VRNs (20.02.2014) – Sài Gòn - Theo Thông báo về việc tạm giữ người đối với chị Bùi Hằng (cũng như đối với Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh) thì hôm nay là ngày cuối cùng trong giới hạn 9 ngày mà công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp phải quyết định: hoặc phải khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 BLHS nếu có đủ bằng chứng, hoặc phải trả tự do cho họ.
Sau khi xem Thông báo về việc tạm giữ người, đề ngày 12/2/2014 của Cơ quan CSĐT công an huyện Lấp Vò đối với chị Bùi Thị Minh Hằng, Văn phòng Công lý-Hòa bình DCCT Sài Gòn có ý kiến như sau:
1) Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính qui định: “Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó”. Thế thì tại sao những người cùng đi lại được trả tự do và không hề bị xử phạt hoặc ghi lý do bị tạm giữ là “vi phạm gây rối trật tự công cộng” mà chỉ có 3/21 người? Cần lưu ý là theo qui định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP: Quyết định tạm giữ người phải ghi rõ khoản, điều luật áp dụng…lý do tạm giữ…Nếu những người cùng đi với Bà Bùi Hằng, cùng bị tạm giữ, mà những người này không bị xử lý về hành vi “gây rối trật tự…” thì sao Bà Bùi Hằng lại bị? Điều quan trọng là, theo thông tin từ anh Phạm Nhật Thịnh, người đi cùng chứng kiến, Bà Bùi Hằng và những người cùng đi đang trên xe (?) thì bị tấn công, bắt giữ, cướp giựt tài sản…thậm chí Bà Bùi Hằng còn chủ động đề nghị: “Đưa chúng tôi về trụ sở UB Xã để khám xét, lập biên bản…nhưng không được đáp ứng”.
2) Theo qui định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì hành vi bị xử phạt phải là: Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; Như vậy, phải tụ tập nhiều người và gây mất trật tự công cộng. Phải chứng minh Bà Bùi Hằng “tụ tập…” và “gây mất trật tự công cộng”. Chưa kể: nguyên nhân “gây mất trật tự” là do chính hành vi “hành hung, cướp giựt tài sản người khác” của công an gây ra….
3) Theo quy định tại điểm 5.1 mục 5 phần II của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” và “gây cản trở giao thông nghiêm trọng” quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự, hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:
a) Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b) Cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c) Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d) Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;
e) Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g) Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h) Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Như vậy nếu Bà Bùi Hằng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi “gây rối…” thì phải có hậu quả như kể trên mới bị xử lý hình sự. Cần lưu ý, theo qui định Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính là 6 tháng, kể từ ngày chấp hành xong QĐ xử phạt cảnh cáo; hoặc một năm kể từ ngày chấp hành xong QĐ xử phạt khác; hoặc 2 năm kể từ ngày chấp hành xong QĐ áp dụng biện pháp xử lý hành chính…mà không tái phạm.
Tái phạm- theo Luật XLVPHC phải là “thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý”. Do đó, công an huyện Lấp Vò, tỉnh ĐT phải chứng minh Bà Bùi Hằng có hành vi “gây rối…” vào buổi trưa ngày 11/2/2014 ở Lấp Vò, nếu không thì việc tạm giữ Bà là trái pháp luật.
(Trường hợp của Bà Bùi Hằng có thể họ sẽ áp dụng cho rằng Bà chấp hành xong QĐ áp dụng biện pháp….và được trả tự do ngày 29/4/2012, đến nay chưa được 2 năm… Nên vấn đề là phải đấu tranh làm rõ Bà Bùi Hằng không có hành vi “gây rối…” vào buổi trưa ngày 11/2/2014 ở Lấp Vò….)
4) Theo qui định khoản 1 Điều 4 Thông tư số 70/2011/TT-BCA “Khi giao Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, Quyết định khởi tố bị can cho bị can, Điều tra viên phải đọc và giải thích cho họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can theo Quy định tại Điều 48, Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự và lập biên bản giao nhận Quyết định. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không.”… Trường hợp Bà Bùi Hằng có quyền yêu cầu Luật sư trợ giúp “ngay từ khi bị tạm giữ”.
1) Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính qui định: “Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó”. Thế thì tại sao những người cùng đi lại được trả tự do và không hề bị xử phạt hoặc ghi lý do bị tạm giữ là “vi phạm gây rối trật tự công cộng” mà chỉ có 3/21 người? Cần lưu ý là theo qui định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP: Quyết định tạm giữ người phải ghi rõ khoản, điều luật áp dụng…lý do tạm giữ…Nếu những người cùng đi với Bà Bùi Hằng, cùng bị tạm giữ, mà những người này không bị xử lý về hành vi “gây rối trật tự…” thì sao Bà Bùi Hằng lại bị? Điều quan trọng là, theo thông tin từ anh Phạm Nhật Thịnh, người đi cùng chứng kiến, Bà Bùi Hằng và những người cùng đi đang trên xe (?) thì bị tấn công, bắt giữ, cướp giựt tài sản…thậm chí Bà Bùi Hằng còn chủ động đề nghị: “Đưa chúng tôi về trụ sở UB Xã để khám xét, lập biên bản…nhưng không được đáp ứng”.
2) Theo qui định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì hành vi bị xử phạt phải là: Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; Như vậy, phải tụ tập nhiều người và gây mất trật tự công cộng. Phải chứng minh Bà Bùi Hằng “tụ tập…” và “gây mất trật tự công cộng”. Chưa kể: nguyên nhân “gây mất trật tự” là do chính hành vi “hành hung, cướp giựt tài sản người khác” của công an gây ra….
3) Theo quy định tại điểm 5.1 mục 5 phần II của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” và “gây cản trở giao thông nghiêm trọng” quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự, hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:
a) Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b) Cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c) Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d) Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;
e) Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g) Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h) Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Như vậy nếu Bà Bùi Hằng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi “gây rối…” thì phải có hậu quả như kể trên mới bị xử lý hình sự. Cần lưu ý, theo qui định Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính là 6 tháng, kể từ ngày chấp hành xong QĐ xử phạt cảnh cáo; hoặc một năm kể từ ngày chấp hành xong QĐ xử phạt khác; hoặc 2 năm kể từ ngày chấp hành xong QĐ áp dụng biện pháp xử lý hành chính…mà không tái phạm.
Tái phạm- theo Luật XLVPHC phải là “thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý”. Do đó, công an huyện Lấp Vò, tỉnh ĐT phải chứng minh Bà Bùi Hằng có hành vi “gây rối…” vào buổi trưa ngày 11/2/2014 ở Lấp Vò, nếu không thì việc tạm giữ Bà là trái pháp luật.
(Trường hợp của Bà Bùi Hằng có thể họ sẽ áp dụng cho rằng Bà chấp hành xong QĐ áp dụng biện pháp….và được trả tự do ngày 29/4/2012, đến nay chưa được 2 năm… Nên vấn đề là phải đấu tranh làm rõ Bà Bùi Hằng không có hành vi “gây rối…” vào buổi trưa ngày 11/2/2014 ở Lấp Vò….)
4) Theo qui định khoản 1 Điều 4 Thông tư số 70/2011/TT-BCA “Khi giao Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, Quyết định khởi tố bị can cho bị can, Điều tra viên phải đọc và giải thích cho họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can theo Quy định tại Điều 48, Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự và lập biên bản giao nhận Quyết định. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không.”… Trường hợp Bà Bùi Hằng có quyền yêu cầu Luật sư trợ giúp “ngay từ khi bị tạm giữ”.
Không có nhận xét nào: