Thiện Tùng, BVN - 23.8.2013: Không chỉ thích, phải nói tôi rất thích cách “ăn ngay nói thẳng”, không cần biết chết là gì của 2 anh Đằng, Nhuận, không chỉ hiện thời mà cả trong quá khứ trước 1975. Hai anh luôn xứng danh là những “kiện tướng” ở Nam bộ nói chung, Sài Gòn nói riêng, vì đại nghĩa xả thân không vụ lợi.
Nằm trên giường bịnh, chết đến nơi mà còn nghĩ và viết bài luận bàn chuyện nước non, quả là không hổ danh Lê Hiếu Đằng thời chiến, thời bình, lúc trẻ, khi già. Còn anh Hồ Ngọc Nhuận luôn ở tuyến đầu, vì đại nghĩa xem cái chết tợ lông hồng. Thời chiến phía Việt Nam Cộng hòa liệt anh vào nhóm người “Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”.
Nhờ vào mạng Internet, tôi thấy anh Đằng vàng võ xác xơ, với bài viết không ngần ngại kê ra hàng loạt những khổ nạn của đất nước do thể chế độc tài Đảng CS trị mà anh là thành viên gây nên. Cuối cùng, Anh đề xuất với những người đồng Đảng với anh nên tách ra thành lập Đảng “Xã hội Dân chủ” làm đối trọng nhằm hạn chế sự lộng quyền của Đảng CSVN để đưa đất nước thoát qua khổ nạn. Tôi nghĩ, đó chẳng qua như vợ chồng bất hòa đòi chia của, ly dị, phải dùng “kính chiếu yêu” mới biết ai đúng ai sai. Về lý luận, anh Đằng cho rằng “tồn tại quyết định ý thức” – Anh lý giải: kinh tế đa nguyên thì chính trị cũng phải đa nguyên. Nếu tiếp tục giữ độc đảng toàn trị thì đất nước không sao thoát khỏi nạn lộng quyền, tham nhũng…, lòng dân ly tán. Biết mình nói như thế “chạm nọc”, lành ít dữ nhiều, nhưng anh Đằng không run, thách các nhà “tai mắt mũi họng” thi đấu với điều kiện “không được bỏ bóng đá người”.
Là Nhà báo, với sự nhạy cảm vốn có của mình, anh Nhuận “trình làng” ngay bài “Phá xiềng”. Nói nghe kêu vậy, chớ nội dung bài viết cũng chỉ tán đồng ý kiến đề xuất của ông Đằng mà thôi. Ông Nhuận nói cười vui vẻ: Tôi không phải là đảng viên Đảng CSVN, không phải đối tượng ông Đằng kêu gọi.
Vào BBC nhìn hình ảnh, nghe âm thanh trực tiếp, tôi thấy ông Đằng, ông Nhuận khắc khổ, nói lên nỗi lòng của mình. Hai ông giáo sư Vũ Minh Giang, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cố vấn BCH Trung ương Đảng CSVN và ông Nguyễn Đình Tấn, giám đốc Học viện Xã hội học trả lời phỏng vấn của phóng viên BBC nhiều vấn đề. Ông Giang bài bác quan điểm ông Đằng, còn ông Tấn đầy nhiệt quyết bảo vệ thể chế chính trị hiện hữu.
Với Giáo sư Giang:
Trả lời phỏng vấn, Giáo sư Giang nói nước đôi (chiết trung), lập luận vòng vo như gà con mắc tóc và dĩ nhiên tính thuyết phục kém. Quá trình nghe ông Tấn nói, tôi chỉ nhận rõ 2 nội dung: “Chưa thấy cơ sở pháp lý nào ở VN hiện nay cho phép thành lập đảng chính trị mới” và “Đa thành phần kinh tế ở hạ tầng cơ sở thì cũng có thể mở đường cho nhu cầu đa nguyên, đa đảng xuất hiện tương ứng ở thượng tầng kiến trúc – đó chỉ là suy luận logic hình thức”.
Xin ông Giang cho tôi tham gia ý kiến về 2 vấn đề này:
- Là Giáo sư chuyên nghiệp mà đặt và lý giải vấn đề không đạt lý thấu tình, vòng vo – nếu không nói là ngụy biện. Chẳng lẽ là một Giáo sư, một nhà nghiên cứu Xã hội học chuyên nghiệp mà “Chưa thấy cơ sở pháp lý nào ở VN hiện nay cho phép thành lập đảng chính trị mới”! Đã vậy thì tôi xin mách với Ông: Tại điều 69 Hiến pháp hiện hành (HP 1992) có ghi: “tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập Hội…”, và Việt Nam ta đã hạ bút ký vào “Luật Quốc tế Nhân quyền”. Tại điều 25 luật nầy ghi rõ: “Tự do Hội họp, tự do lập Hội, lên án chế độ độc đảng. Không cho phép một chính đảng nào được độc quyền sinh hoạt trong đời sống chính trị quốc gia”- Đó là những cơ sở pháp lý. Luật pháp đã ghi rõ như thế thì đâu cần phải xin và đâu đợi cho – Khi đủ “vi cánh” trình Quốc hội cấp phép hoạt động là xong.
- “Tồn tại quyết định ý thức” hay là “hạ tầng quyết định thượng tầng” nó đã không dừng lại ở dạng logic hình thức mà nó đã trở thành chân lý, đã đi vào cuộc sống ở các nước Dân chủ, Văn minh. Chỉ ở những nước độc tài chậm tiến mới xem nó còn là ý tưởng, chỉ có giá trị tham khảo – trong đó có VN. Tôi xin nói thêm rằng, Đảng CSVN là đảng bảo thủ, cố sống chết bảo vệ chủ thuyết Mác Lê Mao, ra sức cải tạo XHCN. Nếu không có những người Cộng sản cấp tiến như ông Võ văn Kiệt, Nguyễn văn Chính (9 Cần), Phạm Hùng, Nguyễn Thành Thơ, Lê Phước Thọ (6 Hậu)… hoạt động ở phía Nam kiên quyết “xé rào” trước 1986 thì chẳng biết Việt Nam ta nay về đâu. Các nước Đông Âu người ta Pérestroika – cải tổ toàn diện theo nghĩa “xây dựng lại cái đã xây dựng không còn phù hợp” - kể cả con người. Do họ đồng thời cải tạo kinh tế và chính trị (hạ tầng và thượng tầng), tạo sự đồng bộ, từng bước phát triển vững chắc. Còn ta né 4 từ “cải tổ kinh tế” bằng 2 từ mơ hồ “đổi mới”. Sau 27 năm (1986-2013), Việt Nam ta cải tổ kinh tế mà không cải tổ chính trị - trên dưới tréo ngoe, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đang khủng hoảng về mọi mặt. Theo tôi, nếu ở VN ta không chấp nhận cải tổ chính trị cho đồng bộ để thoát khủng hoảng mọi mặt, chỉ còn có con đường xóa bỏ kinh tế thị trường trở về kinh tế XHCN như xưa, kết huynh đệ với Bắc Triều Tiên sống thời ăn lông ở lỗ. Cần nhận rõ, như tồn tại và ý thức, nếu đa đảng mà không dân chủ trong lập Quyền, lập Hiến khó tránh khỏi xung đột.
Với Giáo sư Tấn:
Qua bài viết và nói của ông Tấn xem mòi ông hiểu hai chữ “đối lập” nghiêng về bạo lực… Nếu Ông nhận thức như vậy thì quá lỗi thời. Ở Việt Nam ta đang đấu tranh bất bạo động, tranh cãi về thể chế chính trị trong khuôn khổ nội bộ, giữa một bên muốn giữ thể chế độc tài Đảng CS trị, một bên muốn xây dựng thể chế chính trị Dân chủ Đa nguyên.
Ông Tấn nói: “Thực chất VN hiện nay, có thể nói, với Đảng CSVN thì không có đối thủ”. Đúng như Ông nói, nếu là dùng bạo lực thì Đảng CSVN không có đối thủ. Nhưng ngược lại thì chính nghĩa đang thuộc về dân, về phái bất đồng chính kiến, Đảng CSVN đang thụ động đối phó. Người ta cật vấn cứng họng, lẩn tránh, đóng cửa trụ sở không còn là cá biệt. Những cuộc đấu tranh dân sinh dân chủ hay chống Trung Quốc xâm lược đều được quần chúng công khai hoặc ngầm đồng tình ủng hộ. “Không dân Đảng tính làm sao?”. Có lẽ thấy “nước đã đến trôn”, khi tổng kết hội nghị lần 7 khóa 4, Tổng Bí thư Đảng CSVN hô hào Dân vận và Dân vận. Để nói lên sự bấp bách về công tác Dân vận, chỉ đoạn văn khoảng một phần tư (1/4) khổ giấy A4, ông Trọng dùng đến 22 chữ Dân. Bạo lực là giải pháp cuối cùng, là biểu hiện thế yếu xin thưa ông Tân.
- Đến nước này ông Tấn còn cao giọng: “…Uy tín của Đảng CSVN hiện nay vẫn là lớn. Lực lượng rõ ràng có 4-5 triệu người, mà trong đó không chỉ có những triệu đảng viên như vậy, mà còn có gia đình của hàng triệu đảng viên. Rồi có hàng chục triệu Đoàn viên là cánh tay phải của Đảng. Rồi hàng chục triệu thiếu niên, nhi đồng cũng là những cánh tay mầm non của Đảng, nên theo quan điểm của tôi Đảng CS không có đối thủ. Những đối thủ ra mặt và đầy đủ lực lượng tôi nghĩ là không có ai cả”. Thật mắc cười, thời đại bây giờ mà phát biểu nặc mùi thuốc súng. Phải chi ông Tấn cộng thêm những bào thai đang mang trong bụng của những lực lượng ông vừa kể may ra hù được con nít. Xin ông Tấn kiểm lại “hàng ngũ” của mình coi có bao đảng viên, Đoàn viên… bất đồng quan điểm (đối lập) với Đảng – Tôi được biết khá đông, đếm phồng môi.
- Ông Tấn đánh giá cao mô hình đa đảng ở Mỹ. Ông nói “ Hai đảng rất văn minh, trên thực tế nó không phải là 2 đảng đối lập theo nghĩa là tiêu diệt lẫn nhau…”. Giáo sư Tấn khen 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ở Mỹ văn minh là đúng, nhưng ông chưa nói rõ văn minh ấy biểu hiện như thế nào để người ta biết học tập. Xin ông cho phép tôi bổ sung: Họ đặt Tổ quốc trên hết, xem đảng chỉ là một bộ phận của dân tộc, cạnh tranh trong thể chế kinh tế và chính trị đa nguyên, xã hội Dân sự, thượng tôn Pháp Luật, thực thi tam quyền phân lập, ứng cử và bầu cử cạnh tranh sòng phẳng theo thể thức bầu cử dân chủ, Đảng thắng cử được chấp chánh chỉ trong nhiệm kỳ theo luật định (không phải muôn năm), cùng các đảng khác chung lo việc dân việc nước. Ngân sách quốc gia chỉ chi cho hệ thống công quyền – các đảng phái hoàn toàn tự túc kinh phí. Lực lượng vũ trang nói chung thuộc sở hữu toàn dân,.v.v.
- Giáo sư Tấn cho rằng “Mùa xuân Á Rập” bất ổn là do thực hiện Dân chủ và Đa nguyên chính trị, tôi e rằng không đúng. Tôi cho rằng, do yếu tố ý thức hệ Tôn giáo chi phối: Do Thái giáo với Hồi giáo, phe Hồi giáo nầy với Hồi giáo khác. Sau chiến tranh VN, nguyên Tổng thống Mỹ Nixon viết sách, trong đó có nhận định đại ý: “Chiến tranh Cục bộ đã qua, chiến tranh Sắc tộc, Tôn giáo sẽ xuất hiện”. Chuyện mâu thuẫn sắc tộc gây đổ máu ở Trung Quốc, chuyện mâu thuẫn phe phái tôn giáo sát phạt lẫn nhau ở các nước Trung Đông đủ kiểm chứng sự đúng sai nhận định của Nixon. Mâu thuẫn dẫn đến sát phạt nhau mang tính ý thức hệ ở các nước nói chung, trong Tôn giáo ở các nước Á Rập nói riêng, thường dân chúng chia làm ít nhất 2 phe, lực lượng vũ trang cũng từ đó chia ra 2 phía, đã thế thì tránh sao khỏi mùi tanh của máu và mùi thuốc súng? Việt Nam ta hiện nay đã và sẽ không như thế, dân chúng và những trí thức cấp tiến cùng nhau tranh đấu với Đảng và Chính quyền về Dân chủ Dân sinh, mưu cầu độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân nói chung, xóa mọi áp bức bất công đang diễn ra trong xã hội.
- Giáo sư Tấn nói và cười giễu cợt, cho rằng Đảng của Pôn Pốt là Đảng bác nháo, diệt chủng… Tôi xin bổ sung: Đảng CS Campuchia do Pôn Pốt cầm đầu lúc bấy giờ theo chủ thuyết Mao (Maoit), Trung Quốc cử sang đó hai ngàn cố vấn – dân Campuchia gọi là Ăng-Ca (tôi không hiểu nghĩa). Bên Trung Quốc làm gì, Campuchia làm vậy – kể cả giết người. Việt Nam cũng vậy thôi, không nương tay đối với dân trong “Cải cách ruộng đất”; trong vụ “Nhân văn Giai phẩm ; trong vụ xử trị “Những phần tử Xét lại chống Đảng” ở miền Bắc sau 1954; trong cải tạo XHCN ở miền Nam sau 1975. Đúng là ông Tấn nói người mà chẳng nghĩ tới ta, không sợ bị rầy.
- Ông Tấn hết lời khen “mô hình” do Đảng CS Trung Quốc tạo dựng cả về mặt kinh tế và chính trị rồi móm ý nên noi gương. Tôi thì có cách nhìn khác: Về Kinh tế, Trung Quốc phát triển như chu kỳ núi lửa, cao độ là phun trào, đang trong trạng thái dịu dần, cuối cùng sẽ để lại thạch nham như những hoang mạc. Về Chính trị, Đảng CS Trung Quốc đang “treo đầu dê bán thịt chó”: Dân chủ giả hiệu, cuội chính trị. Họ nặn ra đảng này phái nọ để che mắt thế gian giống như Việt Nam sau 1945, cho đảng phái ra đời nhưng phải đảm bảo nguyên tắc “Đảng CS chấp chánh (cầm quyền), các đảng phái khác chỉ tham chính” (tham quyền), khi thời cơ thuận lợi họ sẽ “bóp mũi” lũ nhóc con để một mình một chợ – Giống như cách sắp xếp lá cờ của họ: Hán là anh cả ngôi sao lớn, lũ đàn em Tạng, Hồi, Mông, Mãn là những ngôi sao nhỏ chầu rìa chung quanh, từng bước đồng hóa. Tình hình ở Trung Quốc hiện nay cũng không sáng sủa gì, giống như Việt Nam thôi – đang rối như canh hẹ, đến mức Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Đảng CS Tập Cận Bình phải thốt ra trong nội bộ Đảng của Ông: “Tôi biết phải làm thế nào?”.
Về việc này, tôi đã nói hết những gì muốn nói.
Nằm trên giường bịnh, chết đến nơi mà còn nghĩ và viết bài luận bàn chuyện nước non, quả là không hổ danh Lê Hiếu Đằng thời chiến, thời bình, lúc trẻ, khi già. Còn anh Hồ Ngọc Nhuận luôn ở tuyến đầu, vì đại nghĩa xem cái chết tợ lông hồng. Thời chiến phía Việt Nam Cộng hòa liệt anh vào nhóm người “Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”.
Nhờ vào mạng Internet, tôi thấy anh Đằng vàng võ xác xơ, với bài viết không ngần ngại kê ra hàng loạt những khổ nạn của đất nước do thể chế độc tài Đảng CS trị mà anh là thành viên gây nên. Cuối cùng, Anh đề xuất với những người đồng Đảng với anh nên tách ra thành lập Đảng “Xã hội Dân chủ” làm đối trọng nhằm hạn chế sự lộng quyền của Đảng CSVN để đưa đất nước thoát qua khổ nạn. Tôi nghĩ, đó chẳng qua như vợ chồng bất hòa đòi chia của, ly dị, phải dùng “kính chiếu yêu” mới biết ai đúng ai sai. Về lý luận, anh Đằng cho rằng “tồn tại quyết định ý thức” – Anh lý giải: kinh tế đa nguyên thì chính trị cũng phải đa nguyên. Nếu tiếp tục giữ độc đảng toàn trị thì đất nước không sao thoát khỏi nạn lộng quyền, tham nhũng…, lòng dân ly tán. Biết mình nói như thế “chạm nọc”, lành ít dữ nhiều, nhưng anh Đằng không run, thách các nhà “tai mắt mũi họng” thi đấu với điều kiện “không được bỏ bóng đá người”.
Là Nhà báo, với sự nhạy cảm vốn có của mình, anh Nhuận “trình làng” ngay bài “Phá xiềng”. Nói nghe kêu vậy, chớ nội dung bài viết cũng chỉ tán đồng ý kiến đề xuất của ông Đằng mà thôi. Ông Nhuận nói cười vui vẻ: Tôi không phải là đảng viên Đảng CSVN, không phải đối tượng ông Đằng kêu gọi.
Vào BBC nhìn hình ảnh, nghe âm thanh trực tiếp, tôi thấy ông Đằng, ông Nhuận khắc khổ, nói lên nỗi lòng của mình. Hai ông giáo sư Vũ Minh Giang, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cố vấn BCH Trung ương Đảng CSVN và ông Nguyễn Đình Tấn, giám đốc Học viện Xã hội học trả lời phỏng vấn của phóng viên BBC nhiều vấn đề. Ông Giang bài bác quan điểm ông Đằng, còn ông Tấn đầy nhiệt quyết bảo vệ thể chế chính trị hiện hữu.
Với Giáo sư Giang:
Trả lời phỏng vấn, Giáo sư Giang nói nước đôi (chiết trung), lập luận vòng vo như gà con mắc tóc và dĩ nhiên tính thuyết phục kém. Quá trình nghe ông Tấn nói, tôi chỉ nhận rõ 2 nội dung: “Chưa thấy cơ sở pháp lý nào ở VN hiện nay cho phép thành lập đảng chính trị mới” và “Đa thành phần kinh tế ở hạ tầng cơ sở thì cũng có thể mở đường cho nhu cầu đa nguyên, đa đảng xuất hiện tương ứng ở thượng tầng kiến trúc – đó chỉ là suy luận logic hình thức”.
Xin ông Giang cho tôi tham gia ý kiến về 2 vấn đề này:
- Là Giáo sư chuyên nghiệp mà đặt và lý giải vấn đề không đạt lý thấu tình, vòng vo – nếu không nói là ngụy biện. Chẳng lẽ là một Giáo sư, một nhà nghiên cứu Xã hội học chuyên nghiệp mà “Chưa thấy cơ sở pháp lý nào ở VN hiện nay cho phép thành lập đảng chính trị mới”! Đã vậy thì tôi xin mách với Ông: Tại điều 69 Hiến pháp hiện hành (HP 1992) có ghi: “tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập Hội…”, và Việt Nam ta đã hạ bút ký vào “Luật Quốc tế Nhân quyền”. Tại điều 25 luật nầy ghi rõ: “Tự do Hội họp, tự do lập Hội, lên án chế độ độc đảng. Không cho phép một chính đảng nào được độc quyền sinh hoạt trong đời sống chính trị quốc gia”- Đó là những cơ sở pháp lý. Luật pháp đã ghi rõ như thế thì đâu cần phải xin và đâu đợi cho – Khi đủ “vi cánh” trình Quốc hội cấp phép hoạt động là xong.
- “Tồn tại quyết định ý thức” hay là “hạ tầng quyết định thượng tầng” nó đã không dừng lại ở dạng logic hình thức mà nó đã trở thành chân lý, đã đi vào cuộc sống ở các nước Dân chủ, Văn minh. Chỉ ở những nước độc tài chậm tiến mới xem nó còn là ý tưởng, chỉ có giá trị tham khảo – trong đó có VN. Tôi xin nói thêm rằng, Đảng CSVN là đảng bảo thủ, cố sống chết bảo vệ chủ thuyết Mác Lê Mao, ra sức cải tạo XHCN. Nếu không có những người Cộng sản cấp tiến như ông Võ văn Kiệt, Nguyễn văn Chính (9 Cần), Phạm Hùng, Nguyễn Thành Thơ, Lê Phước Thọ (6 Hậu)… hoạt động ở phía Nam kiên quyết “xé rào” trước 1986 thì chẳng biết Việt Nam ta nay về đâu. Các nước Đông Âu người ta Pérestroika – cải tổ toàn diện theo nghĩa “xây dựng lại cái đã xây dựng không còn phù hợp” - kể cả con người. Do họ đồng thời cải tạo kinh tế và chính trị (hạ tầng và thượng tầng), tạo sự đồng bộ, từng bước phát triển vững chắc. Còn ta né 4 từ “cải tổ kinh tế” bằng 2 từ mơ hồ “đổi mới”. Sau 27 năm (1986-2013), Việt Nam ta cải tổ kinh tế mà không cải tổ chính trị - trên dưới tréo ngoe, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đang khủng hoảng về mọi mặt. Theo tôi, nếu ở VN ta không chấp nhận cải tổ chính trị cho đồng bộ để thoát khủng hoảng mọi mặt, chỉ còn có con đường xóa bỏ kinh tế thị trường trở về kinh tế XHCN như xưa, kết huynh đệ với Bắc Triều Tiên sống thời ăn lông ở lỗ. Cần nhận rõ, như tồn tại và ý thức, nếu đa đảng mà không dân chủ trong lập Quyền, lập Hiến khó tránh khỏi xung đột.
Với Giáo sư Tấn:
Qua bài viết và nói của ông Tấn xem mòi ông hiểu hai chữ “đối lập” nghiêng về bạo lực… Nếu Ông nhận thức như vậy thì quá lỗi thời. Ở Việt Nam ta đang đấu tranh bất bạo động, tranh cãi về thể chế chính trị trong khuôn khổ nội bộ, giữa một bên muốn giữ thể chế độc tài Đảng CS trị, một bên muốn xây dựng thể chế chính trị Dân chủ Đa nguyên.
Ông Tấn nói: “Thực chất VN hiện nay, có thể nói, với Đảng CSVN thì không có đối thủ”. Đúng như Ông nói, nếu là dùng bạo lực thì Đảng CSVN không có đối thủ. Nhưng ngược lại thì chính nghĩa đang thuộc về dân, về phái bất đồng chính kiến, Đảng CSVN đang thụ động đối phó. Người ta cật vấn cứng họng, lẩn tránh, đóng cửa trụ sở không còn là cá biệt. Những cuộc đấu tranh dân sinh dân chủ hay chống Trung Quốc xâm lược đều được quần chúng công khai hoặc ngầm đồng tình ủng hộ. “Không dân Đảng tính làm sao?”. Có lẽ thấy “nước đã đến trôn”, khi tổng kết hội nghị lần 7 khóa 4, Tổng Bí thư Đảng CSVN hô hào Dân vận và Dân vận. Để nói lên sự bấp bách về công tác Dân vận, chỉ đoạn văn khoảng một phần tư (1/4) khổ giấy A4, ông Trọng dùng đến 22 chữ Dân. Bạo lực là giải pháp cuối cùng, là biểu hiện thế yếu xin thưa ông Tân.
- Đến nước này ông Tấn còn cao giọng: “…Uy tín của Đảng CSVN hiện nay vẫn là lớn. Lực lượng rõ ràng có 4-5 triệu người, mà trong đó không chỉ có những triệu đảng viên như vậy, mà còn có gia đình của hàng triệu đảng viên. Rồi có hàng chục triệu Đoàn viên là cánh tay phải của Đảng. Rồi hàng chục triệu thiếu niên, nhi đồng cũng là những cánh tay mầm non của Đảng, nên theo quan điểm của tôi Đảng CS không có đối thủ. Những đối thủ ra mặt và đầy đủ lực lượng tôi nghĩ là không có ai cả”. Thật mắc cười, thời đại bây giờ mà phát biểu nặc mùi thuốc súng. Phải chi ông Tấn cộng thêm những bào thai đang mang trong bụng của những lực lượng ông vừa kể may ra hù được con nít. Xin ông Tấn kiểm lại “hàng ngũ” của mình coi có bao đảng viên, Đoàn viên… bất đồng quan điểm (đối lập) với Đảng – Tôi được biết khá đông, đếm phồng môi.
- Ông Tấn đánh giá cao mô hình đa đảng ở Mỹ. Ông nói “ Hai đảng rất văn minh, trên thực tế nó không phải là 2 đảng đối lập theo nghĩa là tiêu diệt lẫn nhau…”. Giáo sư Tấn khen 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ở Mỹ văn minh là đúng, nhưng ông chưa nói rõ văn minh ấy biểu hiện như thế nào để người ta biết học tập. Xin ông cho phép tôi bổ sung: Họ đặt Tổ quốc trên hết, xem đảng chỉ là một bộ phận của dân tộc, cạnh tranh trong thể chế kinh tế và chính trị đa nguyên, xã hội Dân sự, thượng tôn Pháp Luật, thực thi tam quyền phân lập, ứng cử và bầu cử cạnh tranh sòng phẳng theo thể thức bầu cử dân chủ, Đảng thắng cử được chấp chánh chỉ trong nhiệm kỳ theo luật định (không phải muôn năm), cùng các đảng khác chung lo việc dân việc nước. Ngân sách quốc gia chỉ chi cho hệ thống công quyền – các đảng phái hoàn toàn tự túc kinh phí. Lực lượng vũ trang nói chung thuộc sở hữu toàn dân,.v.v.
- Giáo sư Tấn cho rằng “Mùa xuân Á Rập” bất ổn là do thực hiện Dân chủ và Đa nguyên chính trị, tôi e rằng không đúng. Tôi cho rằng, do yếu tố ý thức hệ Tôn giáo chi phối: Do Thái giáo với Hồi giáo, phe Hồi giáo nầy với Hồi giáo khác. Sau chiến tranh VN, nguyên Tổng thống Mỹ Nixon viết sách, trong đó có nhận định đại ý: “Chiến tranh Cục bộ đã qua, chiến tranh Sắc tộc, Tôn giáo sẽ xuất hiện”. Chuyện mâu thuẫn sắc tộc gây đổ máu ở Trung Quốc, chuyện mâu thuẫn phe phái tôn giáo sát phạt lẫn nhau ở các nước Trung Đông đủ kiểm chứng sự đúng sai nhận định của Nixon. Mâu thuẫn dẫn đến sát phạt nhau mang tính ý thức hệ ở các nước nói chung, trong Tôn giáo ở các nước Á Rập nói riêng, thường dân chúng chia làm ít nhất 2 phe, lực lượng vũ trang cũng từ đó chia ra 2 phía, đã thế thì tránh sao khỏi mùi tanh của máu và mùi thuốc súng? Việt Nam ta hiện nay đã và sẽ không như thế, dân chúng và những trí thức cấp tiến cùng nhau tranh đấu với Đảng và Chính quyền về Dân chủ Dân sinh, mưu cầu độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân nói chung, xóa mọi áp bức bất công đang diễn ra trong xã hội.
- Giáo sư Tấn nói và cười giễu cợt, cho rằng Đảng của Pôn Pốt là Đảng bác nháo, diệt chủng… Tôi xin bổ sung: Đảng CS Campuchia do Pôn Pốt cầm đầu lúc bấy giờ theo chủ thuyết Mao (Maoit), Trung Quốc cử sang đó hai ngàn cố vấn – dân Campuchia gọi là Ăng-Ca (tôi không hiểu nghĩa). Bên Trung Quốc làm gì, Campuchia làm vậy – kể cả giết người. Việt Nam cũng vậy thôi, không nương tay đối với dân trong “Cải cách ruộng đất”; trong vụ “Nhân văn Giai phẩm ; trong vụ xử trị “Những phần tử Xét lại chống Đảng” ở miền Bắc sau 1954; trong cải tạo XHCN ở miền Nam sau 1975. Đúng là ông Tấn nói người mà chẳng nghĩ tới ta, không sợ bị rầy.
- Ông Tấn hết lời khen “mô hình” do Đảng CS Trung Quốc tạo dựng cả về mặt kinh tế và chính trị rồi móm ý nên noi gương. Tôi thì có cách nhìn khác: Về Kinh tế, Trung Quốc phát triển như chu kỳ núi lửa, cao độ là phun trào, đang trong trạng thái dịu dần, cuối cùng sẽ để lại thạch nham như những hoang mạc. Về Chính trị, Đảng CS Trung Quốc đang “treo đầu dê bán thịt chó”: Dân chủ giả hiệu, cuội chính trị. Họ nặn ra đảng này phái nọ để che mắt thế gian giống như Việt Nam sau 1945, cho đảng phái ra đời nhưng phải đảm bảo nguyên tắc “Đảng CS chấp chánh (cầm quyền), các đảng phái khác chỉ tham chính” (tham quyền), khi thời cơ thuận lợi họ sẽ “bóp mũi” lũ nhóc con để một mình một chợ – Giống như cách sắp xếp lá cờ của họ: Hán là anh cả ngôi sao lớn, lũ đàn em Tạng, Hồi, Mông, Mãn là những ngôi sao nhỏ chầu rìa chung quanh, từng bước đồng hóa. Tình hình ở Trung Quốc hiện nay cũng không sáng sủa gì, giống như Việt Nam thôi – đang rối như canh hẹ, đến mức Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Đảng CS Tập Cận Bình phải thốt ra trong nội bộ Đảng của Ông: “Tôi biết phải làm thế nào?”.
Về việc này, tôi đã nói hết những gì muốn nói.
Không có nhận xét nào: