Những giọt nước mắt đau xót vẫn tuôn rơi... |
Ngày 5/9/2013, chúng tôi trở lại giáo xứ Mỹ Yên sau ngày thứ Tư đen tối. Nước mắt và cả đau thương in hằn trên khuôn mặt những người nông dân “chân lấm tay bùn” quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vừa trải qua kiếp nạn…
Không gian chung quanh xóm đạo buồn im ắng. Dường như sự bàng hoàng vẫn chưa hết. Dẫu không lạ gì cách thức đàn áp của công an, cảnh sát nhưng chúng tôi cũng không thể ngờ việc sử dụng bạo lực một cách quá cần thiết của chính quyền trong vụ việc vừa qua. Theo dòng hồi tưởng của những giáo dân đang quy tụ quanh ngôi thánh đường, câu chuyện ngày hôm qua vẫn còn nóng hổi.
Tin tưởng vào lời hứa của các cấp chính quyền huyện và xã sẽ thả cho ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, khoảng 16h chiều ngày 4/9/2013, khoảng 100 giáo dân Mỹ Yên tập trung trước cổng ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc để nhận người.
Thế mà, niềm tin của họ đã bị đánh lừa. Chút hy vọng cuối cùng được nhen nhúm đã bị dội “gáo nước lạnh” bởi những “trận đòn thù”: “Đến hẹn, chúng con đến trước ủy ban. Khi đó, phía chính quyền đã có mặt đông đủ. Cán bộ, cảnh sát cơ động, công an chìm nổi dàn hàng ngang phía trước sân. Giáo dân không vào nữa. Được một lát, chúng con thấy một số tên côn đồ ở các xóm 5,8,9 cùng xã liệng gạch đá về phía giáo dân. Một số giáo dân không kìm chế được cũng liệng lại. Hỗn loạn bắt đầu từ đó”. Một nam giáo dân nói về nguyên nhân của sự việc.
Theo đúng kịch bản “bạo loạn lật đổ” mà phía chính quyền dàn dựng, nghĩa là tạo cớ bằng cách cho côn đồ giả dạng quần chúng cố tình khiêu khích, tấn công trước. Khi cơ sự xảy ra, nếu như giáo dân mắc mưu kế phản ứng chống lại, hơi cay và đạn dược sẽ được tung ra dọn đường cho dùi cui, roi điện vào cuộc.
Không gian chung quanh xóm đạo buồn im ắng. Dường như sự bàng hoàng vẫn chưa hết. Dẫu không lạ gì cách thức đàn áp của công an, cảnh sát nhưng chúng tôi cũng không thể ngờ việc sử dụng bạo lực một cách quá cần thiết của chính quyền trong vụ việc vừa qua. Theo dòng hồi tưởng của những giáo dân đang quy tụ quanh ngôi thánh đường, câu chuyện ngày hôm qua vẫn còn nóng hổi.
Tin tưởng vào lời hứa của các cấp chính quyền huyện và xã sẽ thả cho ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, khoảng 16h chiều ngày 4/9/2013, khoảng 100 giáo dân Mỹ Yên tập trung trước cổng ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc để nhận người.
Thế mà, niềm tin của họ đã bị đánh lừa. Chút hy vọng cuối cùng được nhen nhúm đã bị dội “gáo nước lạnh” bởi những “trận đòn thù”: “Đến hẹn, chúng con đến trước ủy ban. Khi đó, phía chính quyền đã có mặt đông đủ. Cán bộ, cảnh sát cơ động, công an chìm nổi dàn hàng ngang phía trước sân. Giáo dân không vào nữa. Được một lát, chúng con thấy một số tên côn đồ ở các xóm 5,8,9 cùng xã liệng gạch đá về phía giáo dân. Một số giáo dân không kìm chế được cũng liệng lại. Hỗn loạn bắt đầu từ đó”. Một nam giáo dân nói về nguyên nhân của sự việc.
Theo đúng kịch bản “bạo loạn lật đổ” mà phía chính quyền dàn dựng, nghĩa là tạo cớ bằng cách cho côn đồ giả dạng quần chúng cố tình khiêu khích, tấn công trước. Khi cơ sự xảy ra, nếu như giáo dân mắc mưu kế phản ứng chống lại, hơi cay và đạn dược sẽ được tung ra dọn đường cho dùi cui, roi điện vào cuộc.
Vết máu trên nền nhà anh Nguyễn Văn Văn tối 4/9/2013 |
‘Trẻ không tha, già không thương". Sau khi rượt đuổi đập đánh những giáo dân đang có mặt, cơ động đuổi theo vào làng chừng 100m. Riêng gia đình anh Văn sát cổng vào ủy ban nên họ đạp cửa xông vào. Anh Văn bị đám cơ động thay nhau hành hạ. Mấy đứa trẻ khóc thét lên trước cảnh máu me chảy lênh láng. Có bà Khoa trong làng năm này chừng 55 tuổi cũng bị họ đánh liên tiếp vào người. Số người bị đánh có lẽ dăm bảy chục chứ không phải ít. Trong số đó có chừng 20 người bị thương nặng”. Chị Anna Trần Thị Thiên, giáo họ Mỹ Yên đau xót kể lại.
Trong nghẹn ngào nước mắt, chị Thiên kể tiếp câu chuyện thương tâm của Điệp. Em là nạn nhân nặng nhất: “Vừa đi gặt về, nó tạt qua nhà bà O (cô) tên là Cát. Ngay lúc đó, một đám côn đồ trong bộ quân phục hung hăng nhảy vào nện liên tiếp vào đầu cho đến khi bất tỉnh. Hiện giờ, nó đang nằm cấp cứu, tính mạng như treo trên sợi tóc”.
Bao nhiêu tức tối, oán thù trút lên giáo dân chưa đủ; cơn giận dữ của thế lực cường quyền còn trút lên xe cộ và tài sản giáo dân chung quanh:“Dọc đường, thấy có xe cộ giáo dân dựng bên đường, họ (cảnh sát giao thông) thẳng tay xô ngã, đánh nát. Rồi những chiếc máy điện thoại đưa ra quay, chụp hình cũng bị họ thẳng tay giật mất. Chiếc điện thoại con ông Thục mới mua gần 8 triệu, sợi dây chuyền trị giá 3,8 triệu đồng của anh Lê Văn Hiếu cũng bị một người trong bọn họ cướp mất”. Ông Trần Văn Vinh, giáo dân xứ Mỹ Yên thuật lại.
Sự việc đã đến hồi nghiêm trọng khi một toán người xông vào đập nát những bức tượng trong gia đình anh Văn. Quả là một hành động phạm thánh xúc phạm đến niềm tin của toàn thể cộng đồng Kitô hữu, khơi lên vết thương lòng với những ai yêu mến Mẹ Giáo hội. Hành động “dại dột” trên cũng tạo nên dòng xoáy phẫn nộ và bất bình trong giới Công giáo và những người thiện tâm yêu chuộng hòa bình.
Giã biệt giáo xứ Mỹ Yên giữa lúc những lời kinh thiết tha đang được cất lên liên lỷ, chúng tôi ghé thăm phòng khám đa khoa Xã Đoài. Các phòng bệnh chật ních người, các nạn nhân lằm la liệt trên giường bệnh. Nhiều nạn nhân vẫn mê man bất tỉnh. Theo người nhà kể lại thì vô nhân đạo nhất có lẽ là việc nhiều bệnh viện nhà nước trong địa bàn Nghệ An lắc đầu từ chối chạy chữa, thuốc thang cho người bị hại vì một áp lực nào đó…
Tiếng nói của một bộ phận nhân dân “thấp cổ bé họng” đang bị lấn át bởi hệ thống tuyên giáo và truyền thông nhà nước hùng hậu mở hết công suất, tăng hết tốc lực. Một chiến dịch bôi nhọ Công giáo đã được khởi động vô hình trung tạo nên những hố sâu ngăn cách không thể xóa đi một sớm một sớm một chiều. Thứ tiếng nói của bạo quyền, của sự dữ đã bung ra nhằm khỏa lấp tội ác của mình hầu chạy tội cho sự việc xảy ra vào chiều 4/9 vừa qua.
Nhìn lại dòng lịch sử đầy bi tráng, hào hùng; xứ đạo Mỹ Yên vẫn không ngừng ấp ủ khát vọng dấn thân vì một nền hòa bình, công chính, tôn trọng sự thật. Toàn thể giáo phận đang chung một nỗi đau chung để rồi tiến bước trong cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, đẩy lùi biên giới bất công và bạo quyền. Chúng ta hãy chờ xem những động thái tiếp theo của chính quyền khi giáo dân Mỹ Yên đã sẵn sàng viết nên những trang sử mới.
Facebook Xã Đoài Choa
Trong nghẹn ngào nước mắt, chị Thiên kể tiếp câu chuyện thương tâm của Điệp. Em là nạn nhân nặng nhất: “Vừa đi gặt về, nó tạt qua nhà bà O (cô) tên là Cát. Ngay lúc đó, một đám côn đồ trong bộ quân phục hung hăng nhảy vào nện liên tiếp vào đầu cho đến khi bất tỉnh. Hiện giờ, nó đang nằm cấp cứu, tính mạng như treo trên sợi tóc”.
Bao nhiêu tức tối, oán thù trút lên giáo dân chưa đủ; cơn giận dữ của thế lực cường quyền còn trút lên xe cộ và tài sản giáo dân chung quanh:“Dọc đường, thấy có xe cộ giáo dân dựng bên đường, họ (cảnh sát giao thông) thẳng tay xô ngã, đánh nát. Rồi những chiếc máy điện thoại đưa ra quay, chụp hình cũng bị họ thẳng tay giật mất. Chiếc điện thoại con ông Thục mới mua gần 8 triệu, sợi dây chuyền trị giá 3,8 triệu đồng của anh Lê Văn Hiếu cũng bị một người trong bọn họ cướp mất”. Ông Trần Văn Vinh, giáo dân xứ Mỹ Yên thuật lại.
Sự việc đã đến hồi nghiêm trọng khi một toán người xông vào đập nát những bức tượng trong gia đình anh Văn. Quả là một hành động phạm thánh xúc phạm đến niềm tin của toàn thể cộng đồng Kitô hữu, khơi lên vết thương lòng với những ai yêu mến Mẹ Giáo hội. Hành động “dại dột” trên cũng tạo nên dòng xoáy phẫn nộ và bất bình trong giới Công giáo và những người thiện tâm yêu chuộng hòa bình.
Ảnh tượng trên bàn thờ nhà anh Nguyễn Văn Văn bị công an và côn đồ đập vỡ |
Giã biệt giáo xứ Mỹ Yên giữa lúc những lời kinh thiết tha đang được cất lên liên lỷ, chúng tôi ghé thăm phòng khám đa khoa Xã Đoài. Các phòng bệnh chật ních người, các nạn nhân lằm la liệt trên giường bệnh. Nhiều nạn nhân vẫn mê man bất tỉnh. Theo người nhà kể lại thì vô nhân đạo nhất có lẽ là việc nhiều bệnh viện nhà nước trong địa bàn Nghệ An lắc đầu từ chối chạy chữa, thuốc thang cho người bị hại vì một áp lực nào đó…
Tiếng nói của một bộ phận nhân dân “thấp cổ bé họng” đang bị lấn át bởi hệ thống tuyên giáo và truyền thông nhà nước hùng hậu mở hết công suất, tăng hết tốc lực. Một chiến dịch bôi nhọ Công giáo đã được khởi động vô hình trung tạo nên những hố sâu ngăn cách không thể xóa đi một sớm một sớm một chiều. Thứ tiếng nói của bạo quyền, của sự dữ đã bung ra nhằm khỏa lấp tội ác của mình hầu chạy tội cho sự việc xảy ra vào chiều 4/9 vừa qua.
Nhìn lại dòng lịch sử đầy bi tráng, hào hùng; xứ đạo Mỹ Yên vẫn không ngừng ấp ủ khát vọng dấn thân vì một nền hòa bình, công chính, tôn trọng sự thật. Toàn thể giáo phận đang chung một nỗi đau chung để rồi tiến bước trong cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, đẩy lùi biên giới bất công và bạo quyền. Chúng ta hãy chờ xem những động thái tiếp theo của chính quyền khi giáo dân Mỹ Yên đã sẵn sàng viết nên những trang sử mới.
Facebook Xã Đoài Choa
Không có nhận xét nào: