BBC - 14.12.2013: Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng chính quyền và Đảng Cộng sản nên 'công bố đầy đủ' các ý kiến của các ông Tống Văn Công, Lê Hiếu Đằng, mở ra các trao đổi công khai với họ trên cơ sở 'khoa học, xây dựng' chứ không nên 'đả kích, công kích' một chiều.
Trao đổi với BBC hôm 23/12/2013, Tiến sỹ Doanh cho rằng việc 'đơn phương' cho mình quyền được 'chỉ trích', 'công kích', 'phán xét' những tiếng nói khác biệt này sẽ 'không giúp ích' cho quá trình cải tổ đưa đất nước tiến lên.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng những cách làm như vậy sẽ không giúp chúng ta đi đến sự thật, điều quan trọng hơn rất nhiều là chúng ta phải có sự trao đổi một cách thực sự cầu thị, thảo luận với nhau về những ý kiến còn khác nhau, để đi đến một nhận định chung, một sự thống nhất nhất định."
Ông cũng kêu gọi đảng và nhà nước công bố 'công khai' và 'đầy đủ' các ý kiến, bài viết, quan điểm của các ông Văn Công và Hiếu Đằng cùng những người có ý kiến khác, để có thể mở ra các cuộc hội thảo, tranh luận, trao đổi dựa trên cơ sở 'khoa học', với tinh thần 'xây dựng'.
'Không ngạc nhiên'
Riêng với trường hợp của luật gia Lê Hiếu Đằng, người đang phải chống chọi với trọng bệnh, Tiến sỹ Doanh cho rằng việc 'báo chí lề phải' sử dụng những từ ngữ gọi ông Đằng là 'trở cờ', 'cơ hội,' 'lạc lõng' hay vì 'mưu cầu thỏa mãn cái tôi' v.v... là không 'phù hợp' và có thể 'phản tác dụng'.
Hôm thứ Hai, 23/12, tờ Quân đội Nhân dân đã có bài báo được cho công kích ông Tống Văn Công với tựa đề "Hãy tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh bị đào thải', trong khi hôm Chủ Nhật, tờ Hà Nội Mới có bài viết với tựa đề 'Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải' có nhiều lời lẽ mang tính 'công kích' ông Lê Hiếu Đằng.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm thứ Hai, Tiến sỹ Doanh cho hay ông 'không ngạc nhiên' về diễn biến này, ông nói:
"Tôi không ngạc nhiên về việc một số tờ báo lề phải đã và sẽ có những bài có tính tranh luận một cách gay gắt, hay người khác dùng chữ 'đả kích' và dùng những từ nặng lời để nói về một số những người như là ông Lê Hiếu Đằng hay là bài của ông Tống Văn Công."
Trao đổi với BBC hôm 23/12/2013, Tiến sỹ Doanh cho rằng việc 'đơn phương' cho mình quyền được 'chỉ trích', 'công kích', 'phán xét' những tiếng nói khác biệt này sẽ 'không giúp ích' cho quá trình cải tổ đưa đất nước tiến lên.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng những cách làm như vậy sẽ không giúp chúng ta đi đến sự thật, điều quan trọng hơn rất nhiều là chúng ta phải có sự trao đổi một cách thực sự cầu thị, thảo luận với nhau về những ý kiến còn khác nhau, để đi đến một nhận định chung, một sự thống nhất nhất định."
Ông cũng kêu gọi đảng và nhà nước công bố 'công khai' và 'đầy đủ' các ý kiến, bài viết, quan điểm của các ông Văn Công và Hiếu Đằng cùng những người có ý kiến khác, để có thể mở ra các cuộc hội thảo, tranh luận, trao đổi dựa trên cơ sở 'khoa học', với tinh thần 'xây dựng'.
'Không ngạc nhiên'
Riêng với trường hợp của luật gia Lê Hiếu Đằng, người đang phải chống chọi với trọng bệnh, Tiến sỹ Doanh cho rằng việc 'báo chí lề phải' sử dụng những từ ngữ gọi ông Đằng là 'trở cờ', 'cơ hội,' 'lạc lõng' hay vì 'mưu cầu thỏa mãn cái tôi' v.v... là không 'phù hợp' và có thể 'phản tác dụng'.
Hôm thứ Hai, 23/12, tờ Quân đội Nhân dân đã có bài báo được cho công kích ông Tống Văn Công với tựa đề "Hãy tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh bị đào thải', trong khi hôm Chủ Nhật, tờ Hà Nội Mới có bài viết với tựa đề 'Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải' có nhiều lời lẽ mang tính 'công kích' ông Lê Hiếu Đằng.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm thứ Hai, Tiến sỹ Doanh cho hay ông 'không ngạc nhiên' về diễn biến này, ông nói:
"Tôi không ngạc nhiên về việc một số tờ báo lề phải đã và sẽ có những bài có tính tranh luận một cách gay gắt, hay người khác dùng chữ 'đả kích' và dùng những từ nặng lời để nói về một số những người như là ông Lê Hiếu Đằng hay là bài của ông Tống Văn Công."
TS. Lê Đăng Doanh nói Đảng nên công bố đầy đủ các ý kiến của các ông Tống Văn Công, Lê Hiếu Đằng và mở trao đổi công khai với họ.
Không có nhận xét nào: