(TS. Phan Văn Song/ 17.11.2012) Bắt người trái phép, xử án vội vàng: khủng hoảng Công lý (Justice), khủng hoảng Luật pháp (Droit), hay khủng hoảng chánh trị lỗi thời (Régime politique désuet/obsolète)?
1. Suốt cả tháng 10 và đầu tháng 11, thế giới theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ở Pháp, mặc dù là ngày trong tuần phải thức dậy sớm đi làm, nhưng vẫn có nhiều gia đình thức khuya để theo dõi kết quả, đa số dân chúng Pháp chuộng Tổng thống Obama, đa số dân chúng âu châu chuộng Tổng thống Obama, mặc dù kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ chẳng « ăn nhậu » gì với đời sống hằng ngày của dân chúng Pháp và âu châu (hình như đa số dân chúng các quốc gia trên thế giới đếu chuộng Tổng thống Obama, trừ xứ Pakistan, đất nước đã chấp nhận chứa chấp Ben Laden). Song song với bầu cử Tổng thống Mỹ, cũng có một cuộc bầu bán để thay thế người đứng đầu một quốc gia không kém phần to lớn, nếu không nói là quốc gia số một về tiềm lực kinh tế, ấy mà thế giới không một lời, có chăng chỉ vài bài báo trên những báo chí cơ quan truyền thông rất ư là chuyên nghiệp chánh trị ! Đó là Trung quốc.
Đó mới thấy cái bất công của các cơ quan truyền thông âu mỹ đối với tin tức của thế giới á đông ta ! Một trận bão Sandy tàn phá thành phố New York, thiên hạ nín thở theo dõi, chỉ mới chết vài chục mạng mà ôi thôi, ông thị trưởng nầy quýnh quáng, ông thị trưởng nọ đã vội vàng thay đổi lập trường sợ ông Tổng thống đương nhiệm quên mình. Hai ông ứng cử viên đang mùa vận động bầu cử gần kề, rất nghề nghiệp, ngưng cuộc chạy đua bầu cử, kẻ đi thăm ủy lạo, người quyên gạo thăm lo, săn sóc người bị nạn. Còn cơn bão Sơn tinh thổi từ Phi luật tân vào Việt Nam, thổi qua Trung quốc, sập nhà, sập cửa, lũ lụt trôi người, dân Việt Nam cũng có người mất của, mất nhà, dân Trung quốc, chắt cũng có thiệt hại, có người mất của, mất mạng nhưng « no thing », « nín thinh », chẳng ai nói tới, tây cũng chẳng nói, mà ta cũng im hơi, mà chẳng nghe thị trưởng, chánh ủy, đã đành mà chủ tịch chủ tiếc gì cũng tịch ngòi luôn. Thật là nhà giàu đứt tay bằng nhà nghèo đổ ruột !
Một cái gì không ổn trong lòng người, trong cái nhìn thiên hạ. Xứ nhà giàu nó ít quen với thiên tai hơn xứ nghèo chăng ? nên nó gặp thiên tai là nó bấn cả người lên, còn nhà nghèo quê ta, quen với thiên tai bão lụt rồi, chết vài tên, trôi vài cái nhà, dầm dò gì ba cái lẻ tẻ ấy ?
Thật là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng lương tâm, khủng hoảng tình thương !
2. Người công dân thế giới Âu Mỹ lo âu cho đời sống cá nhơn, dư luận xã hội đòi Tổng thống tương lai hay ông Tổng đương nhiệm phải lo an sinh xã hội, công ăn việc làm cho người dân : ở kỳ bầu cử vừa qua ở Mỹ, ông ứng cử viên nầy đề nghị phải để chánh phủ lo lắng sức khỏe và bảo hiểm xã hội : Obama care. Ông ứng cử viên kia thì ví vốn gốc dân Huê kỳ là gốc làm ăn tự do, tư bản chủ nghĩa, dân Mỹ là dân làm ăn cá thể, tự do cá nhơn, hãy tự do tự túc, tự lực cánh sinh, tự tìm việc làm, bổn phận chánh phủ là xây dựng kinh tế cho giàu mạnh, phát triển tốt thì khi kinh tế giàu mạnh thì tự nhiên mọi người đều có công ăn việc làm, sung túc, sung mãn, thì tự nhiên tự bảo hiểm tự bảo vệ sức khỏe của mình. Tổng thống Obama thắng cử nhờ biết nghe ngóng và lo đến những ưu tư của các nhóm thiểu số, có kẻ tuy nhập cư không giấy phép nhưng đã tham gia vào nguồn kinh tế quốc gia, vi vậy ngày nay phải nghĩ đến cách thức hợp thức hóa họ ; có những kẻ trời sanh « không yêu người khác giới » – mà đồng giới luyến ái- trời sanh chỉ yêu người đồng giới, nay muốn được hợp thức hóa, làm giấy hôn thú, cưới nhau « trước mặt Chúa và công luận » (devant Dieu et les hommes), … và ông Tổng thống mới còn hứa nhiều chuyện nữa ( bên Pháp ông Tổng mới cũng hứa những chuyện xêm xêm như vậy, hình như thế giới âu mỹ đang chú ý đến những « vấn đề xã hội » như vậy ! một lần nữa, phải chăng có một khác biệt giữa Đông và Tây khá rõ ràng giữa những bực thang quan trọng giải quyết những « vấn đề xã hội » … Một thí dụ làm sau giải quyết những « trắc trở nghề nghiệp » của tình yêu , nói rõ hơn,… vấn đề và quan niệm « phá thai » ngày nay của thế giới âu mỹ… một tệ nạn xã hội ? Thê nhưng giữa « cho phép » phá thai trong một môi trường y khoa sạch sẻ và « cấm phá thai » là cả một vấn đề - nhơn đạo và luân lý. « Phá thai » ở Pháp trước những năm 1970 mang tội giết người và ra toà đi tù, tội cả người phụ nữ phá thai, và tội cả người y sĩ hay cô mụ giúp đở phá thai. Nhưng « cấm phá thai » là giết cả tương lai, giết cả một đời người phụ nữ : cấm phá thai, đưa đế vấn nạn « phá thai lậu » lén lút trong tình trạng kém vệ sinh, đem đến những tai nạn hoặc chết người hoặc biến người phụ nữ nạn nhân thành phế nhân, chưa nói đến đứa con « không tình yêu » hay « đứa con do tai nạn » ấy có thể phá vỡ tương lai của một đời người con gái, hay biến thành những « tệ nạn xã hội »….
3. Nhưng đấy là giá phải trả cho một sanh hoạt dân chủ, đó là biểu hiện của một sức sống dân chủ âu mỹ của ngày nay… mỗi ngày là một thách thức … do các đòi hỏi của các nhóm thiểu số…Xã hội tương lai phải chăng không còn là một xã hội tập thể do một nhóm đa số cấm quyền mà là xã hôi tổng hợp các nhóm thiểu số. Giải đáp có còn là giải đáp của nhóm đa số ? hay là giải đáp là giải đáp của tổng hợp các nhóm thiểu số. Toàn cầu hóa là sống chung hòa bình ; là sự hài hòa giữa nhiều văn hóa, nhiều tôn giáo, nhiều tập tục khác nhau. Nhiều dân tộc trên thế giới vẫn còn chưa quen hẳn với quan niệm toàn cầu hóa ấy : mới bước vào toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa công nghiệp đã bở ngở rồi. Một thí dụ, ngày nay, chỉ mới bước toàn cầu hóa kinh tế, chỉ mới bước vào toàn cầu hóa công nghiệp mà các cán bộ đảng Cộng sản Việt Nam đã hô hoán là coi chừng diễn biến hòa bình rồi. Mới bắt đầu toàn cầu hóa thông tin là làm ngay điều luật số 88 « …tuyên truyền chống lại Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ». Nhưng chưa đủ ! Trung quốc tuy tâm mơ, tuy lòng muốn, tham vọng đầy mình, làm đệ nhứt bá chủ hoàn cầu đệ nhứt thiên hạ, muốn đi xe hơi hạng sang, muốn dùng hàng hiệu, nhưng vẫn đi sợ dư luận thế giới, kiểm soát gắt gao mạng lưới internet, bloggers…sợ chỉ trích, sợ phê phán, nhưng không hiểu rằng, có phê phán, có chỉ trích, có cho điểm, …có tranh luận, … mới có tiến triển, và phát triển.
4. Người dân Tàu, người dân Việt chừng nào chấp nhận được như công dân Mỹ là đã hoàn toàn chấp nhận một Tổng thống người da đen, hay công dân thành phố Paris chấp nhận một ông Thị trưởng gay-đồng tình luyến ái. Nhưng người dân Pháp vẫn chưa hoàn toàn thoải mái, vì người bạn đời của ông Thị trưởng pê-đê, vẫn chưa có mặt trong những buổi tiếp tân như một phu nhơn. Trái lại đệ nhứt phu nhơn nước Pháp đương thời, chỉ là người « bạn tình đời » của Tổng thống Pháp thôi, không có giấy hôn thú. ( Cũng là lạ, ngày nay con số những « người tình khác giới » ( hétérosexuels) sống chung với nhau không hôn thú càng ngày càng đông, con trai trưởng người viết sống với « người tình má mấy đứa nhỏ » đã trên 20 năm, đã có 7 mặt con với nhau, và vẫn không cần hôn thú để – kính trọng người đàn bà, để giữ lý lịch người đàn bà, không lấy tên chồng, nam nữ bình quyền – yêu nhau, trọng lời hứa, giữ lời nguyền hơn trọng mãnh giấy - Và trái lại ngày nay, phong trào đòi lấy nhau, có hôn thú với nhau lại do nhóm đồng tình luyến ái ).
Thật là Khủng hoảng tư tưởng, khủng hoảng giá trị, khủng hoảng luân lý, khủng hoảng đạo
đức !
5. Nói lòng vòng thế giới, xin trở về Việt Nam. Hai tháng qua, tình hình Việt Nam sau Đại hội Đảng cộng sản không có gì thay đổi. Vật giá vẫn leo thang, tình hình tham nhũng vẫn chẳng thay đổi, có thay đổ chăng là thay đổi ông trách nhiệm chống tham nhũng : ông Phú Trọng thay ông Tấn Dũng làm « xếp phong trào » chống tham nhũng ! Chống tham nhũng là làm sao ? không thấy ông Phú Trọng ra chỉ thị gì cho chương trình chống tham những cả, cũng như khi xưa ông Tân Dũng cũng không có cái gì gọi là chống tham nhũng ngoài những tuyên bố và khẩu hiệu trong những buổi họp hay đại hội, tiểu hội gì gì đó. Một thay đổi nữa là ông Tấn Sang cũng sẽ thay ông Tấn Dũng làm « xếp xòng » Quân đội, Tổng tư lịnh quân đội nhơn dân. Thế là ông Tấn Dũng tuy không bị hề hấn gì sau cuộc « chỉnh lý » nho nhỏ của Đại hội đảng nhưng vẫn bị « lọt lon », tuy vẫn giữ chức Thủ tướng, nhưng mất quyền sanh sát cai quản các « sòng hụi tham nhũng » và mất quyền « duyệt binh » và « chia lon lá » các tướng lãnh, các quân khu và quan trọng hơn, hết được « dùng » quân đội « hù dọa » các « đồng nghiệp và đồng chí » mình. Ngày nay người dân Việt Nam trong nước mới hiểu rõ cái thực hư của một Đại hôi đảng Cộng sản : Đại hội đảng là nơi chia chát, sắp xếp quyền lợi các quan chức cầm quyền … Còn vận nước, vận dân ? xin lỗi, get lines, xếp hàng, đứng sau vận quyền lợi cá nhơn, cả vận Đảng cũng đứng sau cá nhơn. Các cá nhơn dựa nhau, dùng Đảng để chia chát cầm quyền. Chương trình chống tham nhũng ? Làm gì có tham nhũng mà chống ! Tổ chức kinh tài Nhà nước từ thời xa xưa là phương pháp cho thầu và nhà thầu sống được là do lấy tiền cò (từ ngữ « cò » = là không có nghĩa là «cò con » mà do dịch từ pháp ngữ là commission = là tiền công của một dịch vụ do com = avec, + mission = dịch vụ, công việc, nhiệm vụ: đó là một số tiền bắt buộc trả cho một nhiệm vụ, trả công, hồi xưa dân Sài gòn mình gọi là tiền « huê hồng ». Mà thật vậy, cúng Phật còn phải có nải chuối, vào chùa cũng phải cúng dường ; vào nhà thờ với Chúa phải tiền quyên, tiền góp ; qua cầu, tiền mãi lộ ; gặp cảnh sát công an công lộ cũng phải tiền đường… Văn hóa thiên hạ trên thế giới đều từ ngàn xưa, thời Chúa Giê – Xu, hay thời Khổng tử đi thuyết giảng, đi đường, đã phải đóng tiền mãi lộ rồi, (Ma – thi –ơ trước khi theo làm tông đồ của Giê – Xu là một anh thầu chợ và lấy thuế chợ. ..). Ngày nay, cả nước Việt Nam được Đảng Cộng sản cắt ra từng ô, từng khu, từng khâu… cho thầu và các nhà thầu phải lấy tiền cò, trước để sống, sau là lấy lại sở hụi, vốn thầu…từ chổ đứng anh công an, từ chổ làm anh bưu điện, từ chổ khai thuế anh hải quan, chuyến bay chị tiếp viên hành không, công sở, xí nghiệp anh công nhơn viên… tùy chổ ngon, chổ dở, là giá cả cao thấp, mắc mỏ….Xin kể một chuyện nho nhỏ rất điển hình, người viết có một ông anh bà con cán bộ bằng cấp cao, kỹ sư và phó tiến sĩ, nghề nghiệp tốt, chuyên viên được dịp đi tu nghiệp ở Pháp. Nhận được cú điện thoại, cùng bà xã mình đi gặp, mời đi chơi và đi ăn nhà hàng á đông, bà vợ mình thấy cách ăn quá bạo của ông anh bà con, nói nhỏ với mình, ông ấy chắc không quen ăn các món ăn pháp của cantine sở, nên đói… mình bèn hỏi ông ăn uống thế nào … ông không trả lời, chỉ than với mình là tại sao ở các khách sạn Pháp không có nước sôi nóng ở vòi nước nóng ? Mình chở ông về, cùng lên phòng khách sạn của ông anh, mở vòi nước nóng, nước nóng phỏng tay, phải mở vòi lạnh mới sử dụng được. Mình bảo có nước nóng đấy. Anh trả lời nhưng không đủ nóng … « để ăn mì gói ». Tội nghiệp ! ông anh bèn nói với mình làn tuy có phần tiền đường chi phí đời sống qua ngày ở đây, nhưng vì hà tiện, nên nhờ anh em sứ quán thuê khách sạn rẻ, hai thằng cùng đi tu nghiệp, ngủ chung và ăn mì gói để dư tiền mang về. Thê thảm chưa ? Cán bộ chuyên nghiệp, kỹ sư, phó tiến sĩ đấy ! anh em đọc giả hải ngoại mình quen làm việc ở Pháp, ở Mỹ, ở Úc, … làm gì có chuyện ấy, dù sao …Chuyện ấy cũng đã trên năm năm rồi không biết bây giờ còn không ? Hà tiện, ngắt bớt, ăn chận, …trên phần tiền đường của mình, nhưng nếu ngắt bớt, ăn chận trên tiền hành chánh, trên phẩm chất nguyên liệu, trên phẩm chất vật dụng, hàng hoá…? hiện tượng rút ruột công trình vẫn còn thông dụng … Vì vậy ta không lạ gì với phẩm chất hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam, nhái, dỏm, rút ruột ăn gian, để vừa có lời, vừa cạnh tranh với hàng tây phương …Hàng dỏm, hàng xấu, hàng độc hại của Trung quốc và Việt Nam do tình trạng tham nhũng mà ra ! Suốt ngày tìm cách kiếm tiền, thì làm sao có sáng kiến sản xuất được?
6. Chừng nào còn chế độ độc đảng, độc tài, không có các đảng đối lập để kiểm soát (checking) không có nguy hiểm bị thay đổi (balancing) thì tham nhũng sẽ còn. Tham nhũng là một tệ hại, nhưng xài bậy, phung phí cũng là những vấn nạn và tệ hại xã hội. Lạm dụng tiền của công để phung phí đãi đằng, liên hoan, lễ lạc, hội họp, …cũng là những cản trở của một xã hội tiên tiến. Trong khi Đảng làm đại hội để đấm đá, chia quyền, phân lực thì bỏ quên người dân, mặc cho đời sống dân chúng, ngày thêm cơ cực ; họ bỏ rơi lãnh thổ và lãnh hải quốc gia cho Đại Hán Trung quốc, Tàu Cộng lấn chiếm, mặc cho ngư phủ Việt Nam bi bức hiếp, không còn phương tiện ra khơi mưu sanh trong an toàn sanh mạng và tài sản, mặc cho tiều phu, cho các dân sắc tộc cao nguyên Việt Nam bị ngăn cấm đi lại, không còn đất còn rừng để khai thác làm ăn sanh sống.
Để bảo vệ chế độ, bộ máy đảng Cộng sản Việt Nam đã làm dụng Luật pháp cho bộ máy công an thẳng tay đàn áp dân chúng: dân oan, vì bị cướp đất, vì bị đuổi nhà, (nói là để quy hoạch nhưng thật bán đất cho đầu cơ địa ốc làm giàu cán bộ) nổi lên chống đối khắp nơi. Chánh sách độc tài cầm quyền, độc tài suy nghĩ, kiểm soát tư tưởng, kiểm soát cả đức tin, tín ngưởng và cả tổ chức thờ phượng, vì muốn kiểm soát nên bóp nghẹt các hoạt động tôn giáo truyền thống, gây khó khăn cho các Sư sãi, Linh mục, Mục sư ngoài « luồng », ngoài kiểm soát, ngoài « hệ thống quốc doanh », ngăn chặn mọi « phản biện » của giới trí thức, cấm người dân suy nghĩ, đệ đạt « nguyện vọng tập thể ». Tệ hại hơn cả, khủng bố, đánh đập, giam cầm, bỏ tù, không thông qua xét xử ( Bùi Minh Hằng …) hoặc xét chiếu lệ để kết án phi lý thật nặng nề đối với nhiều nhà tranh đấu dân chủ chỉ có tội là phản kháng Trung Cộng xâm lăng, (bloggers “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải, nhà báo Tạ Phong Tần và “Anh Ba Saigon” Phan Thanh Hải …) hay gần đây, ngày 30/10, kết án tù hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang (Võ Minh Trí) và Trần Vũ Anh Bình về tội danh “Tuyên truyền lật đổ nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Khủng hoảng chế độ, khủng hoảng quản trị, khủng hoảng dân chủ, khủng hoảng luật pháp, khủng hoảng công lý !
Thay Lời Kết
Nếu chúng ta định nghĩa « công bằng pháp luật » là nền tảng của « công lý » và « hệ thống tư pháp » thì ngày nay ở Việt Nam chúng ta nhận xét rằng hệ thống tư pháp phục vụ càng ngày càng « bất công » chẳng những đối với « pháp danh nhơn » (justiciables) nói riêng mà cả đối xã hội nói chung. Nước Việt Nam ngày nay, muốn bước vào thương trường quốc tế, muốn bước vào chánh trường quốc tế, phải có một bộ Luật rõ ràng, phải có một hệ thống Luật pháp rõ ràng.
Ấy là một ưu tư, và đặc biệt cho nước Việt Nam. Hãy cố gắng học hỏi các quốc gia trên thế giới, với những bộ luật « thực nghiệm » có quy ước, quy chế thành văn (như nước Pháp) cho đến các quốc gia với những « luật common law » (án lệ và tục lệ biến thành luật lệ).
Tiến trình hoạt động tư pháp ở Việt Nam bị bế tắc, trở ngại ? hay công lý bị trở ngại ? nghĩa là ngày nay chúng ta không định nghĩa được công lý , vậy thì :
Công lý và luật pháp : Công lý là gì ? Luật pháp là gì ? ai làm luật ?
Vớ vẫn, đặt một câu hỏi như vậy, một nhà luật học như chúng tôi, được đào luyện tại một quốc gia có một bộ Luật bộ như Bộ luật Napoléon.
Cái gì công bằng, đúng với công lý là phù hợp với luật pháp ? Và luật pháp là những quy ước, quy chế thành văn. Ông thẩm phán, ông quan tòa chỉ chiếu vào quy chế thành văn, thành luật ấy mà phán xét rằng một hành động đúng hay sai (đối với luật). Luật lệ đo lường hành động đúng hay sai đối với quy chế biến thành luật. Dễ quá !
Nhưng cái khó của luật pháp là các quy chế thành văn thành luật ấy, mặc dù thành văn không thể đo lường trước, tiên liệu, và giải quyết mọi khía cạnh. Các nhà đại luật gia vẫn thường nhắc nhở rằng hãy giữ tinh thần « làm luật » (esprit de loi) hãy giữ những hướng đi, những nguyên tắc của luật học, và đừng đi vào chi tiết của hệ thống sanh hoạt hằng ngày phức tạp của con người. Một luật lệ tốt là một luật lệ muôn thuở, phi thời gian tính và phi nhơn cách (une bonne loi est intemporelle et impersonnelle – câu định nghĩa của một trong những thầy luật của chúng tôi không nhớ của thầy nào). Vì vậy đừng nói đến luật xã hội chủ nghĩa !
«Mọi hành động xâm phạm đến người khác buộc người xâm phạm phải bồi thường» (Tout fait quelconque de l’homme qui cause à autrui un dommage, oblige celui par la faute duquel il est arrivé, à le réparer) : Điều 1383 của bộ Dân luật nước Pháp là một thí dụ, chỉ có hai câu để đưa ra những nguyên tắc. Nhưng những nguyên tắc ấy đã mở rộng cho hàng trăm trang giấy cho các án lệ, công việc của các vị thẩm phán, các quan tòa là áp dụng những nguyên tắc ấy cho đúng vào những trường hợp kiện tụng khác nhau, mỗi trường hợp, mỗi biệt lệ.
Công lý không cứ ở bài viết, câu viết. Công lý là ở cái áp dụng từ cái nhản quan, góc độ nhìn của vị thẩm phán, quan tòa, bồi thẩm đoàn với ánh sáng của thực tại.
Cái khó khăn thứ hai, và là cái ưu tư của nhà luật học ngày nay là một điều luật (thành văn) bất cứ ai cũng viết được và có thể viết một cách bừa bãi.
Bừa bãi, vô trách nhiệm, chúng tôi muốn nói rằng : đáng lý một điều luật phải được viết trong tinh thần có chiều sâu, phi thời gian tính, minh bạch, rõ ràng, và có tính cách phổ thông, trái lại các luật lệ ngày nay được viết với nhiều chi tiết, nhiều phần linh tinh, bổ túc, biệt lệ, trái với tính cách phổ thông. « Ai cũng phải biết luật » (Nul n’est sensé d’ignorer la loi) : nhưng làm sao biết được khi có một sự lạm phát luật lệ, hằng trăm quy ước chồng chất lên nhau, cái nọ bổ túc cái kia, cái nọ phản ý cái kia. Quy chế công nhơn, quy chế công dân, cái gì cũng luật nầy luật nọ, kể cả luật giao thông.
Trong thời gian nhiệm kỳ dân cử, một thời gian nhiệm kỳ Quốc hội là một thời gian để các vị dân cử làm luật. Những luật lệ, những quy chế sanh ra cho một nhiệm kỳ, sống với thời gian của nhiệm kỳ của nhà dân cử làm luật có còn đủ hiệu quả không ? Vì ai cũng làm luật được cả. Chúng tôi muốn nói đến những vị dân cử ấy. Và quyền lập pháp được xữ dụng tối đa. Mỗi nhiệm kỳ dân biểu, thậm chí mỗi thay đổi chánh phủ, những vị tân cử đều muốn để tên mình «lưu lại một cái gì với núi sông». Rồi tranh cải giữa «phe cầm quyền» và «phe đối lập». Làm luật để «giúp chánh phủ phe ta», nên rất nhiều luật do «chánh phủ tổ chức viết ra», pháp trị là vậy.
Vì vậy, luật lệ hiện hành cũng do các nhà chánh trị làm ra. Và chúng ta cũng nhớ lại câu nói bất hủ của anh dân biểu Laignel (đệ tam cộng hòa Pháp) phán cho phe đối lập lúc bấy giờ : «quý vị sai về mặt luật học, vì quý vị là một thiểu số chánh trị, (vous avez juridiquement tort parce que vous êtes politiquement minoritaires) »
Luật lệ đã biến thành công cụ chánh quyền và không còn phục vụ công lý và xã hội nữa.
«Sức mạnh bất công của Luật lệ» Câu nói bất hủ nầy của François Mitterrand, cựu Tổng thống của nước Pháp vào cuối thế kỷ qua đã nói rõ cho chúng ta cái mâu thuẩn giữa luật lệ và công lý. Trong quyển « Luật lệ, quyền làm luật và nền tự do (Droit, Législation et Liberté) », Frédérick Von Hayek, một trong những vị thầy về Luật học của chúng tôi cho rằng những quy chế luật pháp đang quản lý đời sống chúng ta không có gì liên hệ đến Luật lệ cả, vì thiếu ánh sáng Công lý. Khủng hoảng về Luật và Công lý là một trong những đề tài Thầy Hayek thường nói đến.
Những quy chế luật hiện hành (la législation) là luật thực nghiệm (droit positif). Luật thực nghiệm là những đạo luật được đề nghị và đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp (và những dân cử lập pháp), và những án lệ biến thành án luật hiện hành .
Nhưng quy chế luật hiện hành (la législation) bỏ quên tinh thần làm luật bởi hai lẽ : lẽ thứ nhứt la phe phái, lẽ thứ hai là tham vọng .
Về phe phái. Nhà làm luật phải bảo vệ phe hành pháp của mình, các người đã bầu cho mình. Như vậy luật lệ biến thành một công cụ chánh trị bảo vệ một nhóm người , một giai cấp, tính chất phổ thông không còn nữa, chỉ còn tính chất đặc biệt : priva lex.
Về mặt tham vọng, phức tạp hơn. Nhà chánh trị nào cũng có tham vọng tạo một cuộc cách mạng xã hội, tổ chức lại xã hội, xã hội mới, con người mới .. « phải có danh gì với núi sông ». Hai lẽ ấy đều nguy hiểm cả, vì nhà làm luật quên đi cái tính chất phổ thông của một điều luật, tính chất phi thời gian tính, phi nhơn cách. Une bonne loi est intemporelle et impersonnelle.
Vì vậy, nếu người làm chánh trị có một ý thức hệ cộng sản làm một bộ luật xâm phạm chủ quyền con người, đời sống, tự do và tư hữu luật ấy có phải là công lý không ?
Hỏi tức là trả lời.
Công lý và luật lệ là những cố gắng tìm những phương cách giải quyết với những đề nghị điều chỉnh, sòng phẳng (solutions ajustées) những liên hệ giữa những con người. Luật lệ giúp đở con người giải quyết những khó khăn ấy. Luật lệ phải là một quá trình tiến triển thận trọng, chín chắn, kiên trì để bảo vệ nhơn cách, nhơn phẩm va tự do cá nhơn. Con người phải là trọng tâm của mọi ưu tư công lý, vì luật lệ, công lý là của con người, cho con người.
Ubi lex, ubi justicia. Ở đâu có luật ở đấy có công lý. Và chúng tôi cũng mong rằng Ubi jus, ubi lex, ở đâu có luật, công lý phải được thực hành.
Mong lắm !
5. Nói lòng vòng thế giới, xin trở về Việt Nam. Hai tháng qua, tình hình Việt Nam sau Đại hội Đảng cộng sản không có gì thay đổi. Vật giá vẫn leo thang, tình hình tham nhũng vẫn chẳng thay đổi, có thay đổ chăng là thay đổi ông trách nhiệm chống tham nhũng : ông Phú Trọng thay ông Tấn Dũng làm « xếp phong trào » chống tham nhũng ! Chống tham nhũng là làm sao ? không thấy ông Phú Trọng ra chỉ thị gì cho chương trình chống tham những cả, cũng như khi xưa ông Tân Dũng cũng không có cái gì gọi là chống tham nhũng ngoài những tuyên bố và khẩu hiệu trong những buổi họp hay đại hội, tiểu hội gì gì đó. Một thay đổi nữa là ông Tấn Sang cũng sẽ thay ông Tấn Dũng làm « xếp xòng » Quân đội, Tổng tư lịnh quân đội nhơn dân. Thế là ông Tấn Dũng tuy không bị hề hấn gì sau cuộc « chỉnh lý » nho nhỏ của Đại hội đảng nhưng vẫn bị « lọt lon », tuy vẫn giữ chức Thủ tướng, nhưng mất quyền sanh sát cai quản các « sòng hụi tham nhũng » và mất quyền « duyệt binh » và « chia lon lá » các tướng lãnh, các quân khu và quan trọng hơn, hết được « dùng » quân đội « hù dọa » các « đồng nghiệp và đồng chí » mình. Ngày nay người dân Việt Nam trong nước mới hiểu rõ cái thực hư của một Đại hôi đảng Cộng sản : Đại hội đảng là nơi chia chát, sắp xếp quyền lợi các quan chức cầm quyền … Còn vận nước, vận dân ? xin lỗi, get lines, xếp hàng, đứng sau vận quyền lợi cá nhơn, cả vận Đảng cũng đứng sau cá nhơn. Các cá nhơn dựa nhau, dùng Đảng để chia chát cầm quyền. Chương trình chống tham nhũng ? Làm gì có tham nhũng mà chống ! Tổ chức kinh tài Nhà nước từ thời xa xưa là phương pháp cho thầu và nhà thầu sống được là do lấy tiền cò (từ ngữ « cò » = là không có nghĩa là «cò con » mà do dịch từ pháp ngữ là commission = là tiền công của một dịch vụ do com = avec, + mission = dịch vụ, công việc, nhiệm vụ: đó là một số tiền bắt buộc trả cho một nhiệm vụ, trả công, hồi xưa dân Sài gòn mình gọi là tiền « huê hồng ». Mà thật vậy, cúng Phật còn phải có nải chuối, vào chùa cũng phải cúng dường ; vào nhà thờ với Chúa phải tiền quyên, tiền góp ; qua cầu, tiền mãi lộ ; gặp cảnh sát công an công lộ cũng phải tiền đường… Văn hóa thiên hạ trên thế giới đều từ ngàn xưa, thời Chúa Giê – Xu, hay thời Khổng tử đi thuyết giảng, đi đường, đã phải đóng tiền mãi lộ rồi, (Ma – thi –ơ trước khi theo làm tông đồ của Giê – Xu là một anh thầu chợ và lấy thuế chợ. ..). Ngày nay, cả nước Việt Nam được Đảng Cộng sản cắt ra từng ô, từng khu, từng khâu… cho thầu và các nhà thầu phải lấy tiền cò, trước để sống, sau là lấy lại sở hụi, vốn thầu…từ chổ đứng anh công an, từ chổ làm anh bưu điện, từ chổ khai thuế anh hải quan, chuyến bay chị tiếp viên hành không, công sở, xí nghiệp anh công nhơn viên… tùy chổ ngon, chổ dở, là giá cả cao thấp, mắc mỏ….Xin kể một chuyện nho nhỏ rất điển hình, người viết có một ông anh bà con cán bộ bằng cấp cao, kỹ sư và phó tiến sĩ, nghề nghiệp tốt, chuyên viên được dịp đi tu nghiệp ở Pháp. Nhận được cú điện thoại, cùng bà xã mình đi gặp, mời đi chơi và đi ăn nhà hàng á đông, bà vợ mình thấy cách ăn quá bạo của ông anh bà con, nói nhỏ với mình, ông ấy chắc không quen ăn các món ăn pháp của cantine sở, nên đói… mình bèn hỏi ông ăn uống thế nào … ông không trả lời, chỉ than với mình là tại sao ở các khách sạn Pháp không có nước sôi nóng ở vòi nước nóng ? Mình chở ông về, cùng lên phòng khách sạn của ông anh, mở vòi nước nóng, nước nóng phỏng tay, phải mở vòi lạnh mới sử dụng được. Mình bảo có nước nóng đấy. Anh trả lời nhưng không đủ nóng … « để ăn mì gói ». Tội nghiệp ! ông anh bèn nói với mình làn tuy có phần tiền đường chi phí đời sống qua ngày ở đây, nhưng vì hà tiện, nên nhờ anh em sứ quán thuê khách sạn rẻ, hai thằng cùng đi tu nghiệp, ngủ chung và ăn mì gói để dư tiền mang về. Thê thảm chưa ? Cán bộ chuyên nghiệp, kỹ sư, phó tiến sĩ đấy ! anh em đọc giả hải ngoại mình quen làm việc ở Pháp, ở Mỹ, ở Úc, … làm gì có chuyện ấy, dù sao …Chuyện ấy cũng đã trên năm năm rồi không biết bây giờ còn không ? Hà tiện, ngắt bớt, ăn chận, …trên phần tiền đường của mình, nhưng nếu ngắt bớt, ăn chận trên tiền hành chánh, trên phẩm chất nguyên liệu, trên phẩm chất vật dụng, hàng hoá…? hiện tượng rút ruột công trình vẫn còn thông dụng … Vì vậy ta không lạ gì với phẩm chất hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam, nhái, dỏm, rút ruột ăn gian, để vừa có lời, vừa cạnh tranh với hàng tây phương …Hàng dỏm, hàng xấu, hàng độc hại của Trung quốc và Việt Nam do tình trạng tham nhũng mà ra ! Suốt ngày tìm cách kiếm tiền, thì làm sao có sáng kiến sản xuất được?
6. Chừng nào còn chế độ độc đảng, độc tài, không có các đảng đối lập để kiểm soát (checking) không có nguy hiểm bị thay đổi (balancing) thì tham nhũng sẽ còn. Tham nhũng là một tệ hại, nhưng xài bậy, phung phí cũng là những vấn nạn và tệ hại xã hội. Lạm dụng tiền của công để phung phí đãi đằng, liên hoan, lễ lạc, hội họp, …cũng là những cản trở của một xã hội tiên tiến. Trong khi Đảng làm đại hội để đấm đá, chia quyền, phân lực thì bỏ quên người dân, mặc cho đời sống dân chúng, ngày thêm cơ cực ; họ bỏ rơi lãnh thổ và lãnh hải quốc gia cho Đại Hán Trung quốc, Tàu Cộng lấn chiếm, mặc cho ngư phủ Việt Nam bi bức hiếp, không còn phương tiện ra khơi mưu sanh trong an toàn sanh mạng và tài sản, mặc cho tiều phu, cho các dân sắc tộc cao nguyên Việt Nam bị ngăn cấm đi lại, không còn đất còn rừng để khai thác làm ăn sanh sống.
Để bảo vệ chế độ, bộ máy đảng Cộng sản Việt Nam đã làm dụng Luật pháp cho bộ máy công an thẳng tay đàn áp dân chúng: dân oan, vì bị cướp đất, vì bị đuổi nhà, (nói là để quy hoạch nhưng thật bán đất cho đầu cơ địa ốc làm giàu cán bộ) nổi lên chống đối khắp nơi. Chánh sách độc tài cầm quyền, độc tài suy nghĩ, kiểm soát tư tưởng, kiểm soát cả đức tin, tín ngưởng và cả tổ chức thờ phượng, vì muốn kiểm soát nên bóp nghẹt các hoạt động tôn giáo truyền thống, gây khó khăn cho các Sư sãi, Linh mục, Mục sư ngoài « luồng », ngoài kiểm soát, ngoài « hệ thống quốc doanh », ngăn chặn mọi « phản biện » của giới trí thức, cấm người dân suy nghĩ, đệ đạt « nguyện vọng tập thể ». Tệ hại hơn cả, khủng bố, đánh đập, giam cầm, bỏ tù, không thông qua xét xử ( Bùi Minh Hằng …) hoặc xét chiếu lệ để kết án phi lý thật nặng nề đối với nhiều nhà tranh đấu dân chủ chỉ có tội là phản kháng Trung Cộng xâm lăng, (bloggers “Điếu Cày” Nguyễn Văn Hải, nhà báo Tạ Phong Tần và “Anh Ba Saigon” Phan Thanh Hải …) hay gần đây, ngày 30/10, kết án tù hai nhạc sĩ yêu nước Việt Khang (Võ Minh Trí) và Trần Vũ Anh Bình về tội danh “Tuyên truyền lật đổ nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Khủng hoảng chế độ, khủng hoảng quản trị, khủng hoảng dân chủ, khủng hoảng luật pháp, khủng hoảng công lý !
Thay Lời Kết
Nếu chúng ta định nghĩa « công bằng pháp luật » là nền tảng của « công lý » và « hệ thống tư pháp » thì ngày nay ở Việt Nam chúng ta nhận xét rằng hệ thống tư pháp phục vụ càng ngày càng « bất công » chẳng những đối với « pháp danh nhơn » (justiciables) nói riêng mà cả đối xã hội nói chung. Nước Việt Nam ngày nay, muốn bước vào thương trường quốc tế, muốn bước vào chánh trường quốc tế, phải có một bộ Luật rõ ràng, phải có một hệ thống Luật pháp rõ ràng.
Ấy là một ưu tư, và đặc biệt cho nước Việt Nam. Hãy cố gắng học hỏi các quốc gia trên thế giới, với những bộ luật « thực nghiệm » có quy ước, quy chế thành văn (như nước Pháp) cho đến các quốc gia với những « luật common law » (án lệ và tục lệ biến thành luật lệ).
Tiến trình hoạt động tư pháp ở Việt Nam bị bế tắc, trở ngại ? hay công lý bị trở ngại ? nghĩa là ngày nay chúng ta không định nghĩa được công lý , vậy thì :
Công lý và luật pháp : Công lý là gì ? Luật pháp là gì ? ai làm luật ?
Vớ vẫn, đặt một câu hỏi như vậy, một nhà luật học như chúng tôi, được đào luyện tại một quốc gia có một bộ Luật bộ như Bộ luật Napoléon.
Cái gì công bằng, đúng với công lý là phù hợp với luật pháp ? Và luật pháp là những quy ước, quy chế thành văn. Ông thẩm phán, ông quan tòa chỉ chiếu vào quy chế thành văn, thành luật ấy mà phán xét rằng một hành động đúng hay sai (đối với luật). Luật lệ đo lường hành động đúng hay sai đối với quy chế biến thành luật. Dễ quá !
Nhưng cái khó của luật pháp là các quy chế thành văn thành luật ấy, mặc dù thành văn không thể đo lường trước, tiên liệu, và giải quyết mọi khía cạnh. Các nhà đại luật gia vẫn thường nhắc nhở rằng hãy giữ tinh thần « làm luật » (esprit de loi) hãy giữ những hướng đi, những nguyên tắc của luật học, và đừng đi vào chi tiết của hệ thống sanh hoạt hằng ngày phức tạp của con người. Một luật lệ tốt là một luật lệ muôn thuở, phi thời gian tính và phi nhơn cách (une bonne loi est intemporelle et impersonnelle – câu định nghĩa của một trong những thầy luật của chúng tôi không nhớ của thầy nào). Vì vậy đừng nói đến luật xã hội chủ nghĩa !
«Mọi hành động xâm phạm đến người khác buộc người xâm phạm phải bồi thường» (Tout fait quelconque de l’homme qui cause à autrui un dommage, oblige celui par la faute duquel il est arrivé, à le réparer) : Điều 1383 của bộ Dân luật nước Pháp là một thí dụ, chỉ có hai câu để đưa ra những nguyên tắc. Nhưng những nguyên tắc ấy đã mở rộng cho hàng trăm trang giấy cho các án lệ, công việc của các vị thẩm phán, các quan tòa là áp dụng những nguyên tắc ấy cho đúng vào những trường hợp kiện tụng khác nhau, mỗi trường hợp, mỗi biệt lệ.
Công lý không cứ ở bài viết, câu viết. Công lý là ở cái áp dụng từ cái nhản quan, góc độ nhìn của vị thẩm phán, quan tòa, bồi thẩm đoàn với ánh sáng của thực tại.
Cái khó khăn thứ hai, và là cái ưu tư của nhà luật học ngày nay là một điều luật (thành văn) bất cứ ai cũng viết được và có thể viết một cách bừa bãi.
Bừa bãi, vô trách nhiệm, chúng tôi muốn nói rằng : đáng lý một điều luật phải được viết trong tinh thần có chiều sâu, phi thời gian tính, minh bạch, rõ ràng, và có tính cách phổ thông, trái lại các luật lệ ngày nay được viết với nhiều chi tiết, nhiều phần linh tinh, bổ túc, biệt lệ, trái với tính cách phổ thông. « Ai cũng phải biết luật » (Nul n’est sensé d’ignorer la loi) : nhưng làm sao biết được khi có một sự lạm phát luật lệ, hằng trăm quy ước chồng chất lên nhau, cái nọ bổ túc cái kia, cái nọ phản ý cái kia. Quy chế công nhơn, quy chế công dân, cái gì cũng luật nầy luật nọ, kể cả luật giao thông.
Trong thời gian nhiệm kỳ dân cử, một thời gian nhiệm kỳ Quốc hội là một thời gian để các vị dân cử làm luật. Những luật lệ, những quy chế sanh ra cho một nhiệm kỳ, sống với thời gian của nhiệm kỳ của nhà dân cử làm luật có còn đủ hiệu quả không ? Vì ai cũng làm luật được cả. Chúng tôi muốn nói đến những vị dân cử ấy. Và quyền lập pháp được xữ dụng tối đa. Mỗi nhiệm kỳ dân biểu, thậm chí mỗi thay đổi chánh phủ, những vị tân cử đều muốn để tên mình «lưu lại một cái gì với núi sông». Rồi tranh cải giữa «phe cầm quyền» và «phe đối lập». Làm luật để «giúp chánh phủ phe ta», nên rất nhiều luật do «chánh phủ tổ chức viết ra», pháp trị là vậy.
Vì vậy, luật lệ hiện hành cũng do các nhà chánh trị làm ra. Và chúng ta cũng nhớ lại câu nói bất hủ của anh dân biểu Laignel (đệ tam cộng hòa Pháp) phán cho phe đối lập lúc bấy giờ : «quý vị sai về mặt luật học, vì quý vị là một thiểu số chánh trị, (vous avez juridiquement tort parce que vous êtes politiquement minoritaires) »
Luật lệ đã biến thành công cụ chánh quyền và không còn phục vụ công lý và xã hội nữa.
«Sức mạnh bất công của Luật lệ» Câu nói bất hủ nầy của François Mitterrand, cựu Tổng thống của nước Pháp vào cuối thế kỷ qua đã nói rõ cho chúng ta cái mâu thuẩn giữa luật lệ và công lý. Trong quyển « Luật lệ, quyền làm luật và nền tự do (Droit, Législation et Liberté) », Frédérick Von Hayek, một trong những vị thầy về Luật học của chúng tôi cho rằng những quy chế luật pháp đang quản lý đời sống chúng ta không có gì liên hệ đến Luật lệ cả, vì thiếu ánh sáng Công lý. Khủng hoảng về Luật và Công lý là một trong những đề tài Thầy Hayek thường nói đến.
Những quy chế luật hiện hành (la législation) là luật thực nghiệm (droit positif). Luật thực nghiệm là những đạo luật được đề nghị và đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp (và những dân cử lập pháp), và những án lệ biến thành án luật hiện hành .
Nhưng quy chế luật hiện hành (la législation) bỏ quên tinh thần làm luật bởi hai lẽ : lẽ thứ nhứt la phe phái, lẽ thứ hai là tham vọng .
Về phe phái. Nhà làm luật phải bảo vệ phe hành pháp của mình, các người đã bầu cho mình. Như vậy luật lệ biến thành một công cụ chánh trị bảo vệ một nhóm người , một giai cấp, tính chất phổ thông không còn nữa, chỉ còn tính chất đặc biệt : priva lex.
Về mặt tham vọng, phức tạp hơn. Nhà chánh trị nào cũng có tham vọng tạo một cuộc cách mạng xã hội, tổ chức lại xã hội, xã hội mới, con người mới .. « phải có danh gì với núi sông ». Hai lẽ ấy đều nguy hiểm cả, vì nhà làm luật quên đi cái tính chất phổ thông của một điều luật, tính chất phi thời gian tính, phi nhơn cách. Une bonne loi est intemporelle et impersonnelle.
Vì vậy, nếu người làm chánh trị có một ý thức hệ cộng sản làm một bộ luật xâm phạm chủ quyền con người, đời sống, tự do và tư hữu luật ấy có phải là công lý không ?
Hỏi tức là trả lời.
Công lý và luật lệ là những cố gắng tìm những phương cách giải quyết với những đề nghị điều chỉnh, sòng phẳng (solutions ajustées) những liên hệ giữa những con người. Luật lệ giúp đở con người giải quyết những khó khăn ấy. Luật lệ phải là một quá trình tiến triển thận trọng, chín chắn, kiên trì để bảo vệ nhơn cách, nhơn phẩm va tự do cá nhơn. Con người phải là trọng tâm của mọi ưu tư công lý, vì luật lệ, công lý là của con người, cho con người.
Ubi lex, ubi justicia. Ở đâu có luật ở đấy có công lý. Và chúng tôi cũng mong rằng Ubi jus, ubi lex, ở đâu có luật, công lý phải được thực hành.
Mong lắm !
Không có nhận xét nào: