BBC - 15.12.2013: Việc lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam tới 'dự phiên tòa' đang trong quá trình xét xử ông Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại vụ án 'tham ô tài sản' và 'cố ý làm trái gây hiệu quả nghiêm trọng' ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines, hôm 14/12 là 'không vi phạm luật' và là 'điều bình thường' ở trong nước, theo một nhà quan sát từ Hà Nội.
Bình luận về động cơ ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương xuất hiện tại phiên tòa, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ hôm Chủ Nhật nói với BBC:
"Theo tôi ông Bá Thanh đến để biểu hiện sự quan tâm của Ban Nội chính Trung ương và cũng có thể của ban lãnh đạo Đảng đến phiên tòa này,
"Và nó chứng tỏ rằng phiên tòa này được sự chú ý cao độ của công luận và lãnh đạo Đảng, mà trong đó có Ban Nội chính Trung ương."
TS Lê Đăng Doanh bình luận động cơ và tính hợp lệ việc ông Nguyễn Bá Thanh tới dự phiên tòa xử ông Dương Chí Dũng và đồng phạm.
'Ảnh hưởng tới tòa?'
Trả lời câu hỏi liệu sự hiện diện của ông Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, có gây ảnh hưởng gì tới tính khách quan và độc lập của tư pháp cũng như vụ xử ông Dương Chí Dũng cùng các bị cáo khác trong vụ án hay không, Tiến sỹ Doanh nói:
"Ở Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương có thể hiện diện ở các phiên tòa như vậy là việc bình thường, ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, cho nên Ban Nội chính trung ương có thể đến, xuất hiện ở các phiên tòa đó để xem xét có ý kiến...
"Như báo chí đưa tin, ông ấy đến xem xét rồi ông ấy lại lẳng lặng ra đi, chứ không phát biểu ý kiến gì cả, cái đó có thể đối với quốc tế là một điều không bình thường, nhưng đối với Việt Nam, việc ấy, cũng tương tự như nhiều sự việc khác, các lãnh đạo Đảng có thể đến được."
Trong khi cho rằng vụ án là một trong các nội dung được ban lãnh đạo Đảng Cộng sản đặt trọng tâm chỉ đạo xử lý, với định hướng để ngành tư pháp sẽ 'không xử án treo' với các vụ án liên quan tham nhũng, chức vụ, Tiến sỹ Doanh nhấn mạnh thêm:
"Đến nay không có quy định gì về việc sự lãnh đạo của Đảng sẽ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật như thế nào."
Trả lời câu hỏi liệu sự hiện diện của ông Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, có gây ảnh hưởng gì tới tính khách quan và độc lập của tư pháp cũng như vụ xử ông Dương Chí Dũng cùng các bị cáo khác trong vụ án hay không, Tiến sỹ Doanh nói:
"Ở Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương có thể hiện diện ở các phiên tòa như vậy là việc bình thường, ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, cho nên Ban Nội chính trung ương có thể đến, xuất hiện ở các phiên tòa đó để xem xét có ý kiến...
"Như báo chí đưa tin, ông ấy đến xem xét rồi ông ấy lại lẳng lặng ra đi, chứ không phát biểu ý kiến gì cả, cái đó có thể đối với quốc tế là một điều không bình thường, nhưng đối với Việt Nam, việc ấy, cũng tương tự như nhiều sự việc khác, các lãnh đạo Đảng có thể đến được."
Trong khi cho rằng vụ án là một trong các nội dung được ban lãnh đạo Đảng Cộng sản đặt trọng tâm chỉ đạo xử lý, với định hướng để ngành tư pháp sẽ 'không xử án treo' với các vụ án liên quan tham nhũng, chức vụ, Tiến sỹ Doanh nhấn mạnh thêm:
"Đến nay không có quy định gì về việc sự lãnh đạo của Đảng sẽ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật như thế nào."
Không có nhận xét nào: