34 DB Quốc Hội Châu Âu Lên Tiếng Về Tình Trạng Nhân Quyền VN - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
16 tháng 7, 2013

34 DB Quốc Hội Châu Âu Lên Tiếng Về Tình Trạng Nhân Quyền VN

Việt Tân - 14.7.2013: Baroness Catherine Ashton of Upholland
Phó Chủ Tịch/ Đại diện Cao cấp Liên minh Châu Âu,
phụ trách Ngoại giao và Chính sách An ninh
Sở Ngoại Vụ Âu Châu
1046 Brussels
Vương Quốc Bỉ

CC: Karel De Gucht
1049 Brussels
Ủy Viên Giao Thương
Vương Quốc Bỉ


Brussels, ngày 11 tháng 7, 2013

Chúng tôi viết thư này để chia sẻ mối quan tâm về tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam. Trong năm nay có khoảng 50 nhà bảo vệ nhân quyền và nhà đấu tranh dân chủ bị kết án và bị tù tội. Họ đã phải hứng chịu việc bị giam giữ tùy tiện, đe dọa, thẩm vấn và bị tước đoạt quyền hạn về luật pháp.

Nhà cầm quyền vẫn tiếp tục giới hạn quyền thực thi tôn giáo và cấm đoán các tổ chức tôn giáo độc lập. Các chức sắc của nhiều nhóm tôn giáo tại Việt Nam đang bị buộc phải từ bỏ niềm tin, tài sản cơ sở tôn giáo bị tịch thu hoặc bị đập phá, và trong một số trường hợp, họ bị bỏ tù.

Gần đây chúng tôi chứng kiến tình trạng bắt giữ các bloggers gia tăng. Mặc dầu có nhiều lời kêu gọi từ cộng đồng thế giới, ngay cả Quốc Hội Âu Châu [1], nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giới hạn quyền tự do ngôn luận và kiểm duyệt mạng. Họ nhắm tấn công các hoạt động trên mạng bằng cách phát tán mã độc để theo dõi cư dân mạng, ngăn cản truy cập vào các trang mạng, và bảo kê cho các cuộc tấn công vào các trang mạng tiếng Việt nằm bên ngoài Việt Nam.

Quốc gia này đang chứng kiến một sự đổ vỡ về pháp trị. Các nhà đấu tranh cho nhân quyền bị bắt giữ dựa vào những cáo buộc mơ hồ, và thường là dựa vào các điều luật hình sự liên hệ đến "lật đổ chính quyền nhân dân", "tuyên truyền chống đối nhà nước". Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cho phép "giam giữ hành chính" mà không cần đem ra xét xử. Đã có những trường hợp mà chính quyền cáo buộc các nhà đối kháng tên tuổi với những tội danh phi chính trị, thí dụ như "trốn thuế". Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã phán xét là việc bắt giữ và giam cầm các nhà hoạt động chính trị, kể cả thành viên của Việt Tân, là vi phạm điều luật quốc tế.

Với tình trạng trên, chúng tôi yêu cầu Bà làm những điều sau đây:

1) Kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm Luật sư Cù Huy Hà Vũ và Luật sư Lê Quốc Quân; blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Paulus Lê Sơn; nhà đấu tranh dân oan Trần Thị Thúy; nhạc sĩ Việt Khang; tác giả Vi Đức Hồi; Mục sư Dương Kim Khải, Mục sư Nguyễn Công Chính và Hòa Thượng Thích Quảng Độ; sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha; và những nhà hoạt động nhân quyền bị kết án trong những năm gần đây, và đặc biệt là từ đầu năm nay.

2) Cổ xúy vai trò tích cực hơn cho EU trong việc hỗ trợ xã hội dân sự tại Việt Nam. Phái đoàn đại diện EU tại Việt Nam nên tiếp tục gặp gỡ và hỗ trợ những tổ chức quần chúng thuần túy, đặc biệt là các nhóm nhằm cải tổ xã hội và luật pháp, dân chủ và nhân quyền. Ngoài ra, gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền và gia đình họ, cũng như đi thăm những ai đang bị giam cầm là điều hết sức quan trọng.

3) Nhấn mạnh với nhà cầm quyền Việt Nam phải thi hành cải tổ luật pháp và hủy bỏ các điều lệ trong bộ Luật Hình Sự từng được sử dụng để giam cầm các nhà hoạt động nhân quyền. Hơn thế, cần nhấn mạnh với nhà cầm quyền Việt Nam phải ra điều luật bảo vệ quyền biểu tình ôn hòa, tụ họp, thực thi tự do ngôn luận, và được thành lập tổ chức chính trị và xã hội. Cuối cùng, vấn đề các luật sư nhân quyền bị tước quyền hành nghề cần được nêu lên.

4) Xa hơn nữa, cột các quan tâm nhân quyền vào các thương thảo với Việt Nam: nhấn mạnh yếu tố cải thiện nhân quyền trước khi có phái đoàn cao cấp đến Việt Nam, đưa các vấn đề nêu trên vào các cuộc đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam và lập lại điều kiện nhân quyền của quan hệ ngoại giao EU, luôn cả giao thương, với các quốc gia thứ ba [2].

- - -

[1] Nghị quyết Quốc Hội Âu Châu ngày 18 tháng Tư, 2013 về Việt Nam, đặc biệt về tự do ngôn luận.

[2] EU nên tôn trọng lời cam kết vào ngày 25 tháng Sáu 2012 trong bản Khung Sườn Chiến Lược và Kế Họach Hành Động về Nhân Quyền và Dân Chủ, đặt vấn đề nhân quyền vào tất cả chính sách bên ngoài, kể cả giao thương. Việc thực thi Khung Sườn Chiến Lược và Kế Họach Hành Động về Nhân Quyền và Dân Chủ cần được duyệt xét, do đó, cũng trong khuôn khổ quan hệ EU-Việt Nam và phản ảnh phần thứ hai của bản Báo Cáo EU Hàng Năm về Nhân Quyền và Dân Chủ trên Thế giới sẽ được phát hành vào tháng 9 năm 2013.

Trân trọng,

Thành viên Quốc Hội Âu Châu
Graham Watson
Ramon Tremosa i Balcells
Justina Vitkauskaite Bernard
Sarah Ludford
Konrad Szymanski
Nils Torvalds
Chris Davies
Norica Nicolai
Edward McMillan-Scot
Marian Harkin
Charles Tannock
László Tõkés
Christiana Muscardini
Nicole Kiil-Nielsen
Jean Lambert
Niccolò Rinaldi
Ivo Vajgl
Bernd Posselt
Hans Van Baalen
Emilio Menéndez del Valle
Tunne Kelam
Renate Weber
Jorg Leichtfried
Giommaria Uggias
Ana Maria Gomes
Marietje Schaake
Kristiina Ojuland
Jelko Kacin
Keonidas Donskis
Reinhard Hans Butikofer
Cristian Dan Preda
Bastiaan Belder
Iuliu Winkler
Alexander Lambsdorff



(BBT-WebVT chuyển ngữ)
34 DB Quốc Hội Châu Âu Lên Tiếng Về Tình Trạng Nhân Quyền VN Reviewed by Unknown on 7/16/2013 Rating: 5 Việt Tân - 14.7.2013: Baroness Catherine Ashton of Upholland Phó Chủ Tịch/ Đại diện Cao cấp Liên minh Châu Âu, phụ trách Ngoại giao và...

Không có nhận xét nào: