Vô Thần(Atheism) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
19 tháng 10, 2012

Vô Thần(Atheism)

1. Vô thần là gì?

- Vô thần có thể là niềm tin tích cực rằng: không có Thượng đế.
- Vô thần có thể là thiếu niềm tin rằng: có Thượng đế.
- Vô thần có một định nghĩa đạo đức riêng, tuy nhiên, thông thường định nghĩa đó phát xuất từ quan tâm thế tục, chứ không phát xuất từ văn bản của tôn giáo mạc khải.
(trích Internet: Atheism)

2. Danh ngôn nói về Vô thần

"Vô thần xuất hiện khi tính ích kỷ và bon chen tiến mạnh lên cùng với tính độc ác và dâm đãng". (Taine, vô thần Pháp)

"Nếu thực Thiên Chúa chẳng là gì thì việc chi các ông vô thần phải công kích Ngài và giơ tay chỉ trích Ngài cho mỏi". (Richepin)

"Chính cái tính hão huyền không muốn nghĩ tưởng như mọi người, là lý do tạo nên nhiều kẻ vô thần hơn là chứng lý sáng tỏ." (D'Alembert)

"Tôi muốn thấy một người trong sạch và tiết độ tuyên bố rằng không có Thượng đế, nhưng không thấy ai cả". (LaBruyère)

" Kiến thức nông cạn đưa người ta ra xa tôn giáo, ngược lại kiến thức sâu xa đưa người ta lại gần tôn giáo" (Bacon)

"Dù giờ chết đã gần kề bên tôi, tôi cũng không sợ chết và xuống hoả ngục, hay bất cứ nơi nào tệ hơn, đi lên cái nơi người ta thường gọi là thiên đàng. Tôi hi vọng chết rồi sẽ không còn gì. Chết sẽ đem đi khỏi tôi những gì có thể làm sợ hãi cái chết. Tôi cám ơn thuyết vô thần" (Isaac Asimov, trích báo Free Inquiry) 

"Con người từ bỏ Đức tin trước hết chỉ vì muốn thoát ly 1 xiềng xích mà dục vọng của họ không thể mang được. Tôi sẽ không làm cho ai đã thỏa mãn trụy lạc phải ngạc nhiên khi tôi quả quyết rằng tính tự vô đạo quá sớm của những người tự do tin tưởng, đã khởi điểm từ sự yếu đuối của xác thịt, kèm theo sự hổ thẹn phải cáo mình trong tòa Giải tội. Sau đó họ bắt đầu lý luận. Lý luận đã cung cấp cho họ những chứng cớ dựa theo một mệnh đề phủ quyết mà họ đã nhận vì nhu cầu thực tế. (Bourget)

3. Phân loại Vô thần:

Không bao giờ có những người vô thần 100%. Quả vậy đúng lời của Tolstoi:" Một người có thể không biết mình có tôn giáo, cũng như họ không biết mình có một trái tim. Nhưng không tôn giáo, không Thiên Chúa cũng như không trái tim, thì con người không thể không có được. Không ai có thể đứng ngoài vấn đề đó được, mỗi người đều có một lập trường về Thiên Chúa. . . Hoặc họ sợ mất Thiên Chúa, hoặc họ gặp Thiên Chúa. Nhưng không bao giờ lẩn tránh được. Chúng ta nên đứng trên thuyền hiện hữu: Không thể trở lui về bến khởi hành. Hoặc chống hoặc phò Thiên Chúa, trong thực tế không ai trung lập được.

1/ Vô thần vì quên lãng: Nhiều người sống như không có Thiên Chúa. Họ không băn khoăn gì cả và chết cũng không biết tại sao họ sống. Trong số họ, có nhiều người sống tử tế theo lương tâm. Ngày nào họ đặt vấn đề, họ rất dễ dàng chấp nhận Thiên Chúa.

2/ Vô thần vì lợi hay vì dục: Pascal viết " Một người vô tín nói: Tôi sẽ bỏ ngay khoái lạc, nếu tôi tin. Nhưng tôi nói với người đó anh cứ bỏ khoái lạc đi, rồi anh sẽ có Đức tin.

3/ Vô thần vì thất vọng: Lớp này thất vọng trước mọi bất công trần gian, hay nói cho đúng, họ bất mãn Thiên Chúa rồi cho là không có trời. Thực ra, nếu không có trời sao họ lại giận trời.

4/ Vô thần vì thần tượng khoa học: Họ tự phụ khoa học loại trừ được Thiên Chúa. Nhưng thời "Thần tượng khoa học" đã tan rã và sự tin tưởng vào Thiên Chúa của 243/300 vị Bác học của 3 thế kỷ gần đây đã cảnh cáo họ. (Theo P. Thivollier)

4. Giáo hội Công giáo với chủ nghĩa Vô thần:

Hiến chế Giáo hội trong thế giới thời nay (Gaudium et Spes) số 20 viết:

Nguyên nhân phát sinh vô thần:

1/ Nhiều người chủ trương giải thích mọi sự chỉ bằng khoa học. Họ không nhận một chân lý nào là tuyệt đối.

2/ Có người lại quá đề cao con người, đến nỗi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên vô nghĩa.

3/ Có người hình dung một Thiên Chúa theo kiểu họ nghĩ, không phải là Thiên Chúa của Tin mừng Phúc âm.

4/ Chủ trương vô thần nhiều khi phát sinh do việc chống lại sự dữ trong thế giới.

5/ Ngay cả nền văn minh hiện đại, cũng làm cho con người khó đến với Thiên Chúa , vì nó quá bám vào thực tại trần gian.

Giáo hội đối với chủ nghĩa vô thần: (số 21)

"Giáo hội Công giáo cho rằngnhìn nhận Thiên Chúa không có gì nghịch lại với phẩm giá con người,vì phẩm giá ấy đặt nền tảng, và nên hoàn hảo trong chính Thiên Chúa : bởi vì con người có trí tuệ và có tự do, được Thiên Chúa đặt để trong xã hội, nhưng nhất là vì con người được gọi đến để thông hiệp với chính Thiên Chúa , và tham dự vào hạnh phúc của Ngài như con cái.

Ngoài ra giáo hội còn dạy rằng: Hy vọng chung cục không làm giảm những bổn phận ở trần gian này, trái lại còn tạo thêm những động lực mới giúp hoàn thành những bổn phận ấy.

Vả lại, nếu thiếu căn bản là Thiên Chúa và thiếu hi vọng vào sự sống đời sau, phẩm giá con người sẽ bị tổn thương cách trầm trọng như thường thấy ngày nay, và những bí ẩn về sự sống, sự chết, về tội lỗi và đau khổ vẫn không giải đáp được. Như thế con người nhiều khi rơi vào tuyệt vọng. 

(Bản dịch Việt ngữ của Học viện Giáo hoàng Piô 10, Đà lạt).

Những người có đức tin, cần nhớ lời thánh Giacôbê nhắc nhở:

"2:14 Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? 

2:15 Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, 

2:16 mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? 

2:17 Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết".

Vô Thần(Atheism) Reviewed by Em Binh on 10/19/2012 Rating: 5 1. Vô thần là gì? - Vô thần có thể là niềm tin tích cực rằng: không có Thượng đế. - Vô thần có thể là thiếu niềm tin rằng: có Thượn...

Không có nhận xét nào: