Golf là môn thể thao hiện đang tập trung cho người có thu nhập cao ở VN. |
Nguyễn Quảng, BBC - 14.12.2013: Đọc trên báo mới đây tôi thấy dự án xây sân gôn Xuân Thành đang gặp vấn đề về giải phóng mặt bằng, 14 hộ dân không đồng ý với giá bồi thường đất, không chỉ Hà tĩnh, nhiều nơi khác khi xây sân gôn cũng xảy ra xô xát.
Và tôi nhớ một chương trình nổi tiếng cuối năm có tên Táo Quân, đã có một anh đóng vai nông dân than phiền về việc lấy hết đất trồng lúa của họ làm sân gôn, anh trông rất thểu não trong vai người nông dân mất đất.
Bỏ qua những vấn đề khúc mắc trong việc bồi thường để dân phản đối, tôi chỉ muốn phân tích, sân gôn có lợi hay hại.
Môn thể thao này có nguồn gốc từ Scotland, đầu tiên giới quý tộc thường chơi, sau này khi dân giàu lên thì chơi gôn ở Anh trở thành bình thường, bất kì ai cũng có thể chơi vì giá không đắt và có rất nhiều sân gôn để chơi.
Một anh bạn tôi người Anh làm nghề lái xe tải nhẹ, cuối tuần nào anh cũng phải đi vụt cả ngày dù mưa hay tuyết rơi vì quá mê, đi bộ liên tục hơn 10 km cả ngày với vụt bóng cũng rất tốt cho thể lực, và cảm giác gần gũi với thiên nhiên đồi núi bãi cỏ hồ nước cũng làm người chơi thoái mái tinh thần sau một tuần vất vả làm việc.
Ở Việt nam, gôn được coi là môn chơi của người giàu, và có vẻ không được hoan nghênh lắm, chính ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Đinh la Thăng đã có chỉ thị cấm nhân viên của bộ mình chơi gôn.
Thường sân gôn hay được làm ở những nơi có vị trí đẹp, có đồi núi sông rừng hoặc biển. Ở Xuân Thành Hà tĩnh, nơi mà người ta vẫn coi là tỉnh nghèo, dân vùng xa lại càng nghèo, không năm nào không thiếu đói, thì một sân gôn là điểm tựa tốt để phát triển kinh tế.
Lúa gạo, Việt Nam đang thừa, càng làm gạo nhiều nông dân càng lỗ, vậy chuyển đổi đất thành sân gôn là giải pháp không tệ, nhất là với một huyện nghèo toàn cát trắng như Xuân Thành Hà tĩnh.
Ngoài dự án sân gôn thì ở Xuân Thành còn xây thêm trường đua chó, khu biệt thự, khách sạn 5 sao.
'Sẽ sầm uất'
Tôi đã đi qua Xuân Thành nhiều lần, có biển xanh cát trắng và rừng phi lao. Phong cảnh khá đẹp nhưng dân phần đông nghèo, nghề chính của họ là kéo lưới bắt tôm ghẹ mực và cá nhỏ vào buổi sáng và thu thu nhập rất bấp bênh.
Nông dân có thể chuyển đổi từ trồng rừng phòng hộ, hay kéo lưới sang làm dịch vụ, một sân gôn 18 lỗ cần khoảng 250 caddies (người phục vụ chuyên về môn chơi này), thu nhập của họ gồm cả lương và tiền thưởng của khách đạt khoảng 300 USD/tháng, món tiền chắc chắn họ không bao giờ có được nếu trồng lúa, trồng rừng hay kéo lưới.
Ngân sách tỉnh sẽ thu được nhiều hơn rất nhiều so với trước đây, chỉ riêng thuế VAT 10% và tiêu thụ đặc biệt 30% từ 110 héc ta sân gôn chưa kể thu nhập doanh nghiệp hay cá nhân liên quan, tỉnh có thể thu một khoản tiền không nhỏ.
Ngoài những thuế kể trên thì nơi nào có sân gôn, thì giá đất đai ở quanh đó thường tăng vọt, đó là mối lợi khổng lồ cho những người dân vùng đó. Mà tỉnh giàu hơn, nghĩa là dân đen cũng sẽ không quá nghèo.
Vậy ít nhất, những hộ mất đất có thể chuyển sang việc làm khác, ngoài sân gôn Xuân Thành thì ở trường đua chó hay khu biệt thự hay khách sạn 5 sao cũng sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Nhiều nhà hàng khách sạn vệ tinh sẽ được mở quanh đó, và Xuân Thành sẽ sầm uất dần.
Sân gôn có thể thu hút nhiều hơn khách du lịch, nhất là những khách quốc tế Hàn quốc, Đài Loan hay Nhật bản, những khách này rất mê môn gôn. Có khách quốc tế, tức là có ngoại tệ. Khi một chủ đầu tư quyết định xuống tiền, nghĩa là họ chắc sẽ thu được lợi nhuận.
Và ngoại tệ là nguồn tiền Việt nam luôn thiếu, cho tới nay, nguồn ngoại tệ đáng kể nhất là do người Việt nam gửi về từ nước ngoài.
Tôi đã đưa khách đi đánh gôn ở Đồng mô cuối tuần, bãi đỗ xe lúc nào cũng bận rộn và những quán ăn quanh đó luôn đông chật những anh lái xe cho khách quốc tế chơi gôn, dễ đến vài trăm anh, rất nhiều quán ăn và nhà sàn dựng lên chỉ để phục vụ các bác tài này. Họ ăn uống và tiêu tiền ở những quán quanh sân gôn có khi còn nhiều hơn cả các ông chủ đang đánh gôn của họ.
Cá nhân tôi những năm 90 đã lái xe đi Tây bắc, và khi tôi xuôi về Hà nội lần nào tôi cũng luôn dừng xe ở một điểm có tầm nhìn rất đẹp ở Lương Sơn qua Hòa bình khoảng 20 km, có một dòng suối nhỏ chạy dài vào trong hẻm núi, phía xa là núi trùng điệp rất hùng vĩ, và đất đai chỉ là bụi cây đồng cỏ, vài mảnh ruộng bậc thang, dăm con trâu bò gặm cỏ, bà con gần như không canh tác được gì trên đất đó, tôi với nhiều lái xe khác dừng xe ở đó, không phải đồ uống quán đó ngon, mà phong cảnh ở đó rất đẹp, hồi đó tôi chưa có khái niệm sân gôn.
Giờ nó là sân gôn Lương Sơn Phoenix. Nếu biến được một khu đất đẹp thành một sân gôn và kiếm tiền từ đó, thì tại sao không?
Phải chăng phần đông nông dân Việt nam luôn có suy nghĩ rằng: cách làm giàu duy nhất của họ là lúa lang lạc lợn?
Bài viết phản ánh quan điêm riêng và văn phong của tác giả, một blogger người Việt Nam đang sinh sống ở Anh.
Và tôi nhớ một chương trình nổi tiếng cuối năm có tên Táo Quân, đã có một anh đóng vai nông dân than phiền về việc lấy hết đất trồng lúa của họ làm sân gôn, anh trông rất thểu não trong vai người nông dân mất đất.
Bỏ qua những vấn đề khúc mắc trong việc bồi thường để dân phản đối, tôi chỉ muốn phân tích, sân gôn có lợi hay hại.
Môn thể thao này có nguồn gốc từ Scotland, đầu tiên giới quý tộc thường chơi, sau này khi dân giàu lên thì chơi gôn ở Anh trở thành bình thường, bất kì ai cũng có thể chơi vì giá không đắt và có rất nhiều sân gôn để chơi.
Một anh bạn tôi người Anh làm nghề lái xe tải nhẹ, cuối tuần nào anh cũng phải đi vụt cả ngày dù mưa hay tuyết rơi vì quá mê, đi bộ liên tục hơn 10 km cả ngày với vụt bóng cũng rất tốt cho thể lực, và cảm giác gần gũi với thiên nhiên đồi núi bãi cỏ hồ nước cũng làm người chơi thoái mái tinh thần sau một tuần vất vả làm việc.
Ở Việt nam, gôn được coi là môn chơi của người giàu, và có vẻ không được hoan nghênh lắm, chính ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Đinh la Thăng đã có chỉ thị cấm nhân viên của bộ mình chơi gôn.
Thường sân gôn hay được làm ở những nơi có vị trí đẹp, có đồi núi sông rừng hoặc biển. Ở Xuân Thành Hà tĩnh, nơi mà người ta vẫn coi là tỉnh nghèo, dân vùng xa lại càng nghèo, không năm nào không thiếu đói, thì một sân gôn là điểm tựa tốt để phát triển kinh tế.
Lúa gạo, Việt Nam đang thừa, càng làm gạo nhiều nông dân càng lỗ, vậy chuyển đổi đất thành sân gôn là giải pháp không tệ, nhất là với một huyện nghèo toàn cát trắng như Xuân Thành Hà tĩnh.
Ngoài dự án sân gôn thì ở Xuân Thành còn xây thêm trường đua chó, khu biệt thự, khách sạn 5 sao.
'Sẽ sầm uất'
Xuân Thành được xem là nơi có phong cảnh đẹp |
Tôi đã đi qua Xuân Thành nhiều lần, có biển xanh cát trắng và rừng phi lao. Phong cảnh khá đẹp nhưng dân phần đông nghèo, nghề chính của họ là kéo lưới bắt tôm ghẹ mực và cá nhỏ vào buổi sáng và thu thu nhập rất bấp bênh.
Nông dân có thể chuyển đổi từ trồng rừng phòng hộ, hay kéo lưới sang làm dịch vụ, một sân gôn 18 lỗ cần khoảng 250 caddies (người phục vụ chuyên về môn chơi này), thu nhập của họ gồm cả lương và tiền thưởng của khách đạt khoảng 300 USD/tháng, món tiền chắc chắn họ không bao giờ có được nếu trồng lúa, trồng rừng hay kéo lưới.
Ngân sách tỉnh sẽ thu được nhiều hơn rất nhiều so với trước đây, chỉ riêng thuế VAT 10% và tiêu thụ đặc biệt 30% từ 110 héc ta sân gôn chưa kể thu nhập doanh nghiệp hay cá nhân liên quan, tỉnh có thể thu một khoản tiền không nhỏ.
Ngoài những thuế kể trên thì nơi nào có sân gôn, thì giá đất đai ở quanh đó thường tăng vọt, đó là mối lợi khổng lồ cho những người dân vùng đó. Mà tỉnh giàu hơn, nghĩa là dân đen cũng sẽ không quá nghèo.
Vậy ít nhất, những hộ mất đất có thể chuyển sang việc làm khác, ngoài sân gôn Xuân Thành thì ở trường đua chó hay khu biệt thự hay khách sạn 5 sao cũng sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Nhiều nhà hàng khách sạn vệ tinh sẽ được mở quanh đó, và Xuân Thành sẽ sầm uất dần.
Sân gôn có thể thu hút nhiều hơn khách du lịch, nhất là những khách quốc tế Hàn quốc, Đài Loan hay Nhật bản, những khách này rất mê môn gôn. Có khách quốc tế, tức là có ngoại tệ. Khi một chủ đầu tư quyết định xuống tiền, nghĩa là họ chắc sẽ thu được lợi nhuận.
Và ngoại tệ là nguồn tiền Việt nam luôn thiếu, cho tới nay, nguồn ngoại tệ đáng kể nhất là do người Việt nam gửi về từ nước ngoài.
Cá nhân tôi những năm 90 đã lái xe đi Tây bắc, và khi tôi xuôi về Hà nội lần nào tôi cũng luôn dừng xe ở một điểm có tầm nhìn rất đẹp ở Lương Sơn qua Hòa bình khoảng 20 km, có một dòng suối nhỏ chạy dài vào trong hẻm núi, phía xa là núi trùng điệp rất hùng vĩ, và đất đai chỉ là bụi cây đồng cỏ, vài mảnh ruộng bậc thang, dăm con trâu bò gặm cỏ, bà con gần như không canh tác được gì trên đất đó, tôi với nhiều lái xe khác dừng xe ở đó, không phải đồ uống quán đó ngon, mà phong cảnh ở đó rất đẹp, hồi đó tôi chưa có khái niệm sân gôn.
Giờ nó là sân gôn Lương Sơn Phoenix. Nếu biến được một khu đất đẹp thành một sân gôn và kiếm tiền từ đó, thì tại sao không?
Phải chăng phần đông nông dân Việt nam luôn có suy nghĩ rằng: cách làm giàu duy nhất của họ là lúa lang lạc lợn?
Bài viết phản ánh quan điêm riêng và văn phong của tác giả, một blogger người Việt Nam đang sinh sống ở Anh.
Không có nhận xét nào: