VRNs - 01.08.2013: Liên quan đến các thông tin Người tù Lương tâm Nguyễn Văn Hải – Blogger Điếu Cày hiện bị giam giữ tại trại giam số 6, thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Phóng viên VRNs đã tìm hiểu qui định pháp luật hiện hành, xác định giám thị trại giam số 6 đã vi phạm pháp luật.
Bằng những thông tin này, chúng tôi- căn cứ qui định tại Điều 165; khoản 3, khoản 7 Điều 4; khoản 9 Điều 9 Luật Thi hành án Hình sự (Luật THAHS) – chính thức tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của giám thị trại giam số 6 xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Blogger Điếu Cày, quyền và lợi ích hợp pháp công dân.
Thứ nhất: Tùy tiện đặt ra chế độ giam giữ không có trong qui định pháp luật. Theo qui định tại khoản 2 Điều 27 và điểm c khoản 1 Điều 38 luật THAHS, trại giam chỉ được tổ chức khu giam giữ. Trong khu giam giữ được bố trí giam giữ riêng đối với một số đối tượng phạm nhân và được có buồng kỷ luật. Việc trại Giam số 6, qua trả lời của ông Thái Văn Thủy (Phó Giám thị), Ban giám thị trại giam số 6 đã giam tách biệt, giam bóc tách ông Hải là tùy tiện đặt ra chế độ giam giữ trái pháp luật.
Thứ hai: Lạm quyền, xâm phạm lợi ích chính đáng người bị giam giữ. Điều 16 luật THAHS qui định giám thị trại giam có nhiệm vụ: “Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam…”, trong đó, không có qui định nào cho phép giám thị có quyền hạn buộc người bị giam giữ phải nhận tội. Và có hành vi “trả thù” bằng hình thức “biệt giam” người bị giam giữ không nhận tội, là vi phạm khoản 3 Điều 9 luật THAHS.
Theo qui định tại khoản 1 Điều 38 luật THAHS: “Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế trại giam hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì bị kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.”
Như vậy, hành vi kỷ luật 3 tháng – nếu là giam trong buồng kỷ luật – đối với Ông Nguyễn Văn Hải là vi phạm pháp luật.
Thứ ba: Xâm phạm quyền và lợi ích người bị giam giữ. Theo qui định tại khoản 1 Điều 38 luật THAHS, chỉ “trong thời gian bị giam trong buồng kỷ luật…” (đến 10 ngày) mới không được gặp thân nhân. Như vậy, nếu ông Hải có bị kỷ luật thì thời hạn cũng chỉ đến 10 ngày. Việc kỷ luật – theo phó Giám thị – từ ngày 20 (hoặc 22) tháng 6/2013, đến ngày 16/7 (hơn 25 ngày sau), anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của Blogger Điếu Cày không được gặp bố anh vì lý do “ông Hải bị kỷ luật” là không phù hợp với pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp ông Hải.
Cũng vậy, ông Hải có quyền “khiếu nại”, “tố cáo” hành vi vi phạm pháp luật của trại giam, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của ông theo qui định tại khoản 1 Điều 150; Điều 156 luật THAHS. Giám thị – trong thời hạn 24 giờ – không chuyển đơn đến Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo (theo qui định tại khoản 8 Điều 152 và điểm h khoản 1 Điều 168) là vi phạm khoản 1 Điều 159 luật THAHS. Thời hạn thụ lý giải quyết khiếu nại – theo qui định tại khoản 2 Điều 159 Luật THAHS – chỉ là ba ngày kể từ ngày nhận đơn.
Thứ tư: Chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn Điều 169 Luật THAHS “Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo”.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Bằng những thông tin này, chúng tôi- căn cứ qui định tại Điều 165; khoản 3, khoản 7 Điều 4; khoản 9 Điều 9 Luật Thi hành án Hình sự (Luật THAHS) – chính thức tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của giám thị trại giam số 6 xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Blogger Điếu Cày, quyền và lợi ích hợp pháp công dân.
Thứ nhất: Tùy tiện đặt ra chế độ giam giữ không có trong qui định pháp luật. Theo qui định tại khoản 2 Điều 27 và điểm c khoản 1 Điều 38 luật THAHS, trại giam chỉ được tổ chức khu giam giữ. Trong khu giam giữ được bố trí giam giữ riêng đối với một số đối tượng phạm nhân và được có buồng kỷ luật. Việc trại Giam số 6, qua trả lời của ông Thái Văn Thủy (Phó Giám thị), Ban giám thị trại giam số 6 đã giam tách biệt, giam bóc tách ông Hải là tùy tiện đặt ra chế độ giam giữ trái pháp luật.
Thứ hai: Lạm quyền, xâm phạm lợi ích chính đáng người bị giam giữ. Điều 16 luật THAHS qui định giám thị trại giam có nhiệm vụ: “Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam…”, trong đó, không có qui định nào cho phép giám thị có quyền hạn buộc người bị giam giữ phải nhận tội. Và có hành vi “trả thù” bằng hình thức “biệt giam” người bị giam giữ không nhận tội, là vi phạm khoản 3 Điều 9 luật THAHS.
Theo qui định tại khoản 1 Điều 38 luật THAHS: “Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế trại giam hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì bị kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.”
Như vậy, hành vi kỷ luật 3 tháng – nếu là giam trong buồng kỷ luật – đối với Ông Nguyễn Văn Hải là vi phạm pháp luật.
Thứ ba: Xâm phạm quyền và lợi ích người bị giam giữ. Theo qui định tại khoản 1 Điều 38 luật THAHS, chỉ “trong thời gian bị giam trong buồng kỷ luật…” (đến 10 ngày) mới không được gặp thân nhân. Như vậy, nếu ông Hải có bị kỷ luật thì thời hạn cũng chỉ đến 10 ngày. Việc kỷ luật – theo phó Giám thị – từ ngày 20 (hoặc 22) tháng 6/2013, đến ngày 16/7 (hơn 25 ngày sau), anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của Blogger Điếu Cày không được gặp bố anh vì lý do “ông Hải bị kỷ luật” là không phù hợp với pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp ông Hải.
Cũng vậy, ông Hải có quyền “khiếu nại”, “tố cáo” hành vi vi phạm pháp luật của trại giam, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của ông theo qui định tại khoản 1 Điều 150; Điều 156 luật THAHS. Giám thị – trong thời hạn 24 giờ – không chuyển đơn đến Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo (theo qui định tại khoản 8 Điều 152 và điểm h khoản 1 Điều 168) là vi phạm khoản 1 Điều 159 luật THAHS. Thời hạn thụ lý giải quyết khiếu nại – theo qui định tại khoản 2 Điều 159 Luật THAHS – chỉ là ba ngày kể từ ngày nhận đơn.
Thứ tư: Chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn Điều 169 Luật THAHS “Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo”.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
PV. VRNs
Không có nhận xét nào: