“Một tấm gương sáng hơn cả ngàn lời nói” - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
28 tháng 10, 2012

“Một tấm gương sáng hơn cả ngàn lời nói”

Trao đổi vói Đức Tổng Giám Mục giáo phận Tarente, Italia 

Salvatore Cernuziothực hiện phỏng vấn 

Océane Le Gall - Mạc Khải (TNCg) phỏng dịch 

Rôma, ngày 24-10-2012 (ZENIT.org) – “Một tấm gương sáng hơn cả ngàn lời nói”, Đức Cha Filippo Santoro tuyên bố. 

Công Nghị khoáng đại các giám mục lần thứ XIII về Tân Phúc Âm Hóa để truyền bá Đức Tin sẽ bế mạc vào ngày 28-10-2012 sắp tới. Trong nhiều chỉ dẫn được cung cấp bởi những công trình của Công Nghị, có chỉ dẫn phải cho sự sống cho một cuộc Phúc Âm hóa đang dụng tới mỗi lãnh vực và mỗi phương diện của con người, khi đối đầu với những thách đố của xã hội ngày nay. 

Một trong những Nghị Phụ Công Nghị, Đức Cha Filippo Santoro, tổng giám mục giáp phận Tarente (Italia), đã nói về chuyện này trong cuộc tiếp xúc với Zenit. 

Zenit – Thưa Đức Cha, ngài có nhiều kinh nghiệm với tư cách một vị giám mục thừa sai ở Brasil. Theo ngài, có lời khuyên nào cho các giáo dân để tái khám phá một Đức Tin vững chắc và vui mừng? 

Đức Cha Filippo Santoro - Chắc chắn là phải trở lại với Lời Chúa. Đó là một phương diện mà người ta không thể không kể đến, một yếu tố tạo thành và là thực phẩm nuôi sống cuộc sống Đức Tin. Phải năng tới gần với các phép bí tích và tự hiến cho người khác. Thánh Kinh đã nói rõ: không hành động, Đức Tin là vô ích. Và rồi thương yêu người khác, dù là một bạn đồng nghiệp ở sở, người vợ mình, người bạn đang gặp khó khăn, bằng cách mang đến một chứng cứ cho một cuộc sống phù hợp với Đức Tin của mình. Một tấm gương tốt đẹp hơn cả ngàn lời nói. 

Tại sao ĐGH Biển Đức XVI đã triệu tập Công Nghị này và, dưới ánh sáng của các công trình tiến hành đến nay, Công Nghị này có thể mang đến cho Giáo Hội cái gì? 

Công Nghị là sự áp dụng cụ thể con đường hiệp thông của Giáo Hội: những niềm vui, những hy vọng, những vấn đề và những bài toán được trình bày trong những phiên họp bất thường, công nghị trong mỗi lần đều theo một dây dẫn khác nhau. Không phải một biến cố xa xôi nào, vì những vị mục tử là chúng ta, trong những thực tế tham khảo của chúng ta, chúng ta tìm cách truyền bá thông điệp của công nghị. “Điều may mắn” của Giáo Hội là Giáo Hội mang tính Công Giáo và hoàn vũ. Tại Công Nghị, người ta cảm thấy có sự toàn cầu của gia đình Chúa Giêsu, không khó khăn để hiểu rằng đây là một cơ hội lớn trong đó anh em trên toàn thế giới nghe được tiếng nói của nhau qua các đấng mục tử, các Nghị Phụ của Công Nghị. 

Cuộc tân Phúc Âm hóa thực hiện như thế nào? Và bằng cách nào, sau Công Nghị, những công tác mục vụ bình thường sẽ thay đổi cách nào? 

Có một thông điệp không thay đổi, dù rằng trời đất có qua đi: Lời Phúc Âm sẽ không bao giờ thay đổi, vì Đức Kitô vẫn là Ngài, ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi… Phúc Âm luôn dạy chúng ta phải biết dấu chỉ thời đại, vì Phúc Âm phải nhập thế trong thế giới nơi Tin Mừng được loan truyền. Phúc Âm không phải là “là tờ giấy lộn” mà là lời hằng sống! cuộc tân Phúc Âm hóa luôn sinh ra trong một nhãn quan rộng hơn trên thế giới, một nhãn quan tốt lành: không phải là một thế giới không đáng được hưởng ơn cứu rỗi. 

Công tác mục vụ bình thường phải luôn được duyệt lại, xuất phát từ điều này. Chúng ta phải đương đầu với mỗi thách thức và mỗi đòi hỏi, từ đó phải có sự cân nhắc, nhưng không được tùy hứng. Luôn suy nghĩ đến trách nhiệm mục vụ trong lúc phải lắng nghe Giáo Hội hoàn vũ, là một đảm bảo của chân lý và đích thực. 

Ngài nghĩ gì về tình trạng nhà máy Ilva ở Tarente, giữa các công nhân và những đe dọa đóng cửa? 

Tarente là thành phố làm cho tôi cảm thấy đã được tiếp nhận ngay từ ngày đầu sứ vụ của tôi. Nhưng sự tiếp đón quá nồng hậu này, không đi đôi với xu hướng coi quyền lợi riêng tư của mình trước công ích. Mọi người tin rằng đã nắm trong tay giải pháp, nhưng không phải như thế. Người ta không thể ưu đãi một quyền trong lúc một quyền khác lại không được vì những thiệt hại trong cả hai trường hợp, đều khó có thể lường trước được. 

Bổn phận của tôi cho đến bây giờ là kêu gọi các bên liên quan hãy đoàn kết và đối thoại. Sự tổng hợp đã được thể hiện bằng cuộc rước đuốc trong khu phố Tamburi, nơi bị ô nhiễm nặng nhất, trong cuộc rước này đã có sự tham gia của các công đoàn và phe sinh thái, các công nhân và thường dân. Tôi hy vọng là những quyết định có thể thống nhất những đòi hỏi của những người sợ bị mất việc với những kẻ yêu cầu với lý do chính đáng phải có một bầu khí quyển trong sạch và có những bảo đảm cho tương lai chính họ và tương lai của con cái họ. 

Mới đây, các công nhân đã leo lên đỉnh tháp của lò cao bất chấp nguy hiển đến tính mạng, để phản đối. Làm thế nào thắp sáng niêm tin trong tim những con người, dường như đã mất hết tin tưởng? 

Không có công thức nào ngoài sự đón nhận người khác. Đối với các công nhân, tôi đã chuyển cho họ sự gắn bó của Giáo Hội, đã truyền vào cho họ sự can đảm. Đức Tin sinh ra và được nuôi dưỡng nhờ vào sự trải nghiệm của chúng ta với Thiên Chúa khi chúng ta thực sự gặp gỡ với nụ cười, với một lời an ủi, người anh em của chúng ta. 

Như vậy, rao truyền Phúc Âm cũng có thể được thực hiện trong một tình thế xã hội đặc biệt sao? 

Chắc chắn là vậy! Chúng ta luôn luôn tiến hành cùng một kiểu, tập trung sự chú ý của chúng ta vào kẻ cần đến nhất, bắt đầu bằng cách giáo huấn “về đời sống tốt đẹp theo Phúc Âm”, khi nói đến “đời sống” ở đây, chắc chắn là chúng ta không giới hạn vào cái vòng tôn giáo của mỗi người, nhưng trong mọi lãnh vực nơi con người sinh sống: từ trường học đển chỗ làm, từ lễ hội đến lúc thư giãn, trải qua tất cả những thử thách của cuộc đời. 

Mạc Khải phỏng dịch 


“Một tấm gương sáng hơn cả ngàn lời nói” Reviewed by Admin on 10/28/2012 Rating: 5 Trao đổi vói Đức Tổng Giám Mục giáo phận Tarente, Italia  Salvatore Cernuziothực hiện phỏng vấn  Océane Le Gall - Mạc Khải (TNCg)...

Không có nhận xét nào: