Ảnh: DanLambao |
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nói về lòng tự trọng của giới cầm quyền trong thời kỳ Đồ Đảng, thì con người thua xa bọn Ếch nhái. Trước khi “giải trình” công tác nghiên cứu khoa học hoành tráng dưới ánh sáng gắn liền với tối thui như độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, đưa đến khám phá ngoạn mục trên đây, người viết “lưu ý” quí bạn đọc về ý nghĩa của hai chữ “tự trọng” trong nền văn hóa mới con người mới XHCN thời gian qua đã bị hiểu chệch hướng, đưa đến những phán xét oan sai cho kẻ nọ người kia, nhất là đối với một bộ phận không nhỏ các vị lãnh đạo đất nước luôn hy sinh vì hạnh phúc của nhân dân.
Việc hiểu chệch hướng này đã gây hậu quả nghiêm trọng, khiến cho tuyệt đại bộ phận trong quần chúng cực kỳ “bức xúc”, đồng loạt lên tiếng đòi “một đồng chí trong Bộ Chính Trị” đang đứng trên bục giảng dạy người khác lòng và phải biết tự trọng:
“Cút! Cút! Cút!”
“Cút ngay, cút ngay!”
“Có cút ngay đi không!”
“Có cút không thì bảo”
“Khôn hồn thì biến ngay”
Đấy, giả như “đồng chí X” là người không có bản lãnh “tự trọng” (Tự trọng, theo “nghĩa” mới sẽ “định” ở phần sau) cứ cút đi theo yêu cầu của nhân dân, thì sau này đất nước mình còn lấy đâu ra những Vina... này Vina... kia như Vinachìm, Vinacháy... trước đây nữa, và chắc chắn sẽ còn nhiều Vina độc chiêu hơn, vì kinh nghiệm cho thấy, sau khi “nhận trách nhiệm” về vụ Vinashin, Tun tun vẫn “tự trọng” nhất quyết ngồi đó; thế là ló ra vụ Vinalines. Xưa, có kẻ dám đổ “ngàn vàng mua một trận cười như không”. Nay, ta đổ, đốt cả hàng tỷ đôla Mỹ làm mếu mặt cho cả trăm triệu người vẫn tỉnh bơ, há không chơi ngon chơi ngông gấp bội phần bọn phong kiến thời Tố Như tiên sinh sao.
Cũng như thuyết Tiến hóa của Darwin, từ con vượn lông lá khẹc khẹc đu qua đu lại trên non; dần dà biến thành người; vượt đồng vượt suối về thành, nhào vô nhà cao cửa rộng sẵn có, nhảy tót một phát lên ghế bành ngồi chò hỏ, nhâm nhi cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc; vỗ “bép bép” cho sạch bụi đường rừng hai chân, xỏ giày Gia Định chiến lợi phẩm láng cóng, còm lê đen, thắt cổ (cà vạt) điều; xe cộ inh ỏi, cờ phướn phất phơ, nhưng chẳng vì vậy mà lơ là với Vượn tổ, lo xây nhà thờ họ to tổ bố...
Thuyết... Tiến lên CNXH của đảng ta, ý nghĩa của hai chữ “tự trọng”, từ “mình tôn trọng danh dự của chính mình” đã từng bước từng bước tiến lên, qua Cải cách Ruộng đất, qua Thảm sát Mậu Thân, qua Nội chiến 20 năm tương tàn, qua Tập trung Cải tạo, qua Kinh tế Mới, qua Đánh Tư sản mại bản, qua Cào bằng mọi thứ của Miền Nam cho xuống bằng Miền Bắc, qua múa gậy vườn hoang tung hoành cưỡng chế nhà cửa ruộng đồng của nhân dân do tập đoàn này, nhóm lợi ích nọ, rồi leo lên đỉnh cao là diễn đàn Đại Hội 6/K.11 nói không thẳng nói không thật, nói vòng vòng, nói quanh quanh, để nhân dân cả nước chửi như “con tự do”, thế giới khinh bỉ, và “một đồng chí trong BCT” vẫn mặt lì, thì nghĩa của “Tự trọng” bây giờ phải hiểu là: “mình phải xem mình là trọng; không ai trọng mình nữa thì mình phải trọng lấy bản thân, vẫn cố bình chân như vại, quyết không để kẻ thù nào lật đổ, chẳng để thế lực nào hất đổ”.
Trước khi tiếp tục... "tự trọng..”, xin bạn đọc thông cảm cho tác giả hơi bị dài về tân khái niệm của Lòng Tự Trọng, gọi là “Lòng tự trọng định hướng XHCN”. Nhưng có như thế độc giả mới dễ túm bắt được ý nghĩa thiêng liêng cao cả của “Lòng Tự Trọng của loài Ếch nhái” là chủ đề của bài này. Xin-cho cám ơn bạn đọc.
Hình một chú Nhái Vượn Cáo. Nguồn internet. |
“Lòng tự trọng của loài Ếch nhái”. Đáng lẽ cái tựa phải gọn hơn: “Lòng tự trọng của Ếch”, Nhưng nói đến Ếch là phải nhắc đến họ hàng nhà Ếch, gồm Cóc, Nhái, Ểnh Ương, Chằng hiu, Chẩu chà, Chàng chuộc, Bò tọt... chưa tính đến chi tộc và những con tương cận, nhiều vô kể, theo thống kê khoảng 3 triệu hai trăm ngàn con. Chẳng hạn “bộ” Nhái thì có nhái Bén, nhái Phóng Lao, nhái Mắt Đỏ, nhái Xanh, nhái Hạt Độc, nhái Vượn Cáo.
“Bộ” nào cũng phong phú thành viên và phong thái riêng, nhưng nhà nghiên cứu chọn “bộ” Nhái đi kèm làm đại biểu đứng sau lưng Ếch cho có tính đại diện toàn “dân”, vì Nhái có ngoại hình người đẹp chân dài, giống Ếch hơn cả, nên mới có cái tựa hơi bị dài. Nói chung, xét về mặt cơ bản là như thế.
Bây giờ tới lúc “biện chứng” lòng “tự trọng của loài Ếch nhái”. Tác giả xin tự thú trước, kẻo bạn đọc rơi vào trạng thái tiền nóng ruột, hậu hụt hẩng. Rằng, dẫn nhập thì hơi bị dài dòng, nhưng vào “chính đề” thì rất giản đơn; bạn đọc không cần khó tính cũng nhận ra sự bất cân đối của một bài viết, đặc biệt bàn về khoa học vừa thực nghiệm vừa mang tính nhân văn gắn liền với thú văn, Ếch Người Người Ếch.
Số là sau 30/4/75 tức ngày “cả Miền Bắc và Miền Nam đều chiến thắng, chỉ có người Mỹ bại trận” như tuyên bố của tướng Trần Văn Trà trong lễ ăn mừng chiến thắng sau đó 7 ngày, tác giả bài viết này được đi học trở lại, nhưng lần này vào trường Đại Hộc máu.
Đại Hộc máu như thế nào, ra sao, mần răng thì đã được kể lại qua nhiều hồi ký của cựu học viên sau khi tốt nghiệp lãnh “Giấy Ra Tr... ại” rồi, tuy chưa nhằm nhò gì so với đại thể; vả lại đó không phải là chuyện đem bàn trong bài này.
Bài này chỉ luẩn quẩn quanh phạm “trù” Ếch. Nhưng sở dĩ tác giả nhắc tới Đại Hộc máu vì nhờ cái khung trường này mà tác giả có được mối liên hệ gắn bó hữu cơ với Ếch nhái có tầm ảnh hưởng nhất định liên quan đến tính mạng mình, tức nhờ đó mới sống còn để bây giờ ngồi đây ghi lại Lòng Tự trọng của Ếch nhái.
Ngày đó, sau khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, do hậu quả chiến tranh, Miền Bắc lại phải hạt gạo cắn làm hai, hạt muối cắn làm ba bốn năm sáu bảy... chi viện cho đồng bào Miền Nam đói meo đói phờ đói phạc dưới thời Mỹ Ngụy, đất nước tạm thời gặp khó khăn, nên vấn đề thực phẩm cho sinh viên chưa được tốt lắm như lời cha già dân tộc hứa “thắng xong giặc Mỹ, ta ăn no bằng mười”. Đừng cười đói chi mà đói dữ rứa; đó chỉ là một cách nói từ thói quen cha già Hứa.
Mà thật tình là đói dữ. Đói đến nỗi ông bạn đồng môn đồng sạp nứa nằm kề (có ông cậu ruột lúc đó làm đại sứ của MTGPMN tại Ba Lan), ghé tai nói nhỏ, ”cái gì tớ cũng thèm, chỉ trừ cứt là không thèm”.
Cái khó ló cái khôn. Cái đói ló ra cái thèm, lá gì ăn được là ăn; con gì thịt được là thịt, đương nhiên trừ “con Tự Do”. Trong bộ phận không nhỏ con ăn được, trong tầm tay với của sinh viên nội trú, Ếch nhái thuộc hàng cao lương nhất.
Nói là Ếch cho oai chứ mấy khi bắt được, thường là nhái. Lại gặp tình huống người đói đông thì ếch nhái càng khó. Vừa cuốc vừa láo liên hai con mắt ngang dọc, có khi mắt sang trái mắt sang phải, sục sạo dưới những cục đất vừa đào lên lục soát xem có cậu nào chém vè không. À thấy đó nhưng bắt không phải là dễ vì da trơn chân dài sức bật mạnh, mắt lồi láo liên. Tuột khỏi tay là thường; có khi tưởng đã an toàn trong túi áo khóa kỹ nút mà còn vượt ngục như chơi.
Nghĩ lại cũng không nên trách loài Ếch nhái ưa luồn lách để thoát thân. Mình vì lẽ sinh tồn mà phải thịt chúng, thì ngược lại Ếch nhái cũng biết quý mạng sống của Ếch nhái mà vẫy vùng. Không ai quý trọng mạng sống Ếch nhái bằng Ếch nhái. Chân lý ấy không bao giờ thay đổi, như chân lý Bác Hồ “khiêm tốn dường ấy” đã không muốn làm rùm beng lên đành phải giả bộ chú Trần Dân Tiên viết về Hồ Chí Minh.
Nghĩ lại người viết thấy mình thua xa loài Ếch nhái. Suốt quảng thời gian dài trên hai ngàn cái “thiên thu tại ngoại”, mình chưa hề có can đảm để vượt ngục lấy một lần; thế mà hàng trăm Ếch nhái đã can đảm vượt khỏi túi quần túi áo túi xách, lon gô (Guizgo) của mình; có khi bị bắt tới bắt lui mà vẫn can trường trong chiến bại. Đó là “lòng tự trọng” của Ếch nhái không để con người làm “nhục”.
Nhưng đến khi bị lột trụi da, Ếch nhái vẫn vùng vẫy hiên ngang ngẩng cao đầu. Đến khi chặt đầu rồi, “đao phủ” tưởng đã chắc ăn, buông tay, quay sang đồng môn xin hít ké một hơi xái thuốc lào, trở lại thì Ếch cụt đầu đã nhảy ra ngoài xa.
“Lòng tự trọng” ở đây là loại lòng tự trọng trong ngoặc kép của “Đồng chí X”, chỉ là đạo danh (tên ăn cắp) khoác cho bản năng sinh tồn của loài động vật.
Có điều chắc chắn “Lòng Tự Trọng” của “đồng chí X” xem ra thua xa loài Ếch nhái.
Tủn tủn ta
Trung với Khựa
Ám hại Dân
Chửi cách nào
Cũng “tự trọng”
Không có nhận xét nào: