Phạm Đình Trọng: Mở trang báo lề đảng ra, ngày nào cũng gặp nhan nhản những chuyện đâm chém, đổ máu thê thảm. Cá nhân hành hung nhau chí tử, băng nhóm thanh toán nhau đẫm máu chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh, không đâu.
Vào các trang mạng xã hội lề dân những vụ sử dụng bạo lực trong quan hệ dân sự càng diễn ra thường xuyên, man rợ, rừng rú, mạnh hiếp đáp yếu, nhân danh quyền lực Nhà nước ức hiếp dân. Công an cùng côn đồ dùng sức mạnh Nhà nước và sức mạnh xã hội đen đánh người dân lương thiện tay không, sức yếu, thế cô ngay trên phố đông, ngay giữa làng xóm yên lành. Công an huy động côn đồ hành hung dân đến làm việc ngay trong phòng trực ban công an. Công an đánh chết dân ngay trong nhiệm sở chỉ vì những vụ việc dân sự thông thường hàng ngày.
Hai sự việc gần đây nhất của xã hội rừng rú, bạo lực tràn lan từ cơ quan công quyền Nhà nước lẽ ra phải là nơi ngự trị của pháp luật, người dân được bảo vệ, lẽ phải được sáng tỏ lại là nơi người dân bị hành hung, pháp luật bị chà đạp, luật rừng ngự trị, đến tận nơi nuôi dạy trẻ thơ lẽ ra chỉ có tình thương yêu lại là nơi bạo lực thi thố.
Bạo lực nơi công quyền. Ba công dân từ Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế vào Đà Nẵng, tối 7.12.2013 nghỉ trọ ở nhà nghỉ Hồng Ngọc đường Nguyễn Huy Tự, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Ngay đêm đó công an phường Hòa Minh không có nguyên cớ và công lệnh gì đường đột xâm phạm nơi cư trú của công dân, xông vào nhà trọ tra hỏi rồi cùng những người đàn ông mặc đồ dân sự không rõ xuất xứ với thái độ bặm trợn côn đồ dùng bạo lực bắt trái pháp luật ba công dân về đồn hạch xách giam giữ suốt đêm.
Sáng hôm sau công an phường Hòa Minh mới trả tự do cho ba công dân nhưng thu giữ của họ những tài sản quí giá và là tài sản tối cần thiết, bất li thân của con người thời đại công nghệ thông tin là láp tốp và điện thoại di động. Ba công dân phản đối việc thu giữ tài sản trái pháp luật, công an Hòa Minh buộc phải viết giấy hẹn họ hai ngày sau lên công an thành phố Đà Nẵng nhận lại tài sản.
Theo giấy hẹn của công an Hòa Minh, ngày 10.12.2013, ngày Quốc tế Nhân quyền, ba công dân đến công an thành phố Đà Nẵng nhận lại tài sản thì công an thành phố Đà Nẵng trả lời hoàn toàn không biết sự việc vì công an Hòa Minh chưa báo cáo và chỉ ba công dân về công an Hòa Minh. Công dân bị quyền lực Nhà nước bất chính, hành xử trái pháp luật đẩy từ phường lên thành phố rồi lại bị đẩy từ thành phố về phường. Về phường, công an Hòa Minh lại đẩy tiếp, lại hẹn đến 12. 12. 2013 lên công an thành phố Đà Nẵng giải quyết.
Bị đối xử quá bất công, vô lí, tàn nhẫn và trái pháp luật, ba dân đen thấp cổ bé họng cũng đành chấp nhận chỉ xin những kẻ bất lương mất tính người, không còn trái tim con người, chỉ là robot mặc áo công an phường Hòa Minh tờ giấy hẹn để có chứng cứ buộc nơi họ được hẹn đến phải giải quyết. Một việc nhỏ, một thủ tục hành chính đương nhiên, bắt buộc phải thực hiện nhưng công an Hòa Minh dứt khoát không thực hiên. Buộc lòng ba công dân phải đứng trước đồn công an phường Hòa Minh lên tiếng: “Phản đối công an phường Hòa Minh quận Liên Chiểu bắt người và thu giữ tài sản công dân trái pháp luật”, “Yêu cầu công an trả lại tài sản”. Lập tức công an phường Hòa Minh cùng những người mặc đồ dân sự bặm trợn mà ba đêm trước đã xông vào nhà trọ Hồng Ngọc lại xuất hiện xô vào đánh ba công dân máu chảy tràn trên mặt và ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu!
Bạo lực ở nơi của tình thương. Trường mầm non tư thục Phương Anh phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Sài Gòn nhận trông giữ và nuôi dạy 22 trẻ từ mười tháng đến bốn tuổi. Ở nơi chỉ từ ngữ phát âm lên: Trường mầm non. Nuôi dạy. Trẻ thơ đã gợi lên, đã đòi hỏi tình thương yêu bao la, sự nâng niu, chăm sóc, nhân hậu nhưng lại chỉ có bạo lực, tàn nhẫn, hung ác. Hàng ngày hai cô giáo nuôi và dạy những đứa trẻ dưới bốn tuổi bằng cách đến bữa ăn, cô nuôi trẻ liên tục dồn cháo vào đầy mồm đứa trẻ rồi bóp cổ, bịt mũi, vung tay tát tới tấp vào mặt, đánh túi bụi khắp người đứa trẻ, dựng ngược, nhét đầu đứa trẻ vào phuy nước bắt nó phải nín khóc để nuốt cháo.
Nhà trẻ cùng với gia đình là nơi gieo yêu thương, đánh thức tính người trong lòng trẻ thơ lại là nơi gieo hận thù, đánh thức tính thú, rèn luyện bạo lực cho đứa trẻ để đứa trẻ lớn lên trở thành những con thú trong xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể.
Xã hội rừng rú càng được khuyến khích phát triển, bạo lực càng tràn lan trong xã hội qua cách ứng xử của pháp luật và dư luận xã hội với hai vụ việc bạo lực trên.
Hai cô giáo hành hạ trẻ thơ không gây thương tích trên cơ thể nhưng gây chấn thương tâm lí, tinh thần cho trẻ thơ bị báo chí phanh phui, lập tức chính quyền vào cuộc, pháp luật truy tố, các quan chức từ quốc gia đến các ban, ngành, phường, xã lên tiếng, cả hệ thống truyền thông từ đài truyền hình quốc gia đến các tờ báo địa phương, ngành đồng loạt, cấp tập lên án.
Nhưng công an phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng xâm phạm nơi cư trú công dân, bắt giam người, thu giữ tài sản trái pháp luật của ba công dân rồi cùng côn đồ xã hội đen quây đánh ba công dân lương thiện, hoàn toàn không có sai phạm pháp luật, gây thương tích nặng nề cho người dân trong đó có một công dân nữ, gây phẫn nộ trong lòng người dân với Nhà nước, vụ việc lớn, nghiêm trọng hơn nhiều vụ việc ở trường mầm non phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Sài Gòn thì chính quyền, pháp luật và báo chí lề đảng hoàn toàn im lặng, làm ngơ, khuyến khích công an tiếp tục sử dụng bạo lực phi pháp trong những quan hệ dân sự với người dân. Người dân bị hành hung, bị đánh chết trong đồn công an cứ liên tiếp diễn ra trên khắp đất nước. Xã hội Việt Nam cứ mãi mãi là xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể trong xã hội rừng rú đó.
Vào các trang mạng xã hội lề dân những vụ sử dụng bạo lực trong quan hệ dân sự càng diễn ra thường xuyên, man rợ, rừng rú, mạnh hiếp đáp yếu, nhân danh quyền lực Nhà nước ức hiếp dân. Công an cùng côn đồ dùng sức mạnh Nhà nước và sức mạnh xã hội đen đánh người dân lương thiện tay không, sức yếu, thế cô ngay trên phố đông, ngay giữa làng xóm yên lành. Công an huy động côn đồ hành hung dân đến làm việc ngay trong phòng trực ban công an. Công an đánh chết dân ngay trong nhiệm sở chỉ vì những vụ việc dân sự thông thường hàng ngày.
Hai sự việc gần đây nhất của xã hội rừng rú, bạo lực tràn lan từ cơ quan công quyền Nhà nước lẽ ra phải là nơi ngự trị của pháp luật, người dân được bảo vệ, lẽ phải được sáng tỏ lại là nơi người dân bị hành hung, pháp luật bị chà đạp, luật rừng ngự trị, đến tận nơi nuôi dạy trẻ thơ lẽ ra chỉ có tình thương yêu lại là nơi bạo lực thi thố.
Bạo lực nơi công quyền. Ba công dân từ Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế vào Đà Nẵng, tối 7.12.2013 nghỉ trọ ở nhà nghỉ Hồng Ngọc đường Nguyễn Huy Tự, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Ngay đêm đó công an phường Hòa Minh không có nguyên cớ và công lệnh gì đường đột xâm phạm nơi cư trú của công dân, xông vào nhà trọ tra hỏi rồi cùng những người đàn ông mặc đồ dân sự không rõ xuất xứ với thái độ bặm trợn côn đồ dùng bạo lực bắt trái pháp luật ba công dân về đồn hạch xách giam giữ suốt đêm.
Sáng hôm sau công an phường Hòa Minh mới trả tự do cho ba công dân nhưng thu giữ của họ những tài sản quí giá và là tài sản tối cần thiết, bất li thân của con người thời đại công nghệ thông tin là láp tốp và điện thoại di động. Ba công dân phản đối việc thu giữ tài sản trái pháp luật, công an Hòa Minh buộc phải viết giấy hẹn họ hai ngày sau lên công an thành phố Đà Nẵng nhận lại tài sản.
Theo giấy hẹn của công an Hòa Minh, ngày 10.12.2013, ngày Quốc tế Nhân quyền, ba công dân đến công an thành phố Đà Nẵng nhận lại tài sản thì công an thành phố Đà Nẵng trả lời hoàn toàn không biết sự việc vì công an Hòa Minh chưa báo cáo và chỉ ba công dân về công an Hòa Minh. Công dân bị quyền lực Nhà nước bất chính, hành xử trái pháp luật đẩy từ phường lên thành phố rồi lại bị đẩy từ thành phố về phường. Về phường, công an Hòa Minh lại đẩy tiếp, lại hẹn đến 12. 12. 2013 lên công an thành phố Đà Nẵng giải quyết.
Bị đối xử quá bất công, vô lí, tàn nhẫn và trái pháp luật, ba dân đen thấp cổ bé họng cũng đành chấp nhận chỉ xin những kẻ bất lương mất tính người, không còn trái tim con người, chỉ là robot mặc áo công an phường Hòa Minh tờ giấy hẹn để có chứng cứ buộc nơi họ được hẹn đến phải giải quyết. Một việc nhỏ, một thủ tục hành chính đương nhiên, bắt buộc phải thực hiện nhưng công an Hòa Minh dứt khoát không thực hiên. Buộc lòng ba công dân phải đứng trước đồn công an phường Hòa Minh lên tiếng: “Phản đối công an phường Hòa Minh quận Liên Chiểu bắt người và thu giữ tài sản công dân trái pháp luật”, “Yêu cầu công an trả lại tài sản”. Lập tức công an phường Hòa Minh cùng những người mặc đồ dân sự bặm trợn mà ba đêm trước đã xông vào nhà trọ Hồng Ngọc lại xuất hiện xô vào đánh ba công dân máu chảy tràn trên mặt và ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu!
Bạo lực ở nơi của tình thương. Trường mầm non tư thục Phương Anh phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Sài Gòn nhận trông giữ và nuôi dạy 22 trẻ từ mười tháng đến bốn tuổi. Ở nơi chỉ từ ngữ phát âm lên: Trường mầm non. Nuôi dạy. Trẻ thơ đã gợi lên, đã đòi hỏi tình thương yêu bao la, sự nâng niu, chăm sóc, nhân hậu nhưng lại chỉ có bạo lực, tàn nhẫn, hung ác. Hàng ngày hai cô giáo nuôi và dạy những đứa trẻ dưới bốn tuổi bằng cách đến bữa ăn, cô nuôi trẻ liên tục dồn cháo vào đầy mồm đứa trẻ rồi bóp cổ, bịt mũi, vung tay tát tới tấp vào mặt, đánh túi bụi khắp người đứa trẻ, dựng ngược, nhét đầu đứa trẻ vào phuy nước bắt nó phải nín khóc để nuốt cháo.
Nhà trẻ cùng với gia đình là nơi gieo yêu thương, đánh thức tính người trong lòng trẻ thơ lại là nơi gieo hận thù, đánh thức tính thú, rèn luyện bạo lực cho đứa trẻ để đứa trẻ lớn lên trở thành những con thú trong xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể.
Xã hội rừng rú càng được khuyến khích phát triển, bạo lực càng tràn lan trong xã hội qua cách ứng xử của pháp luật và dư luận xã hội với hai vụ việc bạo lực trên.
Hai cô giáo hành hạ trẻ thơ không gây thương tích trên cơ thể nhưng gây chấn thương tâm lí, tinh thần cho trẻ thơ bị báo chí phanh phui, lập tức chính quyền vào cuộc, pháp luật truy tố, các quan chức từ quốc gia đến các ban, ngành, phường, xã lên tiếng, cả hệ thống truyền thông từ đài truyền hình quốc gia đến các tờ báo địa phương, ngành đồng loạt, cấp tập lên án.
Nhưng công an phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng xâm phạm nơi cư trú công dân, bắt giam người, thu giữ tài sản trái pháp luật của ba công dân rồi cùng côn đồ xã hội đen quây đánh ba công dân lương thiện, hoàn toàn không có sai phạm pháp luật, gây thương tích nặng nề cho người dân trong đó có một công dân nữ, gây phẫn nộ trong lòng người dân với Nhà nước, vụ việc lớn, nghiêm trọng hơn nhiều vụ việc ở trường mầm non phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Sài Gòn thì chính quyền, pháp luật và báo chí lề đảng hoàn toàn im lặng, làm ngơ, khuyến khích công an tiếp tục sử dụng bạo lực phi pháp trong những quan hệ dân sự với người dân. Người dân bị hành hung, bị đánh chết trong đồn công an cứ liên tiếp diễn ra trên khắp đất nước. Xã hội Việt Nam cứ mãi mãi là xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể trong xã hội rừng rú đó.
Không có nhận xét nào: