Bản Lên tiếng đầu Xuân Giáp Ngọ về Nhân quyền và các tù nhân lương tâm của Hội Đồng Liên Tôn tại Việt Nam
Kính gởi:
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
- Quý Chức sắc và Tín đồ thuộc mọi Tôn giáo,
- Nhà cầm quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng kính gởi:
- Các Thân hữu Quốc tế tại các Quốc gia dân chủ.
Đồng bào Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều đang sống trong bầu không khí Xuân Giáp Ngọ và đang hướng về Quê cha Đất tổ với bao niềm vui lẫn nỗi buồn, hy vọng lẫn lo âu, ước nguyện lẫn hành động cho một Đất nước và Dân tộc vốn hiện có vô số vấn đề nan giải và khủng hoảng trầm trọng. Chúng tôi, các thành viên của Hội đồng Liên tôn tại Việt Nam, cũng chung các tâm tình đó và xin đưa ra Bản lên tiếng đầu Xuân về Nhân quyền và các Tù nhân lương tâm.
I- Về nhân quyền
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thừa nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền khi gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977, đã ký nhận hai Công ước Quốc tế Nhân quyền
năm 1982. Mới đây, ngày 12-11-2013, Việt Nam lại được ngồi vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đến ngày 28-11-2013, Quốc hội lại thông qua Hiến pháp mới trong đó dành nguyên cả chương II (từ điều 14 đến điều 49) để nói về quyền công dân và quyền con người. Ngoài ra, hôm 07-11-2013, VN đã trở nên thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn; tiếp đó, nhà cầm quyền đã quyết định chọn ngày 09 tháng 11 hàng năm làm Ngày Pháp luật Việt Nam và mới đây, hôm 05-02-2014, tại Geneve Thụy Sĩ, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu lần thứ hai, phái đoàn nhà nước VN đã đưa ra trước thế giới một hình ảnh hết sức tích cực và sáng đẹp trên lý thuyết lẫn thực tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Thế nhưng, trái ngược với bao cam kết và trình bày giấy trắng mực đen trước quốc dân và quốc tế như thế, các nhân quyền ngày càng bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chà đạp.
1- Trước hết về quyền được sống, Việt Nam vẫn tiếp tục ra án tử hình đối với nhiều loại tội phạm và gần đây đã tuyên một loạt án tử gây xôn xao dư luận đang khi vẫn nổi tiếng là một trong những nước có tử tù nhiều nhất thế giới. Tiếp đến, từ khoảng mười năm nay, rất nhiều công dân bị sa vào tay hoặc bị gọi tới đồn công an đã sớm trở nên những cái xác không hồn. Tình trạng chết oan này đang có nguy cơ gia tăng do việc nhà cầm quyền -đứng trước tình hình dân chúng ngày càng xuống đường đòi công lý và dân chủ- vừa ban hành Nghị định 208 cho phép bắn bỏ kẻ bị xem là chống lại nhân viên công lực. Ngoài ra, với chủ trương điều tiết dân số bằng biện pháp phá thai, hàng triệu thai nhi vô tội đã bị giết mỗi năm từ trong lòng mẹ.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền VN tôn trọng mạng sống con người từ khi được sinh ra đến lúc chết tự nhiên cũng như trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống mỗi người.
2- Về quyền tư hữu đất đai, vốn tồn tại lâu đời trên đất Việt và khắp thế giới, một quyền cơ bản bảo đảm tự do và no ấm cho mỗi người, nhà cầm quyền CSVN tiếp tục tước nó khỏi tay toàn dân qua các bộ Luật đất đai lẫn qua các bản Hiến pháp từ 1980 đến giờ. Điều đó gây nên thảm trạng dân oan mà con số lên đến hàng triệu người vốn đang sinh sống trong cảnh khốn cùng và khiếu nại trong cảnh tuyệt vọng. Điều đó cũng gây nên bao bất công về luật pháp, bao xung đột về xã hội, bao suy thoái về kinh tế và bao vấn nạn về nhân quyền. Với chủ trương thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội trong Hiến pháp mới (điều 54.3), quyền sống nhờ đất đai này càng bị lâm nguy.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền VN trả lại quyền tư hữu đất đai cho các cá nhân lẫn tập thể (tôn giáo, dòng họ…) và phải đền bù xứng hợp cho những ai đã bị tước ruộng vườn nhà cửa từ trước cho đến lúc này.
3- Về các quyền dân sự và chính trị (trong đó có quyền tham gia việc nước, quyền tự do bầu cử và ứng cử, tự do lập hội và hội họp, tự do ngôn luận và thông tin, tự do đi lại và cư trú, tự do tôn giáo và tín ngưỡng…), Hiến pháp mới (thông qua nghịch lòng dân) và nhiều văn bản dưới luật (ban hành theo ý đảng) đã và đang giới hạn nhiều phần hoặc tước bỏ toàn diện các quyền đó của công dân bằng những chủ trương như sau: Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước, không chấp nhận có lực lượng đối lập, có tam quyền phân lập, độc quyền biến các lực lượng vũ trang thành công cụ bạo lực đàn áp người yêu nước để giữ ngai vàng; các cuộc bầu cử từ Quốc hội đến các Hội đồng nhân dân đều theo nguyên tắc “đảng cử dân bầu”, trúng cử toàn là các đảng viên hoặc cảm tình viên của đảng. Mọi tổ chức dân sự hiện thời đều do đảng CS thành lập lẫn điều khiển và phải nằm trong Mặt trận Tổ quốc là cơ cấu ngoại vi của đảng. Các xã hội dân sự độc lập của quần chúng đang cố gắng hình thành đều bị hăm dọa, cản trở. Nhà nước nắm trong tay mọi phương tiện thông tin đại chúng và đang tìm cách kiểm soát các mạng xã hội lẫn khống chế các công dân mạng. Luật hộ khẩu vẫn còn chi phối sự đi lại lẫn cư trú của nhân dân, và việc xuất ngoại bị kiểm soát chặt chẽ, thậm chí ngăn chận đối với những ai “có vấn đề” với chế độ. Các Giáo hội tiếp tục bị pháp luật tước quy chế pháp nhân, bị pháp lệnh và nghị định tín ngưỡng tôn giáo tước bỏ độc lập trong tổ chức và tự do trong sinh hoạt, thậm chí phải đương đầu với nguy cơ bị lũng đoạn và bị công cụ hóa bởi nhà cầm quyền.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền nghiêm chỉnh thực thi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, đồng thời từ bỏ độc tài, độc đảng.
4- Về các quyền văn hóa, kinh tế, xã hội (trong đó có quyền được giáo dục, được chăm sóc y tế, quyền hưởng môi sinh an lành, hưởng thành quả lao động, quyền tự do sáng tác, tự do kinh doanh…), nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ đem hết tâm và hết trí để bảo đảm các quyền đó cho công dân. Việc lấy chủ nghĩa duy vật vô thần Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và lấy ý muốn độc tôn của đảng CS làm đường lối hành động đã chính trị hóa văn hóa và giáo dục, khiến cho nền văn hóa ngày càng suy đồi và băng hoại, nền học thuật và sáng tác ngày càng xuống cấp và cạn khô, nền giáo dục ngày càng sa sút về lượng lẫn phẩm, sinh ra những thế hệ học sinh sinh viên thiếu đức lẫn trí, những tầng lớp chuyên viên thiếu tâm lẫn tài. Nền y tế cũng ngày càng bệ rạc do cảnh bệnh viện thiếu cơ sở và máy móc, nhân viên y tế thiếu khả năng và đức độ, đang khi viện phí và dược phí cao ngất trời còn sự chăm sóc và chữa trị thấp sát đất. Môi trường (khí, đất, nước, thực phẩm) ngày càng ô nhiễm và cạn kiệt, do bị khai thác cách vô tâm và vô trí, khiến dân chúng ngày càng tăng bệnh tật và giảm tuổi thọ. Giới công nhân trong lẫn ngoài nước thì bị bóc lột đủ kiểu: không đủ tiền lương đầy đủ để tự sống, không có công đoàn độc lập để tự vệ. Chủ trương kinh tế nhà nước là chủ đạo và doanh nghiệp nhà nước là ưu tiên (dù bất công và thất bại) đã tước mất quyền làm giàu chính đáng và bình đẳng của công dân, gây nên cảnh kinh tế suy thoái, công khố cạn kiệt, tham nhũng tràn lan, mức sống xuống thấp và dân tình điêu đứng; nhất là đổ xuống đầu toàn dân khối nợ công hết sức khổng lồ.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền thực tâm bảo vệ và chân thành thăng tiến các quyền văn hóa, kinh tế và xã hội cho tất cả mọi người dân, để xã hội an cư, đất nước phát triển và tổ quốc trường tồn.
II- Về các tù nhân lương tâm
Đứng trước tất cả những thảm trạng và tệ nạn nói trên, những cách thức giới hạn hay tước bỏ các quyền nói trên, rất nhiều công dân từ bao năm nay đã đứng lên, hoặc phản kháng các sai lầm và tội ác của nhà nước, hoặc đòi hỏi sự thật và lẽ phải cho đồng bào, hoặc đấu tranh vì tự do và dân chủ cho toàn dân. Nhưng hậu quả là họ đã trở thành tù nhân, tù nhân lương tâm, mà theo thống kê cập nhật được, có ít nhất 526 người, gồm các tù nhân dân oan, tôn giáo và chính trị. Về những con người đặc biệt này, chúng tôi tuyên bố:
1- Họ là nạn nhân của một nền pháp chế đầy những điều luật mâu thuẫn và mơ hồ, chỉ biết giới hạn, cấm cản, thậm chí triệt tiêu các nhân quyền và dân quyền nhằm duy trì ách cai trị độc tài độc đảng, chỉ biết gài bẫy, răn đe và trừng phạt hơn là bảo vệ, giáo dục và thăng tiến các công dân để tạo an bình và hòa hợp trong xã hội, chỉ biết hình sự hóa các hành vi đối kháng theo tiếng lương tâm và mang tính chính trị, nhằm bảo vệ tập đoàn thống trị.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền phải xây dựng một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, kiến tạo dân chủ theo các chuẩn mực quốc tế văn minh của nhân loại hiện đại, có ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự lẫn kinh tế, xã hội và văn hóa mà chính Việt Nam đã ký tham gia nhưng nhà cầm quyền Cộng sản chẳng hề tuân giữ.
2- Họ là nạn nhân của một chế độ tố tụng bất công, không bảo đảm quyền lợi cho các bị cáo và các luật sư, nhất là trong các vụ án chính trị, của một chế độ lao tù khắc nghiệt, tước bỏ chẳng những các quyền công dân mà cả các quyền con người của tù nhân (trong đó có quyền được chăm sóc về mặt tôn giáo), sẵn sàng dùng biện pháp tra tấn đối với họ và thường xuyên bóc lột sức lao động của họ; ngoài ra, đối với các tù nhân lương tâm thì dùng mọi phương cách bất chính để buộc họ phải nhận tội hình sự và đối với các tù nhân hình sự thì chẳng mấy khi giáo dục họ nên người.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền phải xây dựng một chế độ lao tù không còn những tù nhân chính trị và tôn giáo (tức tù nhân lương tâm bị coi như tù nhân hình sự), một chế độ lao tù thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế (trong đó không còn án tử hình) và thực sự làm cho những ai khi ra khỏi đó trở nên tốt hơn cho gia đình và xã hội, đồng thời chẳng bị nhà cầm quyền kỳ thị trong cuộc sống vì quá khứ của mình.
3- Họ là những người đã và đang kinh nghiệm qua nhà tù nhỏ của mình rằng đất nước, xã hội VN hiện thời là một nhà tù lớn đang giam nhốt hơn 90 triệu con Hồng cháu Lạc, bởi lẽ dưới sự cai trị độc tài toàn trị của đảng Cộng sản, mọi công dân đều trở thành thần dân, chỉ có bổn phận là tuân nghe những gì đảng tuyên phán (qua Hiến pháp và mọi bộ luật), chỉ có quyền lợi là xin xỏ và đón nhận những gì đảng thí ban (theo ý thích của kẻ thống trị và tùy sự ngoan ngoãn của kẻ bị trị),
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền hãy cùng nhân dân kiến tạo đất nước, xã hội Việt Nam trở thành một quê hương yêu dấu cho tất cả đồng bào, nơi toàn dân thực sự là chủ nhân và bộ máy chính quyền thực sự là tôi tớ công bộc, nơi Hiến pháp và mọi bộ luật đều thể hiện ý chí của nhân dân, và dự phóng tương lai chung của dân tộc, thể hiện khát vọng của mọi đồng bào, là một quốc gia văn minh thịnh vượng, một xã hội an lạc thái hòa (chứ không phải là xã hội chủ nghĩa viển vông không tưởng).
4- Họ là những người con yêu quý của đất nước vì có ý thức cao về công lý, dũng cảm lớn khi hành động, thiện chí nhiều trong đóng góp, một số còn có khả năng kinh bang tế thế, xứng là hiền tài của đất nước, nguyên khí của quốc gia.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện mọi tù nhân lương tâm, phục hồi danh dự cho họ và bồi hoàn mọi thiệt hại vật chất lẫn tinh thần cho bản thân lẫn gia đình họ. Ngoài ra, đối với những ai trong họ có tài thì cần phải được trọng dụng, mời ra giúp dân giúp nước, để góp phần giải quyết bao vấn nạn và hóa giải bao khủng hoảng hiện thời của quốc gia.
Kết:
Là những công dân có quyền lợi và bổn phận xây dựng đất nước, đồng thời là những chức sắc có nhiệm vụ đem chân thiện mỹ của tôn giáo thấm nhập xã hội, chúng tôi thấy mình được quyền đưa ra những nhận định và yêu cầu trên. Chúng tôi kêu gọi đồng bào trong lẫn ngoài nước, các chính phủ dân chủ toàn cầu, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các cơ quan truyền thông tự do hỗ trợ hữu hiệu cho những đòi hỏi trên đây của chúng tôi mà cũng là của mọi con dân Việt.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Quý vị và xin Ơn Trên phù hộ Quý vị.
Làm tại Việt Nam ngày 17 tháng 02 năm 2014, kỷ niệm 35 năm Trung Cộng xâm lăng đất Việt và áp ngày phúc thẩm của luật sư nhân quyền, tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân.
Các chức sắc tôn giáo đồng ký tên:
- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593)
- Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật giáo (đt: 0165.6789.881
- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công giáo (đt: 0984.236.371)
- Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công giáo (đt: 0935.569.205)
- Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công giáo (đt: 0993.598.820)
- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài giáo (đt: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài giáo (đt: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài giáo (đt: 0988.477.719)
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827)
- Mục sư Hồ Hữu Hoàng, Tin Lành (đt: 0902.761.057)- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908)
- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)
- Ông Trần Nguyên Hưởn, PGHH (đt: 0167.341.0139)
- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838. 7716)
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/Email: vanphong8406@gmail.com
Kính gửi:
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.
Từ vài năm qua (đặc biệt từ 2011 đến nay), có nhiều tin tức trên báo chí “lề trái” do gia đình các tù nhân lương tâm tại Việt Nam cung cấp, cho biết nhiều thân nhân của họ đã phải liều mạng sống của mình qua hình thức tuyệt thực để phản đối chính sách lao tù của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
1- Các sự kiện
- Ngày 07-02-2011, nhà báo Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày, án tù 12 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại giam B34 (Quận 1, Sài Gòn) để phản đối việc bị tịch thu kính mắt và giấy bút hầu không thể viết đơn khiếu nại. Cuộc tuyệt thực kéo dài 8 ngày.
- Ngày 18-01-2012, mục sư Nguyễn Trung Tôn (án tù 2 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại tạm giam Nghi Kim, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, để phản đối việc hết lệnh tạm giam nhưng nhà
cầm quyền vẫn không thả Mục sư về. Cuộc tuyệt thực kéo dài 4 ngày.
- Từ tháng 2-2012, nhà báo Nguyễn Văn Hải lại tuyệt thực 28 ngày trong trại giam để phản đối việc ông bị chuyển nhiều lần qua 6 trại, không đúng như trên văn bản quy định.
- Ngày 27-12-2012 luật sư Lê Quốc Quân (án tù 2 năm rưỡi) bị bắt đi đột ngột và đã lập tức tuyệt thực từ trong trại giam số 1 của công an Hà Nội để đòi có Kinh thánh để đọc và chỉ chấp nhận làm việc khi có luật sư, đồng thời để phản kháng hành vi vô luật pháp của Công an đối với cá nhân và gia đình (vu cáo tội trốn thuế, cướp bóc máy móc và tài liệu của công ty và giam thêm hai người thân). Cuộc tuyệt thực kéo dài 15 ngày.
- Ngày 25-04-2013, chiến sĩ dân oan Hồ Thị Bích Khương (3 lần tù, tổng cộng 7 năm rưỡi) bắt đầu tuyệt thực trong trại 5 K4 Yên Định Thanh Hóa để phản đối trại kỷ luật biệt giam bà 3 tháng vì bà đã nhờ bạn tù chuyển ra ngoài, đến các cơ quan thẩm quyền, những đơn thư khiếu nại tố cáo mà bà đã gửi trại giam nhưng không được trả lời và giải quyết hợp luật. Khi đứa con trai đến thăm ngày 05-05-2013 thì bà vẫn còn tuyệt thực trong tình trạng xương vai gãy vẫn chưa được chữa trị và trí nhớ bị giảm sút.
- Ngày 27-05-2013, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (án tù 7 năm) bắt đầu tuyệt thực trong trại giam số 5 Bộ Công an (Yên Định, Thanh Hóa) để phản đối việc cán bộ trại giam âm mưu ám hại sức khỏe của ông, không giải quyết đơn tố cáo của ông và không cho ông được hưởng những quyền chính đáng của tù nhân. Cuộc tuyệt thực kéo dài 25 ngày.
- Ngày 21-6-2013, sinh viên Trần Minh Nhật (án tù 4 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại giam Nghi Kim, Nghệ An để phản đối trại liên tục xúc phạm nhân phẩm lẫn tính mạng của mình và bạn tù: khẩu phần ôi thiu, không bằng súc vật, nước uống nhiễm phèn lấy trực tiếp từ ao hồ; phòng giam chật hẹp tối tăm, không cho nhận sách gia đình gửi vào. Cuộc tuyệt thực kéo dài 10 ngày.
- Ngày 23-06-2013, nhà báo Nguyễn Văn Hải lại tuyệt thực tại trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An để phản đối một quyết định biệt giam ba tháng, lý do là ông không ký vào bản nhận tội mà công an đưa cho cũng như để phản đối việc trại giam từ chối giải quyết các đơn tố cáo và khiếu nại của ông. Cuộc tuyệt thực kéo dài 35 ngày.
- Ngày 01-07-2013, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm), sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (9 năm), nhạc sĩ Võ Minh Trí (4 năm) và hai nhà dân chủ Phan Ngọc Tuấn (5 năm), Nguyễn Ngọc Cường (7 năm) (bị chuyển sang trại Xuyên Mộc T345, Đồng Nai sau cuộc nổi loạn của các tù nhân hình sự tại trại giam Xuân Lộc Z30A, Đồng Nai ngày 30-07-2013) đã tuyệt thực để phản đối việc trại mới trừng phạt họ cách vô lý bằng biệt giam và cùm chân 10 ngày.
- Ngày 28-07-2013, các sinh viên Hồ Văn Oanh (3 năm), Trần Minh Nhật (4 năm), Chu Mạnh Sơn (2 năm rưỡi) và nông dân Nguyễn Văn Thanh (3 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại giam K3, Phú Sơn 4 (huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên) để phản đối cách hành xử phi pháp và phi nhân của các cai tù. Đó là vô cớ còng tay chân và biệt giam bạn tù là sinh viên Trần Hữu Đức suốt 9 ngày đêm (từ 27-07 đến 04-08). Cuộc tuyệt thực kéo dài hơn 1 tuần lễ.
- Ngày 01-10-2013, nữ tín đồ Hòa Hảo Mai Thị Dung (11 năm tù) bắt đầu tuyệt thực khi cùng với sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển từ trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) ra trại giam Thanh Xuân (Hà Nội), để phản đối chuyện bị di lý đến nhà tù khắc nghiệt trong tình trạng trọng bệnh, bị còng tay, xích chân trong thùng xe suốt đoạn đường hơn 1.700 cây số, và nhất là bị buộc phải “nhận tội để được tha. Đến hôm gia đình thăm gặp ngày 10-10-2013, bà vẫn tiếp tục tuyệt thực.
- Ngày 15-10-2013, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ lại bắt đầu tuyệt thực tại trại giam số 5 bộ Công an vì trại thu giữ, không giao cho thân nhân ông 49 tranh chân dung tự họa và chân dung người thân do chính ông sáng tác trong tù, dù ông đã nhiều lần yêu cầu được tôn trọng quyền hợp pháp đó.
- Ngày 16-10-2013, công nhân Đoàn Huy Chương (7 năm tù) và nhà tranh đấu Sơn Nguyễn Thanh Điền (17 năm tù) bắt đầu tuyệt thực trong tù để phản đối chính sách giam giữ khắc nghiệt của trại giam Z30A Xuân Lộc (Đồng Nai). Đây là nơi mà ngày 30-06-2013, nhiều tù nhân hình sự đã nổi loạn để phản đối việc giam giữ khắc nghiệt, đánh đập tù nhân và cắt xén các phần ăn của họ.
- Ngày 20-01-2014, kỹ sư Đặng Xuân Diệu (13 năm tù) từ trại giam Nghi Sơn, Thanh Hóa, gọi điện cho gia đình biết sẽ tuyệt thực mỗi tháng 1 ngày và vào mọi ngày lễ của Cộng sản (cũng như không mặc áo tù) để phản đối việc công an đã cản ngăn ông được phúc thẩm, việc trại giam hiện không cho ông được nhận tiền bạc, áo quần, thức ăn, thư từ và thuốc men gia đình gửi vào.
- Ngày 20-01-2014, công nhân Đoàn Huy Chương cho biết là nhiều tù nhân lương tâm trong khu giam riêng tại phân trại 2 (trại Z30A, Xuân Lộc) đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối chính sách hà khắc của cai tù.
- Ngày 02-02-2014 Luật sư Lê Quốc Quân, tại trại giam Hỏa Lò, đã bắt đầu tuyệt thực để đòi hỏi nhà tù phải cho ông nhận Kinh thánh để đọc, gặp linh mục vì nhu cầu tâm linh, nhận sách luật để nghiên cứu tự bào chữa cho cuộc phúc thẩm sắp tới (18-02-2014). Ông đã tuyệt thực đến ngày phúc thẩm hôm nay và sẽ tiếp tục như vậy nếu phiên tòa này vẫn y án phiên tòa sơ thẩm.
- Ngày 11-02-2014, dân oan đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng đã bắt đầu tuyệt thực tại trại tạm giam An Bình, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để phản đối việc công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã bắt vô cớ bắt giữ bà và 20 người khác, đánh đập họ dã man rồi còn tiếp tục giam bà và hai người khác là ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh. Bà tiếp tục tuyệt thực cho đến hôm nay.
2- Phản ứng của nhà cầm quyền và nguyên do của các vụ việc.
a- Trước các vụ việc tuyệt thực trên, nhà cầm quyền CSVN đã có những phản ứng như sau:
- Chối bỏ sự việc trước công luận, thậm chí trước thân nhân đến thăm tù (cụ thể đối với ông Nguyễn Văn Hải)
- Xuyên tạc sự việc bằng những lời giải thích ngụy biện, những đoạn băng hình giả tạo (cụ thể đối với hai ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải).
- Cùm hoặc biệt giam các tù nhân tuyệt thực hoặc sai tù hình sự đánh đập họ (cụ thể đối với bà Hồ Thị Bích Khương và những người bạn của sinh viên Trần Hữu Đức).
- Phạt tập thể để các tù nhân khác trút giận lên các tù nhân tuyệt thực (cụ thể đối với mục sư Nguyễn Trung Tôn)
- Cấm mọi tù nhân khác không được tiếp xúc với họ (cụ thể đối với bà Mai Thị Dung).
- Gia tăng thêm những biện pháp khắc nghiệt mà họ đã tuyệt thực để phản đối (cụ thể đối với ông Đặng Xuân Diệu).
b- Nguyên do của các vụ tuyệt thực chính là nhà cầm quyền Cộng sản đã:
- Muốn trả thù các tù nhân lương tâm bằng cách không những tước các dân quyền mà cả các nhân quyền của họ (cùm kẹp và tra tấn, không chăm sóc y tế đầy đủ, tước bỏ quyền khiếu nại, cho ăn uống thiếu thốn hay với thực phẩm độc hại, giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt, bắt lao động khổ sai, không cho thỏa mãn các nhu cầu văn hóa hay tâm linh, cấm tiếp xúc liên lạc với thân nhân hay người đồng cảnh ngộ…).
- Muốn cho họ không thể trở thành tấm gương tranh đấu bất khuất vì công lý trong lao tù.
- Muốn tẩy não nhồi sọ hay đánh gục ý chí của các tù nhân lương tâm để họ phải nhận tội, hầu có thể biện minh trước quốc dân và quốc tế cho các bản án bất công của chế độ Cộng sản.
3- Tuyên bố của Khối Tự do Dân chủ 8406:
a- Yêu cầu nhà cầm quyền CS phải tôn trọng các quyền con người của mọi tù nhân bằng biện pháp xử lý các cai tù ác ôn, bằng chính sách giam giữ nhân đạo và bằng việc để cho thành lập một tổ chức quần chúng độc lập nhằm giám sát và cải thiện chế độ lao tù.
b- Đòi hỏi nhà cầm quyền CS phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện, phục hồi danh dự cho họ và đền bù những mất mát tinh thần lẫn vật chất của gia đình họ.
c- Kêu gọi đồng bào VN trong lẫn ngoài nước và các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền luôn theo dõi sát sao tình trạng và nhiệt tình bảo trợ bản thân các tù nhân lương tâm.
Làm tại Việt Nam ngày 18 tháng 02 năm 2014, ngày phúc thẩm Ls Lê Quốc Quân
Ban điều hành Khối 8406:
1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Sài Gòn – Việt Nam.
2- Linh mục Phan Văn Lợi – Huế – Việt Nam.
3- Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Houston – Hoa Kỳ.
4- Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston– Hoa Kỳ.
Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các tù nhân lương tâm khác đang ở trong lao tù Cộng sản.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Kính thưa các Thân hữu Quốc tế tại các Quốc gia dân chủ.
Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật. Hành động theo lương tâm là hành động mang lại hạnh phúc cho nhân quần xã hội, đặc biệt cho những ai là nạn nhân của mọi xâm hại quyền con người. Ở Việt Nam, có rất nhiều người đã bị giam cầm chỉ vì họ đòi hỏi các quyền con người cơ bản bằng phương thức ôn hòa bất bạo động. Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi họ là Tù nhân Lương tâm.
Chúng tôi ký tên dưới đây là các cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, những người từng bị cầm tù hoặc các hình thức giam cầm khác vì đã vận động đấu tranh cho dân chủ và các quyền con người về sở hữu đất đai, công ăn việc làm, môi trường trong sạch…
Trước hiện tình quá nhiều nỗi bất công lẫn đàn áp và đòi hỏi sự lên tiếng không thể chậm
trễ của lương tâm, chúng tôi muốn liên kết chặt chẽ với nhau thành một tổ chức xã hội dân sự, bên cạnh nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập khác, tiếp tục sống theo lương tâm của mình, tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt nam.
Chúng tôi trân trọng tuyên bố chính thức thành lập Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam:
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, xây dựng dân chủ theo các chuẩn mực quốc tế, văn minh của nhân loại, được biểu đạt trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh vì một nước Việt Nam không còn bất kỳ một tù nhân lương tâm nào. Và chế độ lao tù ở Việt Nam phải thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế và thực sự làm cho những người tù khi ra khỏi đó trở nên tốt lành và hữu ích hơn cho gia đình và xã hội.
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một đất nước, xã hội Việt Nam trở thành quê hương yêu dấu cho đồng bào, nơi toàn dân thực sự là chủ nhân và bộ máy chính quyền thực sự là tôi tớ công bộc, nơi Hiến pháp và mọi Bộ luật đều thể hiện ý chí của nhân dân.
Chúng tôi tha thiết và mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm. Mọi tù nhân phải được đối xử như những con người, phải được các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước theo dõi chế độ giam giữ họ.
Tuyên bố này được đưa ra tại Việt Nam ngày 18 tháng 02 năm 2014.
Các cựu tù nhân lương tâm – thành viên sáng lập đồng ký tên.
DANH SÁCH 67 THÀNH VIÊN SÁNG LẬP – HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Tất cả tổng cộng 67 thành viên đã bị 321 năm tù giam, 9 năm tù treo, 87 năm quản chế.
1. Bùi Thị Minh Hằng, 6 tháng cải tạo (2011)
2. Chu Mạnh Sơn, 30 tháng tù giam 1 năm quản chế (2011)
3. Dương Thị Tân, 2 năm tù treo (2008)
4. Đinh Đăng Định, 4 năm tù giam (2010)
5. Đinh Nhật Uy, 6 tháng tù giam 1 năm tù treo (2012)
6. Đoàn Văn Diên, 5 năm tù giam (2006)
7. Huỳnh Ngọc Tuấn, 10 năm tù giam (1992)
8. Hứa Phi, 1 tháng tù giam nhiều năm quản chế không chính thức (1980)
9. Lê Công Định, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
10. Lê Minh Triết, 7 năm tù giam (1995)
11. Lê Nguyên Sang, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
12. Lê Thị Công Nhân, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2007).
13. Lê Thị Ngọc Đa, 2.5 năm tug giam (2011).
14. Lê Văn Sóc, 6.5 năm tù giam (2006)
15. Ngô Quỳnh, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
16. Nguyễn Bá Đăng, 3 năm tù giam (2010)
17. Nguyễn Bình Thành, 5 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
18. Nguyễn Đan Quế, 20 năm tù giam (1978).
19. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, 18 tháng tù giam (3 năm treo) 3 quản chế (2011)
20. Nguyễn Hồng Quang, 5 năm tù giam 3 năm quản chế (1985).
21. Nguyễn Hữu Giải, 5 năm tù giam (1983).
22. Nguyễn Khắc Toàn, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2002).
23. Nguyễn Mạnh Bảo, 20 năm tù giam (1984)
24. Nguyễn Mạnh Sơn, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2008).
25. Nguyễn Ngọc Tường Thi, 2 năm tù giam (2010).
26. Nguyễn Ngọc Hà, 4 năm tù (2005).
27. Nguyễn Phương Uyên, 10 tháng tù giam (3 năm tù treo) 3 năm quản chế (2012).
28. Nguyễn Quang Hồng Nhân, 20 năm tù giam (1979)
29. Nguyễn Thanh Giang, 3 tháng tù giam (1999).
30. Nguyễn Thanh Phong, 6 năm tù (2005).
31. Nguyễn Thị Yến, 3 tháng tù giam (1995).
32. Nguyễn Trung Lĩnh, 1 năm tù giam (2011).
33. Nguyễn Trung Tôn, 2 năm tù giam 2 năm quản chế (2011).
34. Nguyễn Văn Đài, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2007).
35. Nguyễn Văn Điền, 7 năm tù giam (2005).
36. Nguyễn Văn Ngọc, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
37. Nguyễn Văn Thơ, 6 năm tù giam (2006).
38. Nguyễn Văn Thùy, 5 năm tù giam (2006).
39. Nguyễn Văn Túc, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2008)
40. Nguyễn Vũ Bình, 5 năm tù giam 3 năm quản chế (2002)
41. Nguyễn Xuân Anh, 2 năm tù giam 3 năm quản chế (2011)
42. Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), 1 năm tù giam (1995)
43. Phạm Bá Hải, 5 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
44. Phạm Chí Dũng, 6 tháng tù giam (2012).
45. Phạm Minh Hoàng, 17 tháng tù giam 3 năm quản chế (2010)
46. Phạm Ngọc Thạch, 2 năm tù giam (2004)
47. Phạm Quế Dương, 19 tháng tù giam (2002)
48. Phạm Thanh Nghiên, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
49. Phạm Văn Trội, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2007)
50. Phan Thanh Hải, 3 năm tù giam 2 năm quản chế (2009)
51. Phan Thị Tiềm, 2 năm tù giam (2001)
52. Phan Văn Lợi, 7 năm tù giam (1981)
53. Thích Không Tánh, 16 năm tù giam 5 năm quản chế (1977)
54. Thích Nhật Ban, 18 năm tù (1975)
55. Thích Thiện Minh, 26 năm tù giam (1975)
56. Tô Văn Mãnh, 6 năm tù giam (2005)
57. Trần Đức Thạch, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
58. Trần Lệ Hồng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2006)
59. Trần Khuê, 19 tháng tù giam (2002)
60. Trần Ngọc Anh, 15 tháng tù giam (2009)
61. Trần Thị Hài, 9 tháng tù giam (2012)
62. Trần Thị Hoàng, 22 tháng tù giam (2010)
63. Trương Minh Nguyệt, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
64. Trương Thị Tám, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
65. Trương Văn Kim, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
66. Võ Văn Bửu, 7 năm tù giam (2005)
67. Vũ Văn Hùng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
(Cập nhật đến 14g ngày 18-02-2014)
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Kính thưa các Thân hữu Quốc tế tại các Quốc gia dân chủ.
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nằm trong tầm ngắm của thế giới. Có nhiều nguyên do. Trước hết, Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 12-11-2013 dù có nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối. Thứ đến, hôm 05-02-2014, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu lần thứ hai tại Genève Thụy Sĩ, bản báo cáo về nhân quyền của phái đoàn nhà nước VN đã bị nhiều quốc gia dân chủ nhận xét cách rất tiêu cực và nhiều tổ chức nhân quyền của người Việt lẫn ngoại quốc phản đối cách rất mạnh mẽ. Đó là vì Việt Nam tiếp tục vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà VN đã ký tham gia năm 1982, thứ đến là vì Quốc hội VN, dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản, ngày 28-11-2013 đã thông qua một bản Hiến pháp mới trong đó các nhân quyền và dân quyền bị đè bẹp dưới các độc quyền và ưu quyền của đảng. Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn mà VN vừa trở nên thành viên hôm 07-11-2013, và Ngày Pháp luật Việt Nam 09 tháng 11 hàng năm vừa đặt ra cũng chỉ là vật trang trí cho chế độ.
Biểu hiện nhức nhối của vấn nạn vi phạm nhân quyền này chính là các tù nhân và cựu tù nhân dân oan, tôn giáo và chính trị (gọi chung là tù nhân lương tâm) mà con số tạm thống kê là 525 người. Đây là những công dân từ bao năm nay đã đứng lên, hoặc phản kháng các sai lầm và tội ác của nhà nước, hoặc đòi hỏi sự thật và công lý cho đồng bào, hoặc đấu tranh vì tự do và dân chủ cho Tổ quốc.
Họ là nạn nhân của một nền pháp chế đầy những điều luật mâu thuẫn và mơ hồ, chỉ biết giới hạn, cấm cản, thậm chí triệt tiêu các nhân quyền và dân quyền nhằm duy trì ách cai trị độc tài độc đảng, chỉ biết gài bẫy, răn đe và trừng phạt hơn là bảo vệ, giáo dục và thăng tiến các công dân để tạo an bình và hòa hợp trong xã hội, chỉ biết hình sự hóa các hành vi đối kháng theo tiếng lương tâm và mang tính chính trị, nhằm bảo vệ tập đoàn thống trị.
Họ là nạn nhân của một chế độ tố tụng bất công, không bảo đảm quyền lợi cho bị cáo lẫn luật sư, của một chế độ lao tù khắc nghiệt, tước bỏ chẳng những các quyền công dân mà cả các quyền con người của tù nhân, sẵn sàng dùng biện pháp tra tấn họ và thường xuyên bóc lột sức lao động của họ, nhất là dùng mọi phương cách bất chính để buộc họ phải nhận tội. Nhiều người đã liều mạng sống bằng cách tuyệt thực để phản đối. Chúng tôi ghi nhận được 16 trường hợp tuyệt thực cá nhân hoặc tập thể trong những năm gần đây.
Là những thành phần trong họ, bước ra từ nhà tù nhỏ để đi vào nhà tù lớn, chúng tôi hôm nay, gồm 64 cựu tù nhân với 278 năm tù giam, 9 năm tù treo và 79 năm quản chế *, muốn liên kết với nhau, làm thành một xã hội dân sự độc lập, mang tên Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, để tiếp tục con đường chính nghĩa của mình, bên cạnh nhiều xã hội dân sự độc lập khác đang xuất hiện tại Việt Nam, là những tổ chức hiện rất cần thiết để canh tân đất nước và xã hội.
Với kinh nghiệm và sự tôi luyện từ trong nhà tù, chúng tôi muốn đấu tranh trong ôn hòa cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, nhân quyền, tự do, dân chủ, cho một chế độ lao tù chỉ còn có những tù nhân hình sự được đối xử thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế, cho một đất nước Việt Nam văn minh thịnh vượng, xã hội an lạc thái hòa, trong đó toàn dân sống trong tự do và thực sự làm chủ.
Trước mắt, chúng tôi xin gởi đến toàn thể Đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước và các Thân hữu quốc tế
-Tuyên cáo thành lập
- Điều lệ Hội Cựu tù nhân lương tâm
- Cơ cấu tổ chức: Ban Điều hành, Ban thường trực và Ban Cố vấn.
Chúng tôi kêu gọi các cựu tù nhân lương tâm trong nước tham gia cùng chúng tôi trong đại cuộc này. Chúng tôi cũng kêu mời các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông khắp thế giới ủng hộ công việc của chúng tôi, để ít nhất, tại một góc của thế giới, không còn có cảnh những con người bị cầm tù vì cất cao tiếng nói của lương tâm, vì trình bày khát vọng về tự do dân chủ và vì đấu tranh cho các nhân quyền và dân quyền bất khả nhượng.
Làm tại Việt Nam ngày 18-02-2014
Đồng Chủ tịch Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam
- Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
- Linh mục Phan Văn Lợi
* Danh sách sẽ tiếp tục cập nhật
Đồng bào Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều đang sống trong bầu không khí Xuân Giáp Ngọ và đang hướng về Quê cha Đất tổ với bao niềm vui lẫn nỗi buồn, hy vọng lẫn lo âu, ước nguyện lẫn hành động cho một Đất nước và Dân tộc vốn hiện có vô số vấn đề nan giải và khủng hoảng trầm trọng. Chúng tôi, các thành viên của Hội đồng Liên tôn tại Việt Nam, cũng chung các tâm tình đó và xin đưa ra Bản lên tiếng đầu Xuân về Nhân quyền và các Tù nhân lương tâm.
I- Về nhân quyền
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thừa nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền khi gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977, đã ký nhận hai Công ước Quốc tế Nhân quyền
năm 1982. Mới đây, ngày 12-11-2013, Việt Nam lại được ngồi vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đến ngày 28-11-2013, Quốc hội lại thông qua Hiến pháp mới trong đó dành nguyên cả chương II (từ điều 14 đến điều 49) để nói về quyền công dân và quyền con người. Ngoài ra, hôm 07-11-2013, VN đã trở nên thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn; tiếp đó, nhà cầm quyền đã quyết định chọn ngày 09 tháng 11 hàng năm làm Ngày Pháp luật Việt Nam và mới đây, hôm 05-02-2014, tại Geneve Thụy Sĩ, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu lần thứ hai, phái đoàn nhà nước VN đã đưa ra trước thế giới một hình ảnh hết sức tích cực và sáng đẹp trên lý thuyết lẫn thực tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Thế nhưng, trái ngược với bao cam kết và trình bày giấy trắng mực đen trước quốc dân và quốc tế như thế, các nhân quyền ngày càng bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chà đạp.
1- Trước hết về quyền được sống, Việt Nam vẫn tiếp tục ra án tử hình đối với nhiều loại tội phạm và gần đây đã tuyên một loạt án tử gây xôn xao dư luận đang khi vẫn nổi tiếng là một trong những nước có tử tù nhiều nhất thế giới. Tiếp đến, từ khoảng mười năm nay, rất nhiều công dân bị sa vào tay hoặc bị gọi tới đồn công an đã sớm trở nên những cái xác không hồn. Tình trạng chết oan này đang có nguy cơ gia tăng do việc nhà cầm quyền -đứng trước tình hình dân chúng ngày càng xuống đường đòi công lý và dân chủ- vừa ban hành Nghị định 208 cho phép bắn bỏ kẻ bị xem là chống lại nhân viên công lực. Ngoài ra, với chủ trương điều tiết dân số bằng biện pháp phá thai, hàng triệu thai nhi vô tội đã bị giết mỗi năm từ trong lòng mẹ.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền VN tôn trọng mạng sống con người từ khi được sinh ra đến lúc chết tự nhiên cũng như trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống mỗi người.
2- Về quyền tư hữu đất đai, vốn tồn tại lâu đời trên đất Việt và khắp thế giới, một quyền cơ bản bảo đảm tự do và no ấm cho mỗi người, nhà cầm quyền CSVN tiếp tục tước nó khỏi tay toàn dân qua các bộ Luật đất đai lẫn qua các bản Hiến pháp từ 1980 đến giờ. Điều đó gây nên thảm trạng dân oan mà con số lên đến hàng triệu người vốn đang sinh sống trong cảnh khốn cùng và khiếu nại trong cảnh tuyệt vọng. Điều đó cũng gây nên bao bất công về luật pháp, bao xung đột về xã hội, bao suy thoái về kinh tế và bao vấn nạn về nhân quyền. Với chủ trương thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội trong Hiến pháp mới (điều 54.3), quyền sống nhờ đất đai này càng bị lâm nguy.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền VN trả lại quyền tư hữu đất đai cho các cá nhân lẫn tập thể (tôn giáo, dòng họ…) và phải đền bù xứng hợp cho những ai đã bị tước ruộng vườn nhà cửa từ trước cho đến lúc này.
3- Về các quyền dân sự và chính trị (trong đó có quyền tham gia việc nước, quyền tự do bầu cử và ứng cử, tự do lập hội và hội họp, tự do ngôn luận và thông tin, tự do đi lại và cư trú, tự do tôn giáo và tín ngưỡng…), Hiến pháp mới (thông qua nghịch lòng dân) và nhiều văn bản dưới luật (ban hành theo ý đảng) đã và đang giới hạn nhiều phần hoặc tước bỏ toàn diện các quyền đó của công dân bằng những chủ trương như sau: Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước, không chấp nhận có lực lượng đối lập, có tam quyền phân lập, độc quyền biến các lực lượng vũ trang thành công cụ bạo lực đàn áp người yêu nước để giữ ngai vàng; các cuộc bầu cử từ Quốc hội đến các Hội đồng nhân dân đều theo nguyên tắc “đảng cử dân bầu”, trúng cử toàn là các đảng viên hoặc cảm tình viên của đảng. Mọi tổ chức dân sự hiện thời đều do đảng CS thành lập lẫn điều khiển và phải nằm trong Mặt trận Tổ quốc là cơ cấu ngoại vi của đảng. Các xã hội dân sự độc lập của quần chúng đang cố gắng hình thành đều bị hăm dọa, cản trở. Nhà nước nắm trong tay mọi phương tiện thông tin đại chúng và đang tìm cách kiểm soát các mạng xã hội lẫn khống chế các công dân mạng. Luật hộ khẩu vẫn còn chi phối sự đi lại lẫn cư trú của nhân dân, và việc xuất ngoại bị kiểm soát chặt chẽ, thậm chí ngăn chận đối với những ai “có vấn đề” với chế độ. Các Giáo hội tiếp tục bị pháp luật tước quy chế pháp nhân, bị pháp lệnh và nghị định tín ngưỡng tôn giáo tước bỏ độc lập trong tổ chức và tự do trong sinh hoạt, thậm chí phải đương đầu với nguy cơ bị lũng đoạn và bị công cụ hóa bởi nhà cầm quyền.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền nghiêm chỉnh thực thi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, đồng thời từ bỏ độc tài, độc đảng.
4- Về các quyền văn hóa, kinh tế, xã hội (trong đó có quyền được giáo dục, được chăm sóc y tế, quyền hưởng môi sinh an lành, hưởng thành quả lao động, quyền tự do sáng tác, tự do kinh doanh…), nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ đem hết tâm và hết trí để bảo đảm các quyền đó cho công dân. Việc lấy chủ nghĩa duy vật vô thần Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và lấy ý muốn độc tôn của đảng CS làm đường lối hành động đã chính trị hóa văn hóa và giáo dục, khiến cho nền văn hóa ngày càng suy đồi và băng hoại, nền học thuật và sáng tác ngày càng xuống cấp và cạn khô, nền giáo dục ngày càng sa sút về lượng lẫn phẩm, sinh ra những thế hệ học sinh sinh viên thiếu đức lẫn trí, những tầng lớp chuyên viên thiếu tâm lẫn tài. Nền y tế cũng ngày càng bệ rạc do cảnh bệnh viện thiếu cơ sở và máy móc, nhân viên y tế thiếu khả năng và đức độ, đang khi viện phí và dược phí cao ngất trời còn sự chăm sóc và chữa trị thấp sát đất. Môi trường (khí, đất, nước, thực phẩm) ngày càng ô nhiễm và cạn kiệt, do bị khai thác cách vô tâm và vô trí, khiến dân chúng ngày càng tăng bệnh tật và giảm tuổi thọ. Giới công nhân trong lẫn ngoài nước thì bị bóc lột đủ kiểu: không đủ tiền lương đầy đủ để tự sống, không có công đoàn độc lập để tự vệ. Chủ trương kinh tế nhà nước là chủ đạo và doanh nghiệp nhà nước là ưu tiên (dù bất công và thất bại) đã tước mất quyền làm giàu chính đáng và bình đẳng của công dân, gây nên cảnh kinh tế suy thoái, công khố cạn kiệt, tham nhũng tràn lan, mức sống xuống thấp và dân tình điêu đứng; nhất là đổ xuống đầu toàn dân khối nợ công hết sức khổng lồ.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền thực tâm bảo vệ và chân thành thăng tiến các quyền văn hóa, kinh tế và xã hội cho tất cả mọi người dân, để xã hội an cư, đất nước phát triển và tổ quốc trường tồn.
II- Về các tù nhân lương tâm
Đứng trước tất cả những thảm trạng và tệ nạn nói trên, những cách thức giới hạn hay tước bỏ các quyền nói trên, rất nhiều công dân từ bao năm nay đã đứng lên, hoặc phản kháng các sai lầm và tội ác của nhà nước, hoặc đòi hỏi sự thật và lẽ phải cho đồng bào, hoặc đấu tranh vì tự do và dân chủ cho toàn dân. Nhưng hậu quả là họ đã trở thành tù nhân, tù nhân lương tâm, mà theo thống kê cập nhật được, có ít nhất 526 người, gồm các tù nhân dân oan, tôn giáo và chính trị. Về những con người đặc biệt này, chúng tôi tuyên bố:
1- Họ là nạn nhân của một nền pháp chế đầy những điều luật mâu thuẫn và mơ hồ, chỉ biết giới hạn, cấm cản, thậm chí triệt tiêu các nhân quyền và dân quyền nhằm duy trì ách cai trị độc tài độc đảng, chỉ biết gài bẫy, răn đe và trừng phạt hơn là bảo vệ, giáo dục và thăng tiến các công dân để tạo an bình và hòa hợp trong xã hội, chỉ biết hình sự hóa các hành vi đối kháng theo tiếng lương tâm và mang tính chính trị, nhằm bảo vệ tập đoàn thống trị.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền phải xây dựng một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, kiến tạo dân chủ theo các chuẩn mực quốc tế văn minh của nhân loại hiện đại, có ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự lẫn kinh tế, xã hội và văn hóa mà chính Việt Nam đã ký tham gia nhưng nhà cầm quyền Cộng sản chẳng hề tuân giữ.
2- Họ là nạn nhân của một chế độ tố tụng bất công, không bảo đảm quyền lợi cho các bị cáo và các luật sư, nhất là trong các vụ án chính trị, của một chế độ lao tù khắc nghiệt, tước bỏ chẳng những các quyền công dân mà cả các quyền con người của tù nhân (trong đó có quyền được chăm sóc về mặt tôn giáo), sẵn sàng dùng biện pháp tra tấn đối với họ và thường xuyên bóc lột sức lao động của họ; ngoài ra, đối với các tù nhân lương tâm thì dùng mọi phương cách bất chính để buộc họ phải nhận tội hình sự và đối với các tù nhân hình sự thì chẳng mấy khi giáo dục họ nên người.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền phải xây dựng một chế độ lao tù không còn những tù nhân chính trị và tôn giáo (tức tù nhân lương tâm bị coi như tù nhân hình sự), một chế độ lao tù thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế (trong đó không còn án tử hình) và thực sự làm cho những ai khi ra khỏi đó trở nên tốt hơn cho gia đình và xã hội, đồng thời chẳng bị nhà cầm quyền kỳ thị trong cuộc sống vì quá khứ của mình.
3- Họ là những người đã và đang kinh nghiệm qua nhà tù nhỏ của mình rằng đất nước, xã hội VN hiện thời là một nhà tù lớn đang giam nhốt hơn 90 triệu con Hồng cháu Lạc, bởi lẽ dưới sự cai trị độc tài toàn trị của đảng Cộng sản, mọi công dân đều trở thành thần dân, chỉ có bổn phận là tuân nghe những gì đảng tuyên phán (qua Hiến pháp và mọi bộ luật), chỉ có quyền lợi là xin xỏ và đón nhận những gì đảng thí ban (theo ý thích của kẻ thống trị và tùy sự ngoan ngoãn của kẻ bị trị),
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền hãy cùng nhân dân kiến tạo đất nước, xã hội Việt Nam trở thành một quê hương yêu dấu cho tất cả đồng bào, nơi toàn dân thực sự là chủ nhân và bộ máy chính quyền thực sự là tôi tớ công bộc, nơi Hiến pháp và mọi bộ luật đều thể hiện ý chí của nhân dân, và dự phóng tương lai chung của dân tộc, thể hiện khát vọng của mọi đồng bào, là một quốc gia văn minh thịnh vượng, một xã hội an lạc thái hòa (chứ không phải là xã hội chủ nghĩa viển vông không tưởng).
4- Họ là những người con yêu quý của đất nước vì có ý thức cao về công lý, dũng cảm lớn khi hành động, thiện chí nhiều trong đóng góp, một số còn có khả năng kinh bang tế thế, xứng là hiền tài của đất nước, nguyên khí của quốc gia.
+ Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện mọi tù nhân lương tâm, phục hồi danh dự cho họ và bồi hoàn mọi thiệt hại vật chất lẫn tinh thần cho bản thân lẫn gia đình họ. Ngoài ra, đối với những ai trong họ có tài thì cần phải được trọng dụng, mời ra giúp dân giúp nước, để góp phần giải quyết bao vấn nạn và hóa giải bao khủng hoảng hiện thời của quốc gia.
Kết:
Là những công dân có quyền lợi và bổn phận xây dựng đất nước, đồng thời là những chức sắc có nhiệm vụ đem chân thiện mỹ của tôn giáo thấm nhập xã hội, chúng tôi thấy mình được quyền đưa ra những nhận định và yêu cầu trên. Chúng tôi kêu gọi đồng bào trong lẫn ngoài nước, các chính phủ dân chủ toàn cầu, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các cơ quan truyền thông tự do hỗ trợ hữu hiệu cho những đòi hỏi trên đây của chúng tôi mà cũng là của mọi con dân Việt.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Quý vị và xin Ơn Trên phù hộ Quý vị.
Làm tại Việt Nam ngày 17 tháng 02 năm 2014, kỷ niệm 35 năm Trung Cộng xâm lăng đất Việt và áp ngày phúc thẩm của luật sư nhân quyền, tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân.
Các chức sắc tôn giáo đồng ký tên:
- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593)
- Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật giáo (đt: 0165.6789.881
- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công giáo (đt: 0984.236.371)
- Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công giáo (đt: 0935.569.205)
- Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công giáo (đt: 0993.598.820)
- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài giáo (đt: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài giáo (đt: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài giáo (đt: 0988.477.719)
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827)
- Mục sư Hồ Hữu Hoàng, Tin Lành (đt: 0902.761.057)- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908)
- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)
- Ông Trần Nguyên Hưởn, PGHH (đt: 0167.341.0139)
- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838. 7716)
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/Email: vanphong8406@gmail.com
Kính gửi:
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.
Từ vài năm qua (đặc biệt từ 2011 đến nay), có nhiều tin tức trên báo chí “lề trái” do gia đình các tù nhân lương tâm tại Việt Nam cung cấp, cho biết nhiều thân nhân của họ đã phải liều mạng sống của mình qua hình thức tuyệt thực để phản đối chính sách lao tù của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
1- Các sự kiện
- Ngày 07-02-2011, nhà báo Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày, án tù 12 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại giam B34 (Quận 1, Sài Gòn) để phản đối việc bị tịch thu kính mắt và giấy bút hầu không thể viết đơn khiếu nại. Cuộc tuyệt thực kéo dài 8 ngày.
- Ngày 18-01-2012, mục sư Nguyễn Trung Tôn (án tù 2 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại tạm giam Nghi Kim, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, để phản đối việc hết lệnh tạm giam nhưng nhà
cầm quyền vẫn không thả Mục sư về. Cuộc tuyệt thực kéo dài 4 ngày.
- Từ tháng 2-2012, nhà báo Nguyễn Văn Hải lại tuyệt thực 28 ngày trong trại giam để phản đối việc ông bị chuyển nhiều lần qua 6 trại, không đúng như trên văn bản quy định.
- Ngày 27-12-2012 luật sư Lê Quốc Quân (án tù 2 năm rưỡi) bị bắt đi đột ngột và đã lập tức tuyệt thực từ trong trại giam số 1 của công an Hà Nội để đòi có Kinh thánh để đọc và chỉ chấp nhận làm việc khi có luật sư, đồng thời để phản kháng hành vi vô luật pháp của Công an đối với cá nhân và gia đình (vu cáo tội trốn thuế, cướp bóc máy móc và tài liệu của công ty và giam thêm hai người thân). Cuộc tuyệt thực kéo dài 15 ngày.
- Ngày 25-04-2013, chiến sĩ dân oan Hồ Thị Bích Khương (3 lần tù, tổng cộng 7 năm rưỡi) bắt đầu tuyệt thực trong trại 5 K4 Yên Định Thanh Hóa để phản đối trại kỷ luật biệt giam bà 3 tháng vì bà đã nhờ bạn tù chuyển ra ngoài, đến các cơ quan thẩm quyền, những đơn thư khiếu nại tố cáo mà bà đã gửi trại giam nhưng không được trả lời và giải quyết hợp luật. Khi đứa con trai đến thăm ngày 05-05-2013 thì bà vẫn còn tuyệt thực trong tình trạng xương vai gãy vẫn chưa được chữa trị và trí nhớ bị giảm sút.
- Ngày 27-05-2013, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (án tù 7 năm) bắt đầu tuyệt thực trong trại giam số 5 Bộ Công an (Yên Định, Thanh Hóa) để phản đối việc cán bộ trại giam âm mưu ám hại sức khỏe của ông, không giải quyết đơn tố cáo của ông và không cho ông được hưởng những quyền chính đáng của tù nhân. Cuộc tuyệt thực kéo dài 25 ngày.
- Ngày 21-6-2013, sinh viên Trần Minh Nhật (án tù 4 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại giam Nghi Kim, Nghệ An để phản đối trại liên tục xúc phạm nhân phẩm lẫn tính mạng của mình và bạn tù: khẩu phần ôi thiu, không bằng súc vật, nước uống nhiễm phèn lấy trực tiếp từ ao hồ; phòng giam chật hẹp tối tăm, không cho nhận sách gia đình gửi vào. Cuộc tuyệt thực kéo dài 10 ngày.
- Ngày 23-06-2013, nhà báo Nguyễn Văn Hải lại tuyệt thực tại trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An để phản đối một quyết định biệt giam ba tháng, lý do là ông không ký vào bản nhận tội mà công an đưa cho cũng như để phản đối việc trại giam từ chối giải quyết các đơn tố cáo và khiếu nại của ông. Cuộc tuyệt thực kéo dài 35 ngày.
- Ngày 01-07-2013, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm), sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (9 năm), nhạc sĩ Võ Minh Trí (4 năm) và hai nhà dân chủ Phan Ngọc Tuấn (5 năm), Nguyễn Ngọc Cường (7 năm) (bị chuyển sang trại Xuyên Mộc T345, Đồng Nai sau cuộc nổi loạn của các tù nhân hình sự tại trại giam Xuân Lộc Z30A, Đồng Nai ngày 30-07-2013) đã tuyệt thực để phản đối việc trại mới trừng phạt họ cách vô lý bằng biệt giam và cùm chân 10 ngày.
- Ngày 28-07-2013, các sinh viên Hồ Văn Oanh (3 năm), Trần Minh Nhật (4 năm), Chu Mạnh Sơn (2 năm rưỡi) và nông dân Nguyễn Văn Thanh (3 năm) bắt đầu tuyệt thực tại trại giam K3, Phú Sơn 4 (huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên) để phản đối cách hành xử phi pháp và phi nhân của các cai tù. Đó là vô cớ còng tay chân và biệt giam bạn tù là sinh viên Trần Hữu Đức suốt 9 ngày đêm (từ 27-07 đến 04-08). Cuộc tuyệt thực kéo dài hơn 1 tuần lễ.
- Ngày 01-10-2013, nữ tín đồ Hòa Hảo Mai Thị Dung (11 năm tù) bắt đầu tuyệt thực khi cùng với sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển từ trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) ra trại giam Thanh Xuân (Hà Nội), để phản đối chuyện bị di lý đến nhà tù khắc nghiệt trong tình trạng trọng bệnh, bị còng tay, xích chân trong thùng xe suốt đoạn đường hơn 1.700 cây số, và nhất là bị buộc phải “nhận tội để được tha. Đến hôm gia đình thăm gặp ngày 10-10-2013, bà vẫn tiếp tục tuyệt thực.
- Ngày 15-10-2013, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ lại bắt đầu tuyệt thực tại trại giam số 5 bộ Công an vì trại thu giữ, không giao cho thân nhân ông 49 tranh chân dung tự họa và chân dung người thân do chính ông sáng tác trong tù, dù ông đã nhiều lần yêu cầu được tôn trọng quyền hợp pháp đó.
- Ngày 16-10-2013, công nhân Đoàn Huy Chương (7 năm tù) và nhà tranh đấu Sơn Nguyễn Thanh Điền (17 năm tù) bắt đầu tuyệt thực trong tù để phản đối chính sách giam giữ khắc nghiệt của trại giam Z30A Xuân Lộc (Đồng Nai). Đây là nơi mà ngày 30-06-2013, nhiều tù nhân hình sự đã nổi loạn để phản đối việc giam giữ khắc nghiệt, đánh đập tù nhân và cắt xén các phần ăn của họ.
- Ngày 20-01-2014, kỹ sư Đặng Xuân Diệu (13 năm tù) từ trại giam Nghi Sơn, Thanh Hóa, gọi điện cho gia đình biết sẽ tuyệt thực mỗi tháng 1 ngày và vào mọi ngày lễ của Cộng sản (cũng như không mặc áo tù) để phản đối việc công an đã cản ngăn ông được phúc thẩm, việc trại giam hiện không cho ông được nhận tiền bạc, áo quần, thức ăn, thư từ và thuốc men gia đình gửi vào.
- Ngày 20-01-2014, công nhân Đoàn Huy Chương cho biết là nhiều tù nhân lương tâm trong khu giam riêng tại phân trại 2 (trại Z30A, Xuân Lộc) đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối chính sách hà khắc của cai tù.
- Ngày 02-02-2014 Luật sư Lê Quốc Quân, tại trại giam Hỏa Lò, đã bắt đầu tuyệt thực để đòi hỏi nhà tù phải cho ông nhận Kinh thánh để đọc, gặp linh mục vì nhu cầu tâm linh, nhận sách luật để nghiên cứu tự bào chữa cho cuộc phúc thẩm sắp tới (18-02-2014). Ông đã tuyệt thực đến ngày phúc thẩm hôm nay và sẽ tiếp tục như vậy nếu phiên tòa này vẫn y án phiên tòa sơ thẩm.
- Ngày 11-02-2014, dân oan đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng đã bắt đầu tuyệt thực tại trại tạm giam An Bình, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để phản đối việc công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã bắt vô cớ bắt giữ bà và 20 người khác, đánh đập họ dã man rồi còn tiếp tục giam bà và hai người khác là ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh. Bà tiếp tục tuyệt thực cho đến hôm nay.
2- Phản ứng của nhà cầm quyền và nguyên do của các vụ việc.
a- Trước các vụ việc tuyệt thực trên, nhà cầm quyền CSVN đã có những phản ứng như sau:
- Chối bỏ sự việc trước công luận, thậm chí trước thân nhân đến thăm tù (cụ thể đối với ông Nguyễn Văn Hải)
- Xuyên tạc sự việc bằng những lời giải thích ngụy biện, những đoạn băng hình giả tạo (cụ thể đối với hai ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải).
- Cùm hoặc biệt giam các tù nhân tuyệt thực hoặc sai tù hình sự đánh đập họ (cụ thể đối với bà Hồ Thị Bích Khương và những người bạn của sinh viên Trần Hữu Đức).
- Phạt tập thể để các tù nhân khác trút giận lên các tù nhân tuyệt thực (cụ thể đối với mục sư Nguyễn Trung Tôn)
- Cấm mọi tù nhân khác không được tiếp xúc với họ (cụ thể đối với bà Mai Thị Dung).
- Gia tăng thêm những biện pháp khắc nghiệt mà họ đã tuyệt thực để phản đối (cụ thể đối với ông Đặng Xuân Diệu).
b- Nguyên do của các vụ tuyệt thực chính là nhà cầm quyền Cộng sản đã:
- Muốn trả thù các tù nhân lương tâm bằng cách không những tước các dân quyền mà cả các nhân quyền của họ (cùm kẹp và tra tấn, không chăm sóc y tế đầy đủ, tước bỏ quyền khiếu nại, cho ăn uống thiếu thốn hay với thực phẩm độc hại, giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt, bắt lao động khổ sai, không cho thỏa mãn các nhu cầu văn hóa hay tâm linh, cấm tiếp xúc liên lạc với thân nhân hay người đồng cảnh ngộ…).
- Muốn cho họ không thể trở thành tấm gương tranh đấu bất khuất vì công lý trong lao tù.
- Muốn tẩy não nhồi sọ hay đánh gục ý chí của các tù nhân lương tâm để họ phải nhận tội, hầu có thể biện minh trước quốc dân và quốc tế cho các bản án bất công của chế độ Cộng sản.
3- Tuyên bố của Khối Tự do Dân chủ 8406:
a- Yêu cầu nhà cầm quyền CS phải tôn trọng các quyền con người của mọi tù nhân bằng biện pháp xử lý các cai tù ác ôn, bằng chính sách giam giữ nhân đạo và bằng việc để cho thành lập một tổ chức quần chúng độc lập nhằm giám sát và cải thiện chế độ lao tù.
b- Đòi hỏi nhà cầm quyền CS phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện, phục hồi danh dự cho họ và đền bù những mất mát tinh thần lẫn vật chất của gia đình họ.
c- Kêu gọi đồng bào VN trong lẫn ngoài nước và các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền luôn theo dõi sát sao tình trạng và nhiệt tình bảo trợ bản thân các tù nhân lương tâm.
Làm tại Việt Nam ngày 18 tháng 02 năm 2014, ngày phúc thẩm Ls Lê Quốc Quân
Ban điều hành Khối 8406:
1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Sài Gòn – Việt Nam.
2- Linh mục Phan Văn Lợi – Huế – Việt Nam.
3- Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Houston – Hoa Kỳ.
4- Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston– Hoa Kỳ.
Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và các tù nhân lương tâm khác đang ở trong lao tù Cộng sản.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM
TUYÊN BỐ
TUYÊN BỐ
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Kính thưa các Thân hữu Quốc tế tại các Quốc gia dân chủ.
Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật. Hành động theo lương tâm là hành động mang lại hạnh phúc cho nhân quần xã hội, đặc biệt cho những ai là nạn nhân của mọi xâm hại quyền con người. Ở Việt Nam, có rất nhiều người đã bị giam cầm chỉ vì họ đòi hỏi các quyền con người cơ bản bằng phương thức ôn hòa bất bạo động. Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi họ là Tù nhân Lương tâm.
Chúng tôi ký tên dưới đây là các cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, những người từng bị cầm tù hoặc các hình thức giam cầm khác vì đã vận động đấu tranh cho dân chủ và các quyền con người về sở hữu đất đai, công ăn việc làm, môi trường trong sạch…
Trước hiện tình quá nhiều nỗi bất công lẫn đàn áp và đòi hỏi sự lên tiếng không thể chậm
trễ của lương tâm, chúng tôi muốn liên kết chặt chẽ với nhau thành một tổ chức xã hội dân sự, bên cạnh nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập khác, tiếp tục sống theo lương tâm của mình, tiếp tục đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt nam.
Chúng tôi trân trọng tuyên bố chính thức thành lập Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam:
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, thăng tiến tự do, xây dựng dân chủ theo các chuẩn mực quốc tế, văn minh của nhân loại, được biểu đạt trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đấu tranh vì một nước Việt Nam không còn bất kỳ một tù nhân lương tâm nào. Và chế độ lao tù ở Việt Nam phải thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế và thực sự làm cho những người tù khi ra khỏi đó trở nên tốt lành và hữu ích hơn cho gia đình và xã hội.
Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đấu tranh cho một đất nước, xã hội Việt Nam trở thành quê hương yêu dấu cho đồng bào, nơi toàn dân thực sự là chủ nhân và bộ máy chính quyền thực sự là tôi tớ công bộc, nơi Hiến pháp và mọi Bộ luật đều thể hiện ý chí của nhân dân.
Chúng tôi tha thiết và mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm. Mọi tù nhân phải được đối xử như những con người, phải được các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước theo dõi chế độ giam giữ họ.
Tuyên bố này được đưa ra tại Việt Nam ngày 18 tháng 02 năm 2014.
Các cựu tù nhân lương tâm – thành viên sáng lập đồng ký tên.
DANH SÁCH 67 THÀNH VIÊN SÁNG LẬP – HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Tất cả tổng cộng 67 thành viên đã bị 321 năm tù giam, 9 năm tù treo, 87 năm quản chế.
1. Bùi Thị Minh Hằng, 6 tháng cải tạo (2011)
2. Chu Mạnh Sơn, 30 tháng tù giam 1 năm quản chế (2011)
3. Dương Thị Tân, 2 năm tù treo (2008)
4. Đinh Đăng Định, 4 năm tù giam (2010)
5. Đinh Nhật Uy, 6 tháng tù giam 1 năm tù treo (2012)
6. Đoàn Văn Diên, 5 năm tù giam (2006)
7. Huỳnh Ngọc Tuấn, 10 năm tù giam (1992)
8. Hứa Phi, 1 tháng tù giam nhiều năm quản chế không chính thức (1980)
9. Lê Công Định, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
10. Lê Minh Triết, 7 năm tù giam (1995)
11. Lê Nguyên Sang, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
12. Lê Thị Công Nhân, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2007).
13. Lê Thị Ngọc Đa, 2.5 năm tug giam (2011).
14. Lê Văn Sóc, 6.5 năm tù giam (2006)
15. Ngô Quỳnh, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
16. Nguyễn Bá Đăng, 3 năm tù giam (2010)
17. Nguyễn Bình Thành, 5 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
18. Nguyễn Đan Quế, 20 năm tù giam (1978).
19. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, 18 tháng tù giam (3 năm treo) 3 quản chế (2011)
20. Nguyễn Hồng Quang, 5 năm tù giam 3 năm quản chế (1985).
21. Nguyễn Hữu Giải, 5 năm tù giam (1983).
22. Nguyễn Khắc Toàn, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2002).
23. Nguyễn Mạnh Bảo, 20 năm tù giam (1984)
24. Nguyễn Mạnh Sơn, 3.5 năm tù giam 3 năm quản chế (2008).
25. Nguyễn Ngọc Tường Thi, 2 năm tù giam (2010).
26. Nguyễn Ngọc Hà, 4 năm tù (2005).
27. Nguyễn Phương Uyên, 10 tháng tù giam (3 năm tù treo) 3 năm quản chế (2012).
28. Nguyễn Quang Hồng Nhân, 20 năm tù giam (1979)
29. Nguyễn Thanh Giang, 3 tháng tù giam (1999).
30. Nguyễn Thanh Phong, 6 năm tù (2005).
31. Nguyễn Thị Yến, 3 tháng tù giam (1995).
32. Nguyễn Trung Lĩnh, 1 năm tù giam (2011).
33. Nguyễn Trung Tôn, 2 năm tù giam 2 năm quản chế (2011).
34. Nguyễn Văn Đài, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2007).
35. Nguyễn Văn Điền, 7 năm tù giam (2005).
36. Nguyễn Văn Ngọc, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
37. Nguyễn Văn Thơ, 6 năm tù giam (2006).
38. Nguyễn Văn Thùy, 5 năm tù giam (2006).
39. Nguyễn Văn Túc, 4 năm tù giam 4 năm quản chế (2008)
40. Nguyễn Vũ Bình, 5 năm tù giam 3 năm quản chế (2002)
41. Nguyễn Xuân Anh, 2 năm tù giam 3 năm quản chế (2011)
42. Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu), 1 năm tù giam (1995)
43. Phạm Bá Hải, 5 năm tù giam 2 năm quản chế (2006).
44. Phạm Chí Dũng, 6 tháng tù giam (2012).
45. Phạm Minh Hoàng, 17 tháng tù giam 3 năm quản chế (2010)
46. Phạm Ngọc Thạch, 2 năm tù giam (2004)
47. Phạm Quế Dương, 19 tháng tù giam (2002)
48. Phạm Thanh Nghiên, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
49. Phạm Văn Trội, 4 năm tù giam 3 năm quản chế (2007)
50. Phan Thanh Hải, 3 năm tù giam 2 năm quản chế (2009)
51. Phan Thị Tiềm, 2 năm tù giam (2001)
52. Phan Văn Lợi, 7 năm tù giam (1981)
53. Thích Không Tánh, 16 năm tù giam 5 năm quản chế (1977)
54. Thích Nhật Ban, 18 năm tù (1975)
55. Thích Thiện Minh, 26 năm tù giam (1975)
56. Tô Văn Mãnh, 6 năm tù giam (2005)
57. Trần Đức Thạch, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
58. Trần Lệ Hồng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2006)
59. Trần Khuê, 19 tháng tù giam (2002)
60. Trần Ngọc Anh, 15 tháng tù giam (2009)
61. Trần Thị Hài, 9 tháng tù giam (2012)
62. Trần Thị Hoàng, 22 tháng tù giam (2010)
63. Trương Minh Nguyệt, 4 năm tù giam 2 năm quản chế (2007)
64. Trương Thị Tám, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
65. Trương Văn Kim, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2009)
66. Võ Văn Bửu, 7 năm tù giam (2005)
67. Vũ Văn Hùng, 3 năm tù giam 3 năm quản chế (2008)
(Cập nhật đến 14g ngày 18-02-2014)
LỜI GIỚI THIỆU
của Đồng chủ tịch
HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM
của Đồng chủ tịch
HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Kính thưa các Thân hữu Quốc tế tại các Quốc gia dân chủ.
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nằm trong tầm ngắm của thế giới. Có nhiều nguyên do. Trước hết, Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 12-11-2013 dù có nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối. Thứ đến, hôm 05-02-2014, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu lần thứ hai tại Genève Thụy Sĩ, bản báo cáo về nhân quyền của phái đoàn nhà nước VN đã bị nhiều quốc gia dân chủ nhận xét cách rất tiêu cực và nhiều tổ chức nhân quyền của người Việt lẫn ngoại quốc phản đối cách rất mạnh mẽ. Đó là vì Việt Nam tiếp tục vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và hai Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà VN đã ký tham gia năm 1982, thứ đến là vì Quốc hội VN, dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản, ngày 28-11-2013 đã thông qua một bản Hiến pháp mới trong đó các nhân quyền và dân quyền bị đè bẹp dưới các độc quyền và ưu quyền của đảng. Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn mà VN vừa trở nên thành viên hôm 07-11-2013, và Ngày Pháp luật Việt Nam 09 tháng 11 hàng năm vừa đặt ra cũng chỉ là vật trang trí cho chế độ.
Biểu hiện nhức nhối của vấn nạn vi phạm nhân quyền này chính là các tù nhân và cựu tù nhân dân oan, tôn giáo và chính trị (gọi chung là tù nhân lương tâm) mà con số tạm thống kê là 525 người. Đây là những công dân từ bao năm nay đã đứng lên, hoặc phản kháng các sai lầm và tội ác của nhà nước, hoặc đòi hỏi sự thật và công lý cho đồng bào, hoặc đấu tranh vì tự do và dân chủ cho Tổ quốc.
Họ là nạn nhân của một nền pháp chế đầy những điều luật mâu thuẫn và mơ hồ, chỉ biết giới hạn, cấm cản, thậm chí triệt tiêu các nhân quyền và dân quyền nhằm duy trì ách cai trị độc tài độc đảng, chỉ biết gài bẫy, răn đe và trừng phạt hơn là bảo vệ, giáo dục và thăng tiến các công dân để tạo an bình và hòa hợp trong xã hội, chỉ biết hình sự hóa các hành vi đối kháng theo tiếng lương tâm và mang tính chính trị, nhằm bảo vệ tập đoàn thống trị.
Họ là nạn nhân của một chế độ tố tụng bất công, không bảo đảm quyền lợi cho bị cáo lẫn luật sư, của một chế độ lao tù khắc nghiệt, tước bỏ chẳng những các quyền công dân mà cả các quyền con người của tù nhân, sẵn sàng dùng biện pháp tra tấn họ và thường xuyên bóc lột sức lao động của họ, nhất là dùng mọi phương cách bất chính để buộc họ phải nhận tội. Nhiều người đã liều mạng sống bằng cách tuyệt thực để phản đối. Chúng tôi ghi nhận được 16 trường hợp tuyệt thực cá nhân hoặc tập thể trong những năm gần đây.
Là những thành phần trong họ, bước ra từ nhà tù nhỏ để đi vào nhà tù lớn, chúng tôi hôm nay, gồm 64 cựu tù nhân với 278 năm tù giam, 9 năm tù treo và 79 năm quản chế *, muốn liên kết với nhau, làm thành một xã hội dân sự độc lập, mang tên Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, để tiếp tục con đường chính nghĩa của mình, bên cạnh nhiều xã hội dân sự độc lập khác đang xuất hiện tại Việt Nam, là những tổ chức hiện rất cần thiết để canh tân đất nước và xã hội.
Với kinh nghiệm và sự tôi luyện từ trong nhà tù, chúng tôi muốn đấu tranh trong ôn hòa cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, nhân quyền, tự do, dân chủ, cho một chế độ lao tù chỉ còn có những tù nhân hình sự được đối xử thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế, cho một đất nước Việt Nam văn minh thịnh vượng, xã hội an lạc thái hòa, trong đó toàn dân sống trong tự do và thực sự làm chủ.
Trước mắt, chúng tôi xin gởi đến toàn thể Đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước và các Thân hữu quốc tế
-Tuyên cáo thành lập
- Điều lệ Hội Cựu tù nhân lương tâm
- Cơ cấu tổ chức: Ban Điều hành, Ban thường trực và Ban Cố vấn.
Chúng tôi kêu gọi các cựu tù nhân lương tâm trong nước tham gia cùng chúng tôi trong đại cuộc này. Chúng tôi cũng kêu mời các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông khắp thế giới ủng hộ công việc của chúng tôi, để ít nhất, tại một góc của thế giới, không còn có cảnh những con người bị cầm tù vì cất cao tiếng nói của lương tâm, vì trình bày khát vọng về tự do dân chủ và vì đấu tranh cho các nhân quyền và dân quyền bất khả nhượng.
Làm tại Việt Nam ngày 18-02-2014
Đồng Chủ tịch Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam
- Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
- Linh mục Phan Văn Lợi
* Danh sách sẽ tiếp tục cập nhật
Không có nhận xét nào: