Nguyễn Học Tập - 12.2.2013: Đôi khi trong những cuộc hội luận chính trị hoặc hàn huyên giữa bạn bè chúng ta thường nghe được những lý luận như :
- dân chủ Tây Âu khác, dân chủ Á Châu khác;
- dân chủ ở các nước tư bản khác; không phải các quốc gia Cộng Sản hay XHCN không có dân chủ đâu, họ có dân chủ theo phương thức của họ.
Nghe qua những tư tưởng trên, người nghe có cảm tưởng rằng chúng ta có nhiều thứ dân chủ khác nhau, dân chủ các nước tự do hay các nước cộng sản cũng là dân chủ.
Tội gì mà phải hoan hô đả đảo cho bằng được, chống cộng cực đoan để đòi buộc các quốc gia cộng sản cũng phải có dân chủ theo các quốc gia tự do và nhân bản.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có sắc thái dân chủ theo văn hóa, theo truyền thống, theo tinh thần dân tộc của mình. Cộng Sản Việt Nam đâu có bắt các quốc gia tự do theo dân chủ của mình (với điều kiện họ có khả năng bắt buộc!), thì các người chống cộng cực đoan đừng có bắt Đảng và Nhân Dân Việt Nam phải theo khuôn mẫu dân chủ, tự do và nhân bản của người Tây Âu.
Mỗi dân tộc có quyền tổ chức dân chủ theo khuôn mẫu mình thích.
Tại sao lại phải bắt buộc người khác theo mình. Tự do là vậy sao?
Danh từ "Dân Chủ" được dùng và bị lạm dụng rất nhiều gây nên tình trạng hỗn loạn từ ngữ và tư tưởng .
Người ta có cảm tưởng là cứ gắn danh từ "Dân Chủ" vào với bất cứ hệ thống chính trị nào, là chúng ta có dân chủ thật sự cho đất nước.
Có phải thiết lập dân chủ cũng dễ như liếm cò dán tem vào bao thư không?
Những dòng suy tư dưới đây chỉ có ước vọng khiêm tốn làm sáng tỏ một vài chặng đường khởi đầu cho tiến trình suy nghĩ về dân chủ, ước vọng sáng sủa hơn cho tương lai Việt Nam. Và chắc chắn, rồi đây chúng tôi còn được nhiều bài viết khác của các bậc đàn anh tiếp nối chỉ dẫn rành mạch, khúc chiết và thiết thực hơn cho tiến trình mà chúng ta đang mơ ước đem lại cho dân tộc Việt Nam.
II - Dân Chủ Hy Lạp và Dân Chủ Hiện Đại.
1) Dân Chủ Hy Lạp.
Thể chế "Dân Chủ" (Demokratía) được áp dụng ở Cộng Hoà Athène vào thế kỷ IV trước Thiên Chúa Giáng Sinh.
Demokratía, danh từ kép của Hy Lạp , gồm Demos : dân chúng; Krátos : quyền hành.
Như vậy Demokratía (quyền hành của dân chúng hay dân chúng là chủ nhân của quyền hành quốc gia) là từ ngữ được dịch ra các ngôn ngữ Tây Âu (Democratia: La ngữ, Democrazia: Ý ngữ, Démocratie: Pháp Ngữ, Democracy: Anh Ngữ) để chỉ ý nghĩa Dân Chủ: Việt Ngữ của chúng ta: quyền tối thượng của quốc gia thuộc về dân chúng.
Ai trong chúng ta cũng nghe nói đến đặc tính và khuyết điểm của lối tổ chức Demokratía của Cộng Hoà Athène.
Các Thị Xã (Polis) của Cộng Hoà Athène là những tổ chức tập hợp không quá một vài ngàn người.
Từ Polis (Thị Xã), chúng ta có phương thức, phân công mỗi người một việc và đồ án để chung sống tốt đẹp trong thị xã, chúng ta có Politiké (Chính Trị, politica, politique, policy),
Mỗi khi có chuyện cần dân chúng được triệu tập đến công trường thành phố , được giới cầm quyền đương nhiệm trình bày vấn đề và lấy biểu quyết bằng cách hô to hoặc giơ tay đồng thuận hay bác bỏ. Dân chúng tự mình tham gia vào các quyết định liên quan đến đời sống của Thị Xã . Đó là lối hành xử dân chủ trực tiếp.
Những người cầm quyền trong Thị Xã được thay đổi luân phiên mau chóng, bằng cách rút thăm. Ai được rút thăm thì lên nắm quyền cho đến kỳ rút thăm tới.
Không ai là nhóm người có thể nằm ù lỳ ở đó, nắm giữ quyền lực trong tay, đưa đến độc tài.
Còn nữa, việc dân chúng trong thị xã được triệu tập ra công trường thành phố để lấy biểu quyết đồng thuận hay bác bỏ cách hành xử của lối đương quyền cũng nói lên một đặc tính khác của dân chủ. Đó là quyền hành được giao phó cho giới đương quyền hành xử luôn được người dân kiểm soát, để tránh khỏi việc kẻ hành quyền hành xử quyền lực thiên vị, tác oai tác quái tùy hỷ.
Ngoài ra danh từ "Dân Chủ" được đề cập, nền dân chủ của Cộng Hoà Athène còn có những đặc tính khác, mà chúng ta có thể gặp được trong ngôn ngữ Hy Lạp. Đó là các danh từ "Isonomia" và "Isegoría".
- Isonomía: là một danh từ kép, gồm "Iso": như nhau; "nómos" : luật lệ. Như vậy trong thể chế dân chủ, luật lệ đều như nhau cho tất cả mọi người. Hay nói theo ngôn ngữ hiện đại của chúng ta: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật".
Điều vừa kể nói lên đặc tính "bình đẳng" trong thể chế dân chủ. Hay nói như Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức:
* "Không ai bị thiệt hại hay được ưu đải, do phái giống, sinh trưởng, chủng tộc, ngôn ngữ, quôc tịch hay xuất xứ, lòng tin, các ý kiến tôn giáo hay chính trị" (Điều 3, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
- Iségoria : là một danh từ kép, gồm "Iso ". như nhau; "agorà": cộng đồng : mọi người đều như nhau trong cộng đồng đang nhóm họp. Hay trong lúc cộng đồng đang nhóm họp, mọi người đều có quyền phát biểu tư tưởng như nhau. Nói theo ngôn từ hiện đại của chúng ta: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận".
Hay nói như Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức:
* "Mọi người đều có quyền tự do phát biểu và truyền bá tư tưởng của mình bằng lời nói, chữ viết và hình ảnh và được tự do được thông tin, không bị cấm cản, từ những nguồn tin mà ai cũng có thể biết được..."
"Các quyền nầy có hững giới mức trong các chỉ thị tổng quát, trong các luật có liên quan đến việc bảo vệ tuổi thơ và quyền con người trong danh dự của mình" (Điều 5, đoạn 1 và 2, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
Ưu điểm của phương cách dân chủ trực tiếp là ai cũng tham dự vào quyết định đường lối lãnh đạo Thị Xã.
Một ưu điểm khác là với thể thức luân phiên, không ai cố giữ lấy quyền lực lãnh đạo để tác oai, tác quái tùy hỷ, trở thành độc tài.
Như vậy, dân chủ từ khởi thủy, gồm có những đặc tính:
- Dân chủ, quyền lực trong cộng đồng thị xã là quyền hành được phát xuất từ hạ cấp, được dân chúng đồng thuận ban cho.
- Bình đẳng, giữa mọi người dân
- Tự do ngôn luận, để nói lên ý kiến của mình liên quan đến đời sống tổ chức thị xã lợi ích cho mỗi người và lợi ích chung cho cộng đồng.
- Dân chủ trực tiếp,
- dân chủ tham dự
- và dân chủ luân phiên,
- quyền hành giao phó phải được kiểm soát
là những đặc tính phải có của dân chủ.
Rút thăm để đề cử người lãnh đạo thay thế giới đương quyền là một hình thức bình đẳng, để ai cũng được đứng lên cầm quyền , nhưng cũng là một khuyết điểm so với cách thức tuyển cử bằng lối bỏ thăm của chúng ta. Bởi lẽ người được rút thăm có thể là người không có khả năng lãnh đạo, không có trình độ hiểu biết tương xứng, không được đào tạo về quản trị và chính trị, có thể gây thiệt hại cho Thị Xã.
Một khuyết điểm khác của thể thức dân chủ trực tiếp là thể thức chỉ có thể áp dụng được cho những cộng đồng có tầm vóc nhỏ bé.
Quốc gia của chúng ta hiện tại là những cộng đồng của nhiều chục triệu người, nếu không phải nói là của vài trăm triệu người, nên việc triệu tập mọi người ra công trường cùng lúc để biểu quyết các vấn đề chính trị của quốc gia là điều khó có thể tưởng tượng được (Có chăng còn được dùng ở những quốc gia bé nhỏ như Thụy Sĩ , Cộng Hoà San Marino, Lãnh Địa Quận Tước Monaco) . Hình thức dân chủ trực tiếp vừa kể, hiện nay chúng ta chỉ còn áp dụng một đôi khi trong các cuộc trưng cầu dân ý. Dân chủ của chúng ta phải tìm những phương thức khác để áp dụng tinh thần "quyền tối thượng của quốc gia thuộc về dân" (Demokratía) của Hy lạp vào cuộc sống.
2) Dân Chủ Hiện Đại.
Qua những gì chúng ta vừa trình bày về dân chủ của Cộng Hoà Athène, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của từ ngữ dân chủ theo nguyên ngữ và nguyên thủy.
Nền dân chủ của Cộng Hoà Athène,
- chúng ta không thể áp dụng được cho cộng đồng quốc gia rộng lớn thập bội của chúng ta,
- cũng như lối rút thăm để chỉ định người lãnh đạo của họ không phải là phương thức đáng noi theo cho việc chọn người có tài năng đức độ để lãnh đạo cộng đồng quốc gia hiện đại.
Chúng ta phải nghĩ ra phương thức khác để thực hiện thể chế dân chủ trong các điều kiện hiện tại của chúng ta, nhưng luôn luôn việc chúng ta nhằm đến vẫn là áp dụng tinh thần dân chủ của Hy Lạp (chủ quyền tối thượng của quốc gia thuộc về dân), nếu chúng ta còn muốn gọi thể chế chính trị của chúng ta là thể chế dân chủ.
Phương thức nào chúng ta đã nghĩ ra để thực hiện thể chế dân chủ?
Phương thức dân chủ đại diện.
Bằng cách nào? Bằng
- cách thức tự do lựa chọn những người lãnh đạo,
- quyền hành được giao phó phải được kiểm soát và hạn chế, với những cơ chế mới được tiên liệu
Nói cách khác, phương thức thực hiện thể chế dân chủ hiện tại là một hệ thống chính trị (politica) được suy nghĩ ra để quyền hành luôn được dân chúng còn giữ lấy trong tay. Dân chủ có nghĩa là dân chúng có quyền tối thượng
- trước khi giao phó,
- đang khi các người đại diện thi hành quyền lực theo luật lệ xác định , hiệu năng và không thiên vị bè phái,
- và luôn luôn bị kiểm soát không được vượt quá giới hạn định kỳ.
A - Cách thức lựa chọn những người lãnh đạo.
Một trong những đặc tính không thể thiếu cho nền dân chủ của một quốc gia, nếu muốn được gọi là dân chủ thật sự, là những người lãnh đạo nói chung và Chính Quyền nói riêng, là những người lãnh đạo do sự đồng thuận của đa số.
Trong thể chế dân chủ, không ai có thể tự coi mình là đại diện của dân, "là đội ngủ tiền phong của dân tộc ". Do ai chọn và chọn hồi nào? ", để hành xử quyền cho dân, nếu không được đa số dân chúng đồng thuận phong tước cho.
Quyền hành của thể chế dân chủ là quyền hành phát xuất từ hạ cấp, được dân chúng ở hạ cấp phong cho, ngược lại với quyền hành trong thể chế quân chủ hay độc tài tự tôn cho rằng quyền lực mình hành xử là quyền bính do họ tộc, cha truyền con nối hoặc tự mình chiếm đoạt được, do công lao của chính mình, do thiên mệnh hoặc do dân chúng đồng thuận mặc nhiên giao cho không cần kiểm chứng.
Nói cách khác, quyền hành trong những trường hợp vừa kể là quyền hành được phong tước từ bên trên.
Quyền hành không do dân chúng đa số đồng thuận giao phó, không phải là quyền hành dân chủ.
Quyền hành trong thể chế dân chủ được đa số dân chúng đồng thuận phong cho, hàm chứa trong nguyên tắc quyền hành của đa số và sự tôn trọng thiểu số đối lập.
Đó là điều mà Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức tuyên bố:
- "Các Dân Biểu Hạ Viện (Bundestag) được tuyển chọn qua các cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín" (Điều 38, Hiến Pháp 1949 CHLBD.)
Các tĩnh từ "phổ thông, trực tiếp, bình đẳng và kín" nêu lên những đặc tính khá minh bạch, có lẽ chúng ta không cần hay chưa cần đề cập đến, nếu chúng ta chưa xác định được thoả đáng tĩnh từ "tự do".
Từ ngữ "tự do" ở đây, không chỉ được dùng để đề cập đến động tác bỏ phiếu không bị giới hạn, áp chế của người dân trong lúc bầu cử, mà còn hàm chứa những điều kiện phải có trước đó.
Bởi lẽ không có những điều kiện phải có (sine qua non) trước đó, động tác được coi là "tự do" trong ngày bỏ phiếu sẽ không thể hiện "tự do" chính đáng để tuyên bố và bảo đảm dân chủ. Đó là chưa kể đến hình thức "tự do giả tạo" của chính động tác bỏ phiếu.
Những điều kiện tiên quyết không thể thiếu , trước khi có cuộc bầu cử "tự do", có khả năng phong tước một cách dân chủ cho những ai lãnh đạo quốc gia là trong thời gian chuẩn bị, các quyền
- tự do tư tưởng,
- tự do ngôn luận,
- tự do truyền bá tư tưởng,
- tự do gia nhập hội và lập hội
phải được tôn trọng.
Nói cách khác, trong thời gian chuẩn bị người dân phải có quyền gia nhập chính đảng. Các chính đảng được tự do thành lập và hoạt động, được tự do phổ biến đến dân chúng
- lý tưởng dân chủ,
- các bậc thang giá trị cần phải được tôn trọng,
- chính sách lãnh đạo quốc gia,
- và các chương trình khả thi mà mình muốn thực hiện cho quốc gia.
Muốn cho cuộc bầu cử có ý nghĩa, các chính đảng phải có thời gian để phổ biến và thuyết phục dân chúng về những điều vừa đề cập.
Các chính đảng phải được tự do xử dụng các phương tiện truyền thông để chuyển đạt đến dân chúng chủ trương và chương trình thực hiện của mình cho đất nước.
Các chính đảng phải được tự do thành lập, hoạt động, tự do xử dụng các phương tiện truyền thông và không bị hâm dọa.
Các chính đảng phải được tự do tạo ra dư luận quần chúng.
Bởi vì nếu chúng ta đồng ý rằng đặc tính không thể thiếu của thể chế dân chủ là
"Chính quyền của thể chế dân chủ là chính quyền được phát sinh ra do sự đồng thuận của dân chúng" (Giovanni Sartori, Democrazia Che Cosa è?, Milano, Rizzoli, 1994, 61),
thì "nền tảng của chính quyền dân chủ là sự đồng thuận của quần chúng" (Dicey, A.V., Lectures on the Relation Between Law and Public Opinion in England during the XIX Century, London, MacMilan, 1905,3) .
Chúng tôi xin lưu ý qúy độc giả là chúng tôi đang dùng danh từ "sự đồng thuận" (consensus) của dân chúng thay vì ý kiến .
Dân chúng đồng thuận (consensus, do từ ngữ La Tinh cum , với nhau và sensus (sentire) , cảm thấy: như vậy consensus: cảm thấy chung với nhau, cảm thấy như nhau, từ đó liên kết nhau, chung nhiệm vụ với nhau):
- đồng thuận nhau về các bậc thang giá trị và lý tưởng phải hướng đến trong việc tổ chức quốc gia,
- đồng thuận nhau về định chế, phương thức để thực hiện các lý tưởng và giá trị đó vào cuộc sống thực tế của cộng đồng uốc gia,
- đồng thuận chọn người đại diện mình để thừa hành.
Nhưng muốn có đồng thuận, chúng ta phải có ý kiến. Đồng thuận về vấn đề gì? Ý kiến là đối tượng của sự đồng thuận.
Nhưng ý kiến không thể tự dưng có được. Ý kiến được nảy ra sau khi chúng ta được thông tin, suy tư, bàn cải, đúc kết.
Muốn có được ý kiến quần chúng thật sự, trong thể chế dân chủ, chúng ta cần có ba điều kiện:
- tự do tư tưởng,
- tự do phổ biến tư tưởng,
- các nguồn thông tin đa nguyên.
Người dân phải được tự do thu thập các nguồn tư tưởng và có quyền tự do kiểm soát những gì được nói ra, viết ra xem có phù hợp với sự thật hay không: những gì được nói hay viết ra có phù hợp với những gì thật sự đã được nói ra, xảy ra hay không.
Đó là điều mà Hiến Pháp1949 của Cộng Hòa Liên Bang Đức đứng ra bảo đảm:
"Mọi công dân đều có quyền phát biểu và truyền bá một cách tự do ý kiến của mình bằng lời nói, bằng chữ viết và bằng hình ảnh, và tự do được thông tin , khỏi bị cản trở, từ những nguồn truyền thông mà ai cũng tham dự được Tự do báo chí và tự do truyền thông bằng đài phát thanh (phương tiện tân tiến nhất đến năm 1949) và điện ảnh được bảo đảm. Không có một sự kiểm duyệt nào có thể được chấp nhận".(Điều 5, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Thiếu căn bản kiểm chứng được sự thật làm bảo chứng, tự do tư tưởng và tự do truyền bá tư tưởng sẽ biến thành tự do lường gạt, tự do mạ lỵ, tự do truyền bá những điều thất thiệt.
Tự do tư tưởng và tự do phổ biến tư tưởng phải được "bầu không khí an ninh" che chở. Được pháp luật che chở chưa đủ, cần có môi trường sống không làm cho con người phải sợ sệt. Hệ thống công an dày đặc của tổ chức Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) ở Việt Nam có là môi trường thuận lợi an ninh cho những ai suy nghĩ và phát biểu tư tưởng không phù hợp với Đảng và Nhà Nước không?
"Chính Phủ Nhân Dân" với chế độ độc quyền về giáo dục, kiểm soát phương tiện truyền thông, độc tôn về ý thức hệ XHCN, nghiêm cấm văn hoá và tư tuởng, tin tức của các "người nước ngoài" có là hành động của một Chính Quyền dân chủ hay cổ võ dân chủ không, hỏi để chúng ta tự trả lời. Chế độ cộng sản có thể là chế độ dân chủ không? Qua những tư tưởng vừa trình bày chúng ta tự suy nghĩ lấy.
Và
- "một khi sợ không dám nói ra những điều mình suy nghĩ, dần dần người ta cũng sẽ không còn muốn suy nghĩ những điều mình không dám nói nữa" (G. Sartori, op.cit., 69).
Thể chế độc tài toàn trị của Hitler, Stalin, Mao và Hồ Chí Minh ngày nay dường như không còn nữa (bởi lẽ ngay cả những người cộng sản Việt Nam cũng không còn xác tín tư tưởng đỉnh cao trí tuệ của Bác), nhưng chúng ta đừng quên rằng các thể chế trên đã hiện hữu trong một khoản thời gian dài của lịch sử nhân loại và đã làm băng hoại, triệt hạ tư tưởng và luân lý của con người đến dưới số không.
Với 1) việc thu tóm mọi cơ chế truyền thông đại chúng vào tay một chính đảng và tuyên truyền độc điệu cho một ý thức hệ, các phương tiện truyền thông chỉ còn nói có một giọng nói: giọng nói của chế độ.
2) việc biến cải mọi yếu tố xã hội hoá con người như học đường, tổ chức xã hội, văn hoá, nghệ thuật thành dụng cụ để tuyên truyền cho đảng và Nhà Nước, sự phân biệt giữa tuyên truyền và giáo dục trở thành vô nghĩa,
3) việc "bế quan toả cảng" các nguồn truyền thông đối với thế giới bên ngoài, người dân trong nước không còn có tiêu chuẩn nào để so sánh những gì đã và đang xảy ra ở thế giới bên ngoài,
4) việc luôn tuyên truyền và xách động, những ai bất đồng chính kiến với chế độ không những bị xách nhiểu bởi mạng lưới công an, mà còn bởi các đảng viên trong việc nhồi sọ, "học tập cải tạo",
việc thể chế toàn trị thâm nhập bất cứ nơi nào, tổ chức công cộng hay đời sống riêng tư, cuộc sống xã hội hay đời sống tín ngưỡng tâm linh cũng vậy.
Với việc học tập cải tạo, tuyền truyền và nhồi sọ tư tưởng toàn trị, Mao cũng như Hồ chí Minh không những nhằm tạo ra "con người mới", mà còn nhằm tiêu diệt con người tự do và lòng ước muốn tự do tư tưởng của họ.
Từ lúc sinh ra đến khi xuống mồ, người dân luôn bị nhồi sọ bằng tuyên truyền .
Mọi dối trá được đảng và Nhà Nước nhồi vào óc như là sự thật, và người dân tin là thật bởi lẽ sống trong bưng bít không có cách gì kiểm chứng.
Người dân bị lường gạt và bị đóng khung trong lường gạt, có lối suy tư theo kiểu cách dối trá và quen dần với dối trá cũng là sự thật, thì Đảng và Nhà Nước đã đạt đến tuyệt đỉnh của thành công.
"Ai đứng ra lãnh đạo một đất nước như vừa kể , sau khi CS đã cút đi, là kẻ phải bắt đầu xây dựng đất nước lại từ dưới số không" (Gs Giovanni Sartori, pp. cit., id.).
Chúng ta phải khởi đầu lại công cuộc tái thiết đất nước bằng việc giáo huấn lại con người bị hủy hoại, bệ rạc hơn con người trong quan niệm của Đức Khổng Tử.
Đức Khổng Tử huấn dạy con người bằng Tam Cương, Ngũ Thường, bởi lẽ con người mà Ngài huấn dạy là con người "nhân chi sơ tánh bản thiện".
Người dân mà chúng ta thừa nhận trong tay, sau khi ý thức hệ cộng sản không còn nữa, là người dân có lối suy tư lệch lạc, không còn có tâm địa ngay chính để có thể cùng nhau bắt đầu xây dựng đất nước trong thành tín, vị tha, hy sinh và lẽ phải.
Một xã hội như vậy có lẽ không phải là xã hội con người nữa, chớ đừng nói là xã hội dân chủ.
Có lẽ chúng tôi sai lầm. Chúng tôi mong ước là chúng tôi đang sai lầm, nếu không thì tương lai của đất nước thật là một viễn ảnh đen tối.
Chế độ Cộng Sản có thể là chế độ dân chủ hay không, hỏi để chúng ta lo lắng và tìm phương thức xây dựng đất nước, bắt đầu từ con người ở dưới lằn mức " nhân chi sơ tánh bản thiện", con người ở dưới số không.
B - Tự do đối lập
Ai trong chúng ta cũng biết, trong một thể chế dân chủ, khi có cuộc bầu cử thì có kẻ thắng người thua.
Nhưng thua không có nghĩa là bị loại khỏi vòng chiến.
"Thành phần thiểu số không thắng cử cũng cần thiết cho cuộc sống dân chủ như những ai đắc cử đương quyền" (G. Sartori,op. cit., 59 - 78).
Người Anh thường gọi thành phần thiểu số đối lập, thành phần thất cử trong Quốc Hội là Chính Phủ Trong Bóng Tối (Shadow Government). Chính Phủ Trong Bóng Tối đang chờ để chuẩn bị ra ánh sáng lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ tới, với chương trình hiệu năng và hấp dẫn hơn những gì giới đương nhiệm đang làm.
Sự hiện diện của thành phần thiểu số đối lập là tiếng chuông cảnh tỉnh luôn gióng lên bên tai rằng thời gian hành quyền của Chính Phủ hiện hành là thời gian được tính từng ngày một. Cuộc đời của Chính Phủ hiện hành sẽ cáo chung vào dịp tuyển cử sắp tới, nếu họ không tuân luật pháp, đi ngược lại nhu cầu và ước vọng của dân chúng, nếu họ không quản trị hiệu năng và vì lợi ích chung, thay vì thiên vị bè phái như họ đang làm.
Thiểu số đối lập là là một bảo chứng khác, ngoài ra bảo chứng của phương thức quốc gia pháp trị, đối với quyền và tự do của người dân, cũng như lợi ích của cả đất nước, chống lại các thói hành xử lạm quyền, tác oai, tác oái tùy hỷ, lối quản trị không hiệu năng và bè phái.
Như vậy thiểu số đối lập là yếu tố của dân chủ luân phiên (Alternanzdemokratie) , một đặc tính khác của dân chủ được hiến pháp quy định, khác lối với hành xử độc tài (dictature), tự tôn (autocratique), tự phong tước cho mình và cố bám lấy quyền lực (Schneider - Zeh, Parlamentsrecht und Parlamentspraxis in der Bundesrepublik Deutschland, Berlin - New York, 1989, 1063 - 1064).
Thiểu số không có quyền tự do đối lập, không có dân chủ luân phiên, sẽ không có dân chủ.
Sự hiện diện của thành phần thiểu số đối lập là hình thức bảo vệ dân chủ và làm cho " Dân Chủ Cầu Tiến", " Dân Chủ Hiệu Năng", thay vì " Dân Chủ Ngủ Gà Ngủ Gật ", " Dân Chủ Bè Phái " , "Dân Chủ Đảng Trị" và "Dân Chủ Giả Dạng". (Gherig , " Gewalentleitung zwissen Regierung un parlamentarische Opposition, in DVBL, 1971, 663).
Thành phần thiểu số đối lập có nhiệm vụ và quyền hạn " điều chỉnh, thắng bớt, cắt tỉa và phản đối loại trừ " những chính sách và hàng động quá lố , sai lầm của giới đương quyền.
C - Quyền hành được giao phó phải được kiểm soát và hạn chế.
a) Hai yếu tố vừa được bàn đến, tự do bầu cử và tự do đối lập, trong thể chế dân chủ không có mục đích gì khác hơn là tạo được một nhóm người lãnh đạo nói chung và Chính Quyền nói riêng được sự đồng thuận đa số chính danh hoá cho việc thừa hành quyền lực Quốc Gia.
Nhưng trong thể chế dân chủ, quyền lực Quốc Gia được trao cho các người đại diện thừa hành phải được người dân, chủ nhân tối thượng của quyền lực, luôn luôn hạn chế và kiểm soát, nếu không người chủ của quyền lực quốc gia có thể trở thành nô bộc cho giới cầm quyền, bị đàn áp và tước đoạt bởi những người đại diện của mình, thay vì họ được phục vụ.
Các Hiến Pháp Tây Âu trước tiên là những Hiến Pháp bảo chứng, đứng ra bênh vực quyền và tự do của người dân bằng cách hạn chế quyền hành của giới đương quyền, đặt những lằn mức không thể vượt qua.
Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức chẳng hạn, sau khi tuyên bố nền tảng bất di dịch:
"Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm". (Điều 1, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ),
liền tuyên bố trong 19 điều khoản kế tiếp các quyền bất khả xâm phạm của con người, trước khi đề cập đến thể chế của Quốc Gia Đức ở điều 20.
Thể thức tuyên bố quyền và tự do của con người như vừa kể là cách tuyên bố dưới hình thức tiêu cực.
Tuyên bố nhân phẩm con người bất khả xâm phạm đồng nghĩa với cách nói các quyền lực Quốc Gia không được xâm phạm nhân phẩm con người. Đó là cách thức hạn chế quyền lực Quốc Gia trong thể chế dân chủ, để bảo đảm cho con người nói chung và người công dân nói riêng.
Không những vậy, các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBĐ không những giới hạn bằng các điều khoản của Hiến Pháp, các vị còn quy trách cho ai có nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật, nếu những điều Hiến Pháp tuyên bố không được thừa hành:
"Các quyền căn bản được kể sau đây ( từ điều 2 - 19) có giá trị bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp như là quyền bắt buộc trực tiếp" (Điều 1, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
(Ở một vài bài viết khác, chúng tôi đã có dịp đề cập đến nhiều cơ chế được Hiến Pháp tiên liệu để kiểm soát quyền hành đã được giao phó, sau cho giới hành quyền hành xử quyền lực mình trong lằn mức hiến định, hiệu lực, không thiên vị bè phái:
- Tông Thống có quyền đình chỉ không công bố đạo luật đã được Quốc Hội chuẩn y, vì nghi ngờ có tính cách vi hiến (Điều 87, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc),
- Quốc Hội có quyền thành lập Ủy Ban Điều Tra đối với các cách hành xử của Chính Quyền, về những lãnh vực có lợi ích chung (Điều 82, đoạn 2, id.).
- Tại Quốc Hội có Ủy Ban Nhân Quyền để cứu xét các đơn tố cáo, thỉnh nguyện của người dân về vấn đề liên hệ (Điểu 45 , Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
- Người dân có quyền, tự mình hay cùng chung với nhiều người khác, đệ trình đơn tố cáo đến Quốc Hội, đến cơ quan tư pháp, đến Viện Bảo Hiến về những vất đề vi phạm, thiệt thòi mình phải chịu (Điều 17; 93, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên bang Đức).
- Viện Bảo Hiến có quyền kiểm soát tính cách hợp hay vi hiến các đạo luật Quốc Hội chuẩn y, bác bỏ đạo luật vi hiến, cảnh cáo Hạ Viện và khi cần, với sự đồng thuận của Tổng Thống và Thượng Viện Liên Bang trước định kỳ.
- Quốc Hội có quyền bất tín nhiệm Chính Quyền và bắt buộc Chính Quyền phải từ chức (Điều 94, Hiến Phá 1947 Ý Quốc)
Cũng vậy sau đề cập đến những thành phần yếu kém trong xã hội có quyền được Quốc Gia giúp đở, Hiến Pháp 1947 Ý tuyên bố:
"Các quyền được kể trong các điều khoản nầy sẽ được giao cho các tổ chức và cơ chế do Quốc Gia thiết lập để chu toàn hoặc bổ khuyết" (Điều 38, đoạn 4 Hiến Pháp 1947 Ý).
Còn nữa, sau khi đã tuyên bố quyền mọi công dân đều bình đẳng trên bình diện xã hội và pháp luật, Quốc Gia đứng ra cam kết bổn phận của mình phải tạo điều kiện thích hợp để bảo đảm và thực thi:
"Bổn phận của Quốc Gia là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại vật trong khi trên thực tế giới hạn tự do và bình đẳng của người dân , cản trở không cho họ phát triển toàn vẹn con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý).
Qua những trích dẫn vừa kể của Hiến Pháp 1949 CHLBĐ và Hiến Pháp 1947 Ý, chúng ta thấy rằng Hiến Pháp dân chủ không phải tuyên bố để mà tuyên bố.
Hiến Pháp dân chủ thực sự tiền liệu những điều kiện bắt buộc phải thực hiện những gì mình tuyên bố : có giá trị bắt buộc...như là quyền bắt buộc trực tiếp; sẽ được giao cho các tổ chức và cơ chế do quốc Gia thiết lập...; bổn phận của Quốc Gia là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật...đó là những câu nói diển tả tinh thần dân chủ thực hữu (democrazia sostanziale) của thể chế dân chủ thực sự.
Tuyên bố dân chủ, quyền và tự do suông mới chỉ là lối tuyên bố dân chủ hình thức (democrazia formale) .
Nếu dân chủ hình thức không được bảo đảm bằng dân chủ thực hữu, chủ nhân của quyền tối thượng quốc gia, đang có cuộc sống lơ lững trên mây, có quyền cũng như không. Và nhóm đại diện mới là những người có thực quyền, có thể hành xử, khuynh đảo tùy thích. Đó chỉ là lối dân chủ mỵ dân (democrazia demagogica).
Đặt những lằn mức để thực thi dân chủ thực hữu như vừa kể, là phương thức giới hạn lối hành quyền vô trách nhiệm, có hay không cũng được, thi hành hay không cũng được, dành quyền bính và lợi lộc cho bè phái, phe nhóm cũng không sao.
Dân chủ thực hữu quy trách cho giới đại diện "...có giá trị bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp...như là quyền đòi buộc trực tiếp;...bổn phận của quốc Gia là dẹp bỏ đi ..".
b) Kế đến , Hiến Pháp dân chủ cũng xác định những lằn mức nền tảng bất di dịch, như là điều kiện với những giá trị và môi trường thuận lợi để cuộc sống dân chủ được bảo đảm. Không ai có quyền cắt xén, sửa đổi:
"Không thể chấp nhận bất cứ một sự thay đổi nào trong Hiến Pháp nầy có liên quan đến sự tương quan giữa Cộng Hòa Liên Bang (Bund) và các Tiểu Bang (Laender), nhứt là liên quan đến việc các Tiểu Bang tham gia vào quyền lập pháp hoặc liên hệ đến các nguyên tắc đươcï tuyên bố ở điều 1 và 20" (Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Còn nữa, trong thể chế dân chủ, không ai có thể lập pháp, hành pháp và tư pháp thế nào tùy hỷ: Luật lệ của quốc gia dân chủ phải nằm trong lằn mức được Hiến Pháp xác định:
"1) Luật pháp phải có giá trị phổ quát chớ không chỉ liên quqn đến từng trường hợp riêng rẻ.
2) Đạo luật phải đề cập rõ ràng đến quyền căn bản nào và trích dẫn điều khoản của Hiến Pháp liên hệ.
3) Không thể có trường hợp nào, trong đó một quyền căn bản bị vi phạm đến nội dung thiết yếu của mình.
4) ai bị cơ quan công quyền vi phạm đến các quyền của mình, có thể đệ đơn thưa cơ quan đó đến quyền hành tư pháp. Bởi lẽ không cần có một cơ quan thẩm quyền nào khác. Đó là thẩm quyền của cơ quan tư pháp thường nhiệm" (Điều 19, đoạn1,2 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Và sau đây là trường hợp quyền tự do của người dân bị giới hạn trong thể chế dân chủ:
"1) Tự do cá nhân chỉ có thể bị giới hạn do một điều luật phổ quát quy định và luôn luôn theo thể thức được ghi trong điều luật đó. Người bị bắt không thể bị ngược đải về tinh thần cũng như thể xác.
Tính cách được chấp nhận và thời gian kéo dài của việc giới hạn quyền tự do chỉ có vị thẩm phán có quyền quyết định. Trong trường hợp tự do bị giới hạn không do quyền tư pháp ra lệnh, cần phải cấp bách yêu cầu quyết định của tư pháp. Cảnh sát tự mình không có quyền cầm giữ ai quá ngày hôm, sau khi bị bắt. Các chi tiết sẽ được luật pháp chỉ định.
Bất cứ ai bị tạm giữ vì tình nghi phạm pháp, có cùng lắm là ngày hôm sau, khi bị bắt, phải được dẫn đến trước vị thẩm phán. Vị thẩm phán phải báo cho đương sự biết lý do bị buộc tội, nghe bị cáo trình bày các lý do của mình. Sau khi nghe tường trình, vị thẩm phán phải ra trác án tống giam hoặc trả tự do tức khắc" (Điều 104, đoạn 1,2,và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ) .
c) Tiên liệu các điều khoản để thực hiện dân chủ thực hữu, tiên liệu các lằn mức không thể vượt qua đối với các đạo luật sẽ được soạn thảo sau nầy là những hình thức giới hạn quyền hành tùy hỷ của giới đại diện cầm quyền trong thể chế dân chủ.
Kế đến quyền lực dân chủ phải được kiểm soát, nếu không muốn giới đại diện hành xử uy quyền quốc gia một cách bất chính.
Nguyên tắc phân quyền thành lập lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập nhau để kiểm soát và cân bằng (checks anh balances) ai trong chúng ta cũng biết.
Còn nữa, nhứt là trong Đại Nghị Chế, Hiến Pháp dành quyền kiểm soát cho thành phần thiểu số đối lập ngay trong nội bộ tổ chức của Quốc Hội. Thành phần thiểu số đối lập kiểm soát giới đương quyền ngay cả trong Quốc Hội, khi Quốc Hội soạn thảo và ban hành luật pháp với những đặc tính, chúng ta vừa bàn ở trên. Quyền kiểm soát đó, Hiến Pháp các Quốc Gia Liên Bang còn giao cho cả Chính Quyền của mỗi Tiểu Bang có quyền can thiệp, yêu cầu Viện Bảo Hiến xét xử:
"Viện bảo Hiến sẽ quyết định, trong trường hợp bất đồng ý kiến hay nghi vấn, về các vấn đề hợp hiến hay không giữa luật pháp Liên Bang hoặc luật pháp của Tiểu Bang đối với Hiến Pháp nầy..., nếu được Chính Phủ Liên Bang, Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 Dân Biểu Hạ Viện yêu cầu" (Điều 93, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Ngoài những thể thức vừa được đề cập, một vài Hiến Pháp dân chủ Tây Âu còn đi xa hơn, dành quyền hiến định cho các cộng đồng địa phương (vùng, tỉnh, quận, tổ chức xã hội, công đoàn, kỹ nghệ và kinh tế...) có quyền kiểm soát cách thức hành xử quyền lực của giới đương quyền trung ương (Quốc Hội cũng như Chính Phủ) :
- quyền đề xướng dự án luật quốc gia (Điều 163, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc),
- quyền triêïu tập trưng cầu dân ý bãi bỏ những đạo luật không thích ứng với nhu cầu và ước vọng của dân chúng (Điều 75, đọan 1 , id) ,
- quyền đại diện của cộng đồng địa phương tham dự bầu cử Tổng Thống (Điều 83, đọan 1 và 2, id.),
- quyền thay đổi và bổ túc Hiến Pháp (Điều 138, đoạn 1 và 2 , id.),
- quyền các vị chủ tịch cộng đồng địa phương phải được mời tham dự các phiên họp của Nội Các Chính Phủ (T. Lineamenti di diritto regionale, Milano, 1997, 99).
Nói tóm lại, tất cả những lằn mức đạo luật và vai trò hiến định của nhiều chủ thể khác nhau trong cộng đồng quốc gia vừa kể không có mục đích gì hơn là quy trách, hạn chế và kiểm soát những ai đại diện người dân hành xử quyền lực quốc gia thay cho họ.
Thể chế dân chủ là hệ thống tư tưởng tổ chức, trong đó người dân là chủ nhân quyền tối thượng quốc gia
- trước khi,
- đang khi
- và sau khi giao phó quyền hành cho những người đại diện mình xử dụng.
Dân chủ có nghĩa là người dân có quyền tối thượng quốc gia bất cứ lúc nào, có quyền hảm thắng, cắt bớt, kiểm soát hay khai trừ bất cứ lúc nào với các phương thức pháp định, chống lại mọi lạm quyền và mọi cách hành xử thiếu hiệu năng , bè phái.
Dân chủ hay không dân chủ, điều đó tùy thuộc ở thể chế chúng ta đang suy xét
- có hội đủ các điều kiện vừa kể không, chớ không phải hệ tại ở dân chủ Âu Châu hay dân chủ Á Châu, dân chủ Tư Bản hay dân chủ XHCN Nhân Dân.
Dân chủ là một phương thức bảo đảm cho người dân luôn luôn là chủ nhân quyền tối thượng của quốc gia, có quyền bắt buộc giới hành quyền phải thực thi, có quyền giới hạn và kiểm soát thực sự giới đại diện hành quyền bất cứ lúc nào.
Thiếu các điều kiện tiên quyết đó, Chính Phủ Nhân Dân hay không Nhân Dân không có một ý nghĩa gì hết đối với dân chủ.
Chính quyền do sự đồng thuận của đa số tự do cắt đặt, người dân phải có quyền hạn chế và kiểm soát quyền hành.Dân chủ hay không dân chủ, có hay không các đặc tính đó vừa kể .
- dân chủ Tây Âu khác, dân chủ Á Châu khác;
- dân chủ ở các nước tư bản khác; không phải các quốc gia Cộng Sản hay XHCN không có dân chủ đâu, họ có dân chủ theo phương thức của họ.
Nghe qua những tư tưởng trên, người nghe có cảm tưởng rằng chúng ta có nhiều thứ dân chủ khác nhau, dân chủ các nước tự do hay các nước cộng sản cũng là dân chủ.
Tội gì mà phải hoan hô đả đảo cho bằng được, chống cộng cực đoan để đòi buộc các quốc gia cộng sản cũng phải có dân chủ theo các quốc gia tự do và nhân bản.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có sắc thái dân chủ theo văn hóa, theo truyền thống, theo tinh thần dân tộc của mình. Cộng Sản Việt Nam đâu có bắt các quốc gia tự do theo dân chủ của mình (với điều kiện họ có khả năng bắt buộc!), thì các người chống cộng cực đoan đừng có bắt Đảng và Nhân Dân Việt Nam phải theo khuôn mẫu dân chủ, tự do và nhân bản của người Tây Âu.
Mỗi dân tộc có quyền tổ chức dân chủ theo khuôn mẫu mình thích.
Tại sao lại phải bắt buộc người khác theo mình. Tự do là vậy sao?
Danh từ "Dân Chủ" được dùng và bị lạm dụng rất nhiều gây nên tình trạng hỗn loạn từ ngữ và tư tưởng .
Người ta có cảm tưởng là cứ gắn danh từ "Dân Chủ" vào với bất cứ hệ thống chính trị nào, là chúng ta có dân chủ thật sự cho đất nước.
Có phải thiết lập dân chủ cũng dễ như liếm cò dán tem vào bao thư không?
Những dòng suy tư dưới đây chỉ có ước vọng khiêm tốn làm sáng tỏ một vài chặng đường khởi đầu cho tiến trình suy nghĩ về dân chủ, ước vọng sáng sủa hơn cho tương lai Việt Nam. Và chắc chắn, rồi đây chúng tôi còn được nhiều bài viết khác của các bậc đàn anh tiếp nối chỉ dẫn rành mạch, khúc chiết và thiết thực hơn cho tiến trình mà chúng ta đang mơ ước đem lại cho dân tộc Việt Nam.
II - Dân Chủ Hy Lạp và Dân Chủ Hiện Đại.
1) Dân Chủ Hy Lạp.
Thể chế "Dân Chủ" (Demokratía) được áp dụng ở Cộng Hoà Athène vào thế kỷ IV trước Thiên Chúa Giáng Sinh.
Demokratía, danh từ kép của Hy Lạp , gồm Demos : dân chúng; Krátos : quyền hành.
Như vậy Demokratía (quyền hành của dân chúng hay dân chúng là chủ nhân của quyền hành quốc gia) là từ ngữ được dịch ra các ngôn ngữ Tây Âu (Democratia: La ngữ, Democrazia: Ý ngữ, Démocratie: Pháp Ngữ, Democracy: Anh Ngữ) để chỉ ý nghĩa Dân Chủ: Việt Ngữ của chúng ta: quyền tối thượng của quốc gia thuộc về dân chúng.
Ai trong chúng ta cũng nghe nói đến đặc tính và khuyết điểm của lối tổ chức Demokratía của Cộng Hoà Athène.
Các Thị Xã (Polis) của Cộng Hoà Athène là những tổ chức tập hợp không quá một vài ngàn người.
Từ Polis (Thị Xã), chúng ta có phương thức, phân công mỗi người một việc và đồ án để chung sống tốt đẹp trong thị xã, chúng ta có Politiké (Chính Trị, politica, politique, policy),
Mỗi khi có chuyện cần dân chúng được triệu tập đến công trường thành phố , được giới cầm quyền đương nhiệm trình bày vấn đề và lấy biểu quyết bằng cách hô to hoặc giơ tay đồng thuận hay bác bỏ. Dân chúng tự mình tham gia vào các quyết định liên quan đến đời sống của Thị Xã . Đó là lối hành xử dân chủ trực tiếp.
Những người cầm quyền trong Thị Xã được thay đổi luân phiên mau chóng, bằng cách rút thăm. Ai được rút thăm thì lên nắm quyền cho đến kỳ rút thăm tới.
Không ai là nhóm người có thể nằm ù lỳ ở đó, nắm giữ quyền lực trong tay, đưa đến độc tài.
Còn nữa, việc dân chúng trong thị xã được triệu tập ra công trường thành phố để lấy biểu quyết đồng thuận hay bác bỏ cách hành xử của lối đương quyền cũng nói lên một đặc tính khác của dân chủ. Đó là quyền hành được giao phó cho giới đương quyền hành xử luôn được người dân kiểm soát, để tránh khỏi việc kẻ hành quyền hành xử quyền lực thiên vị, tác oai tác quái tùy hỷ.
Ngoài ra danh từ "Dân Chủ" được đề cập, nền dân chủ của Cộng Hoà Athène còn có những đặc tính khác, mà chúng ta có thể gặp được trong ngôn ngữ Hy Lạp. Đó là các danh từ "Isonomia" và "Isegoría".
- Isonomía: là một danh từ kép, gồm "Iso": như nhau; "nómos" : luật lệ. Như vậy trong thể chế dân chủ, luật lệ đều như nhau cho tất cả mọi người. Hay nói theo ngôn ngữ hiện đại của chúng ta: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật".
Điều vừa kể nói lên đặc tính "bình đẳng" trong thể chế dân chủ. Hay nói như Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức:
* "Không ai bị thiệt hại hay được ưu đải, do phái giống, sinh trưởng, chủng tộc, ngôn ngữ, quôc tịch hay xuất xứ, lòng tin, các ý kiến tôn giáo hay chính trị" (Điều 3, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
- Iségoria : là một danh từ kép, gồm "Iso ". như nhau; "agorà": cộng đồng : mọi người đều như nhau trong cộng đồng đang nhóm họp. Hay trong lúc cộng đồng đang nhóm họp, mọi người đều có quyền phát biểu tư tưởng như nhau. Nói theo ngôn từ hiện đại của chúng ta: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận".
Hay nói như Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức:
* "Mọi người đều có quyền tự do phát biểu và truyền bá tư tưởng của mình bằng lời nói, chữ viết và hình ảnh và được tự do được thông tin, không bị cấm cản, từ những nguồn tin mà ai cũng có thể biết được..."
"Các quyền nầy có hững giới mức trong các chỉ thị tổng quát, trong các luật có liên quan đến việc bảo vệ tuổi thơ và quyền con người trong danh dự của mình" (Điều 5, đoạn 1 và 2, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
Ưu điểm của phương cách dân chủ trực tiếp là ai cũng tham dự vào quyết định đường lối lãnh đạo Thị Xã.
Một ưu điểm khác là với thể thức luân phiên, không ai cố giữ lấy quyền lực lãnh đạo để tác oai, tác quái tùy hỷ, trở thành độc tài.
Như vậy, dân chủ từ khởi thủy, gồm có những đặc tính:
- Dân chủ, quyền lực trong cộng đồng thị xã là quyền hành được phát xuất từ hạ cấp, được dân chúng đồng thuận ban cho.
- Bình đẳng, giữa mọi người dân
- Tự do ngôn luận, để nói lên ý kiến của mình liên quan đến đời sống tổ chức thị xã lợi ích cho mỗi người và lợi ích chung cho cộng đồng.
- Dân chủ trực tiếp,
- dân chủ tham dự
- và dân chủ luân phiên,
- quyền hành giao phó phải được kiểm soát
là những đặc tính phải có của dân chủ.
Rút thăm để đề cử người lãnh đạo thay thế giới đương quyền là một hình thức bình đẳng, để ai cũng được đứng lên cầm quyền , nhưng cũng là một khuyết điểm so với cách thức tuyển cử bằng lối bỏ thăm của chúng ta. Bởi lẽ người được rút thăm có thể là người không có khả năng lãnh đạo, không có trình độ hiểu biết tương xứng, không được đào tạo về quản trị và chính trị, có thể gây thiệt hại cho Thị Xã.
Một khuyết điểm khác của thể thức dân chủ trực tiếp là thể thức chỉ có thể áp dụng được cho những cộng đồng có tầm vóc nhỏ bé.
Quốc gia của chúng ta hiện tại là những cộng đồng của nhiều chục triệu người, nếu không phải nói là của vài trăm triệu người, nên việc triệu tập mọi người ra công trường cùng lúc để biểu quyết các vấn đề chính trị của quốc gia là điều khó có thể tưởng tượng được (Có chăng còn được dùng ở những quốc gia bé nhỏ như Thụy Sĩ , Cộng Hoà San Marino, Lãnh Địa Quận Tước Monaco) . Hình thức dân chủ trực tiếp vừa kể, hiện nay chúng ta chỉ còn áp dụng một đôi khi trong các cuộc trưng cầu dân ý. Dân chủ của chúng ta phải tìm những phương thức khác để áp dụng tinh thần "quyền tối thượng của quốc gia thuộc về dân" (Demokratía) của Hy lạp vào cuộc sống.
2) Dân Chủ Hiện Đại.
Qua những gì chúng ta vừa trình bày về dân chủ của Cộng Hoà Athène, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của từ ngữ dân chủ theo nguyên ngữ và nguyên thủy.
Nền dân chủ của Cộng Hoà Athène,
- chúng ta không thể áp dụng được cho cộng đồng quốc gia rộng lớn thập bội của chúng ta,
- cũng như lối rút thăm để chỉ định người lãnh đạo của họ không phải là phương thức đáng noi theo cho việc chọn người có tài năng đức độ để lãnh đạo cộng đồng quốc gia hiện đại.
Chúng ta phải nghĩ ra phương thức khác để thực hiện thể chế dân chủ trong các điều kiện hiện tại của chúng ta, nhưng luôn luôn việc chúng ta nhằm đến vẫn là áp dụng tinh thần dân chủ của Hy Lạp (chủ quyền tối thượng của quốc gia thuộc về dân), nếu chúng ta còn muốn gọi thể chế chính trị của chúng ta là thể chế dân chủ.
Phương thức nào chúng ta đã nghĩ ra để thực hiện thể chế dân chủ?
Phương thức dân chủ đại diện.
Bằng cách nào? Bằng
- cách thức tự do lựa chọn những người lãnh đạo,
- quyền hành được giao phó phải được kiểm soát và hạn chế, với những cơ chế mới được tiên liệu
Nói cách khác, phương thức thực hiện thể chế dân chủ hiện tại là một hệ thống chính trị (politica) được suy nghĩ ra để quyền hành luôn được dân chúng còn giữ lấy trong tay. Dân chủ có nghĩa là dân chúng có quyền tối thượng
- trước khi giao phó,
- đang khi các người đại diện thi hành quyền lực theo luật lệ xác định , hiệu năng và không thiên vị bè phái,
- và luôn luôn bị kiểm soát không được vượt quá giới hạn định kỳ.
A - Cách thức lựa chọn những người lãnh đạo.
Một trong những đặc tính không thể thiếu cho nền dân chủ của một quốc gia, nếu muốn được gọi là dân chủ thật sự, là những người lãnh đạo nói chung và Chính Quyền nói riêng, là những người lãnh đạo do sự đồng thuận của đa số.
Trong thể chế dân chủ, không ai có thể tự coi mình là đại diện của dân, "là đội ngủ tiền phong của dân tộc ". Do ai chọn và chọn hồi nào? ", để hành xử quyền cho dân, nếu không được đa số dân chúng đồng thuận phong tước cho.
Quyền hành của thể chế dân chủ là quyền hành phát xuất từ hạ cấp, được dân chúng ở hạ cấp phong cho, ngược lại với quyền hành trong thể chế quân chủ hay độc tài tự tôn cho rằng quyền lực mình hành xử là quyền bính do họ tộc, cha truyền con nối hoặc tự mình chiếm đoạt được, do công lao của chính mình, do thiên mệnh hoặc do dân chúng đồng thuận mặc nhiên giao cho không cần kiểm chứng.
Nói cách khác, quyền hành trong những trường hợp vừa kể là quyền hành được phong tước từ bên trên.
Quyền hành không do dân chúng đa số đồng thuận giao phó, không phải là quyền hành dân chủ.
Quyền hành trong thể chế dân chủ được đa số dân chúng đồng thuận phong cho, hàm chứa trong nguyên tắc quyền hành của đa số và sự tôn trọng thiểu số đối lập.
Đó là điều mà Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức tuyên bố:
- "Các Dân Biểu Hạ Viện (Bundestag) được tuyển chọn qua các cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín" (Điều 38, Hiến Pháp 1949 CHLBD.)
Các tĩnh từ "phổ thông, trực tiếp, bình đẳng và kín" nêu lên những đặc tính khá minh bạch, có lẽ chúng ta không cần hay chưa cần đề cập đến, nếu chúng ta chưa xác định được thoả đáng tĩnh từ "tự do".
Từ ngữ "tự do" ở đây, không chỉ được dùng để đề cập đến động tác bỏ phiếu không bị giới hạn, áp chế của người dân trong lúc bầu cử, mà còn hàm chứa những điều kiện phải có trước đó.
Bởi lẽ không có những điều kiện phải có (sine qua non) trước đó, động tác được coi là "tự do" trong ngày bỏ phiếu sẽ không thể hiện "tự do" chính đáng để tuyên bố và bảo đảm dân chủ. Đó là chưa kể đến hình thức "tự do giả tạo" của chính động tác bỏ phiếu.
Những điều kiện tiên quyết không thể thiếu , trước khi có cuộc bầu cử "tự do", có khả năng phong tước một cách dân chủ cho những ai lãnh đạo quốc gia là trong thời gian chuẩn bị, các quyền
- tự do tư tưởng,
- tự do ngôn luận,
- tự do truyền bá tư tưởng,
- tự do gia nhập hội và lập hội
phải được tôn trọng.
Nói cách khác, trong thời gian chuẩn bị người dân phải có quyền gia nhập chính đảng. Các chính đảng được tự do thành lập và hoạt động, được tự do phổ biến đến dân chúng
- lý tưởng dân chủ,
- các bậc thang giá trị cần phải được tôn trọng,
- chính sách lãnh đạo quốc gia,
- và các chương trình khả thi mà mình muốn thực hiện cho quốc gia.
Muốn cho cuộc bầu cử có ý nghĩa, các chính đảng phải có thời gian để phổ biến và thuyết phục dân chúng về những điều vừa đề cập.
Các chính đảng phải được tự do xử dụng các phương tiện truyền thông để chuyển đạt đến dân chúng chủ trương và chương trình thực hiện của mình cho đất nước.
Các chính đảng phải được tự do thành lập, hoạt động, tự do xử dụng các phương tiện truyền thông và không bị hâm dọa.
Các chính đảng phải được tự do tạo ra dư luận quần chúng.
Bởi vì nếu chúng ta đồng ý rằng đặc tính không thể thiếu của thể chế dân chủ là
"Chính quyền của thể chế dân chủ là chính quyền được phát sinh ra do sự đồng thuận của dân chúng" (Giovanni Sartori, Democrazia Che Cosa è?, Milano, Rizzoli, 1994, 61),
thì "nền tảng của chính quyền dân chủ là sự đồng thuận của quần chúng" (Dicey, A.V., Lectures on the Relation Between Law and Public Opinion in England during the XIX Century, London, MacMilan, 1905,3) .
Chúng tôi xin lưu ý qúy độc giả là chúng tôi đang dùng danh từ "sự đồng thuận" (consensus) của dân chúng thay vì ý kiến .
Dân chúng đồng thuận (consensus, do từ ngữ La Tinh cum , với nhau và sensus (sentire) , cảm thấy: như vậy consensus: cảm thấy chung với nhau, cảm thấy như nhau, từ đó liên kết nhau, chung nhiệm vụ với nhau):
- đồng thuận nhau về các bậc thang giá trị và lý tưởng phải hướng đến trong việc tổ chức quốc gia,
- đồng thuận nhau về định chế, phương thức để thực hiện các lý tưởng và giá trị đó vào cuộc sống thực tế của cộng đồng uốc gia,
- đồng thuận chọn người đại diện mình để thừa hành.
Nhưng muốn có đồng thuận, chúng ta phải có ý kiến. Đồng thuận về vấn đề gì? Ý kiến là đối tượng của sự đồng thuận.
Nhưng ý kiến không thể tự dưng có được. Ý kiến được nảy ra sau khi chúng ta được thông tin, suy tư, bàn cải, đúc kết.
Muốn có được ý kiến quần chúng thật sự, trong thể chế dân chủ, chúng ta cần có ba điều kiện:
- tự do tư tưởng,
- tự do phổ biến tư tưởng,
- các nguồn thông tin đa nguyên.
Người dân phải được tự do thu thập các nguồn tư tưởng và có quyền tự do kiểm soát những gì được nói ra, viết ra xem có phù hợp với sự thật hay không: những gì được nói hay viết ra có phù hợp với những gì thật sự đã được nói ra, xảy ra hay không.
Đó là điều mà Hiến Pháp1949 của Cộng Hòa Liên Bang Đức đứng ra bảo đảm:
"Mọi công dân đều có quyền phát biểu và truyền bá một cách tự do ý kiến của mình bằng lời nói, bằng chữ viết và bằng hình ảnh, và tự do được thông tin , khỏi bị cản trở, từ những nguồn truyền thông mà ai cũng tham dự được Tự do báo chí và tự do truyền thông bằng đài phát thanh (phương tiện tân tiến nhất đến năm 1949) và điện ảnh được bảo đảm. Không có một sự kiểm duyệt nào có thể được chấp nhận".(Điều 5, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Thiếu căn bản kiểm chứng được sự thật làm bảo chứng, tự do tư tưởng và tự do truyền bá tư tưởng sẽ biến thành tự do lường gạt, tự do mạ lỵ, tự do truyền bá những điều thất thiệt.
Tự do tư tưởng và tự do phổ biến tư tưởng phải được "bầu không khí an ninh" che chở. Được pháp luật che chở chưa đủ, cần có môi trường sống không làm cho con người phải sợ sệt. Hệ thống công an dày đặc của tổ chức Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) ở Việt Nam có là môi trường thuận lợi an ninh cho những ai suy nghĩ và phát biểu tư tưởng không phù hợp với Đảng và Nhà Nước không?
"Chính Phủ Nhân Dân" với chế độ độc quyền về giáo dục, kiểm soát phương tiện truyền thông, độc tôn về ý thức hệ XHCN, nghiêm cấm văn hoá và tư tuởng, tin tức của các "người nước ngoài" có là hành động của một Chính Quyền dân chủ hay cổ võ dân chủ không, hỏi để chúng ta tự trả lời. Chế độ cộng sản có thể là chế độ dân chủ không? Qua những tư tưởng vừa trình bày chúng ta tự suy nghĩ lấy.
Và
- "một khi sợ không dám nói ra những điều mình suy nghĩ, dần dần người ta cũng sẽ không còn muốn suy nghĩ những điều mình không dám nói nữa" (G. Sartori, op.cit., 69).
Thể chế độc tài toàn trị của Hitler, Stalin, Mao và Hồ Chí Minh ngày nay dường như không còn nữa (bởi lẽ ngay cả những người cộng sản Việt Nam cũng không còn xác tín tư tưởng đỉnh cao trí tuệ của Bác), nhưng chúng ta đừng quên rằng các thể chế trên đã hiện hữu trong một khoản thời gian dài của lịch sử nhân loại và đã làm băng hoại, triệt hạ tư tưởng và luân lý của con người đến dưới số không.
Với 1) việc thu tóm mọi cơ chế truyền thông đại chúng vào tay một chính đảng và tuyên truyền độc điệu cho một ý thức hệ, các phương tiện truyền thông chỉ còn nói có một giọng nói: giọng nói của chế độ.
2) việc biến cải mọi yếu tố xã hội hoá con người như học đường, tổ chức xã hội, văn hoá, nghệ thuật thành dụng cụ để tuyên truyền cho đảng và Nhà Nước, sự phân biệt giữa tuyên truyền và giáo dục trở thành vô nghĩa,
3) việc "bế quan toả cảng" các nguồn truyền thông đối với thế giới bên ngoài, người dân trong nước không còn có tiêu chuẩn nào để so sánh những gì đã và đang xảy ra ở thế giới bên ngoài,
4) việc luôn tuyên truyền và xách động, những ai bất đồng chính kiến với chế độ không những bị xách nhiểu bởi mạng lưới công an, mà còn bởi các đảng viên trong việc nhồi sọ, "học tập cải tạo",
việc thể chế toàn trị thâm nhập bất cứ nơi nào, tổ chức công cộng hay đời sống riêng tư, cuộc sống xã hội hay đời sống tín ngưỡng tâm linh cũng vậy.
Với việc học tập cải tạo, tuyền truyền và nhồi sọ tư tưởng toàn trị, Mao cũng như Hồ chí Minh không những nhằm tạo ra "con người mới", mà còn nhằm tiêu diệt con người tự do và lòng ước muốn tự do tư tưởng của họ.
Từ lúc sinh ra đến khi xuống mồ, người dân luôn bị nhồi sọ bằng tuyên truyền .
Mọi dối trá được đảng và Nhà Nước nhồi vào óc như là sự thật, và người dân tin là thật bởi lẽ sống trong bưng bít không có cách gì kiểm chứng.
Người dân bị lường gạt và bị đóng khung trong lường gạt, có lối suy tư theo kiểu cách dối trá và quen dần với dối trá cũng là sự thật, thì Đảng và Nhà Nước đã đạt đến tuyệt đỉnh của thành công.
"Ai đứng ra lãnh đạo một đất nước như vừa kể , sau khi CS đã cút đi, là kẻ phải bắt đầu xây dựng đất nước lại từ dưới số không" (Gs Giovanni Sartori, pp. cit., id.).
Chúng ta phải khởi đầu lại công cuộc tái thiết đất nước bằng việc giáo huấn lại con người bị hủy hoại, bệ rạc hơn con người trong quan niệm của Đức Khổng Tử.
Đức Khổng Tử huấn dạy con người bằng Tam Cương, Ngũ Thường, bởi lẽ con người mà Ngài huấn dạy là con người "nhân chi sơ tánh bản thiện".
Người dân mà chúng ta thừa nhận trong tay, sau khi ý thức hệ cộng sản không còn nữa, là người dân có lối suy tư lệch lạc, không còn có tâm địa ngay chính để có thể cùng nhau bắt đầu xây dựng đất nước trong thành tín, vị tha, hy sinh và lẽ phải.
Một xã hội như vậy có lẽ không phải là xã hội con người nữa, chớ đừng nói là xã hội dân chủ.
Có lẽ chúng tôi sai lầm. Chúng tôi mong ước là chúng tôi đang sai lầm, nếu không thì tương lai của đất nước thật là một viễn ảnh đen tối.
Chế độ Cộng Sản có thể là chế độ dân chủ hay không, hỏi để chúng ta lo lắng và tìm phương thức xây dựng đất nước, bắt đầu từ con người ở dưới lằn mức " nhân chi sơ tánh bản thiện", con người ở dưới số không.
B - Tự do đối lập
Ai trong chúng ta cũng biết, trong một thể chế dân chủ, khi có cuộc bầu cử thì có kẻ thắng người thua.
Nhưng thua không có nghĩa là bị loại khỏi vòng chiến.
"Thành phần thiểu số không thắng cử cũng cần thiết cho cuộc sống dân chủ như những ai đắc cử đương quyền" (G. Sartori,op. cit., 59 - 78).
Người Anh thường gọi thành phần thiểu số đối lập, thành phần thất cử trong Quốc Hội là Chính Phủ Trong Bóng Tối (Shadow Government). Chính Phủ Trong Bóng Tối đang chờ để chuẩn bị ra ánh sáng lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ tới, với chương trình hiệu năng và hấp dẫn hơn những gì giới đương nhiệm đang làm.
Sự hiện diện của thành phần thiểu số đối lập là tiếng chuông cảnh tỉnh luôn gióng lên bên tai rằng thời gian hành quyền của Chính Phủ hiện hành là thời gian được tính từng ngày một. Cuộc đời của Chính Phủ hiện hành sẽ cáo chung vào dịp tuyển cử sắp tới, nếu họ không tuân luật pháp, đi ngược lại nhu cầu và ước vọng của dân chúng, nếu họ không quản trị hiệu năng và vì lợi ích chung, thay vì thiên vị bè phái như họ đang làm.
Thiểu số đối lập là là một bảo chứng khác, ngoài ra bảo chứng của phương thức quốc gia pháp trị, đối với quyền và tự do của người dân, cũng như lợi ích của cả đất nước, chống lại các thói hành xử lạm quyền, tác oai, tác oái tùy hỷ, lối quản trị không hiệu năng và bè phái.
Như vậy thiểu số đối lập là yếu tố của dân chủ luân phiên (Alternanzdemokratie) , một đặc tính khác của dân chủ được hiến pháp quy định, khác lối với hành xử độc tài (dictature), tự tôn (autocratique), tự phong tước cho mình và cố bám lấy quyền lực (Schneider - Zeh, Parlamentsrecht und Parlamentspraxis in der Bundesrepublik Deutschland, Berlin - New York, 1989, 1063 - 1064).
Thiểu số không có quyền tự do đối lập, không có dân chủ luân phiên, sẽ không có dân chủ.
Sự hiện diện của thành phần thiểu số đối lập là hình thức bảo vệ dân chủ và làm cho " Dân Chủ Cầu Tiến", " Dân Chủ Hiệu Năng", thay vì " Dân Chủ Ngủ Gà Ngủ Gật ", " Dân Chủ Bè Phái " , "Dân Chủ Đảng Trị" và "Dân Chủ Giả Dạng". (Gherig , " Gewalentleitung zwissen Regierung un parlamentarische Opposition, in DVBL, 1971, 663).
Thành phần thiểu số đối lập có nhiệm vụ và quyền hạn " điều chỉnh, thắng bớt, cắt tỉa và phản đối loại trừ " những chính sách và hàng động quá lố , sai lầm của giới đương quyền.
C - Quyền hành được giao phó phải được kiểm soát và hạn chế.
a) Hai yếu tố vừa được bàn đến, tự do bầu cử và tự do đối lập, trong thể chế dân chủ không có mục đích gì khác hơn là tạo được một nhóm người lãnh đạo nói chung và Chính Quyền nói riêng được sự đồng thuận đa số chính danh hoá cho việc thừa hành quyền lực Quốc Gia.
Nhưng trong thể chế dân chủ, quyền lực Quốc Gia được trao cho các người đại diện thừa hành phải được người dân, chủ nhân tối thượng của quyền lực, luôn luôn hạn chế và kiểm soát, nếu không người chủ của quyền lực quốc gia có thể trở thành nô bộc cho giới cầm quyền, bị đàn áp và tước đoạt bởi những người đại diện của mình, thay vì họ được phục vụ.
Các Hiến Pháp Tây Âu trước tiên là những Hiến Pháp bảo chứng, đứng ra bênh vực quyền và tự do của người dân bằng cách hạn chế quyền hành của giới đương quyền, đặt những lằn mức không thể vượt qua.
Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức chẳng hạn, sau khi tuyên bố nền tảng bất di dịch:
"Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm". (Điều 1, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ),
liền tuyên bố trong 19 điều khoản kế tiếp các quyền bất khả xâm phạm của con người, trước khi đề cập đến thể chế của Quốc Gia Đức ở điều 20.
Thể thức tuyên bố quyền và tự do của con người như vừa kể là cách tuyên bố dưới hình thức tiêu cực.
Tuyên bố nhân phẩm con người bất khả xâm phạm đồng nghĩa với cách nói các quyền lực Quốc Gia không được xâm phạm nhân phẩm con người. Đó là cách thức hạn chế quyền lực Quốc Gia trong thể chế dân chủ, để bảo đảm cho con người nói chung và người công dân nói riêng.
Không những vậy, các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBĐ không những giới hạn bằng các điều khoản của Hiến Pháp, các vị còn quy trách cho ai có nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật, nếu những điều Hiến Pháp tuyên bố không được thừa hành:
"Các quyền căn bản được kể sau đây ( từ điều 2 - 19) có giá trị bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp như là quyền bắt buộc trực tiếp" (Điều 1, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
(Ở một vài bài viết khác, chúng tôi đã có dịp đề cập đến nhiều cơ chế được Hiến Pháp tiên liệu để kiểm soát quyền hành đã được giao phó, sau cho giới hành quyền hành xử quyền lực mình trong lằn mức hiến định, hiệu lực, không thiên vị bè phái:
- Tông Thống có quyền đình chỉ không công bố đạo luật đã được Quốc Hội chuẩn y, vì nghi ngờ có tính cách vi hiến (Điều 87, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc),
- Quốc Hội có quyền thành lập Ủy Ban Điều Tra đối với các cách hành xử của Chính Quyền, về những lãnh vực có lợi ích chung (Điều 82, đoạn 2, id.).
- Tại Quốc Hội có Ủy Ban Nhân Quyền để cứu xét các đơn tố cáo, thỉnh nguyện của người dân về vấn đề liên hệ (Điểu 45 , Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).
- Người dân có quyền, tự mình hay cùng chung với nhiều người khác, đệ trình đơn tố cáo đến Quốc Hội, đến cơ quan tư pháp, đến Viện Bảo Hiến về những vất đề vi phạm, thiệt thòi mình phải chịu (Điều 17; 93, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên bang Đức).
- Viện Bảo Hiến có quyền kiểm soát tính cách hợp hay vi hiến các đạo luật Quốc Hội chuẩn y, bác bỏ đạo luật vi hiến, cảnh cáo Hạ Viện và khi cần, với sự đồng thuận của Tổng Thống và Thượng Viện Liên Bang trước định kỳ.
- Quốc Hội có quyền bất tín nhiệm Chính Quyền và bắt buộc Chính Quyền phải từ chức (Điều 94, Hiến Phá 1947 Ý Quốc)
Cũng vậy sau đề cập đến những thành phần yếu kém trong xã hội có quyền được Quốc Gia giúp đở, Hiến Pháp 1947 Ý tuyên bố:
"Các quyền được kể trong các điều khoản nầy sẽ được giao cho các tổ chức và cơ chế do Quốc Gia thiết lập để chu toàn hoặc bổ khuyết" (Điều 38, đoạn 4 Hiến Pháp 1947 Ý).
Còn nữa, sau khi đã tuyên bố quyền mọi công dân đều bình đẳng trên bình diện xã hội và pháp luật, Quốc Gia đứng ra cam kết bổn phận của mình phải tạo điều kiện thích hợp để bảo đảm và thực thi:
"Bổn phận của Quốc Gia là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại vật trong khi trên thực tế giới hạn tự do và bình đẳng của người dân , cản trở không cho họ phát triển toàn vẹn con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý).
Qua những trích dẫn vừa kể của Hiến Pháp 1949 CHLBĐ và Hiến Pháp 1947 Ý, chúng ta thấy rằng Hiến Pháp dân chủ không phải tuyên bố để mà tuyên bố.
Hiến Pháp dân chủ thực sự tiền liệu những điều kiện bắt buộc phải thực hiện những gì mình tuyên bố : có giá trị bắt buộc...như là quyền bắt buộc trực tiếp; sẽ được giao cho các tổ chức và cơ chế do quốc Gia thiết lập...; bổn phận của Quốc Gia là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật...đó là những câu nói diển tả tinh thần dân chủ thực hữu (democrazia sostanziale) của thể chế dân chủ thực sự.
Tuyên bố dân chủ, quyền và tự do suông mới chỉ là lối tuyên bố dân chủ hình thức (democrazia formale) .
Nếu dân chủ hình thức không được bảo đảm bằng dân chủ thực hữu, chủ nhân của quyền tối thượng quốc gia, đang có cuộc sống lơ lững trên mây, có quyền cũng như không. Và nhóm đại diện mới là những người có thực quyền, có thể hành xử, khuynh đảo tùy thích. Đó chỉ là lối dân chủ mỵ dân (democrazia demagogica).
Đặt những lằn mức để thực thi dân chủ thực hữu như vừa kể, là phương thức giới hạn lối hành quyền vô trách nhiệm, có hay không cũng được, thi hành hay không cũng được, dành quyền bính và lợi lộc cho bè phái, phe nhóm cũng không sao.
Dân chủ thực hữu quy trách cho giới đại diện "...có giá trị bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp...như là quyền đòi buộc trực tiếp;...bổn phận của quốc Gia là dẹp bỏ đi ..".
b) Kế đến , Hiến Pháp dân chủ cũng xác định những lằn mức nền tảng bất di dịch, như là điều kiện với những giá trị và môi trường thuận lợi để cuộc sống dân chủ được bảo đảm. Không ai có quyền cắt xén, sửa đổi:
"Không thể chấp nhận bất cứ một sự thay đổi nào trong Hiến Pháp nầy có liên quan đến sự tương quan giữa Cộng Hòa Liên Bang (Bund) và các Tiểu Bang (Laender), nhứt là liên quan đến việc các Tiểu Bang tham gia vào quyền lập pháp hoặc liên hệ đến các nguyên tắc đươcï tuyên bố ở điều 1 và 20" (Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Còn nữa, trong thể chế dân chủ, không ai có thể lập pháp, hành pháp và tư pháp thế nào tùy hỷ: Luật lệ của quốc gia dân chủ phải nằm trong lằn mức được Hiến Pháp xác định:
"1) Luật pháp phải có giá trị phổ quát chớ không chỉ liên quqn đến từng trường hợp riêng rẻ.
2) Đạo luật phải đề cập rõ ràng đến quyền căn bản nào và trích dẫn điều khoản của Hiến Pháp liên hệ.
3) Không thể có trường hợp nào, trong đó một quyền căn bản bị vi phạm đến nội dung thiết yếu của mình.
4) ai bị cơ quan công quyền vi phạm đến các quyền của mình, có thể đệ đơn thưa cơ quan đó đến quyền hành tư pháp. Bởi lẽ không cần có một cơ quan thẩm quyền nào khác. Đó là thẩm quyền của cơ quan tư pháp thường nhiệm" (Điều 19, đoạn1,2 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Và sau đây là trường hợp quyền tự do của người dân bị giới hạn trong thể chế dân chủ:
"1) Tự do cá nhân chỉ có thể bị giới hạn do một điều luật phổ quát quy định và luôn luôn theo thể thức được ghi trong điều luật đó. Người bị bắt không thể bị ngược đải về tinh thần cũng như thể xác.
Tính cách được chấp nhận và thời gian kéo dài của việc giới hạn quyền tự do chỉ có vị thẩm phán có quyền quyết định. Trong trường hợp tự do bị giới hạn không do quyền tư pháp ra lệnh, cần phải cấp bách yêu cầu quyết định của tư pháp. Cảnh sát tự mình không có quyền cầm giữ ai quá ngày hôm, sau khi bị bắt. Các chi tiết sẽ được luật pháp chỉ định.
Bất cứ ai bị tạm giữ vì tình nghi phạm pháp, có cùng lắm là ngày hôm sau, khi bị bắt, phải được dẫn đến trước vị thẩm phán. Vị thẩm phán phải báo cho đương sự biết lý do bị buộc tội, nghe bị cáo trình bày các lý do của mình. Sau khi nghe tường trình, vị thẩm phán phải ra trác án tống giam hoặc trả tự do tức khắc" (Điều 104, đoạn 1,2,và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ) .
c) Tiên liệu các điều khoản để thực hiện dân chủ thực hữu, tiên liệu các lằn mức không thể vượt qua đối với các đạo luật sẽ được soạn thảo sau nầy là những hình thức giới hạn quyền hành tùy hỷ của giới đại diện cầm quyền trong thể chế dân chủ.
Kế đến quyền lực dân chủ phải được kiểm soát, nếu không muốn giới đại diện hành xử uy quyền quốc gia một cách bất chính.
Nguyên tắc phân quyền thành lập lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập nhau để kiểm soát và cân bằng (checks anh balances) ai trong chúng ta cũng biết.
Còn nữa, nhứt là trong Đại Nghị Chế, Hiến Pháp dành quyền kiểm soát cho thành phần thiểu số đối lập ngay trong nội bộ tổ chức của Quốc Hội. Thành phần thiểu số đối lập kiểm soát giới đương quyền ngay cả trong Quốc Hội, khi Quốc Hội soạn thảo và ban hành luật pháp với những đặc tính, chúng ta vừa bàn ở trên. Quyền kiểm soát đó, Hiến Pháp các Quốc Gia Liên Bang còn giao cho cả Chính Quyền của mỗi Tiểu Bang có quyền can thiệp, yêu cầu Viện Bảo Hiến xét xử:
"Viện bảo Hiến sẽ quyết định, trong trường hợp bất đồng ý kiến hay nghi vấn, về các vấn đề hợp hiến hay không giữa luật pháp Liên Bang hoặc luật pháp của Tiểu Bang đối với Hiến Pháp nầy..., nếu được Chính Phủ Liên Bang, Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 Dân Biểu Hạ Viện yêu cầu" (Điều 93, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Ngoài những thể thức vừa được đề cập, một vài Hiến Pháp dân chủ Tây Âu còn đi xa hơn, dành quyền hiến định cho các cộng đồng địa phương (vùng, tỉnh, quận, tổ chức xã hội, công đoàn, kỹ nghệ và kinh tế...) có quyền kiểm soát cách thức hành xử quyền lực của giới đương quyền trung ương (Quốc Hội cũng như Chính Phủ) :
- quyền đề xướng dự án luật quốc gia (Điều 163, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc),
- quyền triêïu tập trưng cầu dân ý bãi bỏ những đạo luật không thích ứng với nhu cầu và ước vọng của dân chúng (Điều 75, đọan 1 , id) ,
- quyền đại diện của cộng đồng địa phương tham dự bầu cử Tổng Thống (Điều 83, đọan 1 và 2, id.),
- quyền thay đổi và bổ túc Hiến Pháp (Điều 138, đoạn 1 và 2 , id.),
- quyền các vị chủ tịch cộng đồng địa phương phải được mời tham dự các phiên họp của Nội Các Chính Phủ (T. Lineamenti di diritto regionale, Milano, 1997, 99).
Nói tóm lại, tất cả những lằn mức đạo luật và vai trò hiến định của nhiều chủ thể khác nhau trong cộng đồng quốc gia vừa kể không có mục đích gì hơn là quy trách, hạn chế và kiểm soát những ai đại diện người dân hành xử quyền lực quốc gia thay cho họ.
Thể chế dân chủ là hệ thống tư tưởng tổ chức, trong đó người dân là chủ nhân quyền tối thượng quốc gia
- trước khi,
- đang khi
- và sau khi giao phó quyền hành cho những người đại diện mình xử dụng.
Dân chủ có nghĩa là người dân có quyền tối thượng quốc gia bất cứ lúc nào, có quyền hảm thắng, cắt bớt, kiểm soát hay khai trừ bất cứ lúc nào với các phương thức pháp định, chống lại mọi lạm quyền và mọi cách hành xử thiếu hiệu năng , bè phái.
Dân chủ hay không dân chủ, điều đó tùy thuộc ở thể chế chúng ta đang suy xét
- có hội đủ các điều kiện vừa kể không, chớ không phải hệ tại ở dân chủ Âu Châu hay dân chủ Á Châu, dân chủ Tư Bản hay dân chủ XHCN Nhân Dân.
Dân chủ là một phương thức bảo đảm cho người dân luôn luôn là chủ nhân quyền tối thượng của quốc gia, có quyền bắt buộc giới hành quyền phải thực thi, có quyền giới hạn và kiểm soát thực sự giới đại diện hành quyền bất cứ lúc nào.
Thiếu các điều kiện tiên quyết đó, Chính Phủ Nhân Dân hay không Nhân Dân không có một ý nghĩa gì hết đối với dân chủ.
Chính quyền do sự đồng thuận của đa số tự do cắt đặt, người dân phải có quyền hạn chế và kiểm soát quyền hành.Dân chủ hay không dân chủ, có hay không các đặc tính đó vừa kể .
Không có nhận xét nào: