Ông Nhất bị bắt vì các bài viết thể hiện quan điểm trên blog |
BBC - 12.12.2013: Báo của ngành công an có bài kết tội blogger Trương Duy Nhất trong đội thái báo hiệu khó có mức án nhẹ cho blogger này.
Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, bị bắt hôm 26/5 ở Đà Nẵng và bị chuyển ra Hà Nọi trong cùng ngày vì cáo buộc có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."
Mức án tối đa cho những người vi phạm điều 258 có thể lên tới bảy năm tù giam.
Trong khi hiện còn chưa rõ khi nào ông Nhất sẽ được đưa ra xét xử, báo Công an Nhân dân đột nhiên có bài viết dài luận tội ông.
Bài 'Sự sa ngã của người cầm bút' đăng hôm 12/12 viết:
"Lợi dụng quyền tự do báo chí, Trương Duy Nhất đã viết, đăng tải bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên website của mình, làm giảm tuy tín, mất lòng tin của nhân dân."
"...Con đường phạm tội của Nhất bắt đầu từ năm 2009, đặc biệt là từ khi đăng ký sử dụng, lập và quản trị website truongduynhat.vn đến ngày 25/5/2013.
"...Trong thời gian này, Trương Duy Nhất đã đăng tải trên website này trên 1.000 bài viết ký tên Trương Duy Nhất và một số tác giả khác và lựa chọn cho hiển thị nhiều ý kiến bình luận của người đọc.
"...Trong số 1.000 bài viết này, có nhiều bài viết không đúng sự thật. Xin dẫn chứng ra ở đây.
"Trong nội dung "Ông Thị trưởng nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương.
"Rồi kế đó, là bài viết với nội dung: "sẽ cần bao nhiêu thời gian/ Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"". Ở Việt Nam ngày 30-4 hằng năm là ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, không có ngày nào gọi là ngày "Quốc hận".
"Tất cả những điều này chỉ là suy nghĩ một chiều, phiến diện của Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất đã phủ nhận xương máu và sự đóng góp của cả dân tộc, trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ."
Báo của ngành công an cũng nói hôm 19/11/2013, Bộ Công an đã ra kết luận điều tra khẳng định ông Nhất phạm tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương khác."
Tờ Công an Nhân dân cũng nói ông Nhất đã "tự cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân" và bình luận thêm:
"Trong quá trình điều tra, bị can Trương Duy Nhất đã khai rõ về hành vi viết và đăng tải các bài viết có nội dung nêu trên của mình, nhưng không thừa nhận đó là hành vi phạm tội.
"Trương Duy Nhất không tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi của anh ta… Hành vi phạm tội của Trương Duy Nhất như thế nào sẽ được làm rõ trong phiên tòa xét xử trong thời gian tới."
Quy định hà khắc
Một số blogger nói ông Nhất chỉ muốn viết về những tiêu cực trong xã hội để có sự tiến bộ ở Việt Nam.
Sau bài của Công an Nhân dân, cây viết Đào Tuấn nhận xét:
"Trương Duy Nhất từng tin rằng cái còng và khẩu súng không thể chĩa vào anh vì anh có quyền nhìn mọi sự dưới con mắt cá nhân.
Anh nhầm. Anh nhầm như tôi nhầm, như bạn nhầm, như cả lũ chúng ta đang nhầm."
So với một số nước tiến bộ hơn trên thế giới, Việt Nam có quy định pháp luật bị xem là hà khắc về những bài viết thể hiện quan điểm cá nhân về các nhà lãnh đạo và hệ thống chính trị.
Tòa án của một số nước phát triển ít khi chấp nhận các vụ kiện trong đó các chính trị gia đương chức kiện người dân viết bài chỉ trích họ.
Hoa Kỳ thậm chí bắt quan chức phải chứng minh rằng nhà báo biết chắc chắn thông tin họ có là sai nhưng vẫn đăng thì mới có thể kiện về ảnh hưởng của tin tức tới uy tín.
Riêng về các bài bình luận, khả năng quan chức Hoa Kỳ có thể thắng các vụ kiện về thanh danh gần như không đáng kể.
Blog của ông Trương Duy Nhất có nhiều người trong và ngoài nước theo dõi. |
Một số blogger nói ông Nhất chỉ muốn viết về những tiêu cực trong xã hội để có sự tiến bộ ở Việt Nam.
Sau bài của Công an Nhân dân, cây viết Đào Tuấn nhận xét:
"Trương Duy Nhất từng tin rằng cái còng và khẩu súng không thể chĩa vào anh vì anh có quyền nhìn mọi sự dưới con mắt cá nhân.
Anh nhầm. Anh nhầm như tôi nhầm, như bạn nhầm, như cả lũ chúng ta đang nhầm."
So với một số nước tiến bộ hơn trên thế giới, Việt Nam có quy định pháp luật bị xem là hà khắc về những bài viết thể hiện quan điểm cá nhân về các nhà lãnh đạo và hệ thống chính trị.
Tòa án của một số nước phát triển ít khi chấp nhận các vụ kiện trong đó các chính trị gia đương chức kiện người dân viết bài chỉ trích họ.
Hoa Kỳ thậm chí bắt quan chức phải chứng minh rằng nhà báo biết chắc chắn thông tin họ có là sai nhưng vẫn đăng thì mới có thể kiện về ảnh hưởng của tin tức tới uy tín.
Riêng về các bài bình luận, khả năng quan chức Hoa Kỳ có thể thắng các vụ kiện về thanh danh gần như không đáng kể.
Không có nhận xét nào: