NVCL - Những ngày qua, giáo dân các giáo xứ, giáo họ thuộc Giáo phận Vinh bàn tán sôi nổi về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 do nhóm trí thức khởi xướng. Điều bàn tán sôi nổi nhất trong những ngày đầu xuân ở các gia đình, các giáo xứ và giáo họ là việc bản Kiến nghị đã được khởi xướng bởi 72 nhân sĩ, trí thức của đất nước, trong đó có Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, được sự hưởng ứng rộng rãi của các Đức Giám mục, các linh mục và giáo dân cũng như nhân dân trong và ngoài nước.
Đáng chú ý là lần đầu tiên, có sự tham gia của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong tinh thần đó, giáo dân Ngọc Long đã cùng nhau ký tên vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp này, ngay ngày đầu tiên, hàng trăm giáo dân đã ký tên vào bản Kiến nghị, nói lên ý nguyện của mình.
Giáo xứ Ngọc Long là một giáo xứ ở vùng trung du Nghệ An, một giáo xứ có truyền thống đoàn kết, mạnh mẽ và kiên cường đối trước sự đàn áp tàn bạo và những âm mưu thâm hiểm của nhà cầm quyền trong suốt một thời gian dài. Những đặc điểm nêu trên của giáo dân Ngọc Long sở dĩ được hình thành và hun đúc chính bởi việc nhận thức khá cao của người dân ở đây về luật pháp, tình hiệp thông và sự đoàn kết.
Nhận thức của giáo dân càng được nâng cao hơn khi họ đón nhận linh mục Giuse Trần Văn Phúc, một linh mục cương trực, thẳng thắn và nhiệt tình đối với đời sống giáo dân, rành mạch trong thái độ đối với sự tàn bạo của nhà cầm quyền CSVN và đặc biệt là chăm lo cuộc sống, quyền lợi của người giáo dân cũng như giáo hội. Ngay từ thời gian quản xứ Lưu Mỹ, thuộc huyện Đô Lương, linh mục Giuse Trần Văn Phúc đã thẳng thắn đấu tranh với những sai trái của nhà cầm quyền tại đây với giáo dân, đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của người dân cần được hưởng. Chính vì vậy, linh muc Giuse Trần Văn Phúc đã bị nhà cầm quyền Nghệ An chú ý và gây nhiều sự khó khăn, truy bức.
Linh mục Giuse Trần Văn Phúc
|
Sau khi nhậm chức Giám mục Giáo phận Vinh, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã chuyển ngài đến Giáo xứ Ngọc Long thuộc huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An. Tại đây, linh mục Giuse Trần Văn Phúc tiếp tục chăm lo đời sống đạo đức và vật chất cho giáo dân. Ngài đã tiến hành xây dựng nhiều công trình cho Giáo xứ và Giáo họ dù thời gian quản xứ của ngài mới được rất ngắn ngủi kể từ khi về đây. Đồng thời, là một linh mục năng nổ, ngài tiếp tục đấu tranh với những hiện tượnghà hiếp, tước đoạt quyền lợi của người giáo dân tại đây của nhà cầm quyền CSVN Tỉnh Nghệ An. Những việc làm tốt đẹp đó của ngài lại tiếp tục làm cho nhà cầm quyền CSVN khó chịu và tìm nhiều cách để tấn công ngài. Nhà cầm quyền Nghệ An đã dùng nhiều trò bẩn thỉu như dùng hệ thống báo chí nhà nước, phát thanh và truyền hình địa phương bôi bẩn, chia rẽ giáo dân, nhục mạ linh mục Trần Văn Phúc.
Sân bóng của Giáo xứ Ngọc Long
bị nhà cầm quyền rắp tâm chiếm đoạt
|
Trong những lá bài cuối cùng, nhà cầm quyền CS Nghệ An đã nhờ đến bàn tay của Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp. Những con bài dối trá, lừa gạt và bội ước đã được đám an ninh áp dụng đối với Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp trong trường hợp này. Nhiều động tác đã được đưa ra.
Thậm chí, Thái Văn Hằng, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An đã ngang ngược gửi thẳng công văn đến Tòa Giám mục Xã Đoài vu cáo linh mục Giuse Trần Văn Phúc, đề nghị chuyển linh mục Giuse Trần Văn Phúc đến nơi khác, không để ở Giáo xứ Ngọc Long nữa. Giai đoạn vừa qua, nhà cầm quyền CS Nghệ An đã ép Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp dùng quyền thuyên chuyển, bổ nhiệm linh mục như một biện pháp trừng phạt, răn đe đối với một số linh mục cứng cỏi, thẳng thắn và mạnh mẽ nhằm thực hiện mưu đồ vô hiệu hóa những vị linh mục này.
Chuyện thế quyền tại Nghệ An có can thiệp được trực tiếp vào giáo quyền hay không, chúng ta cần một thời gian ngắn để xem sự “thành công” đến đâu.
Những ngày tết này, Giáo dân Ngọc Long vẫn nô nức cùng nhau ký tên vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, như một cách để thể hiện ý chí của giáo dân, không chấp nhận chế độ cộng sản, một chế độ đã làm tan nát đất nước, băng hoại dân tộc và đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
Không có nhận xét nào: