Chính Trị Phục Vụ Công Ích, Đặt Nền Tảng Trên Luật Tự Nhiên - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
30 tháng 1, 2013

Chính Trị Phục Vụ Công Ích, Đặt Nền Tảng Trên Luật Tự Nhiên


NGUYỄN HỌC TẬP - (Viết theo huấn từ của Đức Hồng Y Angelo Sodano, Thư Ký Văn Phòng Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, nhân buổi tiếp kiến  Văn Phòng Toà Thánh với các nhóm đại diện Chính Quyền, Quốc Hội và các chuyên  gia luật pháp Âu Châu từ 22 - 24 tháng 10 năm 1998, do Thánh Bộ chuyên về gia đình tổ chức, trích từ  nhật báo L'Osservatore Romano, 23.10.1998).
1 - Giới thiệu chủ đề.
Chủ đề chúng ta đang muốn đề cập đến, đó là "Người làm chính trị phục vụ công ích".
Dĩ nhiên Đức Hồng Y không phải là một chuyên gia về chính trị hay luật pháp, nên huấn từ của ngài không đi sâu vào các lãnh vực cá biệt của tư tưởng "công ích" (kinh tế, an ninh quốc gia, y tế, tương giao quốc tế...), mà chỉ đề cập đến một vài phương diện tổng quát,dựa trên lãnh vực luân lý.


2 - Người làm chính trị có phận vụ phục vụ công ích.
Quan niệm chính trị phục vụ công ích, lợi  ích công cộng, là tư tưởng minh nhiên hàm chứa ngay trong danh xưng của nó. Bởi lẽ đó là lý do chính danh hoá cho quyền lực cá biệt của động tác quyền lực chính trị.
Đây là quan niệm cao cả và kỳ vọng trên lý thuyết, cũng như trong nhãn quang của dân chúng. Chính trị có liên quan đến quyền lực, và phận vụ của chính trị vì đó là phục vụ, bằng cách dùng dụng cụ cá biệt đó.
Theo chiều hướng của Thánh Kinh, tác động phục vụ đó phải nhằm thực hiện để phục vụ người yếu thế trong xã hội:
   - "Hỡi Anh Em, những người đặc trách công việc chung, anh em biết rõ rằng động tác chính trị là một nghệ thuật cao qúy và khó khăn (cfr. Gaudium et Spes, 75), đòi buộc phải có hành động trong sáng..." ,(in Insegnamenti di Giovanni Paolo II, vol. XIV, 2, p. 680-683).
Không ai không biết mức độ anh hùng của việc từ bỏ lợi ích riêng tư, bè phái, phe nhóm  mà nguyên tắc đó lắm khi đã tiên liệu trong cuộc sống thực tế của người làm chính trị, bởi lẽ rất thường khi gặp phải những động lực của tội ác thúc đẩy, người làm chính trị tìm kiếm những quyền lực có khả năng dễ dàng đảo lộn các bậc thang giá trị.
Lắm khi chính trị phải phục vụ, nhưng kết quả đâu không thấy và đó chính là điều gia tăng thêm đặc tính thiết yếu của chính trị.
Giáo Hội không ngần ngại định nghĩa động tác chính trị như là một thể thức bác ái trổi thượng, là ơn gọi hoàn hảo trong ý nghĩa của danh từ (ĐTC Piô XI, Discorso ai dirigenti della Federazione Universitaria Cattolica, 18.12.1927, in Discorso di Pio XI, ed. it., a cura di Domenico Bertetto S.D.B., vol I : 1922-1928, p. 742-746 (744-745). 
3 - Mất tin tưởng đối với quan niệm "công ích".  
Nếu có người tranh luận về tư tưởng chính trị có phục vụ công ích hay không, thì chắc chắn cũng có người đặt  dấu hỏi về quan niệm thứ hai trong chủ đề của chúng ta, bởi lẽ trong lãnh vực chính trị -luật pháp hiện đại, quan niệm "công ích" là một quan niệm gây nên nhiều tranh luận, đến nỗi có người cho rằng đó là quan niệm đặc thù của "nhóm công giáo".
Hậu quả tiêu cực của tâm thức vừa kể không chỉ giới hạn trong lãnh vực giữa nhũng nhà chuyên môn với nhau, mà còn thẩm thấu trải rộng ra trong cả tổ chức xã hội.
Một tài liệu của Hội Đồng Giám Mục  Anh Quốc đã nói lên tình trạng đó như sau:
   - "Dân chúng không còn tin tưởng rằng nguyên tắc vừa kể đáng còn được mình tin cậy nữa. Dân chúng cảm nhận nguyên tắc trên đã được đưa ra tranh luận trên lý thuyết và không còn ai lưu ý đến trong thực hành. Mất đi lòng tin tưởng đối với quan niệm công ích nầy là môt trong những yếu tố chính yếu giải thích tâm tư bi quan về tổ chức quốc gia. Nói lên ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm đã bị  sa sút đi và tinh thần liên đới hỗ tương đã ngã về bóng xế chiều - điều đó có nghĩa là chất xi măng liên kết cá nhân và xã hội bị đã mất đi", (HDGM Anh Quốc và Galles, Il Bene Comune e la Dottrina Sociale della Chiesa, 1996, n. 116).
Không thể có được một lý tưởng xã hội có khả năng thúc đẩy động tác liên đới, nếu công lý chỉ đưọc coi là những gì phụ thuộc thứ yếu.
Không ai có thể đặt hy vọng vào một toà nhà đuợc xây trên cát (Gilles Lipovetsky, Le crépuscle du devoir. L'étique indolore des nouveaux temps démocratiques, Gallimard, Paris 1992). 
   3.1. Quan niệm Trung Cổ về công ích và thay đổi ý nghĩa chính trị trong thời hiện đại.
Có lẽ chúng ta nên nhớ lại một vài yếu tố lịch sử tiến trình biến chuyển quan niệm "công ích".  quan niệm tò koinòn agathòn của Hy Lạp được dịch ra La Tinh thành bonum comune, được khai sinh từ tư tưởng chính trị của Platon và Aristote, và có được thêm tằm quan trọng đáng kể ở thời Trung Cổ.
Các tư tưởng gia cỗ dùng từ ngữ vừa kể để định nghĩa căn nguyên và mục đích hoạt động chính trị.
Kế đến, trong thời Trung Cổ, do ảnh hưởng huấn dụ của Thánh Phaolô về "Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Ki Tô", từ ngữ có thêm được một tầm quan trọng đặc biệt dưới ánh sáng một tổ chức xã hội có tương quan trật tự, nhấn mạnh đến tư tưởng việc các thành phần phải tôn trọng lợi ích của tất cả, tuy nhiên vẫn nhận biết rằng nơi con người có một tầm mức vượt hẵn cao cả hơn những gì thuộc lãnh vực chính trị (I-II, 21,4, ad 3):
   - "homo non ordinatur ad comunitatem politicam secundum se totum et secundum omnia sua" (con người không phải được dựng nên cho cộng đồng chính trị , mà cho những gì tất cả hoàn hảo thuộc về mình và cho tất cả những gì là của mình).
Quan niệm thời Trung Cổ đó gợi ý cho hoạt động chính trị được đặt trên ba nguyên tắc trọng đại:
   - Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá và là Đấng thiết định tất cả tạo vật: trong mỗi tạo vật có một lề luật vĩnh viễn được khắc ghi  vào bản thể  và bởi đó trở thành luật tự nhiên, điều hành mọi tạo vật và một cách đặc biệt là định hướng con người trong cuộc sống và động tác của mình.
   - Bởi đó trước moi lề luật thực định (lex positiva), đều đã có một luật lệ vĩnh viễn và tự nhiên, mà từ đó pháp luật thực đinh của con người phải rút ra nguồn cảm hứng và luật định để áp dụng thực tế .  .
   - Đối với người tín hữu Chúa Ki Tô, tự do không phải là những gì tách ra khỏi lè luật: bởi lẽ mục đích của tự do hàm chứa trong trong việc ý thức rằng lề luật định hướng mình hướng về Thiên Chúa (nếu là lề luật chính đáng theo ý nghĩa vừa kể) và làm cho mình thể hiện ra trong động tác chính đáng thực tế.
Kế đến các tác giả như Macchiavelli, Hobbes và Locke thay đổi cách giải thích mục đích của hoạt động chính trị:
   - họ đặt nặng trọng  tâm vào các phương thức tổ chức cơ chế quyền lực,
   - và quan niệm về một xã hội hiệp nhứt theo định luật tự nhiên, được thay thế bằng quan niệm hoà hợp thoả thuận giữa các quyền của các chủ thể cá nhân trong xã hội (kể cả những nhượng bộ bất chính)
Người ta vẫn tiếp tục ban thảo với nhau về " công ích " (hoà bình, thịnh vượng) nhưng với những nội dung khác xa đối với những gì thuộc về quan niệm khởi thủy.
Chúng ta đang ở vào thời đại khế ước, xa xôi đối với quan niệm công ích như là gia sản thành thực chính đáng tự bản thể của nó.
Nhãn quan hiện đại theo duy ích chủ nghĩa (utilitarisme) là kết quả của một nhân sinh quan mới, theo đó thì con người tự bản tính của mình là một chủ thể chống xã hội.
Bởi đó xã hội được thiết lập nên, cơ chế quốc gia được lập ra, là để " kiểm soát " các đam mê ích kỷ, các ganh đua đố kỵ và tham vọng thuộc bản tính tự nhiên của con người.
Từ đó chúng ta có câu nói bất hủ của Hobbes, "homo homini lupus" (con người là chó sói đối với người khác) và tư tưởng về hoạt động tôi chảy của một xã hội mà chúng ta không thể chấp nhận được.
Chinh trên những nền tảng mới vừa được đề cập, mà phần lớn tâm thức của các chính quyền được dựa theo để hiểu công ích như là một tài sản lợi ích, thịnh vượng, lợi ích rộng lớn hơn cho số dân chúng càng đông hơn càng tốt.
   3.2. Quan niệm hiện đại của Giáo Hội đối với công ích.
Dựa trên các quan niệm dồi dào của thời Trung Cổ về công ích, được hội nhập thêm vào các yếu tố mới hiện đại, nhứt là vào các quan niệm về các quyền của con người, Giáo Hội khởi đầu lại một lần nữa suy tư về quan niệm vừa kể với những đóng góp tổng hợp được nói lên trong Thông Điệp Mater et Magistra (n. 70), Pacem in terris (n. 57), cũng như tiếng nói của Công Đồng Vatican II (Gaudium et spes, nn. 26-74 và của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (n. 1906).
Xin được trích dẫn định nghĩa về công ích của Công Đồng Vatican II:
   - "Công ích là tổng hợp tất cả các điều kiện xã hội cho phép và tạo điều kiện thích hợp nơi mỗi thành viên cá nhân, nơi các gia đình và các hiệp hội, tổ chức xã hội để đạt được một cách nhanh chóng và hoàn hảo những gì trọn hảo của mình".
4 - Công ích và luật tự nhiên. Phục vụ công ích khởi đầu từ luật tự nhiên.
Thời Trung Cổ quan niệm chính trị thoát xuất từ một nhãn quang về con người, trong đó được giả dịnh trước một trật tự luân lý khách quan, một luật tự nhiên không tùy thuộc vào bất cứ một thoả ước xã hội hay một đạo luật thực định (lois positive) nào.
Nhãn quang đó đã mất đi trong thời điểm hiện tại của chúng ta, với khuynh hướng càng ngày càng nhấn mạnh đến quan niệm cá nhân về con người và luân lý chỉ là những gì thuộc quan niệm chủ quan.
Hiện nay, chính trị đang đứng trước thái độ phải chọn lựa nầy: định hướng hoạt động chính trị theo nhãn quang luật tự nhiên (jusnaturalisme), tức là nhận biết các giá trị khách quan của con người) hay theo nhãn quang phương thế dụng cụ, chỉ nhằm làm sao cho tổ chức hệ thống cơ chế được hoạt động điều hoà, tốt đẹp.
Liên quan đến tư tưởng vừa kể, chúng ta có thể nhớ lại lời của ĐTC Phaolô VI:
   - "Dĩ nhiên con người có thể tổ chức thế giới không cần có Thiên Chúa, Nhưng không có Thiên Chúa con người sau cùng chỉ có thể tổ chức chống lại con người" (cfr. Populorum progressio).
ĐTC Gioan Phaolô II, trong thông Điệp Evangelium vitae, một lần nữa đã đặt lại ngón tay trên vết thương vừa kể:
   - "Nếu không có một chân lý cuối cùng nào hướng dẫn và định hướng hoạt động chính trị, lúc đó các tư tưởng và những xác tín có thể dễ dàng trở thành dụng cụ cho mục đích quyền lực. Một nền dân chủ không có các giá trị, có thể bị hoán chuyển dễ dàng thành một chế độ toàn trị minh nhiên hay lường gạt ẩn nấp, như lịch sử đã chứng minh" (ĐTC Gioan Phaolô II, Evangelium vitae, n. 101).

Thế giới luật pháp và chính trị ngày nay đang có khuynh hướng không chấp nhận nhãn quang luật tự nhiên trong việc thiết định luật pháp, là những điều khoản xác định những gì mà hoạt động chính trị có ý thực hiện cho "công ích".
   4.1. Khiếp sợ đối với ý thức hệ.
Có những người muốn giữ tách biệt luật tự nhiên và luật lệ dân sự, vì họ cho rằng ảnh hưởng lẫn nhau giữa lãnh vực nầy đến lãnh vực kia có thể làm nguy hại cho thể chế dân chủ. Bởi lẽ theo những người vừa kể, lề luật không được viết thành văn bản, như luật tự nhiên, là " lề luật không chính xác " và có thể bị ảnh hưởng của những lối giải thích quá đáng hay quá khích theo ý thức hệ mình muốn làm nổi bậc hay bênh vực. Bởi đó có thể có những người giải thích một cách áp đặt độc tài theo họ muốn, chống lại ý muốn của đa số là ý muốn của đặc tính dân chủ.
Vậy ai là người quyết định "công ích" là gì ?
Làm sao có thể kiểm nhận được đường lối giải thích nào là chính đáng, đáng tin cậy?
   4.2. Trả lời cho mối lo âu. Luật tự nhiên là vì sao bắc đẩu định hướng đời sống chính trị.
Chúng ta thành tâm xác tín rằng, ngược lại những tư tưởng vừa được đề cập đến, luật tự nhiên là vì sao bắc đẩu định hướng chúng ta hướng về nhưng gì chính đáng nhứt cho thể chế dân chủ.
Điều đáng sợ thường có thể xảy ra giữa việc lầm lẫn nhưng gì luật tự nhiên đòi buộc phải có và việc định chân giá trị các hậu quả tiêu cực của việc không chấp nhận luật tự nhiên.
   4.2.1. Hiểu biết một cách chính đáng: luật tự nhiên không phải là một "toa thuốc".
Không phải ít khi chúng ta nhận thức được có sự lầm lẫn về quan niệm luật tự nhiên, trong các cuộc tranh luận chính trị và luật pháp, cũng như trong các phân khoa và học viện về pháp luật.
Nhiều tư tưởng xác quyết về tính cách "không chính xác", cũng như khó mà xác định rõ ràng đâu là nội dung của nó, do nhiều lập trường khác nhau có liên qua đến chủ đề.
Từ đó đưa đến kết thúc hệ trọng: vì có quá nhiều chủ thuyết khác nhau về nội dung của luât tự nhiên, nên tốt hơn là loại bỏ quan niệm luật tự nhiên đi, trong việc thiết định thể chế và cấu trúc xã hội.
Kết luận như vừa kể là một kết luận ý thức hệ, cho rằng loại bỏ đi luật tự nhiên, chúng ta mới có được mội dung chắc chắn cho việc tổ chức xã hội.
Cho rằng quan niệm như vậy, quan niệm luật tự nhiên,  cần phải được loại bỏ đi , bởi vì không đem đến cho chúng ta những gì chắc chắn trong các trường hợp thực tế, phải chăng đó cũng là thái độ xác quyết đúng đắn cần loại bỏ đi loại dược phẩm, không có khả năng giải quyết một cách quyết định trong mọi trường hợp bệnh hoạn.
Luật tự nhiên không phải là "toa thuốc" để giải quyết hết mọi loại vấn đề luân lý, hành chánh, luật pháp và phương thức tổ chức cơ chế xã hội.
   a) Ở cấp bậc thứ nhứt, luật tự nhiên cung ứng cho chúng ta những nguyên tắc tổng quát; xác nhận quyền được sống, có nghĩa là nhận biết bất cứ ai là con người lành mạnh đều có khả năng 
   - nhận biết rằng đời sống, sự hiểu biết, xã hội tính, quyền sinh con cái và nhưng thực thể căn bản khác là những nội dung tốt đẹp
   - để phát triển con ngưòi có một cuộc sống cho ra người và một xã hội xứng đáng với con người.
   b) Ở cấp bậc thứ hai, rất tiếc, những hậu quả thiết thực của các nguyên tắc căn bản nầy, có thể bị các tư tưỏng tiền kiến làm lu mờ và sai trái đi,sự thiếu hiểu biết, đam mê, thái độ ỷ lại dựa vào quyền lực, lòng ước muốn tự lập tuyệt đối...
Để vưọt thắng được những khó khăn đó, cần phải có những cuộc thảo luận, thuyết phục, giải toả, học hỏi nghiêng cứu, suy tư và trong một vài trường hợp phức tạp, chỉ có những người khôn ngoan và thận trọng mới có khả năng giải toả được.
Luật tự nhiên không loại bỏ đi sức cố gắng và tiến trình con người đi tìm chân lý trong các thực tại thiết thực. Tuy nhiên luật tự nhiên chỉ đường cho chúng ta đi đến được và bảo đảm cho chúng ta điều chắc chắn rằng con người có khả năng hiểu biết được luật tự nhiên là gì.
Trong lịch sử, luật tự nhiên đã có nhiều tác đông.
Lich sử đã giúp lấp đầy những lỗ hỏng thiếu sót của lề luật thực định (lois positives) và đã giúp cho để giải thích được một cách công minh, đã tạo thuận lợi cho đối thoại giữa các dân tộc và văn hoá,   
   - như là một loại văn phạm cần thiết để có thể hiểu nhau được,
   - đã giữ phận vụ định chuẩn đối với các quan niệm trong lịch sử và định hướng về những viễn ảnh cho tương lai,
   - chuẩn định chính đáng hay bất chính những phán quyết lạm dụng cho rằng đó là những gì đúng theo cách hành xử "tự nhiên" của con người, dẫn đưa dòng lịch sử của các dân tộc đến những chân trời công chính hơn.
Nói tóm lại, trong nhãn quang vừa kể, luật tự nhiên thể hiện trước cho hình ảnh nền luật phải có trong tương lai (José Luis, L. Aranguren, Ética y politica, Biblioteca Nueva, Madrid 1996, p. 39). 
   4.2.2. Không có luật tự nhiên, ai muốn làm gì cũng được.
Mối lo âu của nhiều tư tưởng gia chững chạc không phải là không có lý chứng. Đời sống xã hội với các cấu trúc cơ chế luật pháp của mình đòi buộc phải có nền tảng tối hậu.
Nếu không có lề luật nào khác hơn là luật lệ dân sự, chúng ta phải chấp nhận rằng bất cứ giá trị nào, ngay cả đối với những giá trị mà con người đã phải chiến đấu và cho rằng là những giá trị căn bản trong cuộc lữ hành lâu dài để tiến đến tự do, cũng có thể bị xóa đi, đơn sơ chỉ vì được đa số phiếu đồng thuận.
Những ai phê bình, không có thiện cảm với luật tự nhiên, cần nên mở mắt ra trước viễn ảnh vừa kể có thể xảy ra và khi họ phát động đề thảo ra luật pháp - đối ngược lại công ích đối với những nhu cầu căn bản của nó - họ nên ý thức được hậu quả các động tác của họ, bởi lẽ những động tác đó có thể đưa xã hội đến một chiều hướng nguy hiểm. Và cũng vì khi muốn giới hạn các hậu quả của một đạo luật, chúng ta cần nên nhớ đến câu nói của Chesterton:
   - "Luật pháp tùy thuộc vào bản tính của con người chớ không phải tùy thuộc vào ước muốn của nhà lập luật, và sẽ đem lại cho chúng ta hậu quả mà chúng ta đã gieo vãi trong đó" (Gilbert Keith Chesterton, Eugenics an Other Evils, Lendine 1922, p. 16).
   4.2.3. Không có luật tự nhiên, người làm chính trị có thể giữ được tính cách độc lập của mình không?
Không có một nền tảng vững chắc bảo chứng, làm thế nào nhà lập pháp có thể chống chọi lại áp lực của các nhóm bè phái vì lợi thú riêng tư của nhóm?
Trách nhiệm của nhà lập pháp thật lớn lao, và khó khăn trong công việc của mình, phải chạm trán cũng không phải nhỏ.
Luật pháp được soạn thảo, chuẩn y và ban hành đều phải đi theo một tiến trình, trong đó các nhóm lợi thú riêng tư có khả năng đặt điều kiện, làm áp lực trên cả tiến trình, từ dự thảo đến cả nội dung của các đạo luật.
Điều vừa kể có thể thúc đẩy người làm chính trị làm thế nào đuợc nổi danh, được lòng dân chúng cho địa vị của mình, không phải luôn luôn cùng đồng thuận với ý nghĩa trách nhiệm trọng đại của mình trong chính trị.
Ở đây chúng ta chỉ có thể xin Thiên Chúa ban cho nhà lập luật sức mạnh nội tâm để có thể chịu đựng được những áp lực đó, không qụy ngã theo ciều hướng lợi thú thuận tiện.
Trong Thông Điệp Centesimus annus (1991), ĐTC Gioan Phaolô II phân tích vấn đề thiết thực vừa kể và mời gọi hãy suy nghĩ chính chắn về công ích, như là địa bàn kim chỉ nam, không gì có thể thay thế được:
   - "Ngay cả ở những quốc gia trong đó các hình thức dân chủ có hiệu lực, không phải luôn luôn các quyền đó đều được tôn trọng. Không phải chỉ nói đến gương mù gương xấu của việc phá thai, mà cả những phương diện liên quan đến một cơn khủng hoảng các hệ thống dân chủ, mà nhiều khi các hệ thống đó mất đi định hướng, khả năng quyết định tùy theo công ích. Những đòi hỏi từ xã hội được phát xuất lên nhiều khi không được duyệt xét theo tiêu chuẩn công lý và luân lý, mà tùy theo động lực bầu cử hay tài chánh của các nhóm chủ trương nêu lên. Những loại sai đường tập quán chính trị đó vói thời gian sẽ tạo nên bất tín nhiệm và dững dưng, với hậu quả làm cho giảm thiểu động tác tham dự chính trị và tinh thần sống chung trong cộng đồng dân chúng, vì họ cảm thấy bị thiệt hại và mất hy vọng. Điều đó đưa đến kết quả không còn khả năng đặt các lợi thú cá biệt vào một nhãn quang hợp lý của công ích. Thật vậy, công ích không phải chỉ đơn sơ là tổng hợp các lợi thú riêng tư, mà mạc nhiên bao gồm việc đánh giá các lợi thú đó và việc tổng hợp đúc kết được thực hiện dựa trên nền tảng quân bình các giá trị và, nói cho cùng, trên nền tảng một sự hiểu biết chính đáng về phẩm giá và các quyền của con người" (CA, n. 47). 
   4.2.4. Những hậu quả của việc khước từ luật tự nhiên: một vài ví dụ. 
Không thiếu gì những biến cố đáng lo ngại từ việc đánh mất đi ý nghĩa của lợi ích thiên nhiên khách quan.
   a) Cộng Sản chủ nghĩa.
Cộng Sản chủ nghĩa (hay Mát Xít chủ nghĩa) chối bỏ đi quyền tự nhiên của con người, cho rằng đó là quan niệm thuộc về ý thức hệ của bọn tư sản và bởi đó cần phải tiêu diệt tận gốc rễ.
Marx cho rằng các quyền (mà bọn tư sản cho rằng mình có và đòi buôc phải tôn trọng chỉ là những gì tùy thuộc vào hệ thống kinh tế) và
   - "nhà lập pháp không thể tự mình thiết định tùy hứng điều gì không bị mức độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến; không thể "chế biến ra" các quyền và tự do được phát sinh chặt chẽ từ các mối liên hệ xã hội, bằng cách hội nhập cá nhân vào một hệ thống xã hộ - kinh tế xác định" (V. Kudyavtsev, Human Rights Concepts, in Social Science (URSS Academy of Science) 18 (1987/1), p. 84.
   b) Tự do chủ nghĩa.
Sau khi ý thức hệ Cộng Sản Chủ Nghĩa thực định sụp đổ, lối giải thích kinh tế như vừa kể có lẽ không còn có ai đầu óc tối tăm nghe theo nữa.
Nhưng định chuẩn nền tảng chối bỏ sự hiện hữu các giá trị tuyệt đối có trước bất cứ lối giải thích xã hội nào,vẫn còn xuất hiện trong một vài văn bản khác.
Một ví dụ đã tạo ra không ít lo ngại đó là phán quyết của một vài vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, trong một phiên toà về các chủ đề như hôn nhân, sinh sản, ngừa thai, được tuyên bố như sau:
   - "Những vấn đề đó hàm chứa việc lựa chọn nội tại riêng tư và cá nhân, mà một con người có thể lựa  chọn trong đời sống mình, đó là những lựa chọn nồng cốt cho phẩm giá và tự lập cá nhân, và nồng cốt cho quyền tự do của chúng ta . Xác định quan niệm của chính mình về đời sống, về ý nghĩa, về vũ trụ và về chính đời sống con người là những gì liên hệ đến trung tâm điểm của tự do" (Planned Parenthood vs. Casey, 1992).
Tối Cao Pháp Viện có thể bảo vệ bằng luật pháp giá trị của tự do cá nhân chống lại bất cứ áp đặt nào không chính đáng. Ước vọng đó là điều chính đáng, nhưng thái độ bảo chứng cá nhân chủ nghĩa tuyệt đối của Tối Cao Pháp Viện không được đưa ra dựa trên một định chuẩn nào cần thiết để thiết định các giá trị theo một hệ thống bậc thang giá trị, bảo chứng đó có thể  làm cho xã hội trở thành hoàn toàn phân hoá.
   c) Pha trộn biến chế các yếu tố di truyền (genetica).
Từ thái độ quyền tự do của người mẹ chấm dứt tiến trình mang thai, hiện nay chúng ta đi đến tự do của các nhà nghiêng cứu biến chế, pha trộn bào thai con người, như họ muốn, vì "những mục đích quan trọng, lợi ích cao đẹp hơn".
Lý chứng được  dùng trong trường hơp nầy, đó là việc không xác định rõ cho đến lúc nào bào thai mới được coi là một con người. Bởi đó không phải tất cả đều đồng thuận trong cách thức phán đoán.
Thời gian đó được xác định tùy hỷ và việc bảo vệ pháp lý cho bào thai được xác định ai muốn ghĩ sao cũng được:
   - "sau một thời gian định chế thực định và rắc rối của chúng ta" (R. Green, Toward a Copernican Revolution of Our Thinhking about Life's Beginning and Life's End, in A Statement on Embryo Research  by Ramsey Colloquium, in First Things, Jannuary 1995, p 19).
Cho đến đâu luòng tư tưởng cá nhân chủ nghĩa và chủ quan vừa kể có thể dẫn dắt chúng ta theo?
Chúng ta không biết được, nhưng theo lời cảnh cáo cổ điển, ai trong chúng ta cũng biết:
   - "một sai lầm nhỏ bé lúc đầu sau cùng có thể trở thành đại hoạ".
Kết luận.
1 - Luật thiên nhiên là văn phạm phổ quát cho mọi người.
Cha ông của các nền dân chủ hiện đại của chúng ta đã tiền giả định một cách hiển nhiên phải có  một nền tảng luân lý cho các tổ chức cơ chế và chính hướng, nếu muốn thu nhận được kết quả, nhưng nếu không " bảo vệ cây và gốc rễ ", thì thật là một ảo tưởng.
Trước sau gì rồi cũng chỉ còn có trong tay các trái khô.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chỉ cho thấy trước Liên Hiệp Quốc luật thiên nhiên như là văn phạm chung, nằm bên dưới mọi nền tảng văn hoá và là điều kiện đòi buộc "không có không được" (sine qua non) cho bất cứ một cuộc đối thoại quốc tế nào:
   - "Nếu chúng ta muốn cho một thế kỷ đàn áp bó buộc phải nhường bước cho một thế kỷ thuyết phục , chúng ta phải có được một con đường để bàn luận, với ngôn ngữ mọi người đều hiểu được và chung cho tất cả, về tương lai của con người. Luật luân lý thiên nhiên được ghi khắc vào trong tâm hồn của mỗi người, là một loại văn phạm ", cần cho thế giới để đối đầu với cuộc thảo luận nầy cho chính tương lai mình" (Discorso all'ONU 1995, n.3).
2 - Phục vụ công ích bằng cách thăng tiến gia đình.
Chính trị có ích lợi,
   - khi biết giới hạn lãnh vực động tác của chính mình,
   - khi nhận biết phận vụ phụ túc bảo trợ (sussidiarietà) của chính mình,
   - khi để cho mình được định hướng bởi những gì đi trước mình và những gì trổi vượt hơn mình.
Một nền chính trị tự mãn trở thành một loại chính trị ý thức hệ, ngược lại với những gì là lý tưởng chính trị phải phục vụ.
Gia đình có trước chính trị, và bởi đó điều tốt nhứt là chính trị trung thành phục vụ gia đình,
   - với tư cách gia đình là một trong những giá trị nền tảng của luật thiên nhiên,
   - và gia đình là học đường nơi con người học biết được văn phạm của công ích.  
NGUYỄN HỌC TẬPNGUYỄN HỌC TẬP

(Viết theo huấn từ của Đức Hồng Y Angelo Sodano, Thư Ký Văn Phòng Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, nhân buổi tiếp kiến  Văn Phòng Toà Thánh với các nhóm đại diện Chính Quyền, Quốc Hội và các chuyên  gia luật pháp Âu Châu từ 22 - 24 tháng 10 năm 1998, do Thánh Bộ chuyên về gia đình tổ chức, trích từ  nhật báo L'Osservatore Romano, 23.10.1998).
1 - Giới thiệu chủ đề.
Chủ đề chúng ta đang muốn đề cập đến, đó là "Người làm chính trị phục vụ công ích".
Dĩ nhiên Đức Hồng Y không phải là một chuyên gia về chính trị hay luật pháp, nên huấn từ của ngài không đi sâu vào các lãnh vực cá biệt của tư tưởng "công ích" (kinh tế, an ninh quốc gia, y tế, tương giao quốc tế...), mà chỉ đề cập đến một vài phương diện tổng quát,dựa trên lãnh vực luân lý.
2 - Người làm chính trị có phận vụ phục vụ công ích.
Quan niệm chính trị phục vụ công ích, lợi  ích công cộng, là tư tưởng minh nhiên hàm chứa ngay trong danh xưng của nó. Bởi lẽ đó là lý do chính danh hoá cho quyền lực cá biệt của động tác quyền lực chính trị.
Đây là quan niệm cao cả và kỳ vọng trên lý thuyết, cũng như trong nhãn quang của dân chúng. Chính trị có liên quan đến quyền lực, và phận vụ của chính trị vì đó là phục vụ, bằng cách dùng dụng cụ cá biệt đó.
Theo chiều hướng của Thánh Kinh, tác động phục vụ đó phải nhằm thực hiện để phục vụ người yếu thế trong xã hội:
   - "Hỡi Anh Em, những người đặc trách công việc chung, anh em biết rõ rằng động tác chính trị là một nghệ thuật cao qúy và khó khăn (cfr. Gaudium et Spes, 75), đòi buộc phải có hành động trong sáng..." ,(in Insegnamenti di Giovanni Paolo II, vol. XIV, 2, p. 680-683).
Không ai không biết mức độ anh hùng của việc từ bỏ lợi ích riêng tư, bè phái, phe nhóm  mà nguyên tắc đó lắm khi đã tiên liệu trong cuộc sống thực tế của người làm chính trị, bởi lẽ rất thường khi gặp phải những động lực của tội ác thúc đẩy, người làm chính trị tìm kiếm những quyền lực có khả năng dễ dàng đảo lộn các bậc thang giá trị.
Lắm khi chính trị phải phục vụ, nhưng kết quả đâu không thấy và đó chính là điều gia tăng thêm đặc tính thiết yếu của chính trị.
Giáo Hội không ngần ngại định nghĩa động tác chính trị như là một thể thức bác ái trổi thượng, là ơn gọi hoàn hảo trong ý nghĩa của danh từ (ĐTC Piô XI, Discorso ai dirigenti della Federazione Universitaria Cattolica, 18.12.1927, in Discorso di Pio XI, ed. it., a cura di Domenico Bertetto S.D.B., vol I : 1922-1928, p. 742-746 (744-745). 
3 - Mất tin tưởng đối với quan niệm "công ích".  
Nếu có người tranh luận về tư tưởng chính trị có phục vụ công ích hay không, thì chắc chắn cũng có người đặt  dấu hỏi về quan niệm thứ hai trong chủ đề của chúng ta, bởi lẽ trong lãnh vực chính trị -luật pháp hiện đại, quan niệm "công ích" là một quan niệm gây nên nhiều tranh luận, đến nỗi có người cho rằng đó là quan niệm đặc thù của "nhóm công giáo".
Hậu quả tiêu cực của tâm thức vừa kể không chỉ giới hạn trong lãnh vực giữa nhũng nhà chuyên môn với nhau, mà còn thẩm thấu trải rộng ra trong cả tổ chức xã hội.
Một tài liệu của Hội Đồng Giám Mục  Anh Quốc đã nói lên tình trạng đó như sau:
   - "Dân chúng không còn tin tưởng rằng nguyên tắc vừa kể đáng còn được mình tin cậy nữa. Dân chúng cảm nhận nguyên tắc trên đã được đưa ra tranh luận trên lý thuyết và không còn ai lưu ý đến trong thực hành. Mất đi lòng tin tưởng đối với quan niệm công ích nầy là môt trong những yếu tố chính yếu giải thích tâm tư bi quan về tổ chức quốc gia. Nói lên ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm đã bị  sa sút đi và tinh thần liên đới hỗ tương đã ngã về bóng xế chiều - điều đó có nghĩa là chất xi măng liên kết cá nhân và xã hội bị đã mất đi", (HDGM Anh Quốc và Galles, Il Bene Comune e la Dottrina Sociale della Chiesa, 1996, n. 116).
Không thể có được một lý tưởng xã hội có khả năng thúc đẩy động tác liên đới, nếu công lý chỉ đưọc coi là những gì phụ thuộc thứ yếu.
Không ai có thể đặt hy vọng vào một toà nhà đuợc xây trên cát (Gilles Lipovetsky, Le crépuscle du devoir. L'étique indolore des nouveaux temps démocratiques, Gallimard, Paris 1992). 
   3.1. Quan niệm Trung Cổ về công ích và thay đổi ý nghĩa chính trị trong thời hiện đại.
Có lẽ chúng ta nên nhớ lại một vài yếu tố lịch sử tiến trình biến chuyển quan niệm "công ích".  quan niệm tò koinòn agathòn của Hy Lạp được dịch ra La Tinh thành bonum comune, được khai sinh từ tư tưởng chính trị của Platon và Aristote, và có được thêm tằm quan trọng đáng kể ở thời Trung Cổ.
Các tư tưởng gia cỗ dùng từ ngữ vừa kể để định nghĩa căn nguyên và mục đích hoạt động chính trị.
Kế đến, trong thời Trung Cổ, do ảnh hưởng huấn dụ của Thánh Phaolô về "Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Ki Tô", từ ngữ có thêm được một tầm quan trọng đặc biệt dưới ánh sáng một tổ chức xã hội có tương quan trật tự, nhấn mạnh đến tư tưởng việc các thành phần phải tôn trọng lợi ích của tất cả, tuy nhiên vẫn nhận biết rằng nơi con người có một tầm mức vượt hẵn cao cả hơn những gì thuộc lãnh vực chính trị (I-II, 21,4, ad 3):
   - "homo non ordinatur ad comunitatem politicam secundum se totum et secundum omnia sua" (con người không phải được dựng nên cho cộng đồng chính trị , mà cho những gì tất cả hoàn hảo thuộc về mình và cho tất cả những gì là của mình).
Quan niệm thời Trung Cổ đó gợi ý cho hoạt động chính trị được đặt trên ba nguyên tắc trọng đại:
   - Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá và là Đấng thiết định tất cả tạo vật: trong mỗi tạo vật có một lề luật vĩnh viễn được khắc ghi  vào bản thể  và bởi đó trở thành luật tự nhiên, điều hành mọi tạo vật và một cách đặc biệt là định hướng con người trong cuộc sống và động tác của mình.
   - Bởi đó trước moi lề luật thực định (lex positiva), đều đã có một luật lệ vĩnh viễn và tự nhiên, mà từ đó pháp luật thực đinh của con người phải rút ra nguồn cảm hứng và luật định để áp dụng thực tế .  .
   - Đối với người tín hữu Chúa Ki Tô, tự do không phải là những gì tách ra khỏi lè luật: bởi lẽ mục đích của tự do hàm chứa trong trong việc ý thức rằng lề luật định hướng mình hướng về Thiên Chúa (nếu là lề luật chính đáng theo ý nghĩa vừa kể) và làm cho mình thể hiện ra trong động tác chính đáng thực tế.
Kế đến các tác giả như Macchiavelli, Hobbes và Locke thay đổi cách giải thích mục đích của hoạt động chính trị:
   - họ đặt nặng trọng  tâm vào các phương thức tổ chức cơ chế quyền lực,
   - và quan niệm về một xã hội hiệp nhứt theo định luật tự nhiên, được thay thế bằng quan niệm hoà hợp thoả thuận giữa các quyền của các chủ thể cá nhân trong xã hội (kể cả những nhượng bộ bất chính)
Người ta vẫn tiếp tục ban thảo với nhau về " công ích " (hoà bình, thịnh vượng) nhưng với những nội dung khác xa đối với những gì thuộc về quan niệm khởi thủy.
Chúng ta đang ở vào thời đại khế ước, xa xôi đối với quan niệm công ích như là gia sản thành thực chính đáng tự bản thể của nó.
Nhãn quan hiện đại theo duy ích chủ nghĩa (utilitarisme) là kết quả của một nhân sinh quan mới, theo đó thì con người tự bản tính của mình là một chủ thể chống xã hội.
Bởi đó xã hội được thiết lập nên, cơ chế quốc gia được lập ra, là để " kiểm soát " các đam mê ích kỷ, các ganh đua đố kỵ và tham vọng thuộc bản tính tự nhiên của con người.
Từ đó chúng ta có câu nói bất hủ của Hobbes, "homo homini lupus" (con người là chó sói đối với người khác) và tư tưởng về hoạt động tôi chảy của một xã hội mà chúng ta không thể chấp nhận được.
Chinh trên những nền tảng mới vừa được đề cập, mà phần lớn tâm thức của các chính quyền được dựa theo để hiểu công ích như là một tài sản lợi ích, thịnh vượng, lợi ích rộng lớn hơn cho số dân chúng càng đông hơn càng tốt.
   3.2. Quan niệm hiện đại của Giáo Hội đối với công ích.
Dựa trên các quan niệm dồi dào của thời Trung Cổ về công ích, được hội nhập thêm vào các yếu tố mới hiện đại, nhứt là vào các quan niệm về các quyền của con người, Giáo Hội khởi đầu lại một lần nữa suy tư về quan niệm vừa kể với những đóng góp tổng hợp được nói lên trong Thông Điệp Mater et Magistra (n. 70), Pacem in terris (n. 57), cũng như tiếng nói của Công Đồng Vatican II (Gaudium et spes, nn. 26-74 và của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (n. 1906).
Xin được trích dẫn định nghĩa về công ích của Công Đồng Vatican II:
   - "Công ích là tổng hợp tất cả các điều kiện xã hội cho phép và tạo điều kiện thích hợp nơi mỗi thành viên cá nhân, nơi các gia đình và các hiệp hội, tổ chức xã hội để đạt được một cách nhanh chóng và hoàn hảo những gì trọn hảo của mình".
4 - Công ích và luật tự nhiên. Phục vụ công ích khởi đầu từ luật tự nhiên.
Thời Trung Cổ quan niệm chính trị thoát xuất từ một nhãn quang về con người, trong đó được giả dịnh trước một trật tự luân lý khách quan, một luật tự nhiên không tùy thuộc vào bất cứ một thoả ước xã hội hay một đạo luật thực định (lois positive) nào.
Nhãn quang đó đã mất đi trong thời điểm hiện tại của chúng ta, với khuynh hướng càng ngày càng nhấn mạnh đến quan niệm cá nhân về con người và luân lý chỉ là những gì thuộc quan niệm chủ quan.
Hiện nay, chính trị đang đứng trước thái độ phải chọn lựa nầy: định hướng hoạt động chính trị theo nhãn quang luật tự nhiên (jusnaturalisme), tức là nhận biết các giá trị khách quan của con người) hay theo nhãn quang phương thế dụng cụ, chỉ nhằm làm sao cho tổ chức hệ thống cơ chế được hoạt động điều hoà, tốt đẹp.
Liên quan đến tư tưởng vừa kể, chúng ta có thể nhớ lại lời của ĐTC Phaolô VI:
   - "Dĩ nhiên con người có thể tổ chức thế giới không cần có Thiên Chúa, Nhưng không có Thiên Chúa con người sau cùng chỉ có thể tổ chức chống lại con người" (cfr. Populorum progressio).
ĐTC Gioan Phaolô II, trong thông Điệp Evangelium vitae, một lần nữa đã đặt lại ngón tay trên vết thương vừa kể:
   - "Nếu không có một chân lý cuối cùng nào hướng dẫn và định hướng hoạt động chính trị, lúc đó các tư tưởng và những xác tín có thể dễ dàng trở thành dụng cụ cho mục đích quyền lực. Một nền dân chủ không có các giá trị, có thể bị hoán chuyển dễ dàng thành một chế độ toàn trị minh nhiên hay lường gạt ẩn nấp, như lịch sử đã chứng minh" (ĐTC Gioan Phaolô II, Evangelium vitae, n. 101).

Thế giới luật pháp và chính trị ngày nay đang có khuynh hướng không chấp nhận nhãn quang luật tự nhiên trong việc thiết định luật pháp, là những điều khoản xác định những gì mà hoạt động chính trị có ý thực hiện cho "công ích".
   4.1. Khiếp sợ đối với ý thức hệ.
Có những người muốn giữ tách biệt luật tự nhiên và luật lệ dân sự, vì họ cho rằng ảnh hưởng lẫn nhau giữa lãnh vực nầy đến lãnh vực kia có thể làm nguy hại cho thể chế dân chủ. Bởi lẽ theo những người vừa kể, lề luật không được viết thành văn bản, như luật tự nhiên, là " lề luật không chính xác " và có thể bị ảnh hưởng của những lối giải thích quá đáng hay quá khích theo ý thức hệ mình muốn làm nổi bậc hay bênh vực. Bởi đó có thể có những người giải thích một cách áp đặt độc tài theo họ muốn, chống lại ý muốn của đa số là ý muốn của đặc tính dân chủ.
Vậy ai là người quyết định "công ích" là gì ?
Làm sao có thể kiểm nhận được đường lối giải thích nào là chính đáng, đáng tin cậy?
   4.2. Trả lời cho mối lo âu. Luật tự nhiên là vì sao bắc đẩu định hướng đời sống chính trị.
Chúng ta thành tâm xác tín rằng, ngược lại những tư tưởng vừa được đề cập đến, luật tự nhiên là vì sao bắc đẩu định hướng chúng ta hướng về nhưng gì chính đáng nhứt cho thể chế dân chủ.
Điều đáng sợ thường có thể xảy ra giữa việc lầm lẫn nhưng gì luật tự nhiên đòi buộc phải có và việc định chân giá trị các hậu quả tiêu cực của việc không chấp nhận luật tự nhiên.
   4.2.1. Hiểu biết một cách chính đáng: luật tự nhiên không phải là một "toa thuốc".
Không phải ít khi chúng ta nhận thức được có sự lầm lẫn về quan niệm luật tự nhiên, trong các cuộc tranh luận chính trị và luật pháp, cũng như trong các phân khoa và học viện về pháp luật.
Nhiều tư tưởng xác quyết về tính cách "không chính xác", cũng như khó mà xác định rõ ràng đâu là nội dung của nó, do nhiều lập trường khác nhau có liên qua đến chủ đề.
Từ đó đưa đến kết thúc hệ trọng: vì có quá nhiều chủ thuyết khác nhau về nội dung của luât tự nhiên, nên tốt hơn là loại bỏ quan niệm luật tự nhiên đi, trong việc thiết định thể chế và cấu trúc xã hội.
Kết luận như vừa kể là một kết luận ý thức hệ, cho rằng loại bỏ đi luật tự nhiên, chúng ta mới có được mội dung chắc chắn cho việc tổ chức xã hội.
Cho rằng quan niệm như vậy, quan niệm luật tự nhiên,  cần phải được loại bỏ đi , bởi vì không đem đến cho chúng ta những gì chắc chắn trong các trường hợp thực tế, phải chăng đó cũng là thái độ xác quyết đúng đắn cần loại bỏ đi loại dược phẩm, không có khả năng giải quyết một cách quyết định trong mọi trường hợp bệnh hoạn.
Luật tự nhiên không phải là "toa thuốc" để giải quyết hết mọi loại vấn đề luân lý, hành chánh, luật pháp và phương thức tổ chức cơ chế xã hội.
   a) Ở cấp bậc thứ nhứt, luật tự nhiên cung ứng cho chúng ta những nguyên tắc tổng quát; xác nhận quyền được sống, có nghĩa là nhận biết bất cứ ai là con người lành mạnh đều có khả năng 
   - nhận biết rằng đời sống, sự hiểu biết, xã hội tính, quyền sinh con cái và nhưng thực thể căn bản khác là những nội dung tốt đẹp
   - để phát triển con ngưòi có một cuộc sống cho ra người và một xã hội xứng đáng với con người.
   b) Ở cấp bậc thứ hai, rất tiếc, những hậu quả thiết thực của các nguyên tắc căn bản nầy, có thể bị các tư tưỏng tiền kiến làm lu mờ và sai trái đi,sự thiếu hiểu biết, đam mê, thái độ ỷ lại dựa vào quyền lực, lòng ước muốn tự lập tuyệt đối...
Để vưọt thắng được những khó khăn đó, cần phải có những cuộc thảo luận, thuyết phục, giải toả, học hỏi nghiêng cứu, suy tư và trong một vài trường hợp phức tạp, chỉ có những người khôn ngoan và thận trọng mới có khả năng giải toả được.
Luật tự nhiên không loại bỏ đi sức cố gắng và tiến trình con người đi tìm chân lý trong các thực tại thiết thực. Tuy nhiên luật tự nhiên chỉ đường cho chúng ta đi đến được và bảo đảm cho chúng ta điều chắc chắn rằng con người có khả năng hiểu biết được luật tự nhiên là gì.
Trong lịch sử, luật tự nhiên đã có nhiều tác đông.
Lich sử đã giúp lấp đầy những lỗ hỏng thiếu sót của lề luật thực định (lois positives) và đã giúp cho để giải thích được một cách công minh, đã tạo thuận lợi cho đối thoại giữa các dân tộc và văn hoá,   
   - như là một loại văn phạm cần thiết để có thể hiểu nhau được,
   - đã giữ phận vụ định chuẩn đối với các quan niệm trong lịch sử và định hướng về những viễn ảnh cho tương lai,
   - chuẩn định chính đáng hay bất chính những phán quyết lạm dụng cho rằng đó là những gì đúng theo cách hành xử "tự nhiên" của con người, dẫn đưa dòng lịch sử của các dân tộc đến những chân trời công chính hơn.
Nói tóm lại, trong nhãn quang vừa kể, luật tự nhiên thể hiện trước cho hình ảnh nền luật phải có trong tương lai (José Luis, L. Aranguren, Ética y politica, Biblioteca Nueva, Madrid 1996, p. 39). 
   4.2.2. Không có luật tự nhiên, ai muốn làm gì cũng được.
Mối lo âu của nhiều tư tưởng gia chững chạc không phải là không có lý chứng. Đời sống xã hội với các cấu trúc cơ chế luật pháp của mình đòi buộc phải có nền tảng tối hậu.
Nếu không có lề luật nào khác hơn là luật lệ dân sự, chúng ta phải chấp nhận rằng bất cứ giá trị nào, ngay cả đối với những giá trị mà con người đã phải chiến đấu và cho rằng là những giá trị căn bản trong cuộc lữ hành lâu dài để tiến đến tự do, cũng có thể bị xóa đi, đơn sơ chỉ vì được đa số phiếu đồng thuận.
Những ai phê bình, không có thiện cảm với luật tự nhiên, cần nên mở mắt ra trước viễn ảnh vừa kể có thể xảy ra và khi họ phát động đề thảo ra luật pháp - đối ngược lại công ích đối với những nhu cầu căn bản của nó - họ nên ý thức được hậu quả các động tác của họ, bởi lẽ những động tác đó có thể đưa xã hội đến một chiều hướng nguy hiểm. Và cũng vì khi muốn giới hạn các hậu quả của một đạo luật, chúng ta cần nên nhớ đến câu nói của Chesterton:
   - "Luật pháp tùy thuộc vào bản tính của con người chớ không phải tùy thuộc vào ước muốn của nhà lập luật, và sẽ đem lại cho chúng ta hậu quả mà chúng ta đã gieo vãi trong đó" (Gilbert Keith Chesterton, Eugenics an Other Evils, Lendine 1922, p. 16).
   4.2.3. Không có luật tự nhiên, người làm chính trị có thể giữ được tính cách độc lập của mình không?
Không có một nền tảng vững chắc bảo chứng, làm thế nào nhà lập pháp có thể chống chọi lại áp lực của các nhóm bè phái vì lợi thú riêng tư của nhóm?
Trách nhiệm của nhà lập pháp thật lớn lao, và khó khăn trong công việc của mình, phải chạm trán cũng không phải nhỏ.
Luật pháp được soạn thảo, chuẩn y và ban hành đều phải đi theo một tiến trình, trong đó các nhóm lợi thú riêng tư có khả năng đặt điều kiện, làm áp lực trên cả tiến trình, từ dự thảo đến cả nội dung của các đạo luật.
Điều vừa kể có thể thúc đẩy người làm chính trị làm thế nào đuợc nổi danh, được lòng dân chúng cho địa vị của mình, không phải luôn luôn cùng đồng thuận với ý nghĩa trách nhiệm trọng đại của mình trong chính trị.
Ở đây chúng ta chỉ có thể xin Thiên Chúa ban cho nhà lập luật sức mạnh nội tâm để có thể chịu đựng được những áp lực đó, không qụy ngã theo ciều hướng lợi thú thuận tiện.
Trong Thông Điệp Centesimus annus (1991), ĐTC Gioan Phaolô II phân tích vấn đề thiết thực vừa kể và mời gọi hãy suy nghĩ chính chắn về công ích, như là địa bàn kim chỉ nam, không gì có thể thay thế được:
   - "Ngay cả ở những quốc gia trong đó các hình thức dân chủ có hiệu lực, không phải luôn luôn các quyền đó đều được tôn trọng. Không phải chỉ nói đến gương mù gương xấu của việc phá thai, mà cả những phương diện liên quan đến một cơn khủng hoảng các hệ thống dân chủ, mà nhiều khi các hệ thống đó mất đi định hướng, khả năng quyết định tùy theo công ích. Những đòi hỏi từ xã hội được phát xuất lên nhiều khi không được duyệt xét theo tiêu chuẩn công lý và luân lý, mà tùy theo động lực bầu cử hay tài chánh của các nhóm chủ trương nêu lên. Những loại sai đường tập quán chính trị đó vói thời gian sẽ tạo nên bất tín nhiệm và dững dưng, với hậu quả làm cho giảm thiểu động tác tham dự chính trị và tinh thần sống chung trong cộng đồng dân chúng, vì họ cảm thấy bị thiệt hại và mất hy vọng. Điều đó đưa đến kết quả không còn khả năng đặt các lợi thú cá biệt vào một nhãn quang hợp lý của công ích. Thật vậy, công ích không phải chỉ đơn sơ là tổng hợp các lợi thú riêng tư, mà mạc nhiên bao gồm việc đánh giá các lợi thú đó và việc tổng hợp đúc kết được thực hiện dựa trên nền tảng quân bình các giá trị và, nói cho cùng, trên nền tảng một sự hiểu biết chính đáng về phẩm giá và các quyền của con người" (CA, n. 47). 
   4.2.4. Những hậu quả của việc khước từ luật tự nhiên: một vài ví dụ. 
Không thiếu gì những biến cố đáng lo ngại từ việc đánh mất đi ý nghĩa của lợi ích thiên nhiên khách quan.
   a) Cộng Sản chủ nghĩa.
Cộng Sản chủ nghĩa (hay Mát Xít chủ nghĩa) chối bỏ đi quyền tự nhiên của con người, cho rằng đó là quan niệm thuộc về ý thức hệ của bọn tư sản và bởi đó cần phải tiêu diệt tận gốc rễ.
Marx cho rằng các quyền (mà bọn tư sản cho rằng mình có và đòi buôc phải tôn trọng chỉ là những gì tùy thuộc vào hệ thống kinh tế) và
   - "nhà lập pháp không thể tự mình thiết định tùy hứng điều gì không bị mức độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến; không thể "chế biến ra" các quyền và tự do được phát sinh chặt chẽ từ các mối liên hệ xã hội, bằng cách hội nhập cá nhân vào một hệ thống xã hộ - kinh tế xác định" (V. Kudyavtsev, Human Rights Concepts, in Social Science (URSS Academy of Science) 18 (1987/1), p. 84.
   b) Tự do chủ nghĩa.
Sau khi ý thức hệ Cộng Sản Chủ Nghĩa thực định sụp đổ, lối giải thích kinh tế như vừa kể có lẽ không còn có ai đầu óc tối tăm nghe theo nữa.
Nhưng định chuẩn nền tảng chối bỏ sự hiện hữu các giá trị tuyệt đối có trước bất cứ lối giải thích xã hội nào,vẫn còn xuất hiện trong một vài văn bản khác.
Một ví dụ đã tạo ra không ít lo ngại đó là phán quyết của một vài vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, trong một phiên toà về các chủ đề như hôn nhân, sinh sản, ngừa thai, được tuyên bố như sau:
   - "Những vấn đề đó hàm chứa việc lựa chọn nội tại riêng tư và cá nhân, mà một con người có thể lựa  chọn trong đời sống mình, đó là những lựa chọn nồng cốt cho phẩm giá và tự lập cá nhân, và nồng cốt cho quyền tự do của chúng ta . Xác định quan niệm của chính mình về đời sống, về ý nghĩa, về vũ trụ và về chính đời sống con người là những gì liên hệ đến trung tâm điểm của tự do" (Planned Parenthood vs. Casey, 1992).
Tối Cao Pháp Viện có thể bảo vệ bằng luật pháp giá trị của tự do cá nhân chống lại bất cứ áp đặt nào không chính đáng. Ước vọng đó là điều chính đáng, nhưng thái độ bảo chứng cá nhân chủ nghĩa tuyệt đối của Tối Cao Pháp Viện không được đưa ra dựa trên một định chuẩn nào cần thiết để thiết định các giá trị theo một hệ thống bậc thang giá trị, bảo chứng đó có thể  làm cho xã hội trở thành hoàn toàn phân hoá.
   c) Pha trộn biến chế các yếu tố di truyền (genetica).
Từ thái độ quyền tự do của người mẹ chấm dứt tiến trình mang thai, hiện nay chúng ta đi đến tự do của các nhà nghiêng cứu biến chế, pha trộn bào thai con người, như họ muốn, vì "những mục đích quan trọng, lợi ích cao đẹp hơn".
Lý chứng được  dùng trong trường hơp nầy, đó là việc không xác định rõ cho đến lúc nào bào thai mới được coi là một con người. Bởi đó không phải tất cả đều đồng thuận trong cách thức phán đoán.
Thời gian đó được xác định tùy hỷ và việc bảo vệ pháp lý cho bào thai được xác định ai muốn ghĩ sao cũng được:
   - "sau một thời gian định chế thực định và rắc rối của chúng ta" (R. Green, Toward a Copernican Revolution of Our Thinhking about Life's Beginning and Life's End, in A Statement on Embryo Research  by Ramsey Colloquium, in First Things, Jannuary 1995, p 19).
Cho đến đâu luòng tư tưởng cá nhân chủ nghĩa và chủ quan vừa kể có thể dẫn dắt chúng ta theo?
Chúng ta không biết được, nhưng theo lời cảnh cáo cổ điển, ai trong chúng ta cũng biết:
   - "một sai lầm nhỏ bé lúc đầu sau cùng có thể trở thành đại hoạ".
Kết luận.
1 - Luật thiên nhiên là văn phạm phổ quát cho mọi người.
Cha ông của các nền dân chủ hiện đại của chúng ta đã tiền giả định một cách hiển nhiên phải có  một nền tảng luân lý cho các tổ chức cơ chế và chính hướng, nếu muốn thu nhận được kết quả, nhưng nếu không " bảo vệ cây và gốc rễ ", thì thật là một ảo tưởng.
Trước sau gì rồi cũng chỉ còn có trong tay các trái khô.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chỉ cho thấy trước Liên Hiệp Quốc luật thiên nhiên như là văn phạm chung, nằm bên dưới mọi nền tảng văn hoá và là điều kiện đòi buộc "không có không được" (sine qua non) cho bất cứ một cuộc đối thoại quốc tế nào:
   - "Nếu chúng ta muốn cho một thế kỷ đàn áp bó buộc phải nhường bước cho một thế kỷ thuyết phục , chúng ta phải có được một con đường để bàn luận, với ngôn ngữ mọi người đều hiểu được và chung cho tất cả, về tương lai của con người. Luật luân lý thiên nhiên được ghi khắc vào trong tâm hồn của mỗi người, là một loại văn phạm ", cần cho thế giới để đối đầu với cuộc thảo luận nầy cho chính tương lai mình" (Discorso all'ONU 1995, n.3).
2 - Phục vụ công ích bằng cách thăng tiến gia đình.
Chính trị có ích lợi,
   - khi biết giới hạn lãnh vực động tác của chính mình,
   - khi nhận biết phận vụ phụ túc bảo trợ (sussidiarietà) của chính mình,
   - khi để cho mình được định hướng bởi những gì đi trước mình và những gì trổi vượt hơn mình.
Một nền chính trị tự mãn trở thành một loại chính trị ý thức hệ, ngược lại với những gì là lý tưởng chính trị phải phục vụ.
Gia đình có trước chính trị, và bởi đó điều tốt nhứt là chính trị trung thành phục vụ gia đình,
   - với tư cách gia đình là một trong những giá trị nền tảng của luật thiên nhiên,
   - và gia đình là học đường nơi con người học biết được văn phạm của công ích.  
NGUYỄN HỌC TẬP 
Chính Trị Phục Vụ Công Ích, Đặt Nền Tảng Trên Luật Tự Nhiên Reviewed by Unknown on 1/30/2013 Rating: 5 NGUYỄN HỌC TẬP -  ( Viết theo huấn từ của Đức Hồng Y Angelo Sodano, Thư Ký Văn Phòng Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, nhân buổi tiếp kiến  Văn P...

Không có nhận xét nào: