Vụ Gx Mỹ Yên: Báo Nghệ An, cơ quan đảng bộ Nghệ An, đã vi phạm Điều 72 Hiến pháp - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
8 tháng 9, 2013

Vụ Gx Mỹ Yên: Báo Nghệ An, cơ quan đảng bộ Nghệ An, đã vi phạm Điều 72 Hiến pháp

VRNs - 08.09.2013:  Nghệ An – Các cơ quan truyền thông Nghệ An loan tin bắt đúng người đúng tôi trong vụ công an giả dân gây rối, dẫn đến đàn áp dân giáo xứ Mỹ Yên là vi phạm Hiến pháp và Luật tố tụng hình sự.

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, hồi 11 giờ 45 phút và được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 10 sửa đổi, bổ sung ngày 25 tháng 12 năm 2001. Điều 72 ghi rõ như sau:

Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.”

Theo Điều 9 – Bộ luật Tố tụng Hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, một lần nữa đã lặp lại rằng: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Tại sao lại có điều luật này, hay nói đúng hơn là nguyên tắc này ?

Theo Wikipedia, đây là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng, cũng như rất tiến bộ của pháp luật trong lịch sử nhân loại, nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong tố tụng hình sự.

Tại sao lại gọi là “suy đoán vô tội”? Thực chất hoạt động tư pháp là hoạt động “suy đoán”. Như Hamilton, một luật gia nổi tiếng Hoa Kỳ đã nói: “Tư pháp là nhánh quyền yếu nhất, nó không nắm bộ máy bạo lực như hành pháp, không nắm ngân sách như Nghị viện, mà chỉ dựa vào suy đoán mà thôi, và ngay cả hoạt động này cũng cần phải nhờ sự trợ tá của hành pháp mới có thể thực hiện được. Khi chúng ta giả định rằng chúng ta là những ông tòa, giở Bộ luật Hình sự ra để tìm điều luật phán tội cho người khác, ấy là chúng ta đang suy đoán về tội danh của kẻ đó”.



Theo đó, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội, người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh sự vô tội của mình. Mọi nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ đều phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Bản án không được dựa trên những chứng cứ giả định.

Và khẳng định chắc chắn một điều rằng: Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Đây cũng là một thành tựu của nhân loại nhằm bảo vệ nhân quyền trước sức mạnh của bộ máy cảnh sát, tòa án, đã được thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền 1948, Công ước quốc tế về Quyền chính trị, dân sự năm 1966 của Liên hợp quốc.

Một khi quy tắc không được tôn trọng, mặc nhiên những nội dung tiếp theo đó của nguyên tắc này cũng bị người ta bỏ quên.

Cụ thể sự việc loan tải thông tin của các cơ quan truyền thông Nghệ An, trong vụ việc mâu thuẫn giữa chính quyền và giáo dân giáo xứ Mỹ Yên lần này.

Báo Nghệ An cùng các cơ quan truyền thông của tỉnh Nghệ An, thuộc đảng CSVN, đã liên tục khẳng định việc bắt hai giáo dân tại giáo xứ Mỹ Yên là đúng người, đúng tội.

Quý Tộc,


Vụ Gx Mỹ Yên: Báo Nghệ An, cơ quan đảng bộ Nghệ An, đã vi phạm Điều 72 Hiến pháp Reviewed by Unknown on 9/08/2013 Rating: 5 VRNs - 08.09.2013:  Nghệ An – Các cơ quan truyền thông Nghệ An loan tin bắt đúng người đúng tôi trong vụ công an giả dân gây rối, dẫn đến...

Không có nhận xét nào: