Defend the Defenders - 25.4.2013: Luân Đôn, ngày 15/4/2013 – Việc thiếu vắng trách nhiệm giải trình về mặt pháp lý và chính trị trong nhà nước Việt Nam độc đảng vẫn còn là một trở ngại nghiêm trọng đối với tiến bộ về nhân quyền. Các lính vực quan ngại chính liên quan đến các quyền dân sự và chính trị, cụ thể là quyền tự do ngôn luận. Trong năm 2012, đã có rất ít hoặc không có dấu hiệu cải thiện trong các lĩnh vực này.
Mặc dù Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và một số quyền cụ thể, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam và luật pháp quốc gia, nhưng các cơ quan chức năng không thực hiện nhiều quyền trong số những quyền mà luật trong nước và quốc tế quy định.
Tuy nhiên, sự lan tỏa của mạng Internet đang làm gia tăng luồng chỉ trích hoặc độc lập hoặc có động cơ chính trị đối với chính phủ và các chính sách trên các trang blog và phương tiện truyền thông xã hội khác. Trong năm 2012 Đảng Cộng sản đã cố gắng dập tắt mọi chỉ trích mà họ xem như một mối đe dọa cho sự ổn định của Việt Nam hoặc đe dọa tới sự kiểm soát của họ. Việc thiếu một hệ thống tư pháp độc lập và minh bạch tạo điều kiện cho chính phủ bắt bớ bất kỳ thách thức khả dĩ nào theo Điều 88 của Bộ luật hình sự - “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Các nhà chức trách tiếp tục kiểm soát các phương tiện truyền thông truyền thống và sử dụng luật an ninh quốc gia và xử phạt hành chính để đẩy mạnh hơn nữa sự lãnh đạo của đảng. Trong khi chính phủ cố gắng hạn chế không gian các phương tiện truyền thông hoạt động, thì Quốc Hội - một cơ quan khác có trách nhiệm giám sát Chính phủ – đã có được tín nhiệm như một diễn đàn cho các cuộc tranh luận, mặc dù có những hạn chế mang tính hệ thống, như phần lớn các đại biểu của Quốc Hội là thành viên của đảng CS và bị chi phối bởi đảng CS.
Trong năm 2012, hoạt động nhân quyền của Vương quốc Anh tập trung vào ba lĩnh vực: vận động chính trị; thúc đẩy tự do ngôn luận (trong đó có tự do phát biểu, tự do báo chí và Internet và quyền được truy cập thông tin); và thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch, bao gồm cả việc đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi tiếp tục nêu mối quan ngại nhân quyền lên các cấp cao nhất, bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao trong chuyến thăm vào tháng Tư, cựu Ngoại trưởng Jeremy Browne trong chuyến thăm vào tháng Bảy, và thường xuyên hơn bởi Ngài Đại sứ của chúng tôi tại Hà Nội. Chúng tôi cũng làm việc với EU để thúc đẩy về quyền con người, gần đây nhất là tại buổi Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam trong tháng Mười. Có chút ít tiến bộ trong công việc của chúng tôi với các phương tiện truyền thông, chính phủ và xã hội dân sự nhằm hỗ trợ sự phát triển của một nền truyền thông cởi mở và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Ví dụ, Bộ ngoại giao Anh quốc tài trợ cho một dự án thí điểm một mô hình để bảo vệ các nhà báo trước các cuộc tấn công và bảo vệ quyền lợi của họ. Tuy nhiên, không có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính quyền Việt Nam sẽ áp dụng đường lối khoan dung hơn đối với tự do ngôn luận hay các quyền dân sự và chính trị khác. Chúng tôi cũng dự đoán quyền sử dụng đất sẽ là một vấn đề đáng lo trong năm 2013.
Trong năm 2013, chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia vận động chính trị trong lãnh vực nhân quyền với Việt Nam, ở cấp Bộ và các cấp cao, thông qua Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Vương quốc Anh, nó vốn cung cấp một khuôn khổ toàn diện để phát triển mối quan hệ song phương. Vương quốc Anh và Việt Nam sẽ thảo luận khả năng giúp đỡ của Vương quốc Anh với sự trợ giúp kỹ thuật và hỗ trợ thiết thực để chuẩn bị và đệ trình Kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam. Đây là những cơ hội tốt để Anh quốc vận động nhân quyền và là cơ hội tốt để Việt Nam tiến hành những bước đi đầu tiên trên trường quốc tế trong việc thực hiện nhân quyền.
Trong năm 2013, Vương quốc Anh sẽ xem xét để đưa vào những bình luận cho Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc về dự thảo luật về quyền sử dụng đất. Chúng tôi sẽ sử dụng vai trò hàng đầu của chúng tôi về phòng, chống tham nhũng để yêu cầu chính quyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này. Chủ tịch Vương quốc Anh, Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản sẽ đề ra các mục tiêu cho Cuộc đối thoại chống tham nhũng lần thứ 12, nó ủng hộ sự tăng cường tham gia của khu vực tư nhân trong chương trình chống tham nhũng, kể cả thông qua một diễn đàn kinh tế, và hành động từ cơ sở địa phương để giải quyết nạn tham nhũng.
Tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận vẫn còn là một vấn đề khi chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng luật an ninh quốc gia hà khắc để trừng phạt những người chỉ trích chế độ.
Một trường hợp nổi bậc trên các tít báo chí nước ngoài và trên các blog nhưng không được đưa tin trên các phương tiện truyền thông bị nhà nước kiểm duyệt là vụ sinh viên Nguyễn Phương Uyên – người bị mất tích sau khi được đưa tới một đồn cảnh sát để thẩm vấn vào ngày 19/10. Hai tuần sau đó, cô ta mới được chính thức thông báo bị bắt và bị buộc tội rải truyền đơn chống phá nhà nước và “những vấn đề an ninh”. Tính đến tháng 2 năm 2013, cô vẫn còn bị tạm giam.
Các phương tiện truyền thông chính thống vẫn bị kiểm soát chặt chẽ bởi sự kiểm duyệt và cản trở của chính quyền; một cuộc khảo sát do Bộ Ngoại Giao Anh Quốc tài trợ cho thấy gần 88% các nhà báo trong một tỉnh đã từng có kinh nghiệm bị cản trở của hình thức nào đó khi tác nghiệp. Đồng thời, mức độ chỉ trích trực tuyến đối với nhà nước từ phía các blogger không chính thống ngày càng gia tăng. Phản ứng của chính phủ cũng tăng cường bằng một cuộc đàn áp những trang blog quan trọng và xử các blogger với những mức án tù nặng hơn. Vào tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho cảnh sát tìm cách xử lý ba trang blog nổi tiếng: Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông – những trang blog dám chỉ trích chính phủ. Cuối tháng đó, ba blogger có tiếng là Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, đã bị kết án lên đến 12 năm tù về tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Vương quốc Anh và những quốc gia khác nêu lên những quan ngại chung của họ thông qua một tuyên bố ngoại giao về việc cầm tù năm người này. Vương quốc Anh cũng ủng hộ tuyên bố của Đại diện cấp cao của EU, trong đó nhấn mạnh mối quan tâm sâu sắc về những bản án.
Đồng thời, Vương quốc Anh tiếp tục làm việc với khu vực truyền thông để nâng cao kỹ năng đưa tin chuyên nghiệp cho các nhà báo thông qua các cuộc hội thảo với đài BBC và thể hiện đạo đức thông qua phát triển một điều lệ phát sóng trong thực tiễn. Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) phối hợp với chính quyền tỉnh Đắc Lắc thành lập một mô hình để nâng cao nhận thức của nhà báo về quyền lợi và trách nhiệm của mình theo pháp luật Việt Nam. Đây là một thành công và tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn cho các nhà báo qua việc vận động và thông hiểu giữa giới truyền thông với chính quyền các cấp, bao gồm cả cảnh sát.
Vương quốc Anh thường xuyên nhấn mạnh mối quan tâm về sự hạn chế của phương tiện truyền thông vốn bị chính phủ áp đặt - ví dụ như Quyết định 20/2011, trong đó yêu cầu rằng tất cả các nội dung ngôn ngữ nước ngoài phải được biên tập và dịch ra tiếng Việt, bao gồm cả các kênh tin tức trực tiếp. Vương quốc Anh với các quốc gia thành viên EU khác đã vận động chính quyền Việt Nam rút lại dự luật này vì mối quan ngại của chúng tôi về tác động của nó lên nghiệp vụ của các hãng tin, như BBC đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả là, việc thực hiện Nghị định này đã bị hoãn lại đến lần thứ hai, trong vòng sáu tháng.
Tự do hội họp
Hạn chế về tự do hội họp vẫn là một vấn đề ở Việt Nam. Vào tháng tư, cảnh sát và lực lượng an ninh đã dùng vũ lực để cưỡng chế những người biểu tình khỏi một khu đất trong tỉnh Hưng Yên vốn đã được ủy quyền cho phát triển thương mại. Có những báo cáo đáng tin cậy rằng một số người biểu tình bị đánh đập, và các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin cho biết có hơn 20 người bị bắt giữ và hai nhà báo cũng đã bị tấn công bởi cảnh sát trong vụ việc này. Trong tháng 12, hàng trăm người đã tham gia vào cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ban đầu, các cuộc biểu tình này đã được bỏ qua nhưng sau đó họ đã bị các nhà chức trách ngăn lại. Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông và các blog, ít nhất có khoảng 20 người đã bị bắt giữ tại Hà Nội sau khi họ từ chối không tuân theo chỉ thị giải tán của cảnh sát. Họ đều đã được thả ra sau đó trong ngày.
Trong năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam yêu cầu Quốc hội ban hành Luật Biểu Tình. Mối quan ngại vẫn là luật này sẽ đàn áp các cuộc biểu tình hợp pháp hơn là cho phép chúng.
Tiếp cận công lý và các quy định của pháp luật
Mối quan ngại vẫn còn về việc thiếu tính độc lập và minh bạch trong hệ thống pháp luật và tư pháp. Có một sự phối hợp tệ hại giữa các cơ quan chủ chốt vốn có trách nhiệm trong việc điều tra, truy tố và kết án trong các vụ án hình sự. Thông qua việc quản lý dự án Chương trình đối tác công lý (Justice Partnership Programme – JPP) của Hội đồng Anh, Vương quốc Anh đang hỗ trợ cải cách tư pháp của ba cơ quan tư pháp chính: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, tiến bộ vẫn còn rất chậm và số liệu các trường hợp trong năm 2012 cung cấp rất ít bằng chứng cho thấy các bị cáo được hưởng một phiên tòa công bằng.
Cuối tháng hai, những đại diện của Quốc hội Việt Nam đã đến thăm Vương quốc Anh để tìm hiểu về kinh nghiệm của việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong lập pháp của Vương quốc Anh. Trong chuyến thăm này, họ đã được hội đàm với các nghị sĩ Anh và tận mắt nhìn thấy được hoạt động của Nghị Viện. Đoàn đại biểu cũng đã đến thăm Tòa án Tối cao và tổ chức Minh bạch Quốc tế. Các kết quả của chuyến thăm này đã được phản ánh trong việc sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng do Uỷ ban tư pháp chỉ đạo và trong một dự án về việc làm thế nào cải thiện những cuộc họp mặt Đại biểu với cử tri.
Quyền sử dụng đất tại Việt Nam, một vấn đề gây tranh cãi trong nước lâu nay, bỗng trở nên nổi tiếng thế giới sau một vụ tranh chấp đất đai ở huyện Tiên Lãng. Người nuôi thủy sản Đoàn Văn Vươn và các thành viên gia đình đã sử dụng súng và chất nổ để ngăn chặn cảnh sát tịch mảnh đất thuê của mình. Hoàn cảnh của ông Vươn đã được đông đảo công chúng cảm thong chia sẻ. Vào ngày 10/02, Thủ tướng Việt Nam chỉ trích chính quyền địa phương và khen ngợi các phương tiện truyền thông vì đã đưa tin, ông ra lệnh tất cả các tỉnh thành cần phải xem xét lại thực tiễn quản lý đất đai của họ. Quyền sử dụng đất là nguồn gốc căng thẳng ngày càng gia tăng trong các vùng nông thôn, những người nông dân vẫn còn là thành phần đa số trong dân số và trong các nhóm khác sống gần các trung tâm đô thị lớn. Đặc biệt, vấn đề bồi thường chuyển nhượng quyền sử dụng đất tiếp tục gây xôn xao công luận khi đất nước mở rộng đô thị hóa, và khi thêm nhiều đất đai mữa bị chính phủ thu hồi dùng cho công nghiệp. Chính phủ đã công nhận rằng vấn đề này nhạy cảm ra sao và đã tham vấn công chúng về dự thảo Luật Đất đai mới. Anh đã cung cấp tài trợ trực tiếp cho việc lấy ý kiến công chúng trong toàn xã hội để đảm bảo rằng việc tham vấn có sự tham gia đông đảo nhất có thể từ các bên có quyền lợi.
Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận công khai rằng tham nhũng đang làm tổn hại Đảng Cộng Sản và gây ra một trở ngại lớn cho tăng trưởng kinh tế. Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi về chống tham nhũng, và Vương quốc Anh là chủ tọa của Cuộc đối thoại chống tham nhũng chính thức trên cương vị của nhà tài trợ quốc tế. Trọng tâm của Cuộc Hội nghị đối thoại cấp cao 2012 đã diễn ra trong tháng 12 là tham nhũng ở cấp địa phương và cấp tỉnh.
Án tử hình
Các số liệu về án tử hình chính thức vẫn là một bí mật quốc gia, nhưng số liệu từ Bộ Công an cho thấy trong năm ngoái có sự gia tăng từ 80 đến 100 người bị kết án tử hình. Kể từ tháng 11 năm 2011, biện pháp thi hành án tử hình chỉ được sử dụng thuốc độc. Do nguồn cung các loại thuốc này hạn chế, nên đã có một lệnh hoãn án tử hình trên thực tế. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các tù nhân đang chờ thi hành án tử hình sống trong điều kiện tệ hại.
Trong tháng mười một, chính phủ Việt Nam bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của Ủy ban thứ ba [ Ủy ban về xã hội, văn hóa và nhân đạo - ND] của LHQ về nghị quyết kêu gọi một lệnh ngừng án tử hình trên toàn thế giới. Làm việc với các đối tác châu Âu, chúng tôi tiếp tục kêu gọi chính quyền Việt Nam đưa ra một lệnh ngừng áp dụng án tử hình, và trong khi chờ đợi thì hãy chọn giải pháp minh bạch hơn đối với việc áp dụng thi hành án này.
Tự do tôn giáo và tín ngưỡng
Tự do tôn giáo được phép ở Việt Nam mặc dù trong thực tế, chính quyền hạn chế việc thờ phụng của một số tôn giáo trên cơ sở lợi ích của an ninh quốc gia. Thông qua Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam, Liên minh châu Âu nhấn mạnh mối quan tâm về sự sách nhiễu các nhóm tôn giáo, sự kéo dài thời gian trong việc đăng ký các nhà thờ và cơ quan chức năng từ chối không cho phép nhà thờ đào tạo mục sư. Tuy nhiên, đã có những bước tiến với việc xây dựng những địa điểm thờ phượng mới, công nhận các nhóm tôn giáo mới và đăng ký giáo hội mới.
Quyền của phụ nữ
Việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ Việt Nam sang các nơi khác trong khu vực, vẫn còn là một mối quan ngại sâu sắc. Pháp lệnh về phòng chống buôn bán của Việt Nam, được giới thiệu vào năm 2011, đã dẫn đến một số lượng lớn các vụ truy tố thành công bọn buôn người. Việt Nam phê chuẩn Công ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và tham gia Nghị định thư Palermo về nạn buôn người vào tháng 6/2012.
Vương quốc Anh là thành viên của một nhóm các nhà tài trợ đã tiến hành với chính phủ VN chương trình Đánh giá Giới tính quốc gia. Điều này đã chỉ cho thấy một số các vấn đề, bao gồm nhu cầu cho cơ hội việc làm tốt hơn, cải thiện việc tham gia chính trị, giảm bớt bạo lực gia đình và thực hiện hiệu quả hơn Luật về bình đẳng giới và Luật về bạo lực gia đình. Những vấn đề này đã được đưa vào Chiến lược quốc gia được chính phủ phê duyệt và Chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới. Thông qua tài trợ của Bộ Ngoại Giao Anh Quốc, tổ chức phi chính phủ Pacific Links Foundation đã xây dựng một trung tâm phục hồi tại Lào Cai cho những cô gái Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn người sang Trung Quốc.
Quyền trẻ em
Trẻ em có quốc tịch Việt Nam là trẻ em được báo cáo bị bán sang Anh nhiều nhất, chủ yếu là do tội phạm và bóc lột sức lao động. Pháp lệnh chống nạn buôn bán người, được giới thiệu vào năm 2011, có hiệu lực trên việc buôn bán trẻ em cũng như việc buôn bán người lớn. UNICEF và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) đã đưa ra một báo cáo chát chúa về Nạn lạm dụng tình dục trẻ em (CSEC) tại Việt Nam vào tháng 11.
Trong tháng 2, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thành viên của Công ước La Hay về việc nhận con nuôi. Việt Nam đã giới thiệu một số biện pháp tập trung vào việc bảo vệ trẻ em, bao gồm cả công việc của UNICEF với Việt Nam để đạt được một cơ chế an sinh xã hội tốt hơn. Sự hợp tác chặt chẽ giữa giới chức trách Việt Nam và Vương quốc Anh đã ngăn chặn một số công dân Anh dụng tình dục trẻ em tại VN.
Mặc dù Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và một số quyền cụ thể, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam và luật pháp quốc gia, nhưng các cơ quan chức năng không thực hiện nhiều quyền trong số những quyền mà luật trong nước và quốc tế quy định.
Tuy nhiên, sự lan tỏa của mạng Internet đang làm gia tăng luồng chỉ trích hoặc độc lập hoặc có động cơ chính trị đối với chính phủ và các chính sách trên các trang blog và phương tiện truyền thông xã hội khác. Trong năm 2012 Đảng Cộng sản đã cố gắng dập tắt mọi chỉ trích mà họ xem như một mối đe dọa cho sự ổn định của Việt Nam hoặc đe dọa tới sự kiểm soát của họ. Việc thiếu một hệ thống tư pháp độc lập và minh bạch tạo điều kiện cho chính phủ bắt bớ bất kỳ thách thức khả dĩ nào theo Điều 88 của Bộ luật hình sự - “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Các nhà chức trách tiếp tục kiểm soát các phương tiện truyền thông truyền thống và sử dụng luật an ninh quốc gia và xử phạt hành chính để đẩy mạnh hơn nữa sự lãnh đạo của đảng. Trong khi chính phủ cố gắng hạn chế không gian các phương tiện truyền thông hoạt động, thì Quốc Hội - một cơ quan khác có trách nhiệm giám sát Chính phủ – đã có được tín nhiệm như một diễn đàn cho các cuộc tranh luận, mặc dù có những hạn chế mang tính hệ thống, như phần lớn các đại biểu của Quốc Hội là thành viên của đảng CS và bị chi phối bởi đảng CS.
Trong năm 2012, hoạt động nhân quyền của Vương quốc Anh tập trung vào ba lĩnh vực: vận động chính trị; thúc đẩy tự do ngôn luận (trong đó có tự do phát biểu, tự do báo chí và Internet và quyền được truy cập thông tin); và thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch, bao gồm cả việc đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi tiếp tục nêu mối quan ngại nhân quyền lên các cấp cao nhất, bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao trong chuyến thăm vào tháng Tư, cựu Ngoại trưởng Jeremy Browne trong chuyến thăm vào tháng Bảy, và thường xuyên hơn bởi Ngài Đại sứ của chúng tôi tại Hà Nội. Chúng tôi cũng làm việc với EU để thúc đẩy về quyền con người, gần đây nhất là tại buổi Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam trong tháng Mười. Có chút ít tiến bộ trong công việc của chúng tôi với các phương tiện truyền thông, chính phủ và xã hội dân sự nhằm hỗ trợ sự phát triển của một nền truyền thông cởi mở và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Ví dụ, Bộ ngoại giao Anh quốc tài trợ cho một dự án thí điểm một mô hình để bảo vệ các nhà báo trước các cuộc tấn công và bảo vệ quyền lợi của họ. Tuy nhiên, không có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính quyền Việt Nam sẽ áp dụng đường lối khoan dung hơn đối với tự do ngôn luận hay các quyền dân sự và chính trị khác. Chúng tôi cũng dự đoán quyền sử dụng đất sẽ là một vấn đề đáng lo trong năm 2013.
Trong năm 2013, chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia vận động chính trị trong lãnh vực nhân quyền với Việt Nam, ở cấp Bộ và các cấp cao, thông qua Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Vương quốc Anh, nó vốn cung cấp một khuôn khổ toàn diện để phát triển mối quan hệ song phương. Vương quốc Anh và Việt Nam sẽ thảo luận khả năng giúp đỡ của Vương quốc Anh với sự trợ giúp kỹ thuật và hỗ trợ thiết thực để chuẩn bị và đệ trình Kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam. Đây là những cơ hội tốt để Anh quốc vận động nhân quyền và là cơ hội tốt để Việt Nam tiến hành những bước đi đầu tiên trên trường quốc tế trong việc thực hiện nhân quyền.
Trong năm 2013, Vương quốc Anh sẽ xem xét để đưa vào những bình luận cho Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc về dự thảo luật về quyền sử dụng đất. Chúng tôi sẽ sử dụng vai trò hàng đầu của chúng tôi về phòng, chống tham nhũng để yêu cầu chính quyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này. Chủ tịch Vương quốc Anh, Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản sẽ đề ra các mục tiêu cho Cuộc đối thoại chống tham nhũng lần thứ 12, nó ủng hộ sự tăng cường tham gia của khu vực tư nhân trong chương trình chống tham nhũng, kể cả thông qua một diễn đàn kinh tế, và hành động từ cơ sở địa phương để giải quyết nạn tham nhũng.
Tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận vẫn còn là một vấn đề khi chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng luật an ninh quốc gia hà khắc để trừng phạt những người chỉ trích chế độ.
Một trường hợp nổi bậc trên các tít báo chí nước ngoài và trên các blog nhưng không được đưa tin trên các phương tiện truyền thông bị nhà nước kiểm duyệt là vụ sinh viên Nguyễn Phương Uyên – người bị mất tích sau khi được đưa tới một đồn cảnh sát để thẩm vấn vào ngày 19/10. Hai tuần sau đó, cô ta mới được chính thức thông báo bị bắt và bị buộc tội rải truyền đơn chống phá nhà nước và “những vấn đề an ninh”. Tính đến tháng 2 năm 2013, cô vẫn còn bị tạm giam.
Các phương tiện truyền thông chính thống vẫn bị kiểm soát chặt chẽ bởi sự kiểm duyệt và cản trở của chính quyền; một cuộc khảo sát do Bộ Ngoại Giao Anh Quốc tài trợ cho thấy gần 88% các nhà báo trong một tỉnh đã từng có kinh nghiệm bị cản trở của hình thức nào đó khi tác nghiệp. Đồng thời, mức độ chỉ trích trực tuyến đối với nhà nước từ phía các blogger không chính thống ngày càng gia tăng. Phản ứng của chính phủ cũng tăng cường bằng một cuộc đàn áp những trang blog quan trọng và xử các blogger với những mức án tù nặng hơn. Vào tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho cảnh sát tìm cách xử lý ba trang blog nổi tiếng: Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông – những trang blog dám chỉ trích chính phủ. Cuối tháng đó, ba blogger có tiếng là Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, đã bị kết án lên đến 12 năm tù về tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Vương quốc Anh và những quốc gia khác nêu lên những quan ngại chung của họ thông qua một tuyên bố ngoại giao về việc cầm tù năm người này. Vương quốc Anh cũng ủng hộ tuyên bố của Đại diện cấp cao của EU, trong đó nhấn mạnh mối quan tâm sâu sắc về những bản án.
Đồng thời, Vương quốc Anh tiếp tục làm việc với khu vực truyền thông để nâng cao kỹ năng đưa tin chuyên nghiệp cho các nhà báo thông qua các cuộc hội thảo với đài BBC và thể hiện đạo đức thông qua phát triển một điều lệ phát sóng trong thực tiễn. Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) phối hợp với chính quyền tỉnh Đắc Lắc thành lập một mô hình để nâng cao nhận thức của nhà báo về quyền lợi và trách nhiệm của mình theo pháp luật Việt Nam. Đây là một thành công và tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn cho các nhà báo qua việc vận động và thông hiểu giữa giới truyền thông với chính quyền các cấp, bao gồm cả cảnh sát.
Vương quốc Anh thường xuyên nhấn mạnh mối quan tâm về sự hạn chế của phương tiện truyền thông vốn bị chính phủ áp đặt - ví dụ như Quyết định 20/2011, trong đó yêu cầu rằng tất cả các nội dung ngôn ngữ nước ngoài phải được biên tập và dịch ra tiếng Việt, bao gồm cả các kênh tin tức trực tiếp. Vương quốc Anh với các quốc gia thành viên EU khác đã vận động chính quyền Việt Nam rút lại dự luật này vì mối quan ngại của chúng tôi về tác động của nó lên nghiệp vụ của các hãng tin, như BBC đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả là, việc thực hiện Nghị định này đã bị hoãn lại đến lần thứ hai, trong vòng sáu tháng.
Tự do hội họp
Hạn chế về tự do hội họp vẫn là một vấn đề ở Việt Nam. Vào tháng tư, cảnh sát và lực lượng an ninh đã dùng vũ lực để cưỡng chế những người biểu tình khỏi một khu đất trong tỉnh Hưng Yên vốn đã được ủy quyền cho phát triển thương mại. Có những báo cáo đáng tin cậy rằng một số người biểu tình bị đánh đập, và các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin cho biết có hơn 20 người bị bắt giữ và hai nhà báo cũng đã bị tấn công bởi cảnh sát trong vụ việc này. Trong tháng 12, hàng trăm người đã tham gia vào cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ban đầu, các cuộc biểu tình này đã được bỏ qua nhưng sau đó họ đã bị các nhà chức trách ngăn lại. Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông và các blog, ít nhất có khoảng 20 người đã bị bắt giữ tại Hà Nội sau khi họ từ chối không tuân theo chỉ thị giải tán của cảnh sát. Họ đều đã được thả ra sau đó trong ngày.
Trong năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam yêu cầu Quốc hội ban hành Luật Biểu Tình. Mối quan ngại vẫn là luật này sẽ đàn áp các cuộc biểu tình hợp pháp hơn là cho phép chúng.
Tiếp cận công lý và các quy định của pháp luật
Mối quan ngại vẫn còn về việc thiếu tính độc lập và minh bạch trong hệ thống pháp luật và tư pháp. Có một sự phối hợp tệ hại giữa các cơ quan chủ chốt vốn có trách nhiệm trong việc điều tra, truy tố và kết án trong các vụ án hình sự. Thông qua việc quản lý dự án Chương trình đối tác công lý (Justice Partnership Programme – JPP) của Hội đồng Anh, Vương quốc Anh đang hỗ trợ cải cách tư pháp của ba cơ quan tư pháp chính: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, tiến bộ vẫn còn rất chậm và số liệu các trường hợp trong năm 2012 cung cấp rất ít bằng chứng cho thấy các bị cáo được hưởng một phiên tòa công bằng.
Cuối tháng hai, những đại diện của Quốc hội Việt Nam đã đến thăm Vương quốc Anh để tìm hiểu về kinh nghiệm của việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong lập pháp của Vương quốc Anh. Trong chuyến thăm này, họ đã được hội đàm với các nghị sĩ Anh và tận mắt nhìn thấy được hoạt động của Nghị Viện. Đoàn đại biểu cũng đã đến thăm Tòa án Tối cao và tổ chức Minh bạch Quốc tế. Các kết quả của chuyến thăm này đã được phản ánh trong việc sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng do Uỷ ban tư pháp chỉ đạo và trong một dự án về việc làm thế nào cải thiện những cuộc họp mặt Đại biểu với cử tri.
Quyền sử dụng đất tại Việt Nam, một vấn đề gây tranh cãi trong nước lâu nay, bỗng trở nên nổi tiếng thế giới sau một vụ tranh chấp đất đai ở huyện Tiên Lãng. Người nuôi thủy sản Đoàn Văn Vươn và các thành viên gia đình đã sử dụng súng và chất nổ để ngăn chặn cảnh sát tịch mảnh đất thuê của mình. Hoàn cảnh của ông Vươn đã được đông đảo công chúng cảm thong chia sẻ. Vào ngày 10/02, Thủ tướng Việt Nam chỉ trích chính quyền địa phương và khen ngợi các phương tiện truyền thông vì đã đưa tin, ông ra lệnh tất cả các tỉnh thành cần phải xem xét lại thực tiễn quản lý đất đai của họ. Quyền sử dụng đất là nguồn gốc căng thẳng ngày càng gia tăng trong các vùng nông thôn, những người nông dân vẫn còn là thành phần đa số trong dân số và trong các nhóm khác sống gần các trung tâm đô thị lớn. Đặc biệt, vấn đề bồi thường chuyển nhượng quyền sử dụng đất tiếp tục gây xôn xao công luận khi đất nước mở rộng đô thị hóa, và khi thêm nhiều đất đai mữa bị chính phủ thu hồi dùng cho công nghiệp. Chính phủ đã công nhận rằng vấn đề này nhạy cảm ra sao và đã tham vấn công chúng về dự thảo Luật Đất đai mới. Anh đã cung cấp tài trợ trực tiếp cho việc lấy ý kiến công chúng trong toàn xã hội để đảm bảo rằng việc tham vấn có sự tham gia đông đảo nhất có thể từ các bên có quyền lợi.
Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận công khai rằng tham nhũng đang làm tổn hại Đảng Cộng Sản và gây ra một trở ngại lớn cho tăng trưởng kinh tế. Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi về chống tham nhũng, và Vương quốc Anh là chủ tọa của Cuộc đối thoại chống tham nhũng chính thức trên cương vị của nhà tài trợ quốc tế. Trọng tâm của Cuộc Hội nghị đối thoại cấp cao 2012 đã diễn ra trong tháng 12 là tham nhũng ở cấp địa phương và cấp tỉnh.
Án tử hình
Các số liệu về án tử hình chính thức vẫn là một bí mật quốc gia, nhưng số liệu từ Bộ Công an cho thấy trong năm ngoái có sự gia tăng từ 80 đến 100 người bị kết án tử hình. Kể từ tháng 11 năm 2011, biện pháp thi hành án tử hình chỉ được sử dụng thuốc độc. Do nguồn cung các loại thuốc này hạn chế, nên đã có một lệnh hoãn án tử hình trên thực tế. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các tù nhân đang chờ thi hành án tử hình sống trong điều kiện tệ hại.
Trong tháng mười một, chính phủ Việt Nam bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của Ủy ban thứ ba [ Ủy ban về xã hội, văn hóa và nhân đạo - ND] của LHQ về nghị quyết kêu gọi một lệnh ngừng án tử hình trên toàn thế giới. Làm việc với các đối tác châu Âu, chúng tôi tiếp tục kêu gọi chính quyền Việt Nam đưa ra một lệnh ngừng áp dụng án tử hình, và trong khi chờ đợi thì hãy chọn giải pháp minh bạch hơn đối với việc áp dụng thi hành án này.
Tự do tôn giáo và tín ngưỡng
Tự do tôn giáo được phép ở Việt Nam mặc dù trong thực tế, chính quyền hạn chế việc thờ phụng của một số tôn giáo trên cơ sở lợi ích của an ninh quốc gia. Thông qua Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam, Liên minh châu Âu nhấn mạnh mối quan tâm về sự sách nhiễu các nhóm tôn giáo, sự kéo dài thời gian trong việc đăng ký các nhà thờ và cơ quan chức năng từ chối không cho phép nhà thờ đào tạo mục sư. Tuy nhiên, đã có những bước tiến với việc xây dựng những địa điểm thờ phượng mới, công nhận các nhóm tôn giáo mới và đăng ký giáo hội mới.
Quyền của phụ nữ
Việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ Việt Nam sang các nơi khác trong khu vực, vẫn còn là một mối quan ngại sâu sắc. Pháp lệnh về phòng chống buôn bán của Việt Nam, được giới thiệu vào năm 2011, đã dẫn đến một số lượng lớn các vụ truy tố thành công bọn buôn người. Việt Nam phê chuẩn Công ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và tham gia Nghị định thư Palermo về nạn buôn người vào tháng 6/2012.
Vương quốc Anh là thành viên của một nhóm các nhà tài trợ đã tiến hành với chính phủ VN chương trình Đánh giá Giới tính quốc gia. Điều này đã chỉ cho thấy một số các vấn đề, bao gồm nhu cầu cho cơ hội việc làm tốt hơn, cải thiện việc tham gia chính trị, giảm bớt bạo lực gia đình và thực hiện hiệu quả hơn Luật về bình đẳng giới và Luật về bạo lực gia đình. Những vấn đề này đã được đưa vào Chiến lược quốc gia được chính phủ phê duyệt và Chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới. Thông qua tài trợ của Bộ Ngoại Giao Anh Quốc, tổ chức phi chính phủ Pacific Links Foundation đã xây dựng một trung tâm phục hồi tại Lào Cai cho những cô gái Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn người sang Trung Quốc.
Quyền trẻ em
Trẻ em có quốc tịch Việt Nam là trẻ em được báo cáo bị bán sang Anh nhiều nhất, chủ yếu là do tội phạm và bóc lột sức lao động. Pháp lệnh chống nạn buôn bán người, được giới thiệu vào năm 2011, có hiệu lực trên việc buôn bán trẻ em cũng như việc buôn bán người lớn. UNICEF và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) đã đưa ra một báo cáo chát chúa về Nạn lạm dụng tình dục trẻ em (CSEC) tại Việt Nam vào tháng 11.
Trong tháng 2, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thành viên của Công ước La Hay về việc nhận con nuôi. Việt Nam đã giới thiệu một số biện pháp tập trung vào việc bảo vệ trẻ em, bao gồm cả công việc của UNICEF với Việt Nam để đạt được một cơ chế an sinh xã hội tốt hơn. Sự hợp tác chặt chẽ giữa giới chức trách Việt Nam và Vương quốc Anh đã ngăn chặn một số công dân Anh dụng tình dục trẻ em tại VN.
(Hành Nhân dịch thuật)
Không có nhận xét nào: