Chép sử Việt: Chẳng biết cái Bộ chính trị Đảng CSVN họp những hai phiên để nghe “đề án” liên quan tới việc tổ chức kỷ niệm cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 và trận Hải chiến Hoàng Sa kết cục ra sao, mà nội dung kín như bưng, còn thực tế thì đã thấy rõ trong mấy ngày vừa qua, trên báo chí và tại khu vực Bờ Hồ, Hà Nội, tượng Trần Hưng Đạo, TPHCM.
Chỉ đến khi có cuộc gặp giữa ông Thủ tướng với Mặt trận tổ quốc hôm qua, hai phiên nghe đề án” mới được hé lộ. Nhưng không phải là ông Thủ tướng chủ động phổ biến (việc này có nhà báo tham dự cũng đã xác nhận), mà chỉ đến khi vài vị nhân sĩ trong Mặt trận thắc mắc, ông mới “bật mí” một chút, và “đẩy quả bóng” cho ông Nguyễn Thiện Nhân, tân Chủ tịch Mặt trận. Liệu cuộc “báo cáo lại” của ông Nhân trước Mặt trận tới đây sẽ ra sao, các vị đại biểu Mặt trận phản ứng thế nào, được báo chí phản ánh tới đâu, chúng ta lại phải chờ xem.
Nói là “sợ” từ “bạn vàng” cho tới “đồng chí của mình” trước những vấn đề trọng đại của cả nước là như vậy. Vì với “đế quốc Mỹ”, “thực dân Pháp” thì ngược hẳn (không “sợ”), cũng hữu nghị, cũng xóa bỏ hận thù xưa, nhưng không thể kể hết những cuộc kỷ niệm, lễ lạt, từ “mừng chiến thắng” cho tới “lên án thảm sát”, v.v.. được nhà nước cộng sản VN tổ chức. Sắp tới đây là kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã lên kế hoạch tổ chức rầm rộ.
Tìm đỏ mắt qua nhiều tờ báo (*), mới nắm bắt được thông tin tương đối chi tiết, xin trích nội dung trên báo Người lao động, có nhiều chi tiết hơn so với các báo:
Chỉ đến khi có cuộc gặp giữa ông Thủ tướng với Mặt trận tổ quốc hôm qua, hai phiên nghe đề án” mới được hé lộ. Nhưng không phải là ông Thủ tướng chủ động phổ biến (việc này có nhà báo tham dự cũng đã xác nhận), mà chỉ đến khi vài vị nhân sĩ trong Mặt trận thắc mắc, ông mới “bật mí” một chút, và “đẩy quả bóng” cho ông Nguyễn Thiện Nhân, tân Chủ tịch Mặt trận. Liệu cuộc “báo cáo lại” của ông Nhân trước Mặt trận tới đây sẽ ra sao, các vị đại biểu Mặt trận phản ứng thế nào, được báo chí phản ánh tới đâu, chúng ta lại phải chờ xem.
Nói là “sợ” từ “bạn vàng” cho tới “đồng chí của mình” trước những vấn đề trọng đại của cả nước là như vậy. Vì với “đế quốc Mỹ”, “thực dân Pháp” thì ngược hẳn (không “sợ”), cũng hữu nghị, cũng xóa bỏ hận thù xưa, nhưng không thể kể hết những cuộc kỷ niệm, lễ lạt, từ “mừng chiến thắng” cho tới “lên án thảm sát”, v.v.. được nhà nước cộng sản VN tổ chức. Sắp tới đây là kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã lên kế hoạch tổ chức rầm rộ.
Tìm đỏ mắt qua nhiều tờ báo (*), mới nắm bắt được thông tin tương đối chi tiết, xin trích nội dung trên báo Người lao động, có nhiều chi tiết hơn so với các báo:
Theo GS-TS Phạm Thị Trân Châu, quyền Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về khoa học – giáo dục của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, báo chí đã có một số bài viết về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 thì nhà nước phải có quan điểm rõ ràng. “Cụ thể là có tưởng niệm, xây tượng đài, đưa vào sách giáo khoa hay không? Việc này cần sự rõ ràng vì chúng ta đang dân chủ thông tin” – GS Châu đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Túc bộc bạch: “Nhiều người dân đặt câu hỏi tại sao chúng ta tưởng niệm chiến tranh biên giới Tây Nam nhưng chưa tưởng niệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2-1979”.
Về băn khoăn của 2 vị chủ nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng, nhà nước không bao giờ quên việc này; không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào đã chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu với quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2-1979. Tất cả chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu này đều yên nghỉ ở nghĩa trang liệt sĩ và được hương khói thường xuyên, không có chuyện đem đi chỗ khác.
“Phải kỷ niệm thế nào để có lợi cho đất nước. Tới đây, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân sẽ họp báo cáo lại các bác, các cụ về chỉ đạo của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị vừa rồi nghe hai phiên về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, về Trường Sa – Hoàng Sa và chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần lợi ích cao nhất của đất nước. Chúng ta không sợ ai đâu. Thực ra, dân tộc này, đất nước này, Đảng và nhà nước không sợ gì cả nhưng làm gì cũng phải tính lợi ích chung” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào: