Thụy My - RFI: Những câu hỏi đặt ra sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ
Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan. Cái chết bất ngờ của nhân vật đang thu hút mọi chú ý của dư luận khiến người ta phải đặt ra nhiều câu hỏi.
Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua, Ban Nội chính Trung ương đã cho biết ý định tạm đình chỉ công tác Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhằm đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Ông Dương Chí Dũng, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng « tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài », đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng còn cho biết đã hối lộ cho ông Ngọ nửa triệu đô la.
Tòa án thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án « Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước » liên quan đến vấn đề này. Dư luận cũng rất xôn xao vì nhiều tấm hình về đám cưới xa hoa của con trai ông Ngọ được tung lên mạng xã hội trong những ngày gần đây.
Hôm qua trả lời báo chí trong nước, ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương đã nói rằng : « Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm ».
Chỉ đến hôm qua mới có việc một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ « đang bị bệnh nặng », và đây là lần đầu tiên. Nhưng hôm nay tin ông Ngọ qua đời đã được chính thức loan đi.
Ông Phạm Quý Ngọ sinh năm 1954 tại Thái Bình, từng được dư luận biết nhiều qua việc xử lý vụ nổi dậy ở Thái Bình năm 1997, vụ cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012.
Với cái chết của ông Phạm Quý Ngọ - ngón đòn cuối cùng của « phe bảo thủ » tại Việt Nam đánh vào « phe lợi ích » - nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Trước hết, đây có phải là một cái chết bình thường hay không ? Và tại sao cái chết này lại xảy ra ngay sát thời điểm Ban Nội chính Trung ương tuyên bố có thể đình chỉ công tác đối với ông Phạm Quý Ngọ ?
Như vậy với việc ông Phạm Quý Ngọ qua đời, có nghĩa là một đầu mối điều tra hết sức quan trọng có khả năng bị bế tắc hoàn toàn, không thể dẫn tới một « siêu án » như dư luận đang chờ đợi. Liệu đây có phải là « cú thoát hiểm ngoạn mục » của phe lợi ích, và từ nay phe này sẽ chuyển sang phản công ?
Bên cạnh đó, cái chết của ông Phạm Quý Ngọ lại xảy ra trùng với ngày xử án luật sư Lê Quốc Quân, và dư luận cho rằng thân nhân của luật sư Lê Quốc Quân có thể vẫn chưa hết hy vọng vì vẫn còn thủ tục giám đốc thẩm.
----------------------------------------------------------------------
Trời thật thương đồng chí Phạm Quí Ngọ, đồng chí đi lúc này thật đúng lúc.
Nghĩa tử là nghĩa tận, chết là hết. Có thể không ai nỡ làm gì đồng chí Phạm Quí Ngọ nữa nhưng vấn đề Phạm Quí Ngọ hãy còn đấy. Bởi vì vấn đề đồng chí Phạm Quí Ngọ là vấn của Đảng. Đồng chí Ngọ đã mất nhưng đảng vẫn muốn tồn tại. Đảng muốn tồn tại thì đảng phải công khai minh bạch vấn đề Phạm Quí Ngọ.
Dân đang chờ đợi ở đảng việc này.
Nguồn: Quê Choa.
-------------------------------------------------------------------------------
Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua, Ban Nội chính Trung ương đã cho biết ý định tạm đình chỉ công tác Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhằm đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Ông Dương Chí Dũng, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng « tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài », đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng còn cho biết đã hối lộ cho ông Ngọ nửa triệu đô la.
Tòa án thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án « Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước » liên quan đến vấn đề này. Dư luận cũng rất xôn xao vì nhiều tấm hình về đám cưới xa hoa của con trai ông Ngọ được tung lên mạng xã hội trong những ngày gần đây.
Hôm qua trả lời báo chí trong nước, ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương đã nói rằng : « Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm ».
Chỉ đến hôm qua mới có việc một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ « đang bị bệnh nặng », và đây là lần đầu tiên. Nhưng hôm nay tin ông Ngọ qua đời đã được chính thức loan đi.
Ông Phạm Quý Ngọ sinh năm 1954 tại Thái Bình, từng được dư luận biết nhiều qua việc xử lý vụ nổi dậy ở Thái Bình năm 1997, vụ cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012.
Với cái chết của ông Phạm Quý Ngọ - ngón đòn cuối cùng của « phe bảo thủ » tại Việt Nam đánh vào « phe lợi ích » - nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Trước hết, đây có phải là một cái chết bình thường hay không ? Và tại sao cái chết này lại xảy ra ngay sát thời điểm Ban Nội chính Trung ương tuyên bố có thể đình chỉ công tác đối với ông Phạm Quý Ngọ ?
Như vậy với việc ông Phạm Quý Ngọ qua đời, có nghĩa là một đầu mối điều tra hết sức quan trọng có khả năng bị bế tắc hoàn toàn, không thể dẫn tới một « siêu án » như dư luận đang chờ đợi. Liệu đây có phải là « cú thoát hiểm ngoạn mục » của phe lợi ích, và từ nay phe này sẽ chuyển sang phản công ?
Bên cạnh đó, cái chết của ông Phạm Quý Ngọ lại xảy ra trùng với ngày xử án luật sư Lê Quốc Quân, và dư luận cho rằng thân nhân của luật sư Lê Quốc Quân có thể vẫn chưa hết hy vọng vì vẫn còn thủ tục giám đốc thẩm.
----------------------------------------------------------------------
Bài trên Quê Choa: Tướng Phạm Quí Ngọ đã từ trần nhưng vấn đề Phạm Quí Ngọ vẫn phải sống...
Theo Petrotimes: " Một nguồn tin riêng của PetroTimes cho hay, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2. (Vào lúc 16h30, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập. Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h20 thì ngừng hẳn). Tướng Phạm Quý Ngọ từ ba tháng nay đã phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan quái ác."Trời thật thương đồng chí Phạm Quí Ngọ, đồng chí đi lúc này thật đúng lúc.
Nghĩa tử là nghĩa tận, chết là hết. Có thể không ai nỡ làm gì đồng chí Phạm Quí Ngọ nữa nhưng vấn đề Phạm Quí Ngọ hãy còn đấy. Bởi vì vấn đề đồng chí Phạm Quí Ngọ là vấn của Đảng. Đồng chí Ngọ đã mất nhưng đảng vẫn muốn tồn tại. Đảng muốn tồn tại thì đảng phải công khai minh bạch vấn đề Phạm Quí Ngọ.
Dân đang chờ đợi ở đảng việc này.
Nguồn: Quê Choa.
-------------------------------------------------------------------------------
Bài trên Quê Choa: Cho chìm xuồng vụ Phạm Quý Ngọ tức cho chìm xuồng chế độ và...
Nguyễn Mộng Hoài
Mấy hôm nay, tưởng ra xuân "Con ngựa" sẽ khỏe lên, tiếp tục sông những năm tháng cuối đời mạnh khỏe và chứng kiến sự vần xoay thời cuộc. Nhưng thông tin của mạng lưới truyền thông rất phong phú hiện nay buộc tôi ngồi bật dạy, và sau một hồi suy nghĩ, tôi ngồi vào máy viết những dòng này, từ trong tâm khảm của mình.
Từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, trong thâm tâm tôi đã có tia hi vọng và khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, với cái tuổi "bát thập" mọi sự đời qua mặt, tôi không công háo hức và cả tin như những năm còn trẻ. Tất cả để còn "xem xem đã" . ...
Nghe người ta nói là một việc, còn thấy người ta làm và hiệu quả của việc làm mới là quyết định đến vận mệnh quốc gia và sự tiến lên của 90 triệu dân Việt Nam trong thời đại "toan cầu hóa" này. Trong những dòng thông tin, có thông tin về vụ Phạm Quý Ngọ, có người viết rằng "đại án không chừng trở thành bại án" Ôi, cái ngôn ngữ nhiều ẩn dụ của Việt Nam sao mà dễ hiểu và sâu sắc đến thê?
Lại có người bày tỏ rằng, ở Việt Nam, nhiều vụ án đã được "cán cân công lý" thực hiện sự chỉ đạo của "trên" đã bị chìm xuồng, và lặn mất tăm không còn dấu vết. Có lẽ trong lịch sử hoạt động của Tòa cộng sản, đến nay chỉ có vụ án Trần Dụ Châu, cục trưởng cục cung cấp quân nhu của quân đội, do đích thân Cụ Hồ thức trắng đêm để "vì nhân dân và binh sĩ" ký quyết định y án tử hình. Đây là vụ án hiếm hoi đối với một cán bộ vào loại cao cấp trong quân đội. Tuy nhiên, đến bây giờ, tình hình có nhiều cái khác, có thể khác về cơ bản.
Trở lại vụ Phạm Quý Ngọ với lời tố cáo ăn hối lộ nhiều tỷ đông VN của Dương Chí Dũng, đã bị chính Dương chí Dũng tố cáo tai phiên tòa xử Dương Tự Trọng vừa qua. Đụng đến cấp này, chắc Ban Nội chính, BCHTW, Ban chỉ đạo và ngày cả 16 vị ủy viên Bộ Chính trị cũng rất đau đầu. Xử hay không xử, xử thế nào cho đúng với Luật hiện hành, và nếu cho chìm xuồng thì không phải chỉ là cứu một "cán bộ cao cấp" trong ngành đầy quyền lực, mà còn có thể "vô hiệu hóa rất nhiều vụ sẽ mang ra xử nay mai.
Vì thế, hơn lúc nào hết, chính do Đảng cầm quyền cho soạn các điều khoản, duyệt đến từng dấu phảy trong các Bộ luật nhất là Bộ Luât hình sự, nghĩa là xử tội bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào phạm tội, không có cửa mở cho phậm nhân thoạt tội.Nếu làm công tâm, không bao che, không nể nang, không sợ mất uy tín, thì phải làm như vậy, còn ngược lai chỉ còn có cách xuyên tạc sự thật, bao che, và cho chìm xuồng.
Nếu làm theo cách thứ hai, hậu quả sẽ không lường, trong tình hình đất nước có nhiều bê bối như hiện nay. Vậy cho chìm xuồng vụ Phạm Qúy Ngọ và những vụ khác có tầm như hoặc trên Phạm Quý Ngọ, tức là ta đã tự nguyện "cho chìm xuồng" cả chế độ, cả "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân" làm chủ nữa.
"Làm cuộc cách mạng tắt này" có khi lại được lòng dân, được dân tin vảo chế độ mới nhiều hơn cũng nên. Cái đất nước mình nó như vậy. Tất cả phải đi đúng quỹ đạo quy luật của nó.
Nguồn: Quê Choa.
Riêng chuyện Ông Phạm Quý Ngọ chết vào giờ nào cũng là câu hỏi của rất nhiều người:
Thật khó có thể tưởng tượng ở chế độ cộng sản Việt Nam, một vị Thượng tướng, Thứ trưởng, Ủy viên trung ương đảng, mà khi chưa chết, đã có báo loan tin ngay là đã chết.
Đó là tình cảnh hết sức thương tâm của tướng Ngọ, tờ báo nhanh nhảu loan tin là báo PetroTimes “của” đại tá công an Nguyễn Như Phong.
Chuyện khó tin đó càng khó tin hơn khi chính TBT-Đại tá Nguyễn Như Phong lại là người, cùng với tờ báo “của mình”, đã tỏ ra tích cực nhất bảo vệ danh dự cho tướng Ngọ, cùng với những biểu hiện tình thân hữu quen biết, có nghĩa một khi nghe tin ông hấp hối, hay qua đời, với tình cảm của mình ắt phải bị sốc, khó tin vào điều đó, phải chờ kiểm chứng, chứ không phải là vội vàng tin ngay và đưa ngay tin như … “reo lên vui mừng”, như “trút được gánh nặng” nào đó. Đến lạ!
Với một con người, việc khẳng định đã chết đã là điều phải thận trọng theo lẽ thường. Đằng này, với một quan chức cấp rất cao, lại đang trong tình cảnh trớ trêu, bị những tai tiếng thị phi rất ô nhục, thì lạ càng phải thận trọng việc đưa tin qua đời. Bởi không khéo, dễ bị cho là tung tin thất thiệt cho chính đương sự và những người, những cơ quan liên quan.
Để những ai chưa hiểu mấy về chế độ cộng sản VN quanh những cái chết của các yếu nhân như tướng Ngọ, xin lấy dẫn chứng rất mới là cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các báo đã rất thận trọng, tránh vội đưa tin, có báo như Quân đội nhân dân còn phải chờ sau 1 ngày.
Một dấu hỏi khác cũng có thể được đặt ra, là tại sao trong suốt 5 giờ đồng hồ từ khi “tim ngừng đập” cho tới khi “ngừng hẳn“, các bác sĩ đã “hồi sức tích cực”, có lúc “trái tim đã đập trở lại”, có nghĩa là không khí cấp cứu cho sinh mạng của tướng Ngọ là rất khẩn trương, cùng hy vọng cứu được là có, khi đó ai có mặt cũng thấy rõ được, mà lại có kẻ dám tin và đưa tin cho đại tá Như Phong là tướng Ngọ đã chết?
Mời xem lại bài trước “Tướng Ngọ từ trần” – vậy là lời khuyên cho Ban Nội chính không kịp thành hiện thực (trong đó sao chép nguyên văn bài của PetroTimes lúc chưa chỉnh sửa) và bài sau khi đã chỉnh sửa: Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần. Ngoài ra, về giờ “từ trần” của tướng Ngọ, báo PetroTimes đã mâu thuẫn với báo Công an nhân dân. Mời xem bản tin ngắn ngủi chưa từng thấy trên báo này: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ từ trần (thậm chí, không biết có phải do không kịp, hay còn phải cân nhắc chọn ảnh nào, mà cho tới 7h30 sáng nay 19/2, bản tin vẫn chưa có ảnh). “Đồng chí Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an do lâm bệnh nặng, đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2/2014 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108“. Không biết có phải vì những lủng củng này, mà làm báo nước ngoài cũng đưa giờ chết cũng khác,RFA đưa là 19h30′.
Nên cũng phải nói thêm một điều không kém phần quan trọng với người Việt, trong nhiều năm nay coi nặng chuyện tâm linh. Một người chưa chết mà báo là chết, báo chết rồi lại còn đưa giờ giấc sai lạc, rất ảnh hưởng tới gia đình, người thân, luôn coi rất quan trọng giờ chết (họ mới là người có quyền thông báo chính xác giờ chết), liên quan tới nhiều điều, trong đó có quyết định ngày giờ phát tang, nhập quan, di quan, hạ huyệt v.v.. để khỏi ảnh hưởng xấu tới con cháu sau này.
.
Từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, trong thâm tâm tôi đã có tia hi vọng và khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, với cái tuổi "bát thập" mọi sự đời qua mặt, tôi không công háo hức và cả tin như những năm còn trẻ. Tất cả để còn "xem xem đã" . ...
Nghe người ta nói là một việc, còn thấy người ta làm và hiệu quả của việc làm mới là quyết định đến vận mệnh quốc gia và sự tiến lên của 90 triệu dân Việt Nam trong thời đại "toan cầu hóa" này. Trong những dòng thông tin, có thông tin về vụ Phạm Quý Ngọ, có người viết rằng "đại án không chừng trở thành bại án" Ôi, cái ngôn ngữ nhiều ẩn dụ của Việt Nam sao mà dễ hiểu và sâu sắc đến thê?
Lại có người bày tỏ rằng, ở Việt Nam, nhiều vụ án đã được "cán cân công lý" thực hiện sự chỉ đạo của "trên" đã bị chìm xuồng, và lặn mất tăm không còn dấu vết. Có lẽ trong lịch sử hoạt động của Tòa cộng sản, đến nay chỉ có vụ án Trần Dụ Châu, cục trưởng cục cung cấp quân nhu của quân đội, do đích thân Cụ Hồ thức trắng đêm để "vì nhân dân và binh sĩ" ký quyết định y án tử hình. Đây là vụ án hiếm hoi đối với một cán bộ vào loại cao cấp trong quân đội. Tuy nhiên, đến bây giờ, tình hình có nhiều cái khác, có thể khác về cơ bản.
Trở lại vụ Phạm Quý Ngọ với lời tố cáo ăn hối lộ nhiều tỷ đông VN của Dương Chí Dũng, đã bị chính Dương chí Dũng tố cáo tai phiên tòa xử Dương Tự Trọng vừa qua. Đụng đến cấp này, chắc Ban Nội chính, BCHTW, Ban chỉ đạo và ngày cả 16 vị ủy viên Bộ Chính trị cũng rất đau đầu. Xử hay không xử, xử thế nào cho đúng với Luật hiện hành, và nếu cho chìm xuồng thì không phải chỉ là cứu một "cán bộ cao cấp" trong ngành đầy quyền lực, mà còn có thể "vô hiệu hóa rất nhiều vụ sẽ mang ra xử nay mai.
Vì thế, hơn lúc nào hết, chính do Đảng cầm quyền cho soạn các điều khoản, duyệt đến từng dấu phảy trong các Bộ luật nhất là Bộ Luât hình sự, nghĩa là xử tội bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào phạm tội, không có cửa mở cho phậm nhân thoạt tội.Nếu làm công tâm, không bao che, không nể nang, không sợ mất uy tín, thì phải làm như vậy, còn ngược lai chỉ còn có cách xuyên tạc sự thật, bao che, và cho chìm xuồng.
Nếu làm theo cách thứ hai, hậu quả sẽ không lường, trong tình hình đất nước có nhiều bê bối như hiện nay. Vậy cho chìm xuồng vụ Phạm Qúy Ngọ và những vụ khác có tầm như hoặc trên Phạm Quý Ngọ, tức là ta đã tự nguyện "cho chìm xuồng" cả chế độ, cả "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân" làm chủ nữa.
"Làm cuộc cách mạng tắt này" có khi lại được lòng dân, được dân tin vảo chế độ mới nhiều hơn cũng nên. Cái đất nước mình nó như vậy. Tất cả phải đi đúng quỹ đạo quy luật của nó.
Nguồn: Quê Choa.
Riêng chuyện Ông Phạm Quý Ngọ chết vào giờ nào cũng là câu hỏi của rất nhiều người:
---------------------------------------------------------
Khi tướng Ngọ chưa chết, sao Đại tá Như Phong đã vội loan tin “từ trần”? Chuyện khó tin!
Bài trên: Chép Sử Việt
Thật khó có thể tưởng tượng ở chế độ cộng sản Việt Nam, một vị Thượng tướng, Thứ trưởng, Ủy viên trung ương đảng, mà khi chưa chết, đã có báo loan tin ngay là đã chết.
Đó là tình cảnh hết sức thương tâm của tướng Ngọ, tờ báo nhanh nhảu loan tin là báo PetroTimes “của” đại tá công an Nguyễn Như Phong.
Chuyện khó tin đó càng khó tin hơn khi chính TBT-Đại tá Nguyễn Như Phong lại là người, cùng với tờ báo “của mình”, đã tỏ ra tích cực nhất bảo vệ danh dự cho tướng Ngọ, cùng với những biểu hiện tình thân hữu quen biết, có nghĩa một khi nghe tin ông hấp hối, hay qua đời, với tình cảm của mình ắt phải bị sốc, khó tin vào điều đó, phải chờ kiểm chứng, chứ không phải là vội vàng tin ngay và đưa ngay tin như … “reo lên vui mừng”, như “trút được gánh nặng” nào đó. Đến lạ!
Với một con người, việc khẳng định đã chết đã là điều phải thận trọng theo lẽ thường. Đằng này, với một quan chức cấp rất cao, lại đang trong tình cảnh trớ trêu, bị những tai tiếng thị phi rất ô nhục, thì lạ càng phải thận trọng việc đưa tin qua đời. Bởi không khéo, dễ bị cho là tung tin thất thiệt cho chính đương sự và những người, những cơ quan liên quan.
Để những ai chưa hiểu mấy về chế độ cộng sản VN quanh những cái chết của các yếu nhân như tướng Ngọ, xin lấy dẫn chứng rất mới là cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các báo đã rất thận trọng, tránh vội đưa tin, có báo như Quân đội nhân dân còn phải chờ sau 1 ngày.
Ấy thế mà, hồi 19h58′, tối qua báo PetroTimes đã loan tin tướng Ngọ “đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.” Rồi sau đó, không biết vào lúc nào, họ đã sửa lại “đã từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2. (Vào lúc 16h30, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập. Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h20thì ngừng hẳn). …”Hiện tượng “nhanh nhảu” chưa từng có này trong lịch sử báo chí VN cộng sản còn có thể gây những hệ lụy, khi mà “các thế lực thù địch”, kể cả những “thế lực … kình địch” đang soi mói rất ghê, rất dễ đặt điều trước cái chết của tướng Ngọ. Họ có thể đặt dấu hỏi rằng: phải chăng Nguyễn Như Phong, được ai đó trong “nhóm lợi ích” và có liên quan tội trạng vội mật báo “tin mừng” là đã “xử lý” xong tướng Ngọ, giữa lúc lực lượng này đang rất cần giành lại thế thượng phong, từ ngay cả việc tận dụng công vụ tuyên truyền?
Một dấu hỏi khác cũng có thể được đặt ra, là tại sao trong suốt 5 giờ đồng hồ từ khi “tim ngừng đập” cho tới khi “ngừng hẳn“, các bác sĩ đã “hồi sức tích cực”, có lúc “trái tim đã đập trở lại”, có nghĩa là không khí cấp cứu cho sinh mạng của tướng Ngọ là rất khẩn trương, cùng hy vọng cứu được là có, khi đó ai có mặt cũng thấy rõ được, mà lại có kẻ dám tin và đưa tin cho đại tá Như Phong là tướng Ngọ đã chết?
Mời xem lại bài trước “Tướng Ngọ từ trần” – vậy là lời khuyên cho Ban Nội chính không kịp thành hiện thực (trong đó sao chép nguyên văn bài của PetroTimes lúc chưa chỉnh sửa) và bài sau khi đã chỉnh sửa: Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần. Ngoài ra, về giờ “từ trần” của tướng Ngọ, báo PetroTimes đã mâu thuẫn với báo Công an nhân dân. Mời xem bản tin ngắn ngủi chưa từng thấy trên báo này: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ từ trần (thậm chí, không biết có phải do không kịp, hay còn phải cân nhắc chọn ảnh nào, mà cho tới 7h30 sáng nay 19/2, bản tin vẫn chưa có ảnh). “Đồng chí Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an do lâm bệnh nặng, đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2/2014 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108“. Không biết có phải vì những lủng củng này, mà làm báo nước ngoài cũng đưa giờ chết cũng khác,RFA đưa là 19h30′.
Nên cũng phải nói thêm một điều không kém phần quan trọng với người Việt, trong nhiều năm nay coi nặng chuyện tâm linh. Một người chưa chết mà báo là chết, báo chết rồi lại còn đưa giờ giấc sai lạc, rất ảnh hưởng tới gia đình, người thân, luôn coi rất quan trọng giờ chết (họ mới là người có quyền thông báo chính xác giờ chết), liên quan tới nhiều điều, trong đó có quyết định ngày giờ phát tang, nhập quan, di quan, hạ huyệt v.v.. để khỏi ảnh hưởng xấu tới con cháu sau này.
.
hay
Trả lờiXóaPhạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, ra đi là một nỗi mất mát vô cùng to lớn của Đảng và nhà nước ta, chúng ta mất đi một vị tướng tài và kéo theo đó là muôn vàn khó khăn. Rõ ràng, khi thượng tướng ra đi thì sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc ông ra đi, tuy nhiên chúng ta cần nhìn sự vật theo hướng tích cực hơn, mọi việc trong thế giới đâu phải là phức tạp. đâu phải là rối ren như chúng ta đã nghĩ, do vậy hãy đơn giản hóa về cái chết của ông.
Trả lờiXóa