Phạm Chí Dũng, BVN - 4.10.2013: Vùi lấp…
Đã hơn một tháng trôi qua kể từ thời điểm vụ chôn hóa chất độc xuống lòng đất của Công ty Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa bị dư luận và báo chí phát hiện, song chính quyền địa phương nơi đây vẫn như bị vùi trong cơn bế tắc hỗn độn giữa chức trách và lương tâm. Tuy thế, hiển thị được phát hiện mang tính bằng chứng rõ nhất là vẫn chưa có bất cứ một động thái nào để làm rõ điều mà các nạn nhân ung thư và công luận gọi là “tội ác” – rất gần gũi với các điều 182 và 182a của Bộ Luật hình sự.
Cuộc họp báo mới đây của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về vụ việc trên thực ra chỉ giải quyết những vấn đề vi phạm hành chính với mức tiền phạt hoàn toàn không đáng kể đối với Nicotex Thanh Thái. Nhiều lý do được các “đày tớ” của dân nại ra, và thay vì xử lý hình sự vụ việc bằng toàn quyền trong tay, chính quyền xứ Thanh lại dẫn dụ sang một thủ tục khác: chuyển báo cáo xin ý kiến Chính phủ.
Không khác gì cách hành xử của chính quyền tỉnh Đồng Nai liên quan đến các vụ việc xả nước thải của Vedan và Sonadezi Long Thành trước đây. Việc đùn đẩy trách nhiệm thường xảy ra khi khúc xương trở nên khó gặm.
Cũng không phải loài động vật nào cũng có được ý thức đầy đủ về tội ác của chúng đối với đồng loại của chúng.
Tội ác!
Tội ác đã hiển hiện suốt từ năm 2001 đến nay, từ thời điểm Nicotex Thanh Thái bắt đầu thủ ác vào lòng đất mẹ. Kết quả phân tích cho thấy các mẫu chất thải đều chứa các chất độc cấu thành sản phẩm thuốc trừ sâu thuộc nhóm độc II và III như Cypermethrin, Dichlorvos, Fenobucarb, Isoprothiolane, Butachlor, Isoprocard, Dimethoat, Fenobucar. Ngoài các chỉ tiêu không có trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, các chỉ tiêu còn lại đều vượt quá quy chuẩn này nhiều lần. Thậm chí, chỉ tiêu Cypermethrin vượt quy chuẩn cho phép tới 9.276 lần.
Theo mô tả của cánh phóng viên nặng lòng với những gì sót lại của môi trường, các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện Cẩm Thuỷ) và Yên Lâm (huyện Yên Định) ở Thanh Hóa đang phải sống bên “kho thuốc độc” của Công ty Nicotex Thanh Thái, hằng năm phải ăn, hít thở không biết bao nhiêu hóa chất độc hại vào người. Chính vì vậy mà con số mắc bệnh hiểm nghèo tăng lên chóng mặt theo hằng năm.
Từ nhiều năm qua, người dân đã không ngần ngại đặt cho những xã sống quanh Cty Nicotex là “làng ung thư”. Ở xã Yên Lâm, huyện Yên Định, trong vòng hơn 10 năm qua trở lại đây số người mắc bệnh hiểm nghèo của xã đã lên tới con số 315 người với các bệnh như ung thư, suy giảm thần kinh, dị dạng, đẻ non, sẩy thai… Trong đó, số người mắc bệnh ung thư đã chết lên tới 150 người, và hiện tại đang còn hàng chục người mắc bệnh ung thư nằm chờ chết.
Cũng chung cảnh “làng ung thư” như xã Yên Lâm, thôn Cò Đồm thuộc xã Cẩm Vân chỉ có 75 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu, nhưng đã có gần chục người chết do ung thư trong khoảng mười năm trở lại đây. Còn số người đẻ non, dị dạng thì không thể đếm xuể…
Phản bác
Vậy cái gọi là “bằng chứng” mà ủy ban nhân dân và công an tỉnh Thanh Hóa đang “tiếp tục điều tra” là gì? Lẽ nào còn có thứ bằng chứng đắt giá hơn nguy cơ bạo bệnh và sinh mạng con người?
Đơn giản là nếu một vụ thủ ác như Nicotex Thanh Thái xảy ra ở bất kỳ quốc gia phát triển nào, những cái chết vì ung thư sẽ là chứng cứ khủng khiếp nhất nhằm chống lại kẻ gián tiếp giết người.
Nhưng ở những địa phương Việt Nam, mọi chuyện lại bị thoái hóa rất nhiều. Trong một động tác muốn thoái thác trách nhiệm của mình, UBND tỉnh Thanh Hóa đã nêu lý do “chưa đủ thiết bị và chuyên môn để đánh giá hết được mức độ ô nhiễm môi trường do Nicotex gây ra”. Ngay lập tức, giới chuyên gia phản biện đã phản ứng: nếu đúng với lời lẽ của Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền thì chắc chắn sẽ không đủ căn cứ để khởi tố các cá nhân và tập thể của Nicotex Thanh Thái theo Bộ luật hình sự.
Những người phản biện độc lập còn nghi ngờ rằng việc UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Nicotex Thanh Thái lập phương án xử lý và ký kết hợp đồng với đơn vị xử lý các chất độc hại trong vòng 30 ngày, khi mà chưa xác định được mức độ và quy mô gây ô nhiễm của độc chất, đã vô hình trung đã giúp công ty này xóa đi chứng cớ hiện trường để xác định mức độ vi phạm.
Và tại sao trong thẩm quyền của mình, UBND tỉnh Thanh Hóa không mời các cơ quan nghiên cứu có chuyên môn cao, có đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại để xác định mức độ và quy mô ô nhiễm, cũng như không mời các chuyên gia y tế xét nghiệm việc có hay không tình trạng bị nhiễm độc của người dân, để làm căn cứ cho việc có thể khởi tố vụ việc hay không?
Thái độ và hành động có vẻ khá khuất lấp của chính quyền Thanh Hóa đang khiến cho dư luận đặc biệt nghi vấn về những động tác bao che nào đó của cơ quan này cho Nicotex Thanh Thái.
Sau các vụ việc nổi cộm như Vedan và Sonadezi Long Thành những năm trước, một lần nữa người dân trở thành nạn nhân của những thứ quyền lực chỉ tồn tại vào thời dã man nhất trong lịch sử.
Biểu tình?
Nhưng vẫn còn một chút quyền thuộc về dân chúng và các nạn nhân, chỉ có điều cho đến nay vẫn chưa được luật hóa.
Biểu tình chống ô nhiễm môi trường đã từng có tiền lệ ngay sát Việt Nam.
Vào tháng 8/2011, cuộc biểu tình của người dân Đại Liên ở Trung Quốc phản đối nhà máy sản xuất paraxylene Phúc Giai gây ô nhiễm trầm trọng môi trường và đe dọa đến tính mạng của người dân sinh sống trong khu vực, đã gặt hái được một kết quả ít ai dám mong đợi: chính quyền thành phố này – cả chủ tịch thành phố lẫn bí thư thành ủy đều phải xuất hiện, đối thoại với người biểu tình, đồng thời cam kết với người dân là sẽ di dời nhà máy paraxylene Phúc Giai ra khỏi khu công nghiệp cảng Đại Liên.
Mười hai ngàn người tham gia là yếu tố thành công đầu tiên của cuộc biểu tình. Con số này được xem là một trong những bằng chứng ấn tượng nhất trong làn sóng biểu tình phản đối gây ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc trong những năm qua. Vào năm 2007, một cuộc biểu tình với chủ đề tương tự cũng đã nổ ra ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, với con số tham gia lên đến hàng chục ngàn người. Kết quả cuộc biểu tình ở Hạ Môn cũng đã buộc chính quyền thành phố phải di dời nhà máy hóa chất Đài Loan ra khỏi khu vực gây nguy hiểm cho môi sinh.
Lượng và chất luôn là hai yếu tố song trùng hữu cơ, làm nên tính quyết định thành bại cho một phong trào dân sự. “Đám đông tụ tập” ở Đại Liên đã không hề bị biến thành một đám ô hợp. Ngược lại hoàn toàn, đó là một khối người được tổ chức chặt chẽ nhất quán, thái độ dứt khoát và kiên trì trong thể hiện yêu sách, ý thức chấp nhận va chạm ban đầu để tiếp cận với trụ sở chính quyền, tính kỷ luật trong việc bố cục không gian hợp lý trong đoàn biểu tình mà vẫn không bị chia cắt, công tác hậu cần được tổ chức chu đáo, tâm lý và không khí biểu tình ôn hòa được duy trì ổn định… Những tố chất của chiến thuật và kỹ thuật biểu tình đã được cơ bản đảm bảo.
Trong thực tế, vẫn còn nhiều khu vực ở Trung Quốc và hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam – những nơi nằm trong vùng nguy cơ hoặc nguy hiểm của nạn ô nhiễm môi trường – chưa tạo lập được một cán cân đối trọng với tác nhân gây ra ô nhiễm.
Tức đã chưa có phong trào dân sự nào về môi trường ở Việt Nam. Tất cả vẫn chỉ dừng ở hình thức đơn thư khiếu nại, dù rằng mức độ khiếu nại ngày càng tăng nhưng vẫn vấp phải sự vô tâm, vô cảm của chính quyền địa phương. Trong khi đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều tai họa trực tiếp đối với môi trường sống của người dân.
Với thế giới, môi trường và môi sinh là những tiêu chí đấu tranh rất quan trọng của phong trào dân sự. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt những quốc gia phát triển, những tổ chức phi chính phủ như Hòa Bình Xanh, DANIDA… đã xây dựng được vai trò và sự ảnh hưởng lớn lao đối với việc cải thiện các vấn đề môi trường và xã hội.
Bài học kinh nghiệm mà nhiều tổ chức phi chính phủ hàng đầu trên thế giới đã tích lũy được và đưa vào chiến lược hành động của họ là không thể thụ động trông chờ thái độ cải hóa và sự cải tiến tự thân của các cấp chính quyền, mà phải tạo được hành động tác động đối với chính quyền nhằm thay đổi về chính sách và những vấn đề liên quan. Đường lối hành động này trong thực tế đã trở nên hiệu quả hơn hẳn ở nhiều quốc gia châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, hay gần đây là cáo buộc của tổ chức phi chính phủ Global Witness đối với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ở Việt Nam…
Truy tố!
Chỉ có điều, Việt Nam là một trường hợp “ngoại lệ” về xã hội, bắt nguồn từ tính “đặc cách” về thể chế chính trị. Đó cũng là lý do vì sao bà Đỗ Thị Thu Hằng – người đại diện cao nhất của Sonadezi Long Thành, cũng là đại biểu Quốc hội và còn là một thành viên của Ủy ban kinh tế quốc hội, vẫn chưa phải nhận một kết quả xử lý thích đáng nào về hành chính và pháp luật hình sự từ tháng 8/2011 đến nay.
Nhìn lại một cách đau đớn, Việt Nam hiện thời đang tồn tại đến 37 làng ung thư, mà một trong những nguyên nhân gây ra là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu tại các kho chứa thuốc.
Cũng ở Việt Nam, tội ác và những kẻ thủ ác đã bị bỏ quên quá lâu. Đã đến lúc Nicotex Thanh Thái phải bị truy tố như một thước đo cho những gì còn lại trong lương tâm các “đày tớ”. Đến lượt mình, những “đày tớ” có chức trách cao nhất của UBND tỉnh Thanh Hóa và chịu trách nhiệm trực tiếp về môi trường lại cần được xử lý nghiêm khắc về trách nhiệm hành chính và cả về trách nhiệm hình sự.
Cũng đã đến lúc các tổ chức quốc tế về môi trường và nhân quyền cần lên tiếng về quyền bảo vệ môi trường, quyền bảo vệ thân thể và quyền khiếu nại tố cáo của người dân Việt Nam đối với sự tàn hại môi trường cùng an lành dân sinh. Tác động của các tổ chức quốc tế và tốt hơn thế, nếu có được một phong trào dân sự về môi trường ở Việt Nam, sẽ khiến rút ngắn tuổi thọ của các “đày tớ” vô trách nhiệm, nhưng lại giúp cho người dân kéo dài được cuộc sống bớt băng hoại bởi cơn ung thư ác tính.
Đã hơn một tháng trôi qua kể từ thời điểm vụ chôn hóa chất độc xuống lòng đất của Công ty Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa bị dư luận và báo chí phát hiện, song chính quyền địa phương nơi đây vẫn như bị vùi trong cơn bế tắc hỗn độn giữa chức trách và lương tâm. Tuy thế, hiển thị được phát hiện mang tính bằng chứng rõ nhất là vẫn chưa có bất cứ một động thái nào để làm rõ điều mà các nạn nhân ung thư và công luận gọi là “tội ác” – rất gần gũi với các điều 182 và 182a của Bộ Luật hình sự.
Cuộc họp báo mới đây của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về vụ việc trên thực ra chỉ giải quyết những vấn đề vi phạm hành chính với mức tiền phạt hoàn toàn không đáng kể đối với Nicotex Thanh Thái. Nhiều lý do được các “đày tớ” của dân nại ra, và thay vì xử lý hình sự vụ việc bằng toàn quyền trong tay, chính quyền xứ Thanh lại dẫn dụ sang một thủ tục khác: chuyển báo cáo xin ý kiến Chính phủ.
Không khác gì cách hành xử của chính quyền tỉnh Đồng Nai liên quan đến các vụ việc xả nước thải của Vedan và Sonadezi Long Thành trước đây. Việc đùn đẩy trách nhiệm thường xảy ra khi khúc xương trở nên khó gặm.
Cũng không phải loài động vật nào cũng có được ý thức đầy đủ về tội ác của chúng đối với đồng loại của chúng.
Tội ác!
Tội ác đã hiển hiện suốt từ năm 2001 đến nay, từ thời điểm Nicotex Thanh Thái bắt đầu thủ ác vào lòng đất mẹ. Kết quả phân tích cho thấy các mẫu chất thải đều chứa các chất độc cấu thành sản phẩm thuốc trừ sâu thuộc nhóm độc II và III như Cypermethrin, Dichlorvos, Fenobucarb, Isoprothiolane, Butachlor, Isoprocard, Dimethoat, Fenobucar. Ngoài các chỉ tiêu không có trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, các chỉ tiêu còn lại đều vượt quá quy chuẩn này nhiều lần. Thậm chí, chỉ tiêu Cypermethrin vượt quy chuẩn cho phép tới 9.276 lần.
Theo mô tả của cánh phóng viên nặng lòng với những gì sót lại của môi trường, các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện Cẩm Thuỷ) và Yên Lâm (huyện Yên Định) ở Thanh Hóa đang phải sống bên “kho thuốc độc” của Công ty Nicotex Thanh Thái, hằng năm phải ăn, hít thở không biết bao nhiêu hóa chất độc hại vào người. Chính vì vậy mà con số mắc bệnh hiểm nghèo tăng lên chóng mặt theo hằng năm.
Từ nhiều năm qua, người dân đã không ngần ngại đặt cho những xã sống quanh Cty Nicotex là “làng ung thư”. Ở xã Yên Lâm, huyện Yên Định, trong vòng hơn 10 năm qua trở lại đây số người mắc bệnh hiểm nghèo của xã đã lên tới con số 315 người với các bệnh như ung thư, suy giảm thần kinh, dị dạng, đẻ non, sẩy thai… Trong đó, số người mắc bệnh ung thư đã chết lên tới 150 người, và hiện tại đang còn hàng chục người mắc bệnh ung thư nằm chờ chết.
Cũng chung cảnh “làng ung thư” như xã Yên Lâm, thôn Cò Đồm thuộc xã Cẩm Vân chỉ có 75 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu, nhưng đã có gần chục người chết do ung thư trong khoảng mười năm trở lại đây. Còn số người đẻ non, dị dạng thì không thể đếm xuể…
Phản bác
Vậy cái gọi là “bằng chứng” mà ủy ban nhân dân và công an tỉnh Thanh Hóa đang “tiếp tục điều tra” là gì? Lẽ nào còn có thứ bằng chứng đắt giá hơn nguy cơ bạo bệnh và sinh mạng con người?
Đơn giản là nếu một vụ thủ ác như Nicotex Thanh Thái xảy ra ở bất kỳ quốc gia phát triển nào, những cái chết vì ung thư sẽ là chứng cứ khủng khiếp nhất nhằm chống lại kẻ gián tiếp giết người.
Nhưng ở những địa phương Việt Nam, mọi chuyện lại bị thoái hóa rất nhiều. Trong một động tác muốn thoái thác trách nhiệm của mình, UBND tỉnh Thanh Hóa đã nêu lý do “chưa đủ thiết bị và chuyên môn để đánh giá hết được mức độ ô nhiễm môi trường do Nicotex gây ra”. Ngay lập tức, giới chuyên gia phản biện đã phản ứng: nếu đúng với lời lẽ của Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền thì chắc chắn sẽ không đủ căn cứ để khởi tố các cá nhân và tập thể của Nicotex Thanh Thái theo Bộ luật hình sự.
Những người phản biện độc lập còn nghi ngờ rằng việc UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Nicotex Thanh Thái lập phương án xử lý và ký kết hợp đồng với đơn vị xử lý các chất độc hại trong vòng 30 ngày, khi mà chưa xác định được mức độ và quy mô gây ô nhiễm của độc chất, đã vô hình trung đã giúp công ty này xóa đi chứng cớ hiện trường để xác định mức độ vi phạm.
Và tại sao trong thẩm quyền của mình, UBND tỉnh Thanh Hóa không mời các cơ quan nghiên cứu có chuyên môn cao, có đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại để xác định mức độ và quy mô ô nhiễm, cũng như không mời các chuyên gia y tế xét nghiệm việc có hay không tình trạng bị nhiễm độc của người dân, để làm căn cứ cho việc có thể khởi tố vụ việc hay không?
Thái độ và hành động có vẻ khá khuất lấp của chính quyền Thanh Hóa đang khiến cho dư luận đặc biệt nghi vấn về những động tác bao che nào đó của cơ quan này cho Nicotex Thanh Thái.
Sau các vụ việc nổi cộm như Vedan và Sonadezi Long Thành những năm trước, một lần nữa người dân trở thành nạn nhân của những thứ quyền lực chỉ tồn tại vào thời dã man nhất trong lịch sử.
Biểu tình?
Nhưng vẫn còn một chút quyền thuộc về dân chúng và các nạn nhân, chỉ có điều cho đến nay vẫn chưa được luật hóa.
Biểu tình chống ô nhiễm môi trường đã từng có tiền lệ ngay sát Việt Nam.
Vào tháng 8/2011, cuộc biểu tình của người dân Đại Liên ở Trung Quốc phản đối nhà máy sản xuất paraxylene Phúc Giai gây ô nhiễm trầm trọng môi trường và đe dọa đến tính mạng của người dân sinh sống trong khu vực, đã gặt hái được một kết quả ít ai dám mong đợi: chính quyền thành phố này – cả chủ tịch thành phố lẫn bí thư thành ủy đều phải xuất hiện, đối thoại với người biểu tình, đồng thời cam kết với người dân là sẽ di dời nhà máy paraxylene Phúc Giai ra khỏi khu công nghiệp cảng Đại Liên.
Mười hai ngàn người tham gia là yếu tố thành công đầu tiên của cuộc biểu tình. Con số này được xem là một trong những bằng chứng ấn tượng nhất trong làn sóng biểu tình phản đối gây ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc trong những năm qua. Vào năm 2007, một cuộc biểu tình với chủ đề tương tự cũng đã nổ ra ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, với con số tham gia lên đến hàng chục ngàn người. Kết quả cuộc biểu tình ở Hạ Môn cũng đã buộc chính quyền thành phố phải di dời nhà máy hóa chất Đài Loan ra khỏi khu vực gây nguy hiểm cho môi sinh.
Lượng và chất luôn là hai yếu tố song trùng hữu cơ, làm nên tính quyết định thành bại cho một phong trào dân sự. “Đám đông tụ tập” ở Đại Liên đã không hề bị biến thành một đám ô hợp. Ngược lại hoàn toàn, đó là một khối người được tổ chức chặt chẽ nhất quán, thái độ dứt khoát và kiên trì trong thể hiện yêu sách, ý thức chấp nhận va chạm ban đầu để tiếp cận với trụ sở chính quyền, tính kỷ luật trong việc bố cục không gian hợp lý trong đoàn biểu tình mà vẫn không bị chia cắt, công tác hậu cần được tổ chức chu đáo, tâm lý và không khí biểu tình ôn hòa được duy trì ổn định… Những tố chất của chiến thuật và kỹ thuật biểu tình đã được cơ bản đảm bảo.
Trong thực tế, vẫn còn nhiều khu vực ở Trung Quốc và hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam – những nơi nằm trong vùng nguy cơ hoặc nguy hiểm của nạn ô nhiễm môi trường – chưa tạo lập được một cán cân đối trọng với tác nhân gây ra ô nhiễm.
Tức đã chưa có phong trào dân sự nào về môi trường ở Việt Nam. Tất cả vẫn chỉ dừng ở hình thức đơn thư khiếu nại, dù rằng mức độ khiếu nại ngày càng tăng nhưng vẫn vấp phải sự vô tâm, vô cảm của chính quyền địa phương. Trong khi đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều tai họa trực tiếp đối với môi trường sống của người dân.
Với thế giới, môi trường và môi sinh là những tiêu chí đấu tranh rất quan trọng của phong trào dân sự. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt những quốc gia phát triển, những tổ chức phi chính phủ như Hòa Bình Xanh, DANIDA… đã xây dựng được vai trò và sự ảnh hưởng lớn lao đối với việc cải thiện các vấn đề môi trường và xã hội.
Bài học kinh nghiệm mà nhiều tổ chức phi chính phủ hàng đầu trên thế giới đã tích lũy được và đưa vào chiến lược hành động của họ là không thể thụ động trông chờ thái độ cải hóa và sự cải tiến tự thân của các cấp chính quyền, mà phải tạo được hành động tác động đối với chính quyền nhằm thay đổi về chính sách và những vấn đề liên quan. Đường lối hành động này trong thực tế đã trở nên hiệu quả hơn hẳn ở nhiều quốc gia châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, hay gần đây là cáo buộc của tổ chức phi chính phủ Global Witness đối với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ở Việt Nam…
Truy tố!
Chỉ có điều, Việt Nam là một trường hợp “ngoại lệ” về xã hội, bắt nguồn từ tính “đặc cách” về thể chế chính trị. Đó cũng là lý do vì sao bà Đỗ Thị Thu Hằng – người đại diện cao nhất của Sonadezi Long Thành, cũng là đại biểu Quốc hội và còn là một thành viên của Ủy ban kinh tế quốc hội, vẫn chưa phải nhận một kết quả xử lý thích đáng nào về hành chính và pháp luật hình sự từ tháng 8/2011 đến nay.
Nhìn lại một cách đau đớn, Việt Nam hiện thời đang tồn tại đến 37 làng ung thư, mà một trong những nguyên nhân gây ra là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu tại các kho chứa thuốc.
Cũng ở Việt Nam, tội ác và những kẻ thủ ác đã bị bỏ quên quá lâu. Đã đến lúc Nicotex Thanh Thái phải bị truy tố như một thước đo cho những gì còn lại trong lương tâm các “đày tớ”. Đến lượt mình, những “đày tớ” có chức trách cao nhất của UBND tỉnh Thanh Hóa và chịu trách nhiệm trực tiếp về môi trường lại cần được xử lý nghiêm khắc về trách nhiệm hành chính và cả về trách nhiệm hình sự.
Cũng đã đến lúc các tổ chức quốc tế về môi trường và nhân quyền cần lên tiếng về quyền bảo vệ môi trường, quyền bảo vệ thân thể và quyền khiếu nại tố cáo của người dân Việt Nam đối với sự tàn hại môi trường cùng an lành dân sinh. Tác động của các tổ chức quốc tế và tốt hơn thế, nếu có được một phong trào dân sự về môi trường ở Việt Nam, sẽ khiến rút ngắn tuổi thọ của các “đày tớ” vô trách nhiệm, nhưng lại giúp cho người dân kéo dài được cuộc sống bớt băng hoại bởi cơn ung thư ác tính.
P.C. D.
Nguồn Bauxite Vn
Không có nhận xét nào: