JAKARTA — Sau một năm căng thẳng có liên quan đến các vụ tranh chấp lãnh hải ở châu Á, Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đối thoại thêm - nhất là trong tình hình mới có các chuyển tiếp quyền hành ở Washington và Bắc Kinh và các chính quyền mới có thể có tại Seoul và Tokyo. Từ Jakarta, thông tín viên VOA Kate Lamb ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Sau khi Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á không đạt được sự đồng thuận rộng rãi về một khung sườn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Ðông, các nước trong khu vực đã chấp thuận các chính sách riêng để giải quyết tình trạng bất định.
Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa loan báo sẽ cho phép chặn các tàu trong vùng có tranh chấp. Trung Quốc cũng gây tranh cãi khi cấp các hộ chiếu có in một bản đồ bao gồm các vùng đất đang tranh chấp.
Các hành động vừa kể đã khơi ra phản ứng ở Việt Nam và Philippines và nay Ấn Ðộ cũng có ý kiến.
Ấn Ðộ quyết tâm bảo vệ quyền lợi ở Biển Ðông.Hải quân Ấn Ðộ đã gợi ý rằng họ đang chuẩn bị bảo vệ các quyền lợi chung về dầu khí trước thái độ hung hăng của Trung Quốc.
Một người đóng vai trò điều giải chính trong cuộc biểu dương quyền lực hàng hải trong vùng, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói việc phê chuẩn một bộ quy tắc ứng xử hiện nay là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Ấn Ðộ quyết tâm bảo vệ quyền lợi ở Biển Ðông. |
Ông Natalegawa nói: “Chúng ta đang chứng kiến rất nhiều cuộc chuyển tiếp ở các thủ đô trong vùng, và dĩ nhiên Hoa Kỳ vừa trải qua một thời kỳ chuyển tiếp chính trị, và Trung Quốc cũng thế. Và sắp tới, chúng ta sẽ có các cuộc bầu cử ở Nhật Bản, ở Triều Tiên, do đó sẽ có những biến chuyển, không những giữa các nước, mà cả bên trong các quốc gia liên hệ nữa. Vì thế chúng ta cần phải có một sự ổn định nào đó, một tiêu chuẩn nào đó, một bộ quy tắng ứng xử theo đó chúng ta có thể giải quyết các vấn đề quyền lợi chung bên trong khu vực của chúng ta.”
Ông Natalegawa đã nhiều lần hô hào các nhà lãnh đạo trong khu vực đồng ý về một bộ quy tắc ứng xử.
Nhưng, khi đề nghị bị bác bỏ tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 vừa qua, các chuyên gia phân tích cho rằng Indonesia đã đánh giá quá cao ảnh hưởng chính trị của mình.
Thừa nhận rằng việc bàn về các nguyên tắc và đường hướng đã đưa đến một số biện pháp đề phòng quá sớm trên bộ và ngoài biển, bộ trưởng ngoại giao Indonesia tuyên bố ông tin tưởng vào tương lai khu vực.
Ông lập luận rằng nhiều thập niên ổn định khu vực đã dẫn tới một phần thưởng kinh tế rõ ràng - một phần thưởng mà việc duy trì đem lại lợi ích cho tất cả các bên.
Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ, giành chủ quyền
hầu như toàn bộ lãnh hải ở Biển Đông.
|
Nhưng ông Aleksius Jemadu, trưởng khoa ngoại giao tại trường Ðại học Pelita Harapan ở Jakarta nói rằng thuyết phục Trung Quốc sẽ không phải là dễ dàng.
Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ, giành chủ quyền hầu như toàn bộ lãnh hải ở Biển Đông.Ông Aleksius nói: “Vấn đề là ta có thể thuyết phục Trung Quốc góp phần hay cam kết với lợi ích đó khi họ phải nhấn mạnh đến các lợi ích chiến lược của họ, đó là vấn đề… Trước tiên là về lợi ích chiến lược, sự liên tục về an toàn năng lượng cho Trung Quốc, thứ nhì là về sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Thứ ba là về sự tự hào trong tư cách là một siêu cường mới…Trung Quốc sẽ không để cho các cường quốc khác bắt nạt một lần nữa.”
Các nước thành viên ASEAN như Việt Nam, Brunei, Malaysia, Ðài Loan và Philippines đều đòi chủ quyền một số phần trong vùng biển giàu tài nguyên. Nhưng Trung Quốc nhất mực nói rằng họ có chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển này.
Chứa một trong các tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, vùng Biển Ðông còn được cho là giàu trữ lượng dầu khí.
Không có nhận xét nào: