BBC - 23.11.2013: Luật sư bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân cho rằng việc lắp camera như một trong các biện pháp chống nhục hình, ép cung trong quá trình điều tra, xét hỏi, mà Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông Trần Đại Quang, đưa ra không phải là 'sáng kiến' gì mới và lẽ ra Việt Nam cần phải áp dụng việc này từ lâu.
Bà Công Nhân, người từng bị nhà cầm quyền cộng sản kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc 'tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam' hồi năm 2007, nói:
"Theo tôi biện pháp đó cũng không có gì mới và đặc biệt, vì thậm chí ở một số trường học và bệnh viện, người ta còn lắp được cả camera,
"Theo tôi biện pháp đó cũng không có gì mới và đặc biệt, vì thậm chí ở một số trường học và bệnh viện, người ta còn lắp được cả camera,
Luật sư Lê Thị Công Nhân nói lẽ ra Bộ Công an phải 'lắp camera' và có các biện pháp chống nhục hình, ép cung trong điều tra từ lâu.
LS Công Nhân cho rằng cần có thêm kiểm soát, giám sát của cộng đồng và xã hội chống nhục hình, ép cung |
"Cho nên tôi nghĩ việc họ nói lắp camera ở một số địa phương, một số nơi trọng điểm để làm thí điểm, tôi nghĩ lẽ ra họ phải làm rất là lâu rồi."
'Hồi tố với cả quan chức cao cấp'
Trao đổi với BBC hôm thứ Sáu, 22/11/2013 từ Hà Nội, bà Công Nhân lưu ý biện pháp lắp camera tuy thế có thể không bao quát hết những hành vi bạo hành, bức cung 'tinh vi' đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi thuộc cơ quan điều tra trong cả nước của ngành Công an.
Bà cũng cho rằng lắp camera cùng các biện pháp khác mà Bộ trưởng Công an nêu trước Quốc hội cuối tuần này chỉ là các biện pháp đơn phương từ phía nội bộ ngành công an, mà xã hội cũng như chính quyền phải có các hình thức, biện pháp và cách thức tổ chức giám sát khác nữa, từ vai trò của các ủy ban điều tra, giám sát độc lập cho tới vai trò của các dân biểu.
Ở phần cuối của cuộc trao đổi, bà Công Nhân nói về vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, bình luận về quan điểm của Chánh án Tòa án Nhân dân được cho là theo đó các nạn nhân bị nhục hình, ép cung trong điều tra, xét hỏi, cũng phải có 'trách nhiệm' cung cấp các bằng chứng khi họ tố cáo, hoặc đưa ra cáo buộc.
Nữ luật sư cũng lưu ý nguyên tắc cần hồi tố, điều tra những người có trách nhiệm trong vụ án oan sai, theo đó, không chỉ dừng ở các điều tra viên, thủ trưởng cơ quan điều tra cấp dưới, mà cần truy trách nhiệm tới thủ trưởng, lãnh đạo trong các bộ ngành từ công an, kiểm sát tới tòa án, nếu họ có trách nhiệm để xảy ra án oan với công dân.
Không có nhận xét nào: