Tham luận của Đức cha Mamberti tại diễn đàn phiên họp thứ 81 của Interpol
Luca Marcolivio
Océane Le Gall - Mạc Khải ( TNCG) phỏng dịch
Rôma, ngày 08-11-2012 (ZENIT.org) – Ngăn ngừa tội ác không thể giới hạn vào một sự áp dụng luật pháp một cách lạnh lùng, nhưng phải có điểm xuất phát là phẩm giá con người và chân lý về con người, Đức Cha Domonique Mamberti đã tuyên bố trong phiên họp khoáng đại thứ 81 của Tổ Chức Cảnh Sát Hình Sự Quốc Tế (Interpol).
Đức Cha Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh đã đọc tham luận vào ngày thứ hai 05-11-2012 vừa qua trước một cử tọa gồm hơn 1.000 đại biểu của tổ chức, có mặt trên 170 quốc gia, được triệu tập về Roma trong ba ngày, từ 05 đến 08-11-2012, để tổng kết hoạt động của họ và thảo luận về đề tài: “cảnh sát đối mặt với những thách thức của bạo lực tội phạm hiện thời”.
Đức Cha Mamberti đã nhắc nhở ngay từ đầu “sự phát triển đáng ngại trong những thập kỷ gần đây của hiện tượng tội ác, cả về lượng cũng như về vấn đề bạo lực trong những biểu hiện của chúng”. Vì thế, sau khi lượng định các phương diện của vấn nạn quốc tế được đặt ra, ngài đã nhấn mạnh đặc biệt đến sự đấu tranh chống mọi hình thức bạo lực, nhưng nhất là chống bạo lực mang tính đặc biệt thô bạo”.
Theo ngài, ngay chính tội ác cũng là đối tượng của toàn cầu hóa, tiến bộ kỹ thuật và tiền bạc mang tới từ những tiến bộ này đã cho tội ác một hình dạng tinh vi hơn và phức tạp hơn liên quan đến việc nhận diện và bài trừ chúng.
Bên cạnh những đe dọa, Đức Cha Mamberti đã đưa ra nhận xét là “sự phát triển của các thể chế dân chủ” đã cho phép “làm cho tinh tế hơn các kỹ thuật bảo vệ quyền tự do con người và những phương cách sử dụng cân xứng và có trách nhiệm công lực”.
Tội ác có tổ chức, ngài nói thêm, đã khiến phải duyệt lại “ngay cả nền móng của sự chung sống dân sự, vì nó làm soi mòn các mô giá trị trên đó những thể chế của một quốc gia tân tiến được xây dựng lên”
Dạng thức tốt nhất để ngăn ngừa các thể hiện tội ác, do đó, là “bảo vệ và phát triển những mô giá trị này”. Nhưng cơ quan công quyền đồng thời cũng phải cẩn thận để không mất đi “sự tín nhiệm và lòng tin tưởng của dân chúng”, khi chỉ dựa trên “hình thức luật pháp” mà không bao giờ có “cái nhìn chân lý trên con người”
Nhà Nước phải “tự hỏi về những nguyên nhân ngấm ngầm của những hành động tội ác”, nhưng Nhà Nước cũng còn phải tự đặt vấn đề về bản chất cụ thể hơn như: “làm sao tôn trọng những nguyên tăc cơ bản của nhân quyền trong những tình huống cực kỳ căng thẳng ? Phải dành vai trò nào cho nhân quyền trong việc chống tội ác cộng thêm bạo lực và không lường đuợc ? Phải áp dụng quyền nào ?”
Đức Cha Lamberti sau đó cũng nhắc nhở là ngoài mọi thứ hình thức, có “chật liệu của nhân quyền”, đó là “công lý, tức cái gì công chính”. Trên chiều hướng này, bản tuyên ngôn nhân quyền là “một yếu tố tham khảo quan trọng để xác định điều gì là chính đáng”. Nhưng theo ngài điều này chưa đủ.
Bản tuyên ngôn công nhận sự hiện hữu “của một bản chất con người ở trước và ở trên mọi lý thuyết và cấu trúc xã hội, mà cá nhân và xã hội phải tôn trọng và không được tùy tiện thao tác”.
Nhưng các Nhà Nước không được chỉ giới hạn trong việc ủng hộ việc sản xuất luật pháp mang tính “hình thức”, dựa trên “những lý do thực tiễn và tiện dụng” khiến có thể không nhìn thấy “chân lý về con người” và trở thành các phương tiện để “khí cụ hóa”
Các thể chế phải không bao giờ được quên “giá trị siêu việt của phẩm giá con người” vì nó tương ứng với “chân lý của con người với tư cách là tạo vật của Thiên Chúa”, Đức Cha Mamberti nói. Đó là cách duy nhất cho một thể chế pháp quyền để đeo đuổi “mục đích thật sự” của mình là “phát triển công ích”.
Nếu không có sự quy chiếu này, có thể có nguy cơ “mất cân bằng”. Ngay cả giá trị của sự bình đẳng cũng có thể được sử dụng như “chứng cớ ngoại phạm cho những phân biệt đối sử hiển nhiên”, cũng như sự thái quá của nó có thể dẫn tới một thứ cá nhân chủ nghĩa mà mỗi người đều đòi hỏi quyền của riêng mình, tự rút ra khỏi sự trách nhiệm về công ích”.
Những “kháng thể” đầu tiên chống mọi hình thức tội ác, Đức Cha Mamberti nêu ra, là “những công dân của mỗi quốc gia”, và chính trong “liên minh” và trong “liên đới” giữa các công dân và những cơ quan công lực mà sẽ hình thành “thành lũy đề kháng tội ác tốt nhất”.
Trong những hành động hữu hiệu nhất để tạo ra “một bối cảnh xã hội được xắp đặt cho công ích”, ngài nói thêm, có “sự loại bỏ những nguyên nhân gây ra và nuôi dưỡng những tình trạng bất công”. Trong lãnh vực này, một vai trò cơ bản và mang tính ngăn ngừa phải được công nhận thuộc về một nền giáo dục được gợi ý bởi “sự tôn trọng sự sống con người trong mọi trường hợp”.
Không có nó, vị Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh đã nói, không thể nào thực hiện được “một mô xã hội mạnh mẽ và thống nhất trên những giá trị cơ bản, có khả năng đề kháng những khiêu khích của bạo lực cực độ”.
Đối với kẻ phạm tội, “dù rằng tội nặng đến đâu, cũng còn là một con người, có đầy đủ quyền hạn và bổn phận”, ngài nhắc nhở: “dù rằng biến dạng bởi tội lỗi, hình ảnh Thiên Chúa vận ngự trên hắn”.
Mạc Khải ( TNCG)
Không có nhận xét nào: