Tú Anh, RFI - 29.8.2013: Nga tìm cách ngăn chận một chiến dịch quân sự trừng phạt Syria, đồng minh cuối cùng của mình tại Trung Cận Đông. Sau ba lần bác bỏ các dự thảo nghị quyết lên án chính quyền Damas thảm sát thường dân mà con số tử vong đã lên hơn 110 ngàn, phủ quyết của Nga và Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An bị vô hiệu hóa trước quyết tâm chính trị của Tây phương.
Tất cả những gì mà Nga có thể phản ứng là … ngồi chờ. Trên đây là nhận định của Kommersant nhật báo được xem là có uy tín nhất tại Nga về khả năng của chính quyền Putin gây sức ép với Mỹ Anh Pháp trong những ngày qua.
Sau hơn hai năm cùng với Trung Quốc làm mưa làm gió tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngăn cản ba nghị quyết lên án chính quyền Syria và đặt cộng đồng quốc tế đứng đầu là Hoa Kỳ vào tình trạng tê liệt, có lẽ đã đến lúc Nga và Trung Quốc gặp cảnh kẻ cắp gặp bà già, vỏ quýt dày móng tay nhọn.
Vào lúc người dân Syria nạn nhân của chế độ Damas gần như tuyệt vọng, mất hết tin tưởng vào các nước phương Tây thì bất ngờ vào ngày 25/08/2013 các hãng thông tấn quốc tế loan báo Hoa Kỳ tăng cường hạm đội khu trục trang bị tên lửa hành trình trong vùng biển Địa Trung hải. Ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước khi lên máy bay sang Đông Nam Á tuyên bố quân đội Mỹ đã sẵn sàng chỉ còn chờ lệnh của Tổng thống.
Mặc cho Matxcơva liên tục phản đối, cảnh báo, Washington, Paris, Luân Đôn, Ankara rồi Liên đoàn Ả Rập ở Trung Đông và Canberra ở tận châu Đại dương đòi phải có một giải pháp quân sự để trừng phạt chế độ ở thế kỷ 21 này còn sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân của mình
Tây phương với sự đồng thuận của các quốc gia Ả Rập trong khu vực Trung Đông khẳng định chính phủ Syria là thủ phạm bắn tên lửa có đầu đạn hơi ngạt sát hại 1300 thường dân ở ngoại ô Damas. Một cuộc điện đàm giữa một viên chức Bộ Quốc phòng Syria, với giọng nói hốt hoảng với tư lệnh lực lượng vũ khí hóa học đã bị CIA Mỹ bắt được cho thấy một phần sự thật.
Để trừng phạt, Hoa Kỳ, Anh, Pháp có vũ khí là Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO mà không cần qua Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như đã có tiền lệ ở Kosovo (Nam Tư cũ) vào năm 1992.
Matxcơva vội vã lên án sáng kiến của Tây phương là vi phạm công pháp quốc tế và sẽ tạo ra hệ quả tàn khốc cho toàn khu vực. Tuy nhiên, theo nhà báo Nga Nina Achmatova thì dù đích thân tổng thống Putin gọi điện thoại cho thủ tướng Anh và Ngoại trưởng Lavrov điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ cũng không lay chuyển được các thủ đô Tây phương. Ngày 26/08 vừa qua, Ngoại trưởng Nga đành phải thú nhận : « Tây phương đã quyết định ».
Tuy nhiên, tối hôm qua 28/08/2013, Tổng thống Mỹ tuyên bố ông « chưa quyết định ». Tất cả các lực lượng tham chiến gồm không quân, hải quân, phi đạn đã được bố trí nhưng có lẽ phải chờ đến tuần sau vì nhiệm vụ của phái bộ điều tra Liên Hiệp Quốc chưa xong, chính phủ Anh còn chờ biểu quyết của Quốc hội, còn Pháp tuyên bố « không dấn thân một mình ».
Chế độ cha truyền con nối ở Syria đã khai thác mâu thuẫn của Tây phương như thế nào ? Thế cờ dằn co này phải chăng còn kéo dài vì e ngại một ván mới đầy bất trắc hay Tây phương có những toan tính khác, những quyền lợi khác ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị học Đại học Mỹ tại Paris, Ziad Majed và nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận.
RFI : Hội đồng Bảo an họp khẩn cấp tuần trước tại New York đòi làm sáng tỏ vụ sử dụng hơi ngạt sát hại thường dân tại ngoại ô Damas nhưng bản tuyên bố chung bị Nga và Trung Quốc phủ quyết. Vì sao Mỹ, Anh, Pháp bất lực trước thái độ của hai đồng minh của Syria trong Hội Đồng Bảo An ?
Ziad Majed : Trong thực tế , đây là vấn nạn từ khi xảy ra cuộc cách mạng Syria cách nay hơn hai năm rưỡi. Nga luôn luôn giữ lập trường không khoan nhượng hoặc không thỏa hiệp vì những lý do khác nhau. Maxcơva muốn được trở lại vai vế quan trọng trên sân khấu chính trị quốc tế. Trước đó, có bài học nhượng bộ tại Libya. Bên cạnh đó là Tây phương thiếu cứng rắn trong lập trường đối với Syria, nhờ vậy mà Nga có thể linh động hành xử theo ý muốn của mình.
Vì thế, quan hệ quốc tế rất phức tạp trong vấn đề Syria. Nhưng giờ đây, chúng ta đứng trước một tình trạng ý nghĩa đạo lý và chính trị được đặt trong quan điểm thuần bang giao quốc tế. Tại Syria, đã xảy ra một cuộc thảm sát thường dân nghiêm trọng nhất kể từ vụ Saddam Hussein oanh tạc người Kurdistang tại Irak vào năm 1988. Người ta nói đến 1300 nạn nhân tử vong.
Chế độ Damas đã vượt qua « làn ranh đỏ » mà tổng thống Mỹ Obama đã nói đến cách nay vài tháng. Và nhất là, vụ thảm sát lại xảy ra ngay cửa ngõ thủ đô Damas ngay vào lúc có một phái bộ Liên Hiệp Quốc có mặt tại chỗ mà không có quyền đến tận nơi quan sát và không được chỉ thị của Liên Hiệp Quốc để thương lượng với chính quyền Syria để đi đến tận nơi.
RFI : Lẽ nào Damas lại dám sử dụng vũ khí hóa học ngay vào lúc phái bộ Liên Hiệp Quốc đã tới Syria ? Phải chăng đây là một thái độ thách thức hay chính quyền Damas nghĩ rằng họ muốn làm gì thì làm ?
Ziad Majed : Đúng như thế. Một mặt chế độ tin rằng họ có thể toàn quyền hành động vì quốc tế do dự và vì họ có hậu thuẫn của Nga và Trung Quốc. Mặt khác, đây không phải là chiến thuật mới. Chế độ Syria, từ thời cha của Bachir al Assad (Hafez al Assad) luôn luôn biện minh các hành động của họ và luôn luôn thách thức nghị lực chính trị của cộng đồng quốc tế dù ở cấp vùng và quốc tế trong thời điểm có vẻ quái lạ.
Chúng ta còn nhớ những vụ khủng bố ám sát cách nay vài năm tại Liban (nạn nhân là những người chống lại ảnh hưởng của Syria trong đó có thủ tướng Hariri). Có những vụ ám sát xảy ra đúng vào ngày Hội Đồng Bảo An họp bàn về tiến trình điều tra lúc đó đang diễn ra tại Liban để truy tìm thủ phạm. Chế độ Damas luôn chứng tỏ với quốc tế là không bao giờ lùi bước và có thừa khả năng tiếp tục thực hiện những kế hoạch của họ.
Đa số người lãnh đạo tại Damas tin rằng Hoa Kỳ không đủ nghiêm túc để tiến tới và viện lẽ có sự chống đối của Nga để không hành động. Trong khi đó thì Paris và Luân Đôn, tuy dứt khoát hơn Washington để chấm dứt tình trạng thảm sát ở Syria nhưng lại không đủ phương tiện để hành động nếu không có Mỹ yểm trợ hỏa lực.
Tóm lại, cho đến hôm nay, chế độ Damas khai thác các mâu thuẫn trong nội bộ Tây phương. Nhờ những mâu thuẫn này họ không bị trừng phạt và đã gây ra cái chết cho hơn 100.000 nạn nhân, có thể nhiều hơn vì có ít nhất 200.000 người mất tích hoặc bị giam cầm.
RFI : Do lý do gì mà suốt một năm qua Washington chần chờ không can thiệp ? Cách nay một năm, tổng thống Obama cảnh báo là có một “đường ranh đỏ” mà Syria vượt qua là sẽ bị trừng phạt. Mỹ ngại phe nổi dậy tại Syria, một khi chiếm được chính quyền, không ủng hộ quyền lợi của Mỹ?
Ziad Majed : Tôi không tin như vậy. Lập luận biện minh của Hoa Kỳ biến đổi theo thời gian. Lúc đầu, người ta lý giải rằng Barack Obama chán ngán hồ sơ Trung Đông. Sau cuộc chiến tại Irak và Afghanistan, lãnh đạo Mỹ không muốn can thiệp quân sự. Ông có can thiệp vào Libya nhưng không lãnh đạo liên minh quốc tế.
Giờ đây, Mỹ có nhiều quan tâm chiến lược trong vùng. Một mặt là đàm phán giữa Israel và Palestine được mở lại. Bên cạnh đó là tình hình Ai Cập, đồng minh chính của Washington trong khu vực. Rồi an ninh của Israel mà Hoa Kỳ không muốn bị đe dọa.
Hoa Kỳ không muốn xảy ra tình trạng bất ổn định nhất là Iran có thể khai thác và lôi kéo một số thành viên Al Qaida hoặc những nhóm đang bị Hoa Kỳ truy diệt lao vào vòng chiến. Dĩ nhiên , nếu các nhóm này tự sát hại lẫn nhau thì cũng tốt thôi.
Thật ra thì ở Washington, phe “chính trị thực dụng” không nhìn hồ sơ Syria ở khía cạnh đạo đức. Thêm vào đó, trong số các lập luận ban đầu, họ nói là không biết rõ thay thế chính quyền Damas hiện nay bằng những nhân vật như thế nào. Tiếp theo đó thì có những toán “thánh chiến hồi giáo” xâm nhập. Bây giờ thì người ta nói là không biết đường lối chính trị của một chính quyền mới (trong trường hợp lật đổ chế độ al Assad).
Tất cả những lý do này làm cho toàn khu vực này xa rời Hoa Kỳ. Trong khi đó, Mỹ có những ưu tiên của họ và cho đến bây giờ không quan tâm đến con số 110.000 người đã chết tại Syria.
Nga và Trung Quốc không cản trở được Tây phương nhưng liệu Tây phương có hỗ trợ được gì cụ thể cho người dân Syria đang tuyệt vọng? Cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ đã biến thành nội chiến khốc liệt giữa hai hệ phái đạo Hồi, một bên là chính quyền Syria thuộc hệ phái Chi-it với Iran đứng sau lưng và bên kia là phe đối lập Suni với Ả Rập Xê Út yểm trợ để ngăn chặn ảnh hưởng của chính quyền hồi giáo Teheran.
Bản thân ba cường quốc Mỹ, Anh và Pháp cũng có những quyền lợi khác nhau trong khu vực. Nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận tại Paris phân tích :
“ Hoa Kỳ chần chờ vì có lợi hơn ….. do thời cơ chưa chín muồi. Trừng phạt Syria dùng vũ khí hóa học sát hại dân lành … là đúng. Làm cho uy quyền tổng thống Bachar al Assad suy yếu là đúng, nhưng theo quan điểm của Mỹ, chế độ Bachar al Assad sụp đổ là điều nguy hiểm. Phe Al Qaida tức al Nostra tham chiến đánh al Assad sẽ mạnh trong khi đó Mỹ chưa đào tạo xong lực lượng quân sự thân Hoa Kỳ….”
Tất cả những gì mà Nga có thể phản ứng là … ngồi chờ. Trên đây là nhận định của Kommersant nhật báo được xem là có uy tín nhất tại Nga về khả năng của chính quyền Putin gây sức ép với Mỹ Anh Pháp trong những ngày qua.
Sau hơn hai năm cùng với Trung Quốc làm mưa làm gió tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngăn cản ba nghị quyết lên án chính quyền Syria và đặt cộng đồng quốc tế đứng đầu là Hoa Kỳ vào tình trạng tê liệt, có lẽ đã đến lúc Nga và Trung Quốc gặp cảnh kẻ cắp gặp bà già, vỏ quýt dày móng tay nhọn.
Vào lúc người dân Syria nạn nhân của chế độ Damas gần như tuyệt vọng, mất hết tin tưởng vào các nước phương Tây thì bất ngờ vào ngày 25/08/2013 các hãng thông tấn quốc tế loan báo Hoa Kỳ tăng cường hạm đội khu trục trang bị tên lửa hành trình trong vùng biển Địa Trung hải. Ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước khi lên máy bay sang Đông Nam Á tuyên bố quân đội Mỹ đã sẵn sàng chỉ còn chờ lệnh của Tổng thống.
Mặc cho Matxcơva liên tục phản đối, cảnh báo, Washington, Paris, Luân Đôn, Ankara rồi Liên đoàn Ả Rập ở Trung Đông và Canberra ở tận châu Đại dương đòi phải có một giải pháp quân sự để trừng phạt chế độ ở thế kỷ 21 này còn sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân của mình
Tây phương với sự đồng thuận của các quốc gia Ả Rập trong khu vực Trung Đông khẳng định chính phủ Syria là thủ phạm bắn tên lửa có đầu đạn hơi ngạt sát hại 1300 thường dân ở ngoại ô Damas. Một cuộc điện đàm giữa một viên chức Bộ Quốc phòng Syria, với giọng nói hốt hoảng với tư lệnh lực lượng vũ khí hóa học đã bị CIA Mỹ bắt được cho thấy một phần sự thật.
Để trừng phạt, Hoa Kỳ, Anh, Pháp có vũ khí là Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO mà không cần qua Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc như đã có tiền lệ ở Kosovo (Nam Tư cũ) vào năm 1992.
Matxcơva vội vã lên án sáng kiến của Tây phương là vi phạm công pháp quốc tế và sẽ tạo ra hệ quả tàn khốc cho toàn khu vực. Tuy nhiên, theo nhà báo Nga Nina Achmatova thì dù đích thân tổng thống Putin gọi điện thoại cho thủ tướng Anh và Ngoại trưởng Lavrov điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ cũng không lay chuyển được các thủ đô Tây phương. Ngày 26/08 vừa qua, Ngoại trưởng Nga đành phải thú nhận : « Tây phương đã quyết định ».
Tuy nhiên, tối hôm qua 28/08/2013, Tổng thống Mỹ tuyên bố ông « chưa quyết định ». Tất cả các lực lượng tham chiến gồm không quân, hải quân, phi đạn đã được bố trí nhưng có lẽ phải chờ đến tuần sau vì nhiệm vụ của phái bộ điều tra Liên Hiệp Quốc chưa xong, chính phủ Anh còn chờ biểu quyết của Quốc hội, còn Pháp tuyên bố « không dấn thân một mình ».
Chế độ cha truyền con nối ở Syria đã khai thác mâu thuẫn của Tây phương như thế nào ? Thế cờ dằn co này phải chăng còn kéo dài vì e ngại một ván mới đầy bất trắc hay Tây phương có những toan tính khác, những quyền lợi khác ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị học Đại học Mỹ tại Paris, Ziad Majed và nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận.
RFI : Hội đồng Bảo an họp khẩn cấp tuần trước tại New York đòi làm sáng tỏ vụ sử dụng hơi ngạt sát hại thường dân tại ngoại ô Damas nhưng bản tuyên bố chung bị Nga và Trung Quốc phủ quyết. Vì sao Mỹ, Anh, Pháp bất lực trước thái độ của hai đồng minh của Syria trong Hội Đồng Bảo An ?
Ziad Majed : Trong thực tế , đây là vấn nạn từ khi xảy ra cuộc cách mạng Syria cách nay hơn hai năm rưỡi. Nga luôn luôn giữ lập trường không khoan nhượng hoặc không thỏa hiệp vì những lý do khác nhau. Maxcơva muốn được trở lại vai vế quan trọng trên sân khấu chính trị quốc tế. Trước đó, có bài học nhượng bộ tại Libya. Bên cạnh đó là Tây phương thiếu cứng rắn trong lập trường đối với Syria, nhờ vậy mà Nga có thể linh động hành xử theo ý muốn của mình.
Vì thế, quan hệ quốc tế rất phức tạp trong vấn đề Syria. Nhưng giờ đây, chúng ta đứng trước một tình trạng ý nghĩa đạo lý và chính trị được đặt trong quan điểm thuần bang giao quốc tế. Tại Syria, đã xảy ra một cuộc thảm sát thường dân nghiêm trọng nhất kể từ vụ Saddam Hussein oanh tạc người Kurdistang tại Irak vào năm 1988. Người ta nói đến 1300 nạn nhân tử vong.
Chế độ Damas đã vượt qua « làn ranh đỏ » mà tổng thống Mỹ Obama đã nói đến cách nay vài tháng. Và nhất là, vụ thảm sát lại xảy ra ngay cửa ngõ thủ đô Damas ngay vào lúc có một phái bộ Liên Hiệp Quốc có mặt tại chỗ mà không có quyền đến tận nơi quan sát và không được chỉ thị của Liên Hiệp Quốc để thương lượng với chính quyền Syria để đi đến tận nơi.
RFI : Lẽ nào Damas lại dám sử dụng vũ khí hóa học ngay vào lúc phái bộ Liên Hiệp Quốc đã tới Syria ? Phải chăng đây là một thái độ thách thức hay chính quyền Damas nghĩ rằng họ muốn làm gì thì làm ?
Ziad Majed : Đúng như thế. Một mặt chế độ tin rằng họ có thể toàn quyền hành động vì quốc tế do dự và vì họ có hậu thuẫn của Nga và Trung Quốc. Mặt khác, đây không phải là chiến thuật mới. Chế độ Syria, từ thời cha của Bachir al Assad (Hafez al Assad) luôn luôn biện minh các hành động của họ và luôn luôn thách thức nghị lực chính trị của cộng đồng quốc tế dù ở cấp vùng và quốc tế trong thời điểm có vẻ quái lạ.
Chúng ta còn nhớ những vụ khủng bố ám sát cách nay vài năm tại Liban (nạn nhân là những người chống lại ảnh hưởng của Syria trong đó có thủ tướng Hariri). Có những vụ ám sát xảy ra đúng vào ngày Hội Đồng Bảo An họp bàn về tiến trình điều tra lúc đó đang diễn ra tại Liban để truy tìm thủ phạm. Chế độ Damas luôn chứng tỏ với quốc tế là không bao giờ lùi bước và có thừa khả năng tiếp tục thực hiện những kế hoạch của họ.
Đa số người lãnh đạo tại Damas tin rằng Hoa Kỳ không đủ nghiêm túc để tiến tới và viện lẽ có sự chống đối của Nga để không hành động. Trong khi đó thì Paris và Luân Đôn, tuy dứt khoát hơn Washington để chấm dứt tình trạng thảm sát ở Syria nhưng lại không đủ phương tiện để hành động nếu không có Mỹ yểm trợ hỏa lực.
Tóm lại, cho đến hôm nay, chế độ Damas khai thác các mâu thuẫn trong nội bộ Tây phương. Nhờ những mâu thuẫn này họ không bị trừng phạt và đã gây ra cái chết cho hơn 100.000 nạn nhân, có thể nhiều hơn vì có ít nhất 200.000 người mất tích hoặc bị giam cầm.
RFI : Do lý do gì mà suốt một năm qua Washington chần chờ không can thiệp ? Cách nay một năm, tổng thống Obama cảnh báo là có một “đường ranh đỏ” mà Syria vượt qua là sẽ bị trừng phạt. Mỹ ngại phe nổi dậy tại Syria, một khi chiếm được chính quyền, không ủng hộ quyền lợi của Mỹ?
Ziad Majed : Tôi không tin như vậy. Lập luận biện minh của Hoa Kỳ biến đổi theo thời gian. Lúc đầu, người ta lý giải rằng Barack Obama chán ngán hồ sơ Trung Đông. Sau cuộc chiến tại Irak và Afghanistan, lãnh đạo Mỹ không muốn can thiệp quân sự. Ông có can thiệp vào Libya nhưng không lãnh đạo liên minh quốc tế.
Giờ đây, Mỹ có nhiều quan tâm chiến lược trong vùng. Một mặt là đàm phán giữa Israel và Palestine được mở lại. Bên cạnh đó là tình hình Ai Cập, đồng minh chính của Washington trong khu vực. Rồi an ninh của Israel mà Hoa Kỳ không muốn bị đe dọa.
Hoa Kỳ không muốn xảy ra tình trạng bất ổn định nhất là Iran có thể khai thác và lôi kéo một số thành viên Al Qaida hoặc những nhóm đang bị Hoa Kỳ truy diệt lao vào vòng chiến. Dĩ nhiên , nếu các nhóm này tự sát hại lẫn nhau thì cũng tốt thôi.
Thật ra thì ở Washington, phe “chính trị thực dụng” không nhìn hồ sơ Syria ở khía cạnh đạo đức. Thêm vào đó, trong số các lập luận ban đầu, họ nói là không biết rõ thay thế chính quyền Damas hiện nay bằng những nhân vật như thế nào. Tiếp theo đó thì có những toán “thánh chiến hồi giáo” xâm nhập. Bây giờ thì người ta nói là không biết đường lối chính trị của một chính quyền mới (trong trường hợp lật đổ chế độ al Assad).
Tất cả những lý do này làm cho toàn khu vực này xa rời Hoa Kỳ. Trong khi đó, Mỹ có những ưu tiên của họ và cho đến bây giờ không quan tâm đến con số 110.000 người đã chết tại Syria.
Nga và Trung Quốc không cản trở được Tây phương nhưng liệu Tây phương có hỗ trợ được gì cụ thể cho người dân Syria đang tuyệt vọng? Cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ đã biến thành nội chiến khốc liệt giữa hai hệ phái đạo Hồi, một bên là chính quyền Syria thuộc hệ phái Chi-it với Iran đứng sau lưng và bên kia là phe đối lập Suni với Ả Rập Xê Út yểm trợ để ngăn chặn ảnh hưởng của chính quyền hồi giáo Teheran.
Bản thân ba cường quốc Mỹ, Anh và Pháp cũng có những quyền lợi khác nhau trong khu vực. Nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận tại Paris phân tích :
“ Hoa Kỳ chần chờ vì có lợi hơn ….. do thời cơ chưa chín muồi. Trừng phạt Syria dùng vũ khí hóa học sát hại dân lành … là đúng. Làm cho uy quyền tổng thống Bachar al Assad suy yếu là đúng, nhưng theo quan điểm của Mỹ, chế độ Bachar al Assad sụp đổ là điều nguy hiểm. Phe Al Qaida tức al Nostra tham chiến đánh al Assad sẽ mạnh trong khi đó Mỹ chưa đào tạo xong lực lượng quân sự thân Hoa Kỳ….”
Không có nhận xét nào: