VRNs - 22.10.2013: Anh Ngô Văn Hoài, con trai ông Ngô Văn Khởi khẳng định với VRNs: “Ngày mai 23.10.2013, bố tôi và bác Nguyễn Văn Hải sẽ bị xét xử tại tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An. Đây là nguồn thông tin tôi nhận được từ một người đáng tin cậy. Người này đã tận mắt đọc nội dung của thông báo và có chữ ký [của thẩm phán] từ ông Thư, Phó chủ tịch UBND xã Nghi Phương.”
Anh Hoài nói: “Gia đình chưa nhận được thông báo về phiên tòa bố tôi và bác Hải. Nhưng tôi và gia đình sẽ đến phiên tòa vào ngày mai. Nếu nhà cầm quyền ngăn cản không cho gia đình tôi đến tòa án thì chúng tôi sẽ tìm mọi cách để đi đến phiên tòa, cho dù có chuyện gì đi nữa thì chúng tôi chấp nhận hy sinh vì đây là bố tôi. Gia đình tôi luôn tin bố tôi vô tội.”
Một luật sư ở Sài Gòn cho biết: “Theo qui định tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS): ‘Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa… quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo’.”
Trong khi đó, mãi chiều nay, sau giờ hành chánh, công an xã mới đến báo cho gia đình biết phiên tòa xử các ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải sẽ diễn ra vào sáng mai, 23.10, mỗi gia đình được cử năm người tham dự.
Do đó, “gia đình phải khiếu nại hành vi vi phạm tố tụng này của Tòa án được quy định tại Điều 325, 326, 328 và Điều 331 BLTTHS…”
Anh Hoài cho biết thêm: “Từ khi bố bị bắt gia đình đã được gặp bố hai lần. Lần mới nhất vào ngày 23.08 vừa qua. Gia đình không rõ thông tin gì về bố và không có đủ điều kiện thuê luật sư cho bố.”
Luật sư cho biết: “Theo qui định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS, ông Khởi và ông Hải không thuộc trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải mời Luật sư cho các ông, nên nếu ông Khởi và ông Hải muốn thì gia đình có thể nhờ Luật sư bào chữa cho hai ông”.
Xin nhắc lại sự việc bắt đầu vào ngày 22.05.2013 vừa qua, ông Hải, ông Khởi và nhiều giáo dân khác đã chứng kiến “một số người lạ mặt” chặn xe, giữ xe và lục soát hành lý cá nhân của khách hành hương đến Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên để tham dự thánh lễ. Ngay sau đó, do bức xúc hành vi trái pháp luật của những người lạ mặt này, nhiều người có cả người công giáo và lương dân đã bắt giữ “một số người lạ mặt này” này và họ phát hiện những người lạ mặt này chính là công an.
Sau đó, công an tỉnh Nghệ An nhờ Đức cha Nguyễn Thái Hợp can thiệp vào sự việc này.
Hơn một tháng sau, ngày 27.06.2013, ông Khởi và ông Hải bị bắt cóc khi đang trên đường đi công việc. Ngoài ra, gần 50 giáo dân giáo xứ Mỹ Yên bị công an mời lên “làm việc”.
8 ngày sau khi hai ông bị bắt cóc, gia đình ông Khởi và ông Hải mới nhận được thông báo “khởi tố và bắt tạm giam” với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.
Tiếp đến, hồi ngày 04.09, cuộc đàn áp, hành hung, đánh đập đẫm máu của nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An do trên dưới 3000 cảnh sát cơ động, công an, CSGT, an ninh, dân phòng, được huy động trang bị súng ống, lựu đạn cay, dùi cui điện, lựu đạn khói, chó nghiệp vụ… trấn áp bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên không một tấc sắt trong tay. Nhiều người bị thương nghiêm trọng. Ảnh tượng thánh bị đập nát…
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Nghệ An tiến hành khởi tố vụ án hình sự 4 tội danh: “gây rối trật tự công cộng”, “bắt giữ người trái pháp luật”, “hủy hoại tài sản” và “cố ý gây thương tích”. (Sự thật về vụ việc vi phạm pháp luật ở xã Nghi Phương, báo Công an Nghệ An). Trong đó, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “hủy hoại tài sản”.
Về tội danh “gây rối trật tự công cộng” được quy định tại Điều 245 BLHS:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Vậy, ông Khởi và ông Hải có là nguyên nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng (nếu có) này hay không? Hay chính những “người lạ mặt” vi phạm pháp luật và nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã là nguyên nhân gây ra các hậu quả nghiêm trọng này?
Luật sư cho biết: “Theo Nghị Quyết 02/2003/NQ – HĐTP của Tòa án Tối Cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự:
‘5. Về các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự.
5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d. Chết người;
đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.”
Một luật sư khác nhận xét: “Kinh nghiệm cho thấy, thường cơ quan tố tụng hay dựa vào công thức: “Ảnh hưởng xấu… mất niềm tin… nói khơi khơi…” Điều này đòi hỏi cơ quan tố tụng phải chứng minh cụ thể: Ảnh hưởng xấu …gì? Ai? Cơ quan nào bị? Có đơn thưa không? Ai bị mất niềm tin (từ nguyên nhân gây rối này)? Có chứng cứ gì chứng minh?… Cơ quan tiến hành tố tụng phải có nghĩa vụ chứng minh (Điều 10 BLTTHS) bằng “chứng cứ” là “những gì có thật…” (khoản 1 Điều 64 BLTTHS) về “có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác…” (Khoản 1 Điều 63 BLTTHS). Ngoài ra, còn phải chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” (Khoản 2 Điều 63 BLTTHS) như trường hợp này (nếu có hành vi bị xem là tội phạm) thì mục đích, động cơ là “phản ứng lại cái sai pháp luật của những người khác…”.
Về tội danh “hủy hoại tài sản”, Điều 143 BLHS qui định tại khoản 1: “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”.
Luật sư bình luận: “Như vậy, cần chứng minh, ông Khởi và ông Hải là người trực tiếp gây ra hậu quả nếu có việc hủy hoại tài sản và phải từ 500.000 đồng trở lên…. Thực sự theo tôi rất khó chứng minh vì theo thông tin thì có nhiều người đã bức xúc gây ra hậu quả. Như vậy, phần của ông Khởi và ông Hải thì mỗi người có hành vi “cố ý hủy hoại” tài sản gì ? Như thế nào? Hai ông này mỗi người gây ra hậu quả bao nhiêu? Có tới 500.000 đồng hay không?… Không thể gán ép tổng số tiền giám định của cả vụ việc, vì nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân…. Cụ thể ở đây, trong lúc đám đông nếu có “gây rối…” thì ai hay chứng cứ nào chứng minh được ông Khởi và ông Hải đã “cố ý hủy hoại”, và mỗi ông đã trực tiếp gây ra hậu quả thiệt hại từ 500.000 đồng trở lên. Không thể lấy con số do giám định thiệt hại gây ra rồi gán ép số thiệt hại này cho hai ông. Cần lưu ý nếu ông Khởi và ông Hải có nhận tội cũng không được dùng làm “chứng cứ duy nhất để kết tội” như qui định tại khoản 2 Điều 72 BLTTHS.”
Luật sư bình luận tiếp: “Một lưu ý khác, thường trong các vụ án này, Tòa buộc bị cáo phải bồi thường… Tuy vậy, nếu không có đơn yêu cầu đòi bồi thường và chưa thỏa thuận trước giữa bị cáo và người có đơn đòi bồi thường thì không phù hợp. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Tòa án Tối cao hướng dẫn: “Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội…”
Hơn 200 vị, gồm các Linh mục và các Giám mục thuộc linh mục Đoàn giáo phận Vinh nhấn mạnh: “Nhà cầm quyền dùng báo đài và Công văn 139/UBND-NC ngày 08/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An để lấp liếm sự thật, vu cáo Giám mục, nói xấu hàng Linh mục, đánh lừa dư luận là đổ thêm dầu vào lửa và gây rất nhiều khó khăn cho việc đối thoại vốn được xây dựng công phu giữa giáo phận Vinh và nhà cầm quyền Nghệ An.
Tóm lại, vụ đàn áp tại Mỹ Yên là do chính quyền tổ chức và trực tiếp chỉ đạo, nên chính quyền phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Các Giám mục, Linh mục, bà con Giáo dân và Nhân dân trong vùng chỉ là nạn nhân của vụ đàn áp nên cần được bảo vệ.”
Anh Hoài nói: “Gia đình chưa nhận được thông báo về phiên tòa bố tôi và bác Hải. Nhưng tôi và gia đình sẽ đến phiên tòa vào ngày mai. Nếu nhà cầm quyền ngăn cản không cho gia đình tôi đến tòa án thì chúng tôi sẽ tìm mọi cách để đi đến phiên tòa, cho dù có chuyện gì đi nữa thì chúng tôi chấp nhận hy sinh vì đây là bố tôi. Gia đình tôi luôn tin bố tôi vô tội.”
Một luật sư ở Sài Gòn cho biết: “Theo qui định tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS): ‘Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa… quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo’.”
Trong khi đó, mãi chiều nay, sau giờ hành chánh, công an xã mới đến báo cho gia đình biết phiên tòa xử các ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải sẽ diễn ra vào sáng mai, 23.10, mỗi gia đình được cử năm người tham dự.
Do đó, “gia đình phải khiếu nại hành vi vi phạm tố tụng này của Tòa án được quy định tại Điều 325, 326, 328 và Điều 331 BLTTHS…”
Anh Hoài cho biết thêm: “Từ khi bố bị bắt gia đình đã được gặp bố hai lần. Lần mới nhất vào ngày 23.08 vừa qua. Gia đình không rõ thông tin gì về bố và không có đủ điều kiện thuê luật sư cho bố.”
Luật sư cho biết: “Theo qui định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS, ông Khởi và ông Hải không thuộc trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải mời Luật sư cho các ông, nên nếu ông Khởi và ông Hải muốn thì gia đình có thể nhờ Luật sư bào chữa cho hai ông”.
Xin nhắc lại sự việc bắt đầu vào ngày 22.05.2013 vừa qua, ông Hải, ông Khởi và nhiều giáo dân khác đã chứng kiến “một số người lạ mặt” chặn xe, giữ xe và lục soát hành lý cá nhân của khách hành hương đến Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên để tham dự thánh lễ. Ngay sau đó, do bức xúc hành vi trái pháp luật của những người lạ mặt này, nhiều người có cả người công giáo và lương dân đã bắt giữ “một số người lạ mặt này” này và họ phát hiện những người lạ mặt này chính là công an.
Sau đó, công an tỉnh Nghệ An nhờ Đức cha Nguyễn Thái Hợp can thiệp vào sự việc này.
Hơn một tháng sau, ngày 27.06.2013, ông Khởi và ông Hải bị bắt cóc khi đang trên đường đi công việc. Ngoài ra, gần 50 giáo dân giáo xứ Mỹ Yên bị công an mời lên “làm việc”.
8 ngày sau khi hai ông bị bắt cóc, gia đình ông Khởi và ông Hải mới nhận được thông báo “khởi tố và bắt tạm giam” với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.
Tiếp đến, hồi ngày 04.09, cuộc đàn áp, hành hung, đánh đập đẫm máu của nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An do trên dưới 3000 cảnh sát cơ động, công an, CSGT, an ninh, dân phòng, được huy động trang bị súng ống, lựu đạn cay, dùi cui điện, lựu đạn khói, chó nghiệp vụ… trấn áp bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên không một tấc sắt trong tay. Nhiều người bị thương nghiêm trọng. Ảnh tượng thánh bị đập nát…
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Nghệ An tiến hành khởi tố vụ án hình sự 4 tội danh: “gây rối trật tự công cộng”, “bắt giữ người trái pháp luật”, “hủy hoại tài sản” và “cố ý gây thương tích”. (Sự thật về vụ việc vi phạm pháp luật ở xã Nghi Phương, báo Công an Nghệ An). Trong đó, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “hủy hoại tài sản”.
Về tội danh “gây rối trật tự công cộng” được quy định tại Điều 245 BLHS:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Vậy, ông Khởi và ông Hải có là nguyên nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng (nếu có) này hay không? Hay chính những “người lạ mặt” vi phạm pháp luật và nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã là nguyên nhân gây ra các hậu quả nghiêm trọng này?
Luật sư cho biết: “Theo Nghị Quyết 02/2003/NQ – HĐTP của Tòa án Tối Cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự:
‘5. Về các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự.
5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d. Chết người;
đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.”
Một luật sư khác nhận xét: “Kinh nghiệm cho thấy, thường cơ quan tố tụng hay dựa vào công thức: “Ảnh hưởng xấu… mất niềm tin… nói khơi khơi…” Điều này đòi hỏi cơ quan tố tụng phải chứng minh cụ thể: Ảnh hưởng xấu …gì? Ai? Cơ quan nào bị? Có đơn thưa không? Ai bị mất niềm tin (từ nguyên nhân gây rối này)? Có chứng cứ gì chứng minh?… Cơ quan tiến hành tố tụng phải có nghĩa vụ chứng minh (Điều 10 BLTTHS) bằng “chứng cứ” là “những gì có thật…” (khoản 1 Điều 64 BLTTHS) về “có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác…” (Khoản 1 Điều 63 BLTTHS). Ngoài ra, còn phải chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” (Khoản 2 Điều 63 BLTTHS) như trường hợp này (nếu có hành vi bị xem là tội phạm) thì mục đích, động cơ là “phản ứng lại cái sai pháp luật của những người khác…”.
Về tội danh “hủy hoại tài sản”, Điều 143 BLHS qui định tại khoản 1: “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”.
Luật sư bình luận: “Như vậy, cần chứng minh, ông Khởi và ông Hải là người trực tiếp gây ra hậu quả nếu có việc hủy hoại tài sản và phải từ 500.000 đồng trở lên…. Thực sự theo tôi rất khó chứng minh vì theo thông tin thì có nhiều người đã bức xúc gây ra hậu quả. Như vậy, phần của ông Khởi và ông Hải thì mỗi người có hành vi “cố ý hủy hoại” tài sản gì ? Như thế nào? Hai ông này mỗi người gây ra hậu quả bao nhiêu? Có tới 500.000 đồng hay không?… Không thể gán ép tổng số tiền giám định của cả vụ việc, vì nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân…. Cụ thể ở đây, trong lúc đám đông nếu có “gây rối…” thì ai hay chứng cứ nào chứng minh được ông Khởi và ông Hải đã “cố ý hủy hoại”, và mỗi ông đã trực tiếp gây ra hậu quả thiệt hại từ 500.000 đồng trở lên. Không thể lấy con số do giám định thiệt hại gây ra rồi gán ép số thiệt hại này cho hai ông. Cần lưu ý nếu ông Khởi và ông Hải có nhận tội cũng không được dùng làm “chứng cứ duy nhất để kết tội” như qui định tại khoản 2 Điều 72 BLTTHS.”
Luật sư bình luận tiếp: “Một lưu ý khác, thường trong các vụ án này, Tòa buộc bị cáo phải bồi thường… Tuy vậy, nếu không có đơn yêu cầu đòi bồi thường và chưa thỏa thuận trước giữa bị cáo và người có đơn đòi bồi thường thì không phù hợp. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Tòa án Tối cao hướng dẫn: “Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội…”
Hơn 200 vị, gồm các Linh mục và các Giám mục thuộc linh mục Đoàn giáo phận Vinh nhấn mạnh: “Nhà cầm quyền dùng báo đài và Công văn 139/UBND-NC ngày 08/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An để lấp liếm sự thật, vu cáo Giám mục, nói xấu hàng Linh mục, đánh lừa dư luận là đổ thêm dầu vào lửa và gây rất nhiều khó khăn cho việc đối thoại vốn được xây dựng công phu giữa giáo phận Vinh và nhà cầm quyền Nghệ An.
Tóm lại, vụ đàn áp tại Mỹ Yên là do chính quyền tổ chức và trực tiếp chỉ đạo, nên chính quyền phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Các Giám mục, Linh mục, bà con Giáo dân và Nhân dân trong vùng chỉ là nạn nhân của vụ đàn áp nên cần được bảo vệ.”
HT, VRNs
Không có nhận xét nào: