Tú Anh, RFI – 25.2.2013: Bà Park Geun Hye (Phác Cận Huệ) đã chính thức nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc vào sáng hôm nay 25/02/2013. Cách nay hai tháng, cử tri Hàn Quốc đã kéo nhau tham gia cuộc bầu cử với kết quả là con gái của nhà cố độc tài Phác Chánh Hy (Park Chung Hee), chiến thắng với tỉ lệ 52%.
Kể từ hôm nay và trong năm năm tới, lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, định mệnh của cường quốc kinh tế vùng Bắc Á này sẽ do một phụ nữ lèo lái. Nhưng khác với những người tiền nhiệm, vị Tổng thống thứ 11 của Hàn Quốc Park Geun Hye biết rõ tòa "Nhà Xanh dương", tên của Phủ Tổng thống, vì bà đã sống ở đây thời niên thiếu, và sau đó thay cho người mẹ bạc mệnh bị ám sát, đóng vai trò "đệ nhất phu nhân" bên cạnh thân phụ Park Chung Hee cho đến ngày chính ông bị giết chết.
Năm 1961 khi tướng Park Chung Hee đảo chính thì bà Park Geun Hye mới lên 9 tuổi. Thân phụ của bà điều hành quốc gia với bàn tay sắt suốt 18 năm dài và để lại một di sản gây tranh cãi trong xã hội Hàn Quốc cho đến ngày nay. Những người đối lập xem Park Chung Hee là một nhà độc tài sắt máu, trấn áp mọi quyền tự do của con người. Ngược lại, những người ủng hộ thì xem chế độ quân phiệt có công mang lại phép lạ phát triển kinh tế, đưa Hàn Quốc vào thời đại hùng cường.
Cuộc đời của Park Geun Hye gắn liền với nhiều biến cố đau thương nhưng luôn chứng tỏ là người có bản lãnh với danh hiệu "nữ nhân sắt thép".Năm 1974 lúc đang du học tại Pháp thì bà nhận được tin mẹ từ trần vì viên đạn của một kẻ thân Bình Nhưỡng ám sát. Bà trở về nước và tuy mới 23 tuổi, bà thay thế mẹ trong vai trò "đệ nhất phu nhân" cho đến khi Tổng thống Park Chung Hee bị chỉ huy trưởng tình báo Hàn Quốc bắn chết năm 1979. Năm 2006, bà thoát được một vụ mưu sát trong đường tơ kẽ tóc, lưỡi dao của sát thủ để lại trên gương mặt của bà một vết thẹo dài.
Sau khi cha bị giết chết, Park Geun Hye rời bỏ sinh hoạt chính trị cho đến năm 1988 mới xuất hiện trở lại và đắc cử dân biểu.
Với vóc dáng cổ điển, bình tĩnh, lạnh lùng, cộng với đời sống độc thân và không con cái, bà Park Geun Hye đã thu hút được hậu thuẫn của một bộ phận dân chúng còn hoài niệm thời thập niên 1960, 1970. Gia cảnh cô đơn được bà biến thành lợi khí chính trị trong bối cảnh người dân Hàn Quốc chán nản tình trạng tham ô trong gia đình các tổng thống trước. Trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2012, bà tuyên bố với cử tri trước ngày bỏ phiếu : "Tôi không có gia đình, không có con cái nên không bận tâm chăm sóc và để lại gia tài. Nhân dân là gia đình của tôi và hạnh phúc của quý vị là động cơ thúc đẩy tôi hoạt động chính trị".
Kể từ hôm nay và trong năm năm tới, lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, định mệnh của cường quốc kinh tế vùng Bắc Á này sẽ do một phụ nữ lèo lái. Nhưng khác với những người tiền nhiệm, vị Tổng thống thứ 11 của Hàn Quốc Park Geun Hye biết rõ tòa "Nhà Xanh dương", tên của Phủ Tổng thống, vì bà đã sống ở đây thời niên thiếu, và sau đó thay cho người mẹ bạc mệnh bị ám sát, đóng vai trò "đệ nhất phu nhân" bên cạnh thân phụ Park Chung Hee cho đến ngày chính ông bị giết chết.
Năm 1961 khi tướng Park Chung Hee đảo chính thì bà Park Geun Hye mới lên 9 tuổi. Thân phụ của bà điều hành quốc gia với bàn tay sắt suốt 18 năm dài và để lại một di sản gây tranh cãi trong xã hội Hàn Quốc cho đến ngày nay. Những người đối lập xem Park Chung Hee là một nhà độc tài sắt máu, trấn áp mọi quyền tự do của con người. Ngược lại, những người ủng hộ thì xem chế độ quân phiệt có công mang lại phép lạ phát triển kinh tế, đưa Hàn Quốc vào thời đại hùng cường.
Cuộc đời của Park Geun Hye gắn liền với nhiều biến cố đau thương nhưng luôn chứng tỏ là người có bản lãnh với danh hiệu "nữ nhân sắt thép".Năm 1974 lúc đang du học tại Pháp thì bà nhận được tin mẹ từ trần vì viên đạn của một kẻ thân Bình Nhưỡng ám sát. Bà trở về nước và tuy mới 23 tuổi, bà thay thế mẹ trong vai trò "đệ nhất phu nhân" cho đến khi Tổng thống Park Chung Hee bị chỉ huy trưởng tình báo Hàn Quốc bắn chết năm 1979. Năm 2006, bà thoát được một vụ mưu sát trong đường tơ kẽ tóc, lưỡi dao của sát thủ để lại trên gương mặt của bà một vết thẹo dài.
Sau khi cha bị giết chết, Park Geun Hye rời bỏ sinh hoạt chính trị cho đến năm 1988 mới xuất hiện trở lại và đắc cử dân biểu.
Với vóc dáng cổ điển, bình tĩnh, lạnh lùng, cộng với đời sống độc thân và không con cái, bà Park Geun Hye đã thu hút được hậu thuẫn của một bộ phận dân chúng còn hoài niệm thời thập niên 1960, 1970. Gia cảnh cô đơn được bà biến thành lợi khí chính trị trong bối cảnh người dân Hàn Quốc chán nản tình trạng tham ô trong gia đình các tổng thống trước. Trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2012, bà tuyên bố với cử tri trước ngày bỏ phiếu : "Tôi không có gia đình, không có con cái nên không bận tâm chăm sóc và để lại gia tài. Nhân dân là gia đình của tôi và hạnh phúc của quý vị là động cơ thúc đẩy tôi hoạt động chính trị".
Tân Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun Hye tại bữa tiệc tối ở Dinh Tổng thống ở Seoul, ngày 25/02/2013 |
Theo giới phân tích thì trừ bộ phận cử tri lớn tuổi ghi nhớ công lao hiện đại hóa đất nước của nhà độc tài Park Chung Hee, thế hệ trẻ hiện nay không chấp nhận con gái nhà độc tài làm Tổng thống.Ý thức được tình thế bất lợi này, bà Park Geun Hye sẽ phải san bằng hố sâu chia rẽ giữa các thế hệ công dân. Bà đã nhiều lần xin lỗi và xin các nạn nhân của phụ thân bà tha thứ.
Về chính sách xã hội, Park Geun Hye khôn ngoan lấy lại nhiều ý kiến, chủ trương của phe trung tả: cam kết bài trừ bất công xã hội cũng như sẽ hỗ trợ cho thành phần xí nghiệp trung và nhỏ trước thế áp đảo của các đại tập đoàn công kỹ nghệ như Daiwoo, Huyndai, Samsung…
Tuy nhiên, tình hình an ninh khu vực có thể làm bà Park Geun Hye phải xem lại một số lời hứa về an sinh xã hội. Do vụ thử nghiệm nguyên tử của Bình Nhưỡng, tân Tổng thống Hàn Quốc buộc phải dự kiến tăng ngân sách quốc phòng.
Trong một đất nước có truyền thống xem nhẹ người phụ nữ, sự kiện người dân bầu Park Geun Hye vào chiếc ghế lãnh đạo tối cao là một chuyện hy hữu. Những kẻ ganh ghét đặt cho bà biệt hiệu "nữ hoàng băng giá" còn công luận bênh vực thì hãnh diện Hàn Quốc có một Tổng thống nữ lưu đa năng, đa tài.
Trong năm năm tới đây, bà Phác Cận Huệ sẽ có nhiều cơ hội hoặc để chứng tỏ nhiệt tâm thương dân mến nước của một anh thư, hoặc là sẽ để lộ "bản chất thường tình nhi nữ" như lời nhận xét đầy chỉ trích của giám đốc Trung tâm vì Phụ nữ và Chính trị Hàn Quốc, cũng là một phụ nữ có tiếng tăm tại Seoul - Kim Eun Ju.
Về chính sách xã hội, Park Geun Hye khôn ngoan lấy lại nhiều ý kiến, chủ trương của phe trung tả: cam kết bài trừ bất công xã hội cũng như sẽ hỗ trợ cho thành phần xí nghiệp trung và nhỏ trước thế áp đảo của các đại tập đoàn công kỹ nghệ như Daiwoo, Huyndai, Samsung…
Tuy nhiên, tình hình an ninh khu vực có thể làm bà Park Geun Hye phải xem lại một số lời hứa về an sinh xã hội. Do vụ thử nghiệm nguyên tử của Bình Nhưỡng, tân Tổng thống Hàn Quốc buộc phải dự kiến tăng ngân sách quốc phòng.
Trong một đất nước có truyền thống xem nhẹ người phụ nữ, sự kiện người dân bầu Park Geun Hye vào chiếc ghế lãnh đạo tối cao là một chuyện hy hữu. Những kẻ ganh ghét đặt cho bà biệt hiệu "nữ hoàng băng giá" còn công luận bênh vực thì hãnh diện Hàn Quốc có một Tổng thống nữ lưu đa năng, đa tài.
Trong năm năm tới đây, bà Phác Cận Huệ sẽ có nhiều cơ hội hoặc để chứng tỏ nhiệt tâm thương dân mến nước của một anh thư, hoặc là sẽ để lộ "bản chất thường tình nhi nữ" như lời nhận xét đầy chỉ trích của giám đốc Trung tâm vì Phụ nữ và Chính trị Hàn Quốc, cũng là một phụ nữ có tiếng tăm tại Seoul - Kim Eun Ju.
Không có nhận xét nào: