Đàn Chim Việt - 11.8.2013: Cộng sản Trung Quốc phổ biến nỗi lo sợ diệt vong
Sự sụp đổ tương tự như đã xảy ra ở Liên Xô trước đây đang đe dọa Trung quốc? Điều này những ai thường xuyên theo dõi hệ thống tuyên truyền của Trung quốc trong những ngày vừa qua đều có thể nhận định được. Theo chỉ thị của cấp tối cao, hệ thống truyền thông nhà nước Trung quốc đã „bắn“ những trái pháo hạng nặng nhắm tới các nhà phê bình chế độ. Họ cùng một luận điệu „kết tội“ trí thức Trung quốc đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội „lan truyền tin đồn và tin xấu để tạo ấn tượng về sự sụp đổ sắp xảy ra“. Các nhà phê bình muốn vận động dân chúng đứng lên làm một cuộc bạo động. Báo chí nhà nước đe doạ rằng: “Nếu tình trạng bất ổn xảy ra ở Trung Quốc, thì nó sẽ tồi tệ hơn ở Liên Xô rất nhiều.”
“Gieo hoang mang và phao tin thất thiệt“, đó là lời “kết tội“ (các nhà phê bình chế độ) của một cựu quan chức cao cấp tên là Bảo Tông. Ông Bảo Tông đã từng là cựu bí thư trung ương đảng vào năm 1989, trong năm đó đã xảy ra một cuộc đàn áp đẫm máu phong trào ủng hộ dân chủ. Cựu đảng trưởng Triệu Tử Dương là người ủng hộ cải cách đã xác định các nguyên nhân tạo ra căng thẳng ở Trung Quốc là: „ô nhiễm môi trường mang tính chất chính sách, tham nhũng tràn lan, bất công xã hột một cách có hệ thống“ đồng thời khoảng cách giữa người giàu và người nghèo mỗi ngày mỗi gia tăng cao.
Một điều chắc chắn rằng, sự kết thúc Liên bang Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1991 làm người Cộng sản Trung Quốc nhức đầu cho tới ngày hôm nay.
Tân Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình cảnh cáo đảng của ông là phải “rút tỉa bài học sâu sắc“ từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết: “một lý do quan trọng là niềm tin và lý tưởng của họ bị lung lay“. Các nhà quan sát cho rằng đó là một dấu hiệu của sự hoảng hốt – và là một nỗ lực để bịt miệng các nhà phê bình chế độ. Bởi vì sự bất mãn ngày càng gia tăng do tình hình kinh tế (không sáng sủa). “Tôi chắc rằng bất ổn xã hội gia tăng cao hơn trong vài năm tới đây”, Nicholas Bequelin thuộc Human Rights Watch cho biết như trên. Cũng như các chuyên gia khác, nhà nghiên cứu về Trung Quốc đoán chắc tình hình nhân quyền trong tương lai (tại Trung quốc) sẽ tồi tệ hơn.
Nguyễn Hội dịch - Nguồn: “Chinas Kommunisten verbreiten Untergangsängste“, Handelblatt, New am Abend, chiều ngày 09.08.2013.
Sự sụp đổ tương tự như đã xảy ra ở Liên Xô trước đây đang đe dọa Trung quốc? Điều này những ai thường xuyên theo dõi hệ thống tuyên truyền của Trung quốc trong những ngày vừa qua đều có thể nhận định được. Theo chỉ thị của cấp tối cao, hệ thống truyền thông nhà nước Trung quốc đã „bắn“ những trái pháo hạng nặng nhắm tới các nhà phê bình chế độ. Họ cùng một luận điệu „kết tội“ trí thức Trung quốc đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội „lan truyền tin đồn và tin xấu để tạo ấn tượng về sự sụp đổ sắp xảy ra“. Các nhà phê bình muốn vận động dân chúng đứng lên làm một cuộc bạo động. Báo chí nhà nước đe doạ rằng: “Nếu tình trạng bất ổn xảy ra ở Trung Quốc, thì nó sẽ tồi tệ hơn ở Liên Xô rất nhiều.”
“Gieo hoang mang và phao tin thất thiệt“, đó là lời “kết tội“ (các nhà phê bình chế độ) của một cựu quan chức cao cấp tên là Bảo Tông. Ông Bảo Tông đã từng là cựu bí thư trung ương đảng vào năm 1989, trong năm đó đã xảy ra một cuộc đàn áp đẫm máu phong trào ủng hộ dân chủ. Cựu đảng trưởng Triệu Tử Dương là người ủng hộ cải cách đã xác định các nguyên nhân tạo ra căng thẳng ở Trung Quốc là: „ô nhiễm môi trường mang tính chất chính sách, tham nhũng tràn lan, bất công xã hột một cách có hệ thống“ đồng thời khoảng cách giữa người giàu và người nghèo mỗi ngày mỗi gia tăng cao.
Một điều chắc chắn rằng, sự kết thúc Liên bang Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1991 làm người Cộng sản Trung Quốc nhức đầu cho tới ngày hôm nay.
Tân Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình cảnh cáo đảng của ông là phải “rút tỉa bài học sâu sắc“ từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết: “một lý do quan trọng là niềm tin và lý tưởng của họ bị lung lay“. Các nhà quan sát cho rằng đó là một dấu hiệu của sự hoảng hốt – và là một nỗ lực để bịt miệng các nhà phê bình chế độ. Bởi vì sự bất mãn ngày càng gia tăng do tình hình kinh tế (không sáng sủa). “Tôi chắc rằng bất ổn xã hội gia tăng cao hơn trong vài năm tới đây”, Nicholas Bequelin thuộc Human Rights Watch cho biết như trên. Cũng như các chuyên gia khác, nhà nghiên cứu về Trung Quốc đoán chắc tình hình nhân quyền trong tương lai (tại Trung quốc) sẽ tồi tệ hơn.
Nguyễn Hội dịch - Nguồn: “Chinas Kommunisten verbreiten Untergangsängste“, Handelblatt, New am Abend, chiều ngày 09.08.2013.
Không có nhận xét nào: