BBC - 21.2.2014: Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng khẳng định thành phố có đủ chứng cứ để kiện Bộ Tài nguyên Môi trường vì những chi tiết trong dự thảo về việc vận hành liên hồ chứa nước.
"Họ chọn mực nước 2,53m tại trạm Thủy Văn Ái Nghĩa là con số trung bình của những tháng cạn nhất trong năm ... làm mực nước cơ sở để mở nước ra hoặc xả nước về," ông Huỳnh Vạn Thắng nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 21/2.
"Thành phố Đà Nẵng không chấp nhận vì mức 2,53m là quá thấp và sẽ dẫn đến hạn hán."
"Thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu chọn mực nước là 2,8m. Trong thực tế quản lý thì thành phố thấy đây là mực nước mà vùng hạ du có thể chấp nhận được."
Ông Thắng nói trong trường hợp Bộ vẫn giữ nguyên lập trường, "chắc chắn các cơ quan của chúng tôi sẽ tham mưu cho thành phố Đà Nẵng để khởi kiện tại tòa án, theo quy định của pháp luật."
"Đó là chuyện bắt buộc, dù đây là điều chúng tôi không muốn."
"Chúng tôi khẳng định có những chứng cứ rất rõ ràng, như thiệt hại về cấp nước chẳng hạn, đó là điều rõ ràng, không thể chối cãi được."
"Họ chọn mực nước 2,53m tại trạm Thủy Văn Ái Nghĩa là con số trung bình của những tháng cạn nhất trong năm ... làm mực nước cơ sở để mở nước ra hoặc xả nước về," ông Huỳnh Vạn Thắng nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 21/2.
"Thành phố Đà Nẵng không chấp nhận vì mức 2,53m là quá thấp và sẽ dẫn đến hạn hán."
"Thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu chọn mực nước là 2,8m. Trong thực tế quản lý thì thành phố thấy đây là mực nước mà vùng hạ du có thể chấp nhận được."
Ông Thắng nói trong trường hợp Bộ vẫn giữ nguyên lập trường, "chắc chắn các cơ quan của chúng tôi sẽ tham mưu cho thành phố Đà Nẵng để khởi kiện tại tòa án, theo quy định của pháp luật."
"Đó là chuyện bắt buộc, dù đây là điều chúng tôi không muốn."
"Chúng tôi khẳng định có những chứng cứ rất rõ ràng, như thiệt hại về cấp nước chẳng hạn, đó là điều rõ ràng, không thể chối cãi được."
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Đà Nẵng khẳng định thành phố có đủ chứng cứ để kiện Bộ Tài nguyên Môi trường vì những chi tiết trong dự thảo về việc vận hành liên hồ chứa nước.
Đà Nẵng có thể khởi kiện Bộ TN-MT
Lãnh đạo ngành của Đà Nẵng nói "chắc chắn" sẽ kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường nếu cơ quan này không sửa đổi những chi tiết trong dự thảo về việc vận hành liên hồ chứa nước mà họ cho là sẽ gây hạn hán và ảnh hưởng đời sống hàng triệu người dân.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 21/2, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng, giải thích cụ thể về những hậu quả mà dự thảo này có thể gây ra đối với người dân ở vùng hạ du sông Vu Gia, đồng thời khẳng định cơ sở pháp lý của thành phố nếu việc khởi kiện xảy ra.
BBC: Vừa qua, Sở đã có kiến nghị về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy trình vận hành hồ chứa gây thiệt hại lớn cho hạ du sông Vu Gia, không biết cho đến nay phía Bộ đã phản hồi như thế nào, thưa ông?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Họ có trả lời là họ sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến của thành phố Đà Nẵng, hy vọng là họ sẽ sửa đổi để thay đổi tình hình nước, nếu không sẽ rất khó khăn cho thành phố Đà Nẵng cũng như phía Bắc tỉnh Quảng Nam.
BBC: Kiến nghị của thành phố Đà Nẵng có nói đến những hậu quả nếu áp dụng mực nước 2,53m cho Trạm thủy văn Ái Nghĩa làm cơ sở vận hành, xả lũ vào mùa khô như trong dự thảo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Ông có thể giải thích rõ hơn?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Họ chọn mực nước 2,53m tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa là con số trung bình của những tháng cạn nhất trong năm.
Có thể hình dung thế này: Trong một năm, họ sẽ chọn ra một tháng có mực nước thấp nhất và 36 năm sẽ có 36 tháng như vậy.
Sau đó họ chia trung bình mực nước trong 36 tháng đó ra để có con số 2,53m làm mực nước cơ sở để mở nước ra hoặc xả nước về.
"Chắc chắn các cơ quan của chúng tôi sẽ tham mưu cho thành phố Đà Nẵng để khởi kiện tại tòa án, theo quy định của pháp luật. Đó là chuyện bắt buộc, dù đây là điều chúng tôi không muốn" Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng |
Thành phố Đà Nẵng không chấp nhận vì mức 2,53m là quá thấp và sẽ dẫn đến hạn hán.
Thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu chọn mực nước là 2,8m. Trong thực tế quản lý thì thành phố thấy đây là mực nước mà vùng hạ du có thể chấp nhận được.
BBC: Nếu áp dụng mực nước 2,53m thì người dân sẽ bị ảnh hưởng thế nào, với một quy mô ra sao, thưa ông?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Chuyện thiếu nước ảnh hưởng đến rất nhiều mặt, đầu tiên phải kể đến sản xuất nông nghiệp.
Có những thời kỳ lúa mà thiếu nước 3,5 ngày thì năng suất giảm đến 50% chứ không phải ít. Có những công đoạn như trồng lúa hoặc làm đồng thì đặc biệt không được để thiếu nước.
Thiếu nước còn gây ảnh hưởng đến cho các cây trồng cạn khác ngoài lúa ra như cây hoa màu, cây ăn trái, ăn quả nữa.
Điều này gây khó khăn cho tất cả mọi người, ảnh hưởng tới hệ sinh thái nông nghiệp.
Thứ hai là nuôi trồng thủy sản. Thiếu nước thì cá đâu còn nữa? Đó là chưa kể thiếu nước còn dẫn đến dịch bệnh cho gia súc và cả người.
BBC: Trong báo cáo giải trình thủ tướng của Cục Quản lý Tài nguyên nước, họ nói rằng nếu thủy điện Đăk Mi 4 xả nước trả lại sông Vu Gia theo đề nghị của Đà Nẵng, họ sẽ bị thiệt hại từ 55 đến 145 tỷ đồng, ông nghĩ gì về mức thiệt hại này?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Tôi nghĩ Cục Quản lý Tài nguyên nước không nên nói như vậy. Anh mất những gì anh có kia chứ, còn ở đây anh có có đâu mà mất.
Nước này là nước của sông Vu Gia, khi anh lấy hết đi rồi anh mới có chừng đó tiền. Nhưng làm sao lấy hết đi được? Một phần còn phải trả lại cho môi trường và cho sinh hoạt, cho sản xuất của người dân.
Cái đó không nên gọi là 'thiệt hại'.
BBC: Tổng mức thiệt hại quy ra tiền nếu như áp dụng đúng mực nước 2,53m cho trạm thủy văn Ái Nghĩa ước tính là bao nhiêu, thưa ông?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Cái đó nó phụ thuộc vào mức độ thiếu nước. Với mức độ xả như thế này thì hạn hán sẽ rất nặng, và lúc đó mức thiệt hại sẽ rất lớn.
Như năm vừa qua, riêng nhà máy nước Cầu Đỏ đã phải tăng chi phí để đưa thêm nước từ An Rạch về nhà máy. Riêng chi phí này đã phát sinh thêm 13 tỷ đồng và doanh nghiệp cấp nước của Đà Nẵng đã không chịu nổi và phải đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố tăng giá nước lên.
Như vậy, việc này rõ ràng là thiệt hại do người dân gánh.
Với 20.000 ha cây trồng của khu vực hạ du sông Vu Gia, chỉ cần năng suất thiệt hại 30% thôi, mà thiếu nước thì thiệt hại 30% là chuyện bình thường, có khi lên tới 50% hoặc thậm chí mất trắng, thì tổng số tiền thiệt hại có thể lên đến hơn 500 tỷ đồng.
Các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên thường hứng chịu hậu quả nặng nề do hạn hán |
Đó là chưa kể đến dịch bệnh ở con người và gia súc. Những chi phí đó thì mình chưa tính được.
BBC: Trước đó ông từng nói là những nội dung trong dự thảo của Bộ vi phạm nghiêm trọng điều 60 Luật Tài nguyên nước. Ông có thể nói rõ hơn?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Điều 60 của Luật Tài nguyên nước quy định rất rõ về việc phòng chống hạn hán, ngập úng nhân tạo, ở đây ý nói là do con người tạo nên.
Nó quy định rất rõ quy trình vận hành hồ chứa phải đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu, phòng chống lũ lụt, phòng chống hạn hán, thiếu nước cho hạ du.
Như vậy quy trình này do anh soạn thảo ra, các địa phương, đặc biệt là những địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp, đã góp ý, mà anh không tiếp thu, vẫn thực hiện theo ý của anh, thì người soạn thảo văn bản và đặc biệt là người trình văn bản này đi, sẽ phải chịu trách nhiệm lớn.
BBC: Nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường không chịu thay đổi những chi tiết trong dự thảo theo yêu cầu của thành phố thì liệu Đà Nẵng có giữ quyết định khởi kiện Bộ như ông đã nói với các báo trong nước không?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Chắc chắn các cơ quan của chúng tôi sẽ tham mưu cho thành phố Đà Nẵng để khởi kiện tại tòa án, theo quy định của pháp luật. Đó là chuyện bắt buộc, dù đây là điều chúng tôi không muốn.
BBC: Nếu bị buộc phải khởi kiện, ông có tin rằng Đà Nẵng có đủ cơ sở pháp lý để chiến thắng hay không?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Cái này có nhiều vấn đề. Nhưng chúng tôi khẳng định có những chứng cứ rất rõ ràng, như thiệt hại về cấp nước chẳng hạn, đó là điều rõ ràng, không thể chối cãi được.
Không có nhận xét nào: