Nguyễn Hùng, BBC - 14.7.2013: Tin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ bước vào Nhà Trắng vào ngày 25/7 tới đây được các chuyên gia nhìn nhận với những cách khác nhau nhưng dường như hầu hết đều trông đợi hai nước cựu thù sẽ nâng quân hệ lên tầm cao mới.
Bốn mươi năm sau Hòa đàm Paris vốn chấm dứt sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam, đây mới chỉ là chuyến thăm chính thức thứ hai của một nguyên thủ quốc gia Cộng sản tới Washington.
Khi tới thủ đô Hoa Kỳ và New York đưa tin về chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hồi mùa hè năm 2007, tôi có cảm giác nước chủ nhà có sự tế nhị nhất định khi tiếp đón nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam tới thăm.
Những xe với loa cỡ lớn của khoảng vài trăm người Việt Nam biểu tình phản đối ông Triết tại điểm dừng chân đầu tiên của ông ở New York diễn ra khá xa khách sạn nơi ông và phái đoàn ở và không lại trừ khả năng ông Triết không biết tới cuộc biểu tình đó.
An ninh cho người đứng đầu nhà nước Việt Nam cũng được thắt chặt với những xe hộ tống mà trên đó là lực lượng đặc nhiệm với súng ống đầy mình.
Nhưng khi đó Hoa Kỳ cũng gửi tín hiệu rất rõ ràng cho Việt Nam rằng nhân quyền cho người dân Việt Nam và tiếng nói của người Việt ở Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình bình thường hóa và nâng cấp quan hệ.
Hơn ba tuần trước khi đón ông Triết vào Nhà Trắng hôm 22/6/2007, Tổng thống George W. Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney cũng đã gặp gỡ bốn nhà hoạt động trong cộng đồng người Việt hải ngoại ở chính Tòa Bạch Cung.
BấmNhóm bốn người bao gồm cả ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân mà Việt Nam có ý coi là một nhóm 'khủng bố'.
Ngay trong ngày ông Triết hội đàm với ông Bush ở Nhà Trắng, người Việt từ rất nhiều bang ở Hoa Kỳ đã tới biểu tình đình đám ở ngay phía bên kia đường nhìn sang phủ tổng thống.
Trong khi đó chủ tịch Việt Tân và các nhà hoạt động vì nhân quyền của Việt Nam khác lại được mời vào Nhà Trắng lần hai để được thông báo về nội dung hội đàm giữa ông Bush và ông Triết chỉ năm ngày sau khi cuộc gặp lịch sử diễn ra.
Bốn mươi năm sau Hòa đàm Paris vốn chấm dứt sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam, đây mới chỉ là chuyến thăm chính thức thứ hai của một nguyên thủ quốc gia Cộng sản tới Washington.
Khi tới thủ đô Hoa Kỳ và New York đưa tin về chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hồi mùa hè năm 2007, tôi có cảm giác nước chủ nhà có sự tế nhị nhất định khi tiếp đón nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam tới thăm.
Những xe với loa cỡ lớn của khoảng vài trăm người Việt Nam biểu tình phản đối ông Triết tại điểm dừng chân đầu tiên của ông ở New York diễn ra khá xa khách sạn nơi ông và phái đoàn ở và không lại trừ khả năng ông Triết không biết tới cuộc biểu tình đó.
An ninh cho người đứng đầu nhà nước Việt Nam cũng được thắt chặt với những xe hộ tống mà trên đó là lực lượng đặc nhiệm với súng ống đầy mình.
Nhưng khi đó Hoa Kỳ cũng gửi tín hiệu rất rõ ràng cho Việt Nam rằng nhân quyền cho người dân Việt Nam và tiếng nói của người Việt ở Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình bình thường hóa và nâng cấp quan hệ.
Hơn ba tuần trước khi đón ông Triết vào Nhà Trắng hôm 22/6/2007, Tổng thống George W. Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney cũng đã gặp gỡ bốn nhà hoạt động trong cộng đồng người Việt hải ngoại ở chính Tòa Bạch Cung.
BấmNhóm bốn người bao gồm cả ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân mà Việt Nam có ý coi là một nhóm 'khủng bố'.
Ngay trong ngày ông Triết hội đàm với ông Bush ở Nhà Trắng, người Việt từ rất nhiều bang ở Hoa Kỳ đã tới biểu tình đình đám ở ngay phía bên kia đường nhìn sang phủ tổng thống.
Trong khi đó chủ tịch Việt Tân và các nhà hoạt động vì nhân quyền của Việt Nam khác lại được mời vào Nhà Trắng lần hai để được thông báo về nội dung hội đàm giữa ông Bush và ông Triết chỉ năm ngày sau khi cuộc gặp lịch sử diễn ra.
'Chân giò và chai rượu'
Cách đây sáu năm, tin ông Triết sẽ đi thăm Hoa Kỳ được đưa ra trước khi ông tới Mỹ vài tháng và cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã có thời gian dài chuẩn bị trước khi ông tới nơi.
Nay tin Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ vào Nhà Trắng vào ngày 25/7 được công bố chỉ hơn hai tuần trước khi sự kiện diễn ra.
Đây không phải là chuyến thăm làm việc mà là thăm viếng chính thức và chắc chắn hai bên đã phải đồng ý được với nhau về nguyên tắc những gì sẽ ký kết ở tầm quốc gia và ở những mức độ nhỏ hơn kể cả các hợp đồng đầu tư và buôn bán.
Các nhà quan sát vẫn không loại trừ khả năng Tổng thống Barack Obama sẽ có chuyến thăm đáp lễ tới Việt Nam trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ.
Như vậy có thể thấy quan hệ theo kiểu 'ông đưa chân giò bà thò chai rượu' giữa Hà Nội và Washington vẫn đang ấm áp thêm bất chấp những cái gai nhân quyền.
Chỉ mới tháng Tư năm nay, Việt Nam đã Bấmra mặt cản giới ngoại giao Hoa Kỳ gặp một số nhà bất đồng chính kiến, điều khiến Hoa Kỳ bực tức.
Trước đó một cuộc điều trần về tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam đã diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ mà tại đó, không khác mấy so với hồi năm 2007, người ta thấy có những kêu gọi đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt do thiếu tự do tôn giáo CPC.
Trả lời phóng viên hôm 15/4 về sự cố với Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer, quyền phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng:
Patrick Ventrell Bấmnói: "Điều này thực sự nhấn mạnh chuyện Việt Nam cần có những tiến bộ liên tục để tuân theo các cam kết và nghĩa vụ nhân quyền quốc tế."
Cách đây sáu năm, tin ông Triết sẽ đi thăm Hoa Kỳ được đưa ra trước khi ông tới Mỹ vài tháng và cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã có thời gian dài chuẩn bị trước khi ông tới nơi.
Nay tin Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ vào Nhà Trắng vào ngày 25/7 được công bố chỉ hơn hai tuần trước khi sự kiện diễn ra.
Đây không phải là chuyến thăm làm việc mà là thăm viếng chính thức và chắc chắn hai bên đã phải đồng ý được với nhau về nguyên tắc những gì sẽ ký kết ở tầm quốc gia và ở những mức độ nhỏ hơn kể cả các hợp đồng đầu tư và buôn bán.
Các nhà quan sát vẫn không loại trừ khả năng Tổng thống Barack Obama sẽ có chuyến thăm đáp lễ tới Việt Nam trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ.
Như vậy có thể thấy quan hệ theo kiểu 'ông đưa chân giò bà thò chai rượu' giữa Hà Nội và Washington vẫn đang ấm áp thêm bất chấp những cái gai nhân quyền.
Chỉ mới tháng Tư năm nay, Việt Nam đã Bấmra mặt cản giới ngoại giao Hoa Kỳ gặp một số nhà bất đồng chính kiến, điều khiến Hoa Kỳ bực tức.
Trước đó một cuộc điều trần về tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam đã diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ mà tại đó, không khác mấy so với hồi năm 2007, người ta thấy có những kêu gọi đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt do thiếu tự do tôn giáo CPC.
Trả lời phóng viên hôm 15/4 về sự cố với Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer, quyền phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng:
Patrick Ventrell Bấmnói: "Điều này thực sự nhấn mạnh chuyện Việt Nam cần có những tiến bộ liên tục để tuân theo các cam kết và nghĩa vụ nhân quyền quốc tế."
'Dòng sông đau khổ'
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hiện nay, ông John Kerry, là cựu binh cuộc chiến mà Việt Nam cũng gọi là 'Kháng chiến Chống Mỹ'.
Ông Kerry, cùng với một cựu binh Cuộc chiến Việt Nam khác và giờ là Bộ trưởng Quốc phòng, Chuck Hagel, được cho là thuộc nhóm 'bồ câu', thay vì 'diều hâu', trong cách nhìn Việt Nam.
Đã từng tham chiến, hai cựu binh này không nhìn Việt Nam như một cuộc chiến như người ta hay nói, mà như một quốc gia mà Hoa Kỳ cần có quan hệ tốt vì những lý do cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Họ là những người, theo lời Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam Douglas Pete Peterson, bản thân cũng là một cựu binh, muốn "bắc cầu qua dòng sông đau khổ" ngăn cách hai nước.
Và với một Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ như ông Barack Obama, có nhiều hy vọng quan hệ giữa Hà Nội và Washington sẽ có những cải thiện trong vài năm tới.
Việt - Mỹ - Trung
Người theo dõi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong nhiều năm qua, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, nói hiện giờ chưa phải là thời điểm mà Hoa Kỳ có thể giảm nhẹ tầm quan trọng của nhân quyền để tăng cường quan hệ kinh tế, quốc phòng... với Hà Nội.
Ông cũng nói so với những đồng minh toàn trị truyền thống của Hoa Kỳ trước đây như Ai Cập hay Arab Saudi, Việt Nam không quan trọng bằng và do vậy Hà Nội không thể mong đợi Washington lờ đi vấn đề quyền con người.
Giáo sư Hùng cũng nói quyền con người đã quan trọng hơn nhiều sau khi Hoa Kỳ đã trở thành nước có ảnh hưởng bậc nhất thế giới (thay vì phải chia sẻ với Liên Xô như trước đây).
Việt Nam, trong khi đó, đang có vẻ có chính sách ngoại giao theo kiểu 'bán anh em xa mua láng giềng gần'.
Các lãnh đạo Việt Nam thăm viếng Trung Quốc thường xuyên hơn và quan hệ kinh tế giữa hai bên cũng đáng kể hơn nhiều so với Hoa Kỳ bất chấp các diễn biến trên Biển Đông.
Nhìn xa hơn vào lịch sử, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc hồi năm 1991, 12 năm sau Cuộc chiến Biên giới 1979 và chỉ ba năm sau Hải chiến Trường Sa trong đó Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma từ tay Việt Nam.
Trong khi đó Hà Nội và Washington chính thức nối lại quan hệ vào năm 1995, 22 năm sau khi Hoa Kỳ ngừng tham chiến ở Việt Nam.
Nếu thu nhỏ quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh và Washington về chiếc kiềng ba chân gồm kinh tế, quốc phòng và nhân quyền, người ta có thể thấy nó sẽ luôn khập khiễng trong tương lai gần.
Trung Quốc không bao giờ ra mặt chỉ trích Việt Nam về nhân quyền và quan hệ kinh tế hai bên khá tốt nhưng họ lại là mối đe dọa thường trực và hiển hiện nhất về quốc phòng đối với Việt Nam.
Trong khi đó Việt Nam muốn đẩy mạnh quan hệ với Washington về kinh tế và quốc phòng nhưng nhân quyền lại thọc gậy bánh xe.
Người theo dõi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong nhiều năm qua, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, nói hiện giờ chưa phải là thời điểm mà Hoa Kỳ có thể giảm nhẹ tầm quan trọng của nhân quyền để tăng cường quan hệ kinh tế, quốc phòng... với Hà Nội.
Ông cũng nói so với những đồng minh toàn trị truyền thống của Hoa Kỳ trước đây như Ai Cập hay Arab Saudi, Việt Nam không quan trọng bằng và do vậy Hà Nội không thể mong đợi Washington lờ đi vấn đề quyền con người.
Giáo sư Hùng cũng nói quyền con người đã quan trọng hơn nhiều sau khi Hoa Kỳ đã trở thành nước có ảnh hưởng bậc nhất thế giới (thay vì phải chia sẻ với Liên Xô như trước đây).
Việt Nam, trong khi đó, đang có vẻ có chính sách ngoại giao theo kiểu 'bán anh em xa mua láng giềng gần'.
Các lãnh đạo Việt Nam thăm viếng Trung Quốc thường xuyên hơn và quan hệ kinh tế giữa hai bên cũng đáng kể hơn nhiều so với Hoa Kỳ bất chấp các diễn biến trên Biển Đông.
Nhìn xa hơn vào lịch sử, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc hồi năm 1991, 12 năm sau Cuộc chiến Biên giới 1979 và chỉ ba năm sau Hải chiến Trường Sa trong đó Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma từ tay Việt Nam.
Trong khi đó Hà Nội và Washington chính thức nối lại quan hệ vào năm 1995, 22 năm sau khi Hoa Kỳ ngừng tham chiến ở Việt Nam.
Nếu thu nhỏ quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh và Washington về chiếc kiềng ba chân gồm kinh tế, quốc phòng và nhân quyền, người ta có thể thấy nó sẽ luôn khập khiễng trong tương lai gần.
Trung Quốc không bao giờ ra mặt chỉ trích Việt Nam về nhân quyền và quan hệ kinh tế hai bên khá tốt nhưng họ lại là mối đe dọa thường trực và hiển hiện nhất về quốc phòng đối với Việt Nam.
Trong khi đó Việt Nam muốn đẩy mạnh quan hệ với Washington về kinh tế và quốc phòng nhưng nhân quyền lại thọc gậy bánh xe.
Không có nhận xét nào: