuffingtonPost) Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - " Được chứ," Đức Đạt Lai Lạt Ma nghiêng đầu sang bên nói, &...

Không có nhận xét nào: