Nguyễn Thu Trâm - Thế giới loài người đang hết sức sững sốt khi nhận được tin Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia các hoạt động trong Hội Đồng Nhân Quyền để tiến tới việc ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền nhiệm kỳ 2014-2016.
Hội
Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tiếng Anh là United Nations Human Rights Council
- UNHRC là một cơ cấu liên chính phủ - inter-governmental body, trực thuộc Đại
Hội đồng Liên Hiệp Quốc, ra đời ngày 15 tháng 3 năm 2006 theo nghị quyết
A/RES/60/251 sau khi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thành lập
một tổ chức nhân quyền mới, thay thế một Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã chấm
dứt hoạt động năm 2006. Nghị quyết này được sự ủng hộ của hầu hết các thành
viên Liên Hiệp Quốc, trừ Mỹ, Israel, Palau và quần đảo Marshall bỏ phiếu chống
và Belarus, Iran và Venezuela bỏ phiếu trắng.
Việc
thành lập Hội đồng Nhân quyền là một trong những hành động nhằm cải tổ Liên Hiệp
Quốc và các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc; khi Ủy ban Nhân quyền – CHR - bị nhiều
nhỉ trích rằng đã để những quốc gia có nhiều hành động phi nhân quyền làm thành
viên và thao túng.
Ngày
19 tháng 6 năm 2006, Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc đã họp phiên đầu tiên tại Genève, Thụy Sĩ với sự tham gia của
trên 100 quốc gia. Tại đây, ông Luis Alfonso de Alba người Mexico đã được bầu
là Chủ tịch Hội Đồng Nhân quyền. Với nhiệm vụ chính là xem xét các vụ vi phạm
nhân quyền trên toàn thế giới. Tùy mức độ vi phạm, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp
Quốc sẽ đưa ra cách giải quyết mà cao nhất là yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc can thiệp. Trên danh nghĩa, UNHRC là một trong ba hội đồng của LHQ ngang
hàng với Hội đồng Bảo An và Hội Đồng Kinh Tế, Xã Hội Và Văn Hóa (ECOSOC). Ba Hội
Đồng này đảm trách ba nhiệm vụ quan yếu của LHQ là gìn giữ hòa bình, phát triển
hợp tác kinh tế và bảo vệ nhân quyền.
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc có một đặc điểm mà nhiều người ít chú ý đến đó là Hội Đồng này có quyền cứu xét đến tất cả các loại vi phạm nhân quyền xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Cho nên, dù có một quốc gia cố tình tránh né không ký kết tham gia vào một công ước nhân quyền quốc tế nào đó, thì nước đó vẫn có thể bị đưa ra phê phán trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được xem như là một loại tòa án công luận cho nên đã gây khó chịu rất nhiều cho quốc gia liên hệ. Nhiều quốc gia xem việc làm này đã bêu xấu họ về mặt chính trị trên trường quốc tế.
Về
mặt lịch sử, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là hậu thân của Ủy Hội Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc – United Nations Commission on Human Rights - là cơ chế đã có công
soạn thảo ra bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền lịch sử hồi năm 1948 – The Universal Declaration of Human Rights 1948-. Những
năm về sau, vì nạn bè phái, nên ủy hội này không còn hoạt động hữu hiệu được nữa.
Trong
phiên họp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp
Quốc đầu năm nay vào chiều ngày 28 tháng 2 tại Geneva, Thụy Sỹ, Thứ trưởng thường
trực Bộ Ngoại giao của cộng sản Việt Nam Phạm Bình Minh đã thông báo, "Việt Nam
quyết định ứng cử vào cơ quan này trong nhiệm kỳ 2013-2016. Ông khẳng định, Việt
Nam sẽ đảm nhiệm tốt vai trò này và sẽ có những đóng góp tích cực vào công việc
chung của Hội đồng Nhân quyền, vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng." Sic!
Cũng
trong dịp đó, thứ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh cũng rêu rao rằng: "Chính sách, luật
pháp và thành tựu đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, đặc biệt là về xóa đói giảm
nghèo, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tốt hơn các quyền cơ bản của người
dân. Phạm Bình Minh cũng lên gân phô trương trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp
Quốc rằng bằng việc kiên trì theo đuổi 3 trụ cột trong Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và nhà nước pháp quyền,
các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tăng cường. Thật mỉa mai! Bởi
tình trạng đói nghèo của dân chúng Việt Nam hiện nay thì không nói ra những thế
giới ai ai cũng nắm rõ, nhất là tình trạng vi phạm nhân quyền của đảng và nhà
nước Việt Nam đã trở thành hệ thống, và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn." Sic!
Gần
đây, tại khóa họp thứ 21 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc cũng tại Geneva,
Thụy Sĩ, từ ngày 10 tháng 9 đến ngày 28 tháng 9 vừa qua, để thảo luận báo cáo
của 10 báo cáo viên đặc biệt, nhóm làm việc và chuyên gia độc lập phụ trách các
chủ đề về trẻ em trong xung đột vũ trang, người bản địa, lính đánh thuê, tác hại
chất thải độc hại, nước sạch, đói nghèo cùng cực, chống phân biệt chủng tộc,
các hình thức nô lệ hiện đại, nhân quyền và đoàn kết quốc tế, dân chủ và trật tự
quốc tế công bằng.
Tại
phiên họp này Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia các hoạt động trong Hội
đồng Nhân quyền để tiến tới việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ
2014-2016. Tất nhiên theo quy định của Liên Hiệp Quốc, để được đắc cử thì mỗi ứng
cử viên phải đạt được số phiếu tuyệt đối trên tổng số 192 thành viên của Liên
Hiệp Quốc, nghĩa là phải có 97 phiếu thuận. Với những thành tích nhân quyền của
Việt Nam trong những năm sau khi đã được trở thành thành viên của WTO cho đến
nay, mà nỗi cộm như việc bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa, rồi
tống giam Ngài trở lại vào ngục trong khi Ngài vẫn đang bị tai biến mạch máu
não, dẫn tới bán thân bất toại. Tiếp đến là việc trấn cướp các cơ sở tôn giáo bất
hợp pháp, như cướp đất của Giáo Xứ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Giáo Hoàng Học Viện,
Cồn Dầu hay vụ cướp đất Thủ Thiêm để xây dựng khu đô thị mới bằng hình thức giải
tỏa Chùa Liên Trì, Vườn Cầu Nguyện và Trung Tâm Mục Vụ của Giáo Hội Mennonite, giải tỏa Trại Phong Thanh Bình,
xua đuổi hàng trăm bệnh nhân phong ra sống
ở vĩa hè, và tạo ra một tầng lớp mới trong xã hội là tầng lớp dân oan khiếu kiện
rồi tống giam họ vào tù vì tội khiếu kiện vượt cấp là “gây rối trật tự nơi công
cộng” hay “chống người thi hành công vụ”
như vụ việc cướp đất ao đầm của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Tiên
Lãng, Hải Phòng với hệ lụy là cả gia đình phải chịu cảnh lao lý ngục tù mà số nợ
hơn chục tỷ đồng vay mượn để quai đê lấn biển hiện vẫn đang là chiếc thòng lọng
xiết cổ những nông dân thấp cổ bé họng này. Rồi đến vụ bắt giam, truy tố và kết
án tù những người yêu nước, chống giặc Tàu xâm lược, bằng những hình thức phản
kháng ôn hòa như biểu tình, như tọa kháng tại nhà đối với Phạm Thanh Nghiên,
Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội, hay đối với vụ việc bắt bớ,
xét xử và kết án tù những nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động như
Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, chỉ vì họ dám bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người lao động, chống lại mọi sự đàn áp, bóc lột sức
lao động của các chủ cả, tức là, những nhà hoạt động trẻ tuổi này đang hoạt động
để bảo vệ quyền của con người mà họ bị bắt giam bị phạt tù, thì thử hỏi rằng Việt
Nam có đủ tư cách để trở thành một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp
Quốc để bảo vệ quyền làm người hay không, khi họ liên tục vi pham nhân quyền và
liên tục chống lại những người bảo vệ quyền làm người?
Trước
mùa Giáng Sinh năm 2011, một nhạc sỹ trẻ yêu nước là Việt Khang, chỉ vì đã sáng
tác một số ca khúc bày tỏ nỗi xót đau trước hiểm họa mất nước, và kêu gọi mọi
người hãy có trách nhiệm trước sự tồn vong của đất nước của quê hương mà cũng
đã bị bắt giam cho đến nay vẫn chưa rõ tung tích sống chết ra sao. Đây là thiên
chức bảo vệ nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đó chăng?
Tệ
hại hơn nữa gần đây 17 thanh niên Tin Lành và Công Giáo chỉ hoạt động vì sự sống,
chỉ khuyến khích con người chung sống hòa bình, chỉ kêu gọi con người chấm dứt
hành động giết người bằng hình thức phá thai, nạo thai thế mà họ đã bị bắt
giam, bị đưa ra xét xử và bị kết án tù. Nhà nước Việt Nam có tự hào về thành
tích nhân quyền này chăng?
Gần
đây nhất, nhà nước Việt Nam đã tuyên phạt mức án 26 năm tù và 11 năm quản thúc
cho 3 nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài gòn
Phan Thanh Hải chỉ vì họ bày tỏ lòng yêu nước thương nòi qua những trang nhật
ký cá nhân, chỉ vì họ phản kháng một cách ôn hòa trước hành động xâm lăng, cướp
đất, lấn biển của Giặc Tàu. Đảng và chính phủ Việt Nam chắc phải Hãnh diện lắm với
Thiên Triều Trung Cộng với thành tích đàn áp và khủng bố này, nhưng trong phiên
họp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, khi đệ nạp hồ sơ ứng cử vào Hội Đồng
Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, thứ trưởng ngoại giao Phạm Bình
Minh có báo cáo những thành tích nhân quyền trên đây cho cộng đồng quốc tế được
tường lãm hay không?
Trong
chuyến thăm hữu nghị chính thức nước bạn CUBA cộng sản, tại Trường Đảng Cao cấp
Nico Lopez, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch Raul
Castro Ruz rằng Việt Nam khẳng định ủng hộ Cuba ứng cử vào Hội đồng Nhân Quyền Liên
Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Về phần mình, Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch Raul
Castro Ruz thay mặt đảng và nhà nước cộng
sản Cuba cũng khẳng định ủng hộ Việt Nam ứng cử vào các vị trí thành viên Hội Đồng
Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Đây thực sự là “ngưu tầm ngưu, mã
tầm mã” vậy!
Với
những vi phạm nhân quyền có hệ thống của đảng và nhà nước Việt Nam trong suốt
thời gian qua, việc Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng
chẳng khác gì một cô gái điếm muốn lên giảng đường để dạy dỗ các nữ sinh viên về
cái đức hạnh của người phụ nữ và cũng chẳng khác gì một tên đạo chích, chuyên
trộm cắp, chuyên cướp của giết người lại muốn lên diễn đàn để dạy dỗ con người
ta về đạo nghĩa hay muốn làm quan tòa để xét xử những vụ án trộm cắp hay giết
người cướp của vậy.
Một
nhà nước độc tài đảng trị hiện ssđang tước đoạt hết mọi quyền tự do dân chủ,
nhân quyền của chính nhân dân mình mà lại tham vọng ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc, thật vô cùng bất xứng.
Nguyễn
Thu Trâm
Nguồn: http://vietluan.com.au/
Không có nhận xét nào: